1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việckế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

-*** -TIỂU LUẬN

Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề tài: Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việckế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối

cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH 4

1 Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng 4

3 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 6

4 Ý nghĩa của phương pháp luận 8

II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆNNAY 9

1 Giá trị truyền thống 9

1.1.Giá trị truyền thống là gì? 9

1.2.Các giá trị truyền thống của Việt Nam 10

2 Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trịtruyền thống 10

2.1.Kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc nước ta hiện nay là sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và sàng lọc 11

2.2.Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những nhân tố phù hợp với thời đại mới 11

2.3.Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc hiện nay cần phải chống lại hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn 12

2.4.Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc gắn với quá trình mở rộng giao lưu và tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, toàn cầu hóa không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc nhằm bắt kịp sựphát triển vượt bậc của thời đại công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ của các quốc gia và các nền văn hóa Sự liên kết đó không chỉ là về mặt kinh tế mà còn bao gồm các lĩnh vực thông tin,văn hóa và công nghệ Bối cảnh toàn cầu hóa đã dẫn đến một mạng lưới giao thoa phức tạp, đa dạng và không ngừng chuyển đổi Trong tác phẩm “ The Condition of Postmodernity”, David Harvey đã chỉ ra rằng sự toàn cầu hóa không chỉ mang lại những cơ hội mà còn tạo ra những thách thức đặt ra cho việc duy trì và chuyển giao giá trị truyền thống.

Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đang trải qua những thay đổi lớn do toàn cầu hóa Với việcgia nhập các tổ chức thế giới như WTO, ASEAN, APEC… đã cho thấy Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa một cách chủ động với phương châm đi tắt đón đầu nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển Giống như các quốc gia khác, toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam vô số cơ hội nhưng cũng vô vàn nguy cơ tự đánh mất mình, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc Một câu hỏi được đặt ra:

Làm thế nào để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay?

Đây là một câu hỏi mang tính thời đại Một trong những hướng tiếp cận để giải quyết câu hỏi

trên là dựa vào phương pháp luận phủ định biện chứng Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “ Phép biện

chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.” Trong bối cảnh mà mọi biên giới dường như bị xóa

nhòa, đề tài này mở ra cánh cửa cho việc khám phá cách giữ vững truyền thống, đồng thời linh hoạt đối mặt với những thách thức và cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại

Trang 4

NỘI DUNG

1 Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng

1.1.Phủ định

Theo triết học Mác - Lênin, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới Sự thaythế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của sự vật Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định, tức là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

Trong lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định Triết học trước Mác có tồn tại quan điểmvận động vòng tròn: khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định, xã hội sẽ trở lại điểm xuất phát, vòng phát triển mới lại bắt đầu Nếu Pitago cho rằng một chu kỳ phát triển của xã hội hết 78 vạn năm thì Phật giáo lại quan niệm kiếp người theo vòng luân hồi “cát bụi trở vềvới cát bụi” Những nhà triết gia theo quan điểm siêu hình thì lại coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơ, sự vận động và phát triển của sự vật chấm dứt hoàn toàn Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở lực lượng nào đó bên ngoài sự vật can thiệp, làm phá hủy, chấm dứt sự phát triển của nó Trong đời sống hàng ngày, khái niệm “phủ định” thường được thể hiện bằng từ “không”, phủ định có nghĩa là không, bác bỏ một cái gì đó Theo quan điểm duy vật biện chứng, những thay đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hóa về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết , từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và thay thế Sự thay thế đó diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sựvật cũ Điều đó cho thấy, phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt xích trên con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ hơn cái bị phủ định

Trang 5

1.2 Phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới Phủ định biện chứng là phủ định tự thân, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là mắt xích trong quá trình dẫn đến sự ra đời của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ

2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

2.1.Tính khách quan

Phủ định biện chứng có tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Đó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong sự vật, hiện tượng; dẫn đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Nhờ việc giải quyết mâu thuẫn mà sự vật, hiện tượng luôn phát triển, do đó phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Ngoài ra,mỗi sự vật, hiện tượng có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó nghĩa là phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình ấy nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật

Một ví dụ về phủ định biện chứng mang tính khách quan là nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Với một nghiên cứu về hiệu quả của chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu về các yếu tố như đầu tư, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ và các biến số khác ảnh hưởng đến GDP Bằng cách này, họ đưa ra phản ánh chính xác về hiện thực nền kinh tế mà không bị ảnh hưởng bởi các quan điểm cá nhân Như vậy, phủ định biện chứng mang lại một cách tiếp cận khách quan và khoa học để hiểu sự phát triển kinh tếcủa một quốc gia

2.2.Tính kế thừa

Phủ định biện chứng có tính kế thừa Kế thừa là việc cái mới ra đời từ việc giữ lại những yếutố tích cực, tiến bộ từ cái cũ và cải tạo lại cho phù hợp Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng Cái mới ra đời không phải là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, mà là sự phủ định có tính kế thừa Sự phủ định ấy không đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển những cái tích cực đã có, hay chính là kế thừa Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, những mặt tích cực và chỉ phủ định những cái

