1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sổ tay kỹ thuật thi công

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật Thi Công
Tác giả Trần Anh Tuấn, Lê Văn Sa, Nguyễn Ngọc Nguyên, Lê Huỳnh Tây
Người hướng dẫn Lê Quốc Thái, GVHD
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Xây Dựng
Thể loại Sổ tay
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 6,1 MB

Cấu trúc

  • I. CÔNG TÁC XÂY, TRÁT TƯỜNG (3)
    • 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT (3)
    • 3. QUI TRÌNH THI CÔNG (4)
    • 4. CÔNG TÁC NGHIỆM THU (16)
  • II. CÔNG TÁC LÁT, ỐP (19)
  • III. CÔNG TÁC TRẦN THẠCH CAO (28)
  • IV. CÔNG TÁC BẢ MATIT VÀ LĂN SƠN (43)
  • V. CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI (56)
  • PHỤ LỤC (67)
    • 2. Định mức cấp phối vữa xây, tô (67)
    • 3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Hạng III) (68)

Nội dung

a Có độ bền kiềm, bền axít, không thay đổi mầu khi tiếp xúc với vôi, xi măng, thạch cao, không độc hại với người và làm giảm cường độ của vữa; b Không biến màu, mất màu dưới tác dụng của

CÔNG TÁC XÂY, TRÁT TƯỜNG

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Vữa trát: phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 ( vữa xd – yêu cầu kỹ thuật) và tiêu chuẩn TCVN 3121:2003(pp thử).

Cát: dùng để chế tạo vữa trát phải được sàng qua các loại sàng thích hợp để đạt được kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm khi trát nhám mặt hoặc trát các lớp lót và (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 1,25 mm khi trát các lớp hoàn thiện bề mặt Chất lượng của cát tuân theo TCVN 7570:2006.

Xi măng: phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn: TCVN 4029:1985; TCVN

4031:1985; TCVN 4032:1985; TCVN 4030:2003 Xi măng thường dùng là xi măng Poóc lăng có mác từ PC20 đến PC30 Xi măng poóc lăng phổ thông nhất dùng cho lớp trát mặt ngoài phải chọn cùng một lô sản xuất cho một mặt trát để đảm bảo đồng đều mầu sắc của công trình. Đá dùng làm cốt liệu: trong lớp mặt trát ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên (canxit, đôlômit…), sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng Tùy theo nguồn gốc tạo thành và thành phần hóa học mà đá có màu sắc khác nhau như trắng, xám, đỏ đen… Đá để thi công trát: trang trí phụ thuộc vào quy định của thiết kế, phương pháp thi công và vị trí tại công trình Phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ về trang trí, đá thường dùng có cỡ hạt tương đối đồng đều ở dạng hạt lựu có kích thước và màu sắc khác nhau theo yêu cầu cụ thể của thiết kế ( phân loại theo bảng 1 TCVN 9377-2) Đá hạt phải sạch, không lẫn tạp chất và phải được bảo quản tốt, tránh bụi bẩn, biến màu Hạt đá có kích thước lớn nhất không được vượt quá 2/3 bề dày của lớp trát mặt ngoài.

Bột đá là sản phẩm phụ trong quá trình nghiền đá, có tác dụng tiết kiệm xi măng và điều chỉnh độ bền của vữa trát ngoài trời theo yêu cầu thiết kế Để đảm bảo chất lượng, bột đá cần đáp ứng các tiêu chuẩn: hạt mịn, nhỏ; sạch, không lẫn tạp chất hay vón cục; có màu trắng (khi sử dụng với xi măng trắng phải có độ trắng tương đương).

Bột màu: có nguồn gốc từ các khoáng chất vô cơ, hữu cơ, oxýt kim loại, muối kim loại… Bột màu phải đảm bảo các yêu cầu: a) Có độ bền kiềm, bền axít, không thay đổi mầu khi tiếp xúc với vôi, xi măng, thạch cao, không độc hại với người và làm giảm cường độ của vữa; b) Không biến màu, mất màu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời cũng như tiếp xúc với môi trường sử dụng.