Trang 6

xấu, những cái tiêu cực Như vậy, phủ định cũng đồng thời là khẳng định Ví dụ, khi chiếc smartphone đầu tiên xuất hiện, người ta chỉ tập trung vào khả năng liên lạc và các tiện ích cánhân Tuy nhiên, việc các nhà nghiên cứu không chỉ tập trung vào các tính năng nổi bật mà còn nghiên cứu phát triển thêm các mặt như bảo mặt dữ liệu, ảnh hưởng của công nghệ tới tâm lý và giao tiếp xã hội của người dùng, và ảnh hưởng của rác thải điện tử đến môi trường… dựa trên cơ sở công nghệ sẵn có, đồng thời loại bỏ và cải thiện những tính năng dưthừa và có ảnh hưởng tiêu cực đã chỉ ra phủ định biện chứng có tính kế thừa Trong lịch sử xã hội loài người, xã hội mới ra đời dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thầncủa xã hội trước, đồng thời sáng tạo nên những giá trị mới

Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng, dĩ nhiên phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, - không, mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định” (V.I.Lênin, 1981)

Những phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ mà còn là liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ và sự vật mới, giữa sự khẳng định và sự phủ định, giữa quá khứ với hiện tại Phủ định biện chứng là mắt xích tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển

Quá khứ sẽ không biến mất hoàn toàn Trong dòng chảy vĩnh hằng của thời gian, quá khứ sẽ luôn để lại dấu ấn nhất định ở hiện tại Những nhân tố của quá khứ sẽ góp phần tạo lập nên hiện tại, tạo nên sợi dây nối giữa quá khứ và hiện tại

3 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển

Trong sự vận động vĩnh hằng của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới hơn lại phủ định lại cái mới… Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định, từ

thấp đến cao một cách vô tận theo hình xoáy ốc.

Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển Nói một cách khác, qua một số lần phủ định, sự vật sẽ hoàn thành một chu kỳ phát triển Phủđịnh lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển Sau nhiều lần phủ định tiếp, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn, nó thể hiện rõ rệt sự phát triển của sự vật Những lần phủ định tiếp đấy được gọi là phủ định của phủ

Trang 7

định Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới nhưng là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực được phát triển từ cái khẳng định ban đầu và cả những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển Cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở những giai đoạn trước và cái mới xuất hiệntrong quá trình phủ định Như vậy, cái mới là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn so với cái khẳng định ban đầu và kết quả của lần phủ định đầu Ph.Ăngghen từng đưa ra một ví dụ để hiểu thêm về quá trình phủ định này: “Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch được xay ra, nấu chín và đem làm rượu, rồi lại tiêu dùng đi Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nẩy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa , nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch Nhưng cuộc sống bình thường của cái cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt đại mạch nó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạchnhư ban đầu không chỉ là một hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.Qua ví dụ trên, ta thấy rằng từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc phủ định cây lúa), sự vật đã quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc) nhưng trên cơ sở cao hơn với số lượng và chất lượng hạt thóc thay đổi

Sơ đồ cụ thể:

Khẳng định (hạt thóc) - phủ định lần 1 ( cây lúa) - phủ định lần 2 (hạt thóc).

Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loạibỏ, kế thừa và phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang tới những nhân tố tích cực mới Như vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạora xu hướng tiến lên không ngừng Sự phát triển đi lên đó không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường “xoáy ốc” Đề cập tới con đường đó của sự phát triển biện chứng, V.I.Lênin viết: “ Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (phủ định của phủ định) , sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”

Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức biểu đạt rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng

Trang 8

không quay trở lại và tính tiến lên của sự phát triển Ở tâm điểm của đường xoáy ốc, ta bắt gặp sự phủ định Điều này tượng trưng cho quá trình xâm lấn sự đối lập, nơi mỗi vòng xoáy đều là một giai đoạn của sự tiến triển Nhưng đặc biệt là mỗi vòng xoáy không phải một chu kỳ đơn thuần, mà là một tầng lớp thêm vào một tầng lớp, một cấp độ thêm vào một cấp độ Điều này mô phỏng sự phát triển không đồng đều, có những bước lớn và những bước nhỏ, mỗi bước là một cấp độ mới trong sự phủ định Đối với mỗi vòng xoáy trong đường xoáy ốc, sự phủ định không đơn thuần là hành động loại bỏ mà còn là quá trình tái tạo và tái sinh Mỗi lần xoáy, nó không chỉ hủy diệt mà còn sáng tạo ra cái mới, đặt nền móng cho một giai đoạn mới phát triển Sự nối tiếp nhau giữa các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng

Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà đó là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ những cái tích cực của các giai đoạn trước đó, lặp lại một số điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên nhưng không phải theo đường thẳng mà là đường “xoáy ốc”.