- Chất lượng yêu cầu cho sản phẩm hoàn thiện

+ Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát;

+Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

An toàn công tác trát trong an toàn xây dựng công trường được quy định trong Quy chuẩn QCVN 18: 2014/BXD

Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công trình phải dùng giàn giáo, giá đỡ

Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5 m, phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến Đối với những sàn công tác cao trên 5 m, phải dùng máy nâng hoặc các phương tiện cẩu chuyển khác Không với tay đưa các thùng vữa lên mặt sàn công tác cao quá 2 m.

Thùng, xô đựng vữa cũng như các dụng cụ khác phải để ở vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt, đổ.

Trát bằng máy phun vữa phải tuân theo các quy định tại 2.6 Người lao động điều khiển máy phun vữa phải có ủng, găng tay và kính bảo hộ. Điện dùng cho công tác trát trong bể, hầm kín phải có điện áp không lớn hơn36 V.

Khi trộn vữa có pha các hóa phẩm cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

QUI TRÌNH THI CÔNG

+ Chuẩn bị bản vẽ thi công:

- Mặt bằng đủ diện tích để tập kết vật liệu, di chuyển và thao tác;

- Bề mặt trát phải khô ( tối thiểu 4 ngày sau khi xây mới trát)

Vữa trát đúng theo cấp phối thiết kế, mẫu thí nghiệm được lấy tại hiện trường trộn.

- Tưới ẩm tường nếu bề mặt tường khô.

- Quan sát bề mặt tường, những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp cho vữa tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhẵn ( cột, dầm) nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng.

- Trát từ trên xuống, không được từ trái từ dưới lên trên

- Trát từng lớp mỏng, sau đó, đợi khô mới vào tiếp lớp hoàn thiện sau (chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.)

- Vào vữa thì bằng bay, sau đó lấy bàn xoa, để xoa lớp hoàn thiện.

- Dùng thước tầm để gạt cán bề mặt từ dưới lên trên tạo độ phẳng.

- Bù vào những vị trí lõm trên bề mặt rồi tiếp tục cán.

- Đợi vữa se lại thì dùng bàn xoa để xoa tạo độ phẳng bề mặt hoàn thiện.

+ Những lỗi thường gặp trong quá trình thi công và biện pháp khắc phục:

Vữa trộn 1 lần (vì công nhân lười) rồi dùng cho thời gian dài Đúng ra trộn đến đâu dùng đến đó.

Để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của tường sau khi sơn, việc dưỡng ẩm thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các bức tường hướng Tây Tưới nước dưỡng ẩm liên tục sẽ giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ, ngăn ngừa tình trạng nứt tường do đông kết trong quá trình thời tiết thay đổi.

Dùng xi măng mác cao để trát Nhất là xi măng PCB 40 rất hay bị nứt Nên dùng xi măng mác thấp PCB30.

Cát không đủ tiêu chuẩn.

Chất lượng tường xây bằng gạch nhẹ kém không chỉ do xây không đúng chuẩn mà còn do chất lượng gạch nhẹ không đảm bảo Sự giãn nở nhiệt giữa vữa và gạch xây không đồng nhất, gây ra hiện tượng nứt tường.

Trát quá dầy Trên 2,5cm.

Phòng ngừa: tránh các trường hợp trên.

Nứt nặng thì buộc đục ra tô lại.

Nứt ít thì dùng phụ gia quét xử lý.

Nứt vữa gạch xây thì chỉ có cách đục rồi dùng phụ gia bơm trát.

Do người thợ không tạo độ phẳng kĩ càng

Nếu tường bị lồi => dùng nhám chà lại bề mặt.

Nếu tường bị lõm => dùng vữa đắp lên bề mặt.

CÔNG TÁC NGHIỆM THU

Dùng đèn pin soi bề mặt

Dùng thước nhôm, ni vô kiểm tra độ phẳng/ thẳng đứng của tường.

CÔNG TÁC LÁT, ỐP

TCVN 9377-3:2012 công tác lát, ốp

- Ốp: Kẻ một đường ngang ở chân tường, cách nền nhà một khoảng bằng chiều rộng của viên gạch cần ốp Dùng vữa hoặc keo dán gạch để gắn 2 viên mốc vào tường, rồi từ 2 viên mốc đó xác định đường thẳng, căng dây theo chiều thẳng đứng, và cứ ốp như vậy đến hết độ cao cần ốp Cuối cùng là công đoạn chà ron cho các khe hở giữa các viên gạch.

- Lát: Kiểm tra các góc vuông xung quanh khu vực cần lát bằng cách ướm thử một hàng gạch, sau đó xác định viên gạch góc Trải vữa dưới nền để cố định viên gạch góc, sau đó tiến hành lát hàng gạch phía cạnh tường đầu tiên, và cứ như thế lát hết khu vực cần lát Cũng như ốp, công đoạn cuối cùng là chà joint để se khít các khe hở giữa các viên gạch.

- Lưu ý độ hở giữa thước với tường hoặc nền là không quá 2 mm trên 1 m chiều dài của bề mặt ốp lát.

- Đối với gạch ốp lát có kích thước lớn hơn 200 x 200 mm thì chiều dày mạch ốp giữa 2 viên gạch theo phương đứng và phương ngang là 3 mm, nếu nhỏ hơn 200 x

Đối với gạch men, độ dày đường rỏng thường là 2mm nếu kích thước gạch là 200mm Đối với các loại đá ốp khác như đá hoa cương, đá granite…độ dày đường rỏng sẽ được xác định dựa vào diện tích phòng hoặc kích thước tấm ốp Tuy nhiên, bất kể là gạch men hay đá ốp, đường rỏng thi công phải sắc nét, đều đặn và đầy vữa.

Để đảm bảo độ bám dính tốt, bề mặt tường hoặc bê tông cần được xử lý trước bằng cách đánh xờm hoặc khía thành lưới quả trám Khoảng cách giữa các vạch khía không quá 5 cm là điều kiện cần thiết để viên gạch bám chắc hơn Ngoài ra, sau khi ốp lát, khi gõ vào bề mặt nếu phát ra tiếng động bộp bộp, tức là gạch chưa bám dính tốt, dễ bị bong rộp.

Để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ lâu dài, tránh làm bẩn hoặc tác động mạnh lên gạch men, tấm ốp Ngoài ra, cần đảm bảo hoa văn trùng khớp và màu bột chà ron phải trùng với màu gạch để tạo nên sự thẩm mỹ và liền mạch tổng thể cho không gian.

- Nếu gạch ốp lát tiếp xúc với các neo giữ bằng đinh, chốt, móc thì những chi tiết neo giữ này phải được chống gỉ.

- Quá trình ốp lát luôn là giai đoạn sau cùng, khi công trình đã lắp đặt xong hoàn toàn hệ thống ống cũng như đường dây điện ngầm

Bước 1: Chuẩn bị trước khi cán nền

+ Đổ bê tông thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3-5cm.

+ Cần đầm lớp nền để tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch, đá lát.

+ Vệ sinh hết xà bần, rác phần thô chuyển xuống trệt và ra sân

+ Dùng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn hút sạch bụi trên bề mặt sàn.

Bước 2: Tạo lớp nền cơ sở

+ Dùng máy bắn thuỷ bình lấy mặt phẳng nền theo bản vẽ.

+ Quét 1 lớp hồ dầu mỏng lên mặt sàn tăng khả năng liên kết trước khi cán nền.+ Thi công cán nền chuẩn bị cho công tác lót gạch (lưu ý độ phẳng, độ dốc).