4 Ý nghĩa của phương pháp luận

Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, ta có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau:

Đầu tiên, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể nhìn thấy kết quả cuối của quá trình phát triển Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình phát triển của bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng không bao giờ đi theomột đường thẳng, mà nó diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Xã hội và mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng phát triển theo khuynh hướng ấy V.I Lênin từng viết: “ Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận” (Giáo trình triết học Mác - Lênin, 2021)

Ở mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có những đặc điểm riêng biệt Do đó, ta cần hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp sao cho sự phát triển nhanh hoặc chậm Điều này

Trang 9

phụ thuốc vào tác động của sự vật tới đời sống con người Nếu sự vật, hiện tượng có tác động tích cực cho con người thì cần đẩy nhanh sự phát triển của nó và ngược lại thì phải kìmhãm sự phát triển của nó

Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật, hiện tượng luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những cái tích cực của cái cũ Do đó, nó luôn biểu hiện một giai đoạn phát triển cao hơn của sự vật vận dụng vào xem xét sự vật Điều này giúp ta tránh được thái độ phủ định sạch trơn

Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện một cách tự phát còn trong xã hội, cái mới ra đời gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người Chính vì vậy, trong công tác, chúng ta phải biết phát hiện cái mới, cái tiến bộ, phải tin vào tương lai phát triển của cái tiến bộ Khi vừa ra đời, cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi vì vậy ta cần ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện để cái mới chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó Trong khi đấu tranh chống lại cái cũ, chúng ta cần biết sàng lọc, bỏ đi những cái cũ kĩ, lạc hậu, giữ lại những gì tích cực, có giá trị tư cái cũ, cải tạo lại cho phù hợp với những điều kiện mới, chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” khi nhìn nhận lại lịch sử Chẳng hạn, thời kỳ bao cấp ở Việt Nam được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau Khi nhìn lại, chính sách kinh tế tập trung và thực hiện thiếu hiệu quả đã gây ranghèo đói và sự tụt hậu của chất lượng cuộc sống Ngoài ra việc tập trung quyền lực tại tầng lớp lãnh đạo gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, để lại những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài về sau Tuy nhiên, không thể phủ nhận những mặt tích cực của thời kỳ này đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh (1945-1975), vào thời kỳ đó thì mô hình đã giúp Nhà nước huy động được lượng vốn, tài nguyên, con người cần thiết cho các lĩnh vực quan trọng đồng thời hạn chế được nạn đầu cơ, tích trữ thường xảy ra trong thời chiến; từ đó, góp phần vào công cuộc giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội trong thời kỳ đầu

Khi chống thái độ “hư vô chủ nghĩa”, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta còn cần khắc phục thái độ bảo thủ, giữ lại những cái lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của thời đại Đềcập điều này trên lĩnh vực văn hóa, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIIInhận định rằng “nhiều hủ tục cũ… lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…” Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định, chúng ta cần biết kế thừa có chọn lọc những tinh hóa của cái cũ, sử dụng chúng làm tiền đề cho sự nảy sinh cái mới, cái tiến bộ Đồng thời, cần lựa chọn để phát huy cái mới chống tư tưởng “cũ người, mớita” trong đời sống xã hội

Trang 10

II.VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

1 Giá trị truyền thống

1.1.Giá trị truyền thống là gì?

“Truyền thống” theo tiếng Latinh là “Traditio”, có nghĩa là nối dõi, nối truyền Theo nghĩa thông thường, trong từ điển tiếng Việt, truyền thống là thói quen hình thành lâu đời trong lối sống, nếp nghĩ được truyền từ đời này sang đời khác Còn dưới góc độ chính trị, theo “Từ điển Chính trị vắn tắt”, truyền thống được định nghĩa là di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được duy trì trong suốt một thời gian dài Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu: truyền thống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển các nền văn hóatinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định với từng nhóm người nói riêng, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung Truyền thống có chuẩn mực riêng, thể hiện giá trị nào đó được các chủ thể lựa chọn làm cơ sở cho phương thức hoạt động của họ

Bất cứ dân tộc, cộng đồng nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình Có thể coi truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng nhất định, được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài, đã trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Tuy nhiên, dựa trên các quan điểm biện chứng, truyền thống luôn có tính hai mặt, đó là tích cực và tiêu cực Mặt tích cực gồm các yếu tố tiến bộ, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, là đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc Mặt tiêu cực là hiện thân của cái bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của xã hội

Hai mặt mâu thuẫn đó song song tồn tại trong truyền thống, thậm chí là chồng chéo lên nhau Chính vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những mặt tốt đẹp, tích cực đặc trưng cho bản sắc văn hóa dân tộc Ngoài ra, không phải cái gì tốt cũng được coi là giá trị truyền thống, nó còn cần có tính phổ biến, cơ bản và có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội Vậy, giá trị truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực, phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, lối sống, được hình thành và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử, đã trở nên ổn định và lâu bền, có khả năng lưu truyền trong không gian và thời gian, là những gì con người cần lưu truyền

Ngày đăng: 02/08/2024, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w