Bước 3: Kiểm tra bản vẽ xác định điểm bắt đầu và lát thẳng hàng

Dựa theo mẫu thiết kế để xác định điểm bắt đầu thi công lát gạch, có thể lát thẳng hàng, lát chữ công…đảm bảo hoa văn được căn đều đúng hướng.

+ Kiểm tra độ phẳng của sàn, độ chuẩn theo bản vẽ của công tác cán nền

+ Chọn điểm bắt đầu làm chuẩn lót gạch (phụ thuộc vào loại gạch, hướng nhìn, góc mở không gian, tâm điểm của từng khu vực… ) làm sao để hạn chế tối đa các khiếm khuyết có thể có trong xây dựng (Hay còn gọi là có cái hình dung tổng quan ban đầu).

+ Trải hồ dầu hoặc keo đã pha vừa tiêu chuẩn lên từng khu vực (1 - 2 viên gạch) cần ốp lát, nếu là ốp lát tường thì hồ dầu hoặc keo sẽ đậm đặc hơn – nhưng phải xử lý độ ẩm của tường và gạch trước -> Để sự liên kết giữa gạch và tường diễn ra tự nhiên một cách vững vàng nhất.

+ Dùng hít kính 2 chấu (nếu gạch 60 x 60 trở nên) thả gạch nhẹ nhàng vào khu vực đã trải keo, hít kính có trụ cây dài cho các loại gạch khổ lớn hơn.

+ Song song với công tác thi công lát gạch thì phải tiến hành cài nêm, kẹp, căn chuẩn, kiểm tra độ khít vào ke và khóa chặt lại bằng kìm chuyên dụng (Lực ép vừa phải)

+ Sau khi hoàn tất từng khu vực (trong khoảng 1h chuyên cho ốp lát) phải có công tác kiểm tra lại kết quả theo tiêu chuẩn và có điều chỉnh phù hợp (nếu cần).

Hoàn tất ốp lát, chờ keo khô từ 4-6 giờ hoặc lâu hơn để tháo ke và vệ sinh khu vực thi công, tiến hành công đoạn tiếp theo Nếu sử dụng keo dán gạch thông thường, phải chờ sau 24 giờ mới thi công mạch ron.

Bước 4: Thi công chà ron gạch

+ Sau khoảng 12 giờ thi công lát gạch, gạch đã bám dính chặt với nền sẽ tiến hành chà ron.

+ Sử dụng keo chà ron để chà ron chống thấm và trang trí màu sắc ấn tượng cho đường ron.

+ Tiến hành chít mạch ron bằng keo chà ron sau khi sàn ốp lát đủ 4 -6 giờ

+ Keo ron sẽ phủ bóng toàn diện, tạo ra đường ron sạch đẹp và bền bỉ hơn 10 năm sử dụng.

+ Sau khi keo ron khô từ 2 đến 4 giờ đồng hồ, dùng tay hoặc bay chuyên dùng tách bỏ phần keo ron thừa

Bước 5: Làm sạch nền sau khi lát

+ Tiến hành làm sạch vệ sinh keo, vữa trên bề mặt gạch mép ron gạch khi keo đã khô

+ Sử dụng máy chà sàn và máy hút bụi chuyên dụng để vệ sinh lại bề mặt sàn gạch. + Phủ bóng sàn gạch sau thi công theo yêu cầu khách hàng nếu có.

Bước 6: Bàn giao sàn gạch

+ Để quý gia chủ đánh giá hiệu quả Sau đó, thực hiện quy trình bảo dưỡng định kỳ sau thi công

Yêu cầu kỹ thuật thẩm mỹ cần đạt được:

♦ Phần cốt nền, cán nền chắc chắn, hồ cán đảm bảo độ liên kết, độ cứng.

♦ Bề mặt sàn phẳng, nhất là ở các vị trí ngã tư (không có hiện tượng cao thấp khác nhau)

♦ Độ dốc của sàn cân chuẩn theo máy và theo quy định cho phép

♦ Không có hiện tượng bọng gạch – Kiểm tra hết toàn bộ mặt sàn:

♦ Kích thước đường ron to vừa phải khoảng 2mm và thẳng hàng vuông vắn.

♦ Hạn chế tình trạng phải cắt ghép gạch

♦ Xác định số lượng và kích thước gạch cần dùng chuẩn xác.

Thông thường, tiêu chuẩn nghiệm thu gạch ốp lát sẽ dựa vào các tiêu chí chính dưới đây:

 Độ phẳng của mặt ốp;

 Độ đặc chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp;

 Độ đồng đều của của mặt ốp về màu sắc, hoa văn, các mạch ốp, chi tiết trang trí;

 Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

Mặt ốp phải thỏa mãn các yêu cầu:

1 Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học theo yêu cầu của thiết kế;

CÔNG TÁC TRẦN THẠCH CAO

TCVN 256:2009 về Tấm thạch cao – Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu kĩ thuật ở đây gồm những yếu tố như cao độ khung xương, khẩu độ khung xương, các chi tiết lắp ghép tấm chính xác, yêu cầu bắt vít và lắp đặt các tấm thạch cao đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc test report mà nhà sản xuất thực hiện với các cơ quan kiểm định.

Yêu cầu về dụng cụ thi công và vật tư thi công

Dụng cụ thi công: bao gồm máy bắn vít, máy khoan, bật mực, dao cắt, tuốc nơ vít, thước dây, máy bắn laser, kìm cắt kim loại …

Yêu cầu kỹ thuật khi thi công

Khi xác định vị trí và lắp đặt thanh viền tường cần xác định vị trí cao độ chính xác của thanh viền tường bằng máy laser và đánh dấu chính xác vị trí bắt vít để cố định thanh viền tường, thông thường, mỗi điểm cố định thanh viền tường cách nhau 300mm.

Khi xác định vị trí và lắp đặt các bộ ty treo cần lưu ý gắn nở đạn hoặc pát Z lên kết cấu trần, khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên là 400mm; khoảng cách giữa

2 thanh chính là 1000mm; khoảng cách giữa hai điểm treo dọc thanh chính là

Kiểm tra lại chiều cao khoảng cách hở trần bằng thước dây, gắn tyren vào từng vị trí nở đạn.

Khi lắp đặt các thanh xương chính vào hệ thống tyren cần chú ý siết chặt đai ốc để cố định thanh chính vào các thanh ty ren.

Lắp thanh xương phụ vào thanh xương chính cách nhau 406mm, kéo dài thanh phụ đến hết phần trần giật cấp Cố định tấm thạch cao Gyproc vào khung xương trần bằng vít 25mm, chiều tấm thạch cao trùng với thanh xương chính Bắn vít thạch cao cách nhau tối đa 240mm ở giữa tấm, 150mm ở hai đầu Xử lý khe nối bằng bột thạch cao rồi bả lại bề mặt trước khi sơn hoàn thiện.

Lưu ý đối với trường hợp lắp đặt trần thạch cao trong nhà có mái tôn, do mái tôn có đặc điểm dễ rung lắc khi gặp gió mưa nên khi thi công trần thạch cao cần tiến hành treo trực tiếp hệ thống khung xương trần thạch cao vào mái tôn, để đảm bảo bề mặt của thạch cao không bị nứt vỡ do ảnh hưởng rung lắc của mái tôn.

Mức theo chiều dày mm Phương pháp thử

1 Sai lệch so với kích thước danh nghĩa, mm:

– Chiều rộng, không lớn hơn

2 Độ sâu của gờ vuốt thon, mm Từ 0,51 đến 2,29

3 Độ vuông góc của cạnh, mm 3

4 b Độ cứng của cạnh, gờ và lõi, Niutơn

5 Cường độ chịu uốn, Niutơn (N), không nhỏ hơn:

6 Độ biến dạng ẩm, mm, không lớn hơn 8 TCVN 8257-5 :

7 Độ kháng nhổ đinh, Niutơn (N), không nhỏ hơn

– Theo phương pháp B 343 a Cho phép sự sai khác đơn lẻ của các kết quả đo chiều dày lên đến 0,8 mm. b Phương pháp A là phương pháp thử với tốc độ gia lực không đổi Phương pháp B là phương pháp thử với tốc độ chuyển động của đầu gia tải không đổi Tùy thuộc vào điều kiện thiết bị mà có thể lựa chọn một trong hai phương pháp trên để xác định các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm.

- Chất lượng yêu cầu cho sản phẩm hoàn thiện

+Cao độ, kích thước trần tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt.

+Bề mặt phẳng, nhãn, không có vết sần sùi, gọn, nứt, tụ sơn, chảy sơn, không có vết nứt.

+Sơn đồng màu, không vết chối, lu.

+Phần tiếp giáp giữa trần với tưởng sơn đều màu, sắc gọn, không có vết nứt.

+Khe đèn hát (nếu có), trần giật cấp phải phẳng nhẵn, vuông góc, góc cạnh sắc nét, đều màu.

+Tấm đứng không bị vặn nghiêng (không vượt quá 3mm).

+Nắp thăm trần kín khít, bằng phẳng, đều màu sơn với trần, khoảng cách khe hở giữa các cạnh của nập thăm trần với trần xung quanh không vượt quá 2mm.

+Sai số về cao độ không vượt quá 2mm.

Người lao động cần được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi thi công bao gồm:

Nón bảo hộ, đai bảo hộ, giày bảo hộ, mắt kính, khẩu trang bao tay ….

*Chuẩn bị trước khi thi công

- Nội dung các công tác chuẩn bị:

+Chuẩn bị bản vẽ ( bản vẽ thiết kế, bản vẽ shopdrawing), lập tiến độ thi công, kế hoạch tổ chức nhân lực thi công.

+Chuẩn bị vật liệu phục vụ thi công Vật liệu sử dụng phải đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu thiết kế và có dự trù để đáp ứng tiến độ thi công theo yêu cầu.

+Chuẩn bị nhân lực đáp ứng tiến độ thi công.

+Chuẩn bị máy móc, dụng cụ thi công, bao gồm: giàn giáo, máy laser, nivo, thước mét, bật mực, máy bắn đinh, búa …

+Chuẩn bị trang thiết bị an toàn bao gồm: đồ bảo hộ lao động, biện pháp an toàn khi thi công trên cao.

+Chuẩn bị mặt bằng thi công.

- Triển khai bản vẽ thi công

+Bản vẽ thi công phải thể hiện đầy đủ các thông tin để thi công: chi tiết lắp dựng khung xương chìm, cao độ trần, chi tiết các khu vực giật cấp, chi tiết khe đèn hắt… và một số ghi chú khác

+Bản vẽ shopdrawing cần được phê duyệt của các đơn vị tư vấn (tvgs, tvqlda) trước khi thi công.

*Chuẩn bị dụng cụ thi công

*Chuẩn bị mặt bằng thi công

Mặt bằng trước khi thi công phải được nghiệm thu xong các hạng mục và thiết bị me âm trần.

Mặt bằng đã được bắn gửi cos cao độ và kiểm tra cos so với bản vẽ thiết kế, lập biên bản bàn giao cos gửi

1 Xác định cao độ trần:

 Dùng máy laser triển khai cốt chuẩn lên tường (thường là cốt +1.00m).

 Dùng thước đo từ cốt chuẩn lên để xác định cao đột rần Tại mỗi bề mặt tường, đánh dấu một số vị trí.

 Dùng dây mực đánh dấu nối các điểm này lại với nhau để có đường dẫn thẳng, in dấu mực lên tường.

 Các đường thẳng này là cốt trần cần xác định.

2 Lắp đặt thanh v tường, ty ren.

 Sau khi xác định được cốt trần, tiến hành đóng thanh v tường xung quanh Lưu ý khoảng cách giữa các đinh bê tông từ 20 – 25cm.

 Dùng khoan bê tông, khoan vào dầm, trần bê tông thô phía trên trần thạch cao Khoảng cách mũi khoan không vượt quá 90cm.

 Đóng nở ren vào các điểm này bằng cách dùng búa đóng vào thanh sắt có đường kính nhỏ hơn đường kính của nở ren và thanh sắt này được xỏ vào trong nở ren Vặn ty ren có chiều dài theo kích thước đã định trước vào ty ren.

 Treo thanh xương cá vào các thanh ty ren bằng cách cho ty ren vào các lỗ có sẵn trên thanh xương cá và giữ lại bằng các ê cu trên và dưới ( ê cu phía trên đã được vặn vào từ trước khi treo xương cá).

 Lưu ý: lắp long đen trước khi lắp ê cu.

 Nối các đầu thanh xương cá lại với nhau bằng vít tự khoan Khoảng cách giữa hai thanh xương cá được lắp theo thiết kế.

 Cài thanh u gai vuông góc với thanh xương cá vào các điểm cài trên thanh xương cá Khoảng cách giữa các thanh u gai được lắp theo thiết kế.

 Các đầu u gai được nối với nhau bằng đinh ri vê

4 Cân giàn, căn chỉnh hệ khung xương:

 Căng dây từ mép v bên này sang điểm mép v đối diện ( Các điểm dây căng nhiều hay ít phụ thuộc vào kích thước của mặt bằng đang thi công).

 Điều chỉnh hệ khung xương lên hay xuống theo dây cân giàn bằng cách điều chỉnh ê cu trên và dưới.

 Cố định hệ khung xương bằng cách chốt đinh ri vê giữa thanh u gai và thanh v tường xung quanh.

Lưu ý trong quá trình thi công xương trần cần kiểm tra, đối chiếu vị trí khoét lỗ, vị trí treo thiết bị âm trần Đối với những vị trí phải cắt thanh xương ngang, bắt buộc phải có biện pháp gia cố để đảm bảo độ vững chắc và an toàn cho hệ thống trần.

 Đưa tấm thạch cao áp sát hệ khung xương (áp sát vào thanh u gai), cố định tấm vào khung xương bằng cách dùng khoan bắn vít bắn vít vào bề mặt tấm và vị trí u bắt tấm (khoảng cách giữa các điểm bắt vít từ 20 – 25cm).

 Các tấm nên được bắt so le nhau, tránh xuất hiện các vết nứt sau này Khe hở giữa các tấm không vượt quá 3mm Các đầu đinh phải được xử lý bằng bột trét chuyên dụng.

 Sử dụng băng keo lưới dán vào chỗ nối giữa hai mép tấm hoặc giữa tấm trần và tường Dùng bay miết bột xử lý mối nối vào các mép nối đã được dán bằng keo Cần miết mạnh tay, miết lại nhiều lần về một phía để làm cho bột vào được trong khe và băng keo không bị nhăn.

CÔNG TÁC BẢ MATIT VÀ LĂN SƠN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 về Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng

- Chất lượng yêu cầu cho sản phẩm hoàn thiện

 Chỉ được phép dùng thang tựa để tiến hành công việc ở độ cao thấp hơn 5m so với mặt nền Cấm đứng lên bậc thang trên cùng làm việc Chỉ được phép dùng thang đã được kiểm tra độ bền và bậc cao nhất cũng như bậc dưới cùng phải được giằng néo bằng dây thép để tăng độ bền.

 Kết thúc công việc phải hạ ngay thang xuống.

 Ở các vị trí không thể sử dụng thang tựa thì có thể sử dụng thang xếp nhưng phải cố định vững chắc nó.

Khi làm việc trên cao, bắt buộc phải tuân thủ các quy định về sử dụng giàn dáo như cố định, treo hoặc di động Tại khu vực pha chế sơn, tuyệt đối không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây ra tia lửa Hệ thống điện cần được kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ khả năng nẹt lửa Bên cạnh đó, biển báo "Cấm lửa - Cấm hút thuốc" phải được đặt tại vị trí dễ thấy để mọi người tuân thủ, đảm bảo an toàn.

 Sơn , vôi rơi vãi đều phải được lau chùi sạch sẽ Giẻ dính sơn phải cho vào thùng rác bằng sắt có nấp đậy để chờ đem đi hủy.

 Kết thúc công việc phải làm vệ sinh cá nhân cẩn thận trước khi ra về.

- Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 7 ngày trở đi có thể tiến hành thi công sơn bả).

Để chuẩn bị bề mặt tường trước khi thi công, cần dùng đá mài làm nhẵn bề mặt, loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả và sơn phủ Đồng thời, mài tường giúp tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt, đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn.

- Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.

- Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.

Công dụng của giấy nhám/máy chà nhám là để làm mịn những bề mặt không bằng phẳng Khi sơn tường, bề mặt tường cần có độ nhẵn mịn nhất định, nếu không thì lớp sơn sẽ bị gồ ghề, lõm hay trũng gây mất thẩm mỹ bức tường

Băng dính dùng để dán kín lên công tắc đèn, ổ cắm hoặc những khu vực mà sơn có thể dây bẩn vào Khi sơn tường, bạn có thể dùng một đoạn băng dính dán bên rìa ngoài đường sơn để giữ cho đường sơn được thẳng và mịn

+ Dụng cụ che chắn Để bảo vệ sàn và nội thất trong nhà, bạn có thể sử dụng tấm nhựa to hoặc các tờ báo cũ để phủ lên các vật dụng để tránh sơn dây vào,

Sơn sẽ không dính tốt trên bề mặt xù xì, nhiều bụi bẩn và ngay cả khi dính cũng để lại bức tường gồ ghề, không đẹp mắt Lúc này bạn cần dùng chổi lông gà và khăn ẩm để lau sạch tường trước khi sơn nhằm có nước sơn đẹp và tăng độ bám dính của sơn Ngoài ra, khăn sạch còn giúp bạn dễ dàng lau sạch tường và lau những vệt sơn tràn ra.

+Cọ quét sơn và con lăn sơn

Có nhiều loại kích thước cho cọ và con lăn sơn để dùng với các bề mặt và mục đích khác nhau Đối với những bề mặt có diện tích nhỏ, hẹp và nhiều góc cạnh thì cọ sơn là dụng cụ tốt nhất để xử lý công việc.

+ Khay đựng: Dùng để đựng

Sử dụng bột bả làm tăng khả năng bám dính giữa các lớp nguyên vật liệu như sơn chống thấm, sơn màu sử dụng bột bả còn giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên phẳng bóng mịn Bột bả còn là một trong những cách giúp giảm thiểu tình trạng rêu mốc, ẩm mốc thường gặp ở những khu vực như nhà tắm, phòng bếp

+Dao bả và bàn bả: Được sử dụng trong việc trộn và trét bả Matit

+Thùng: Để ngâm cọ quét sơn, con lăn sơn và các dụng cụ khác.

Cách trộn bột bả tường:

 Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.

 Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.

 Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.

 Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.

 Trung bình 1 kg bột trét tường có thể bả được từ 1 - 1,2m 2 /2lớp Như vậy 1 bao bột trét tường 40Kg có thể bả được từ 45 - 50m 2 /2lớp với độ dày tiêu chuẩn 1mm/1lớp.

Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h) Không bả bột bả khi điều kiện nhiệt độ trên 40oC

Khi lớp bả matit lớp 1 khô, ta tiến hành bả matit lớp thứ 2

Không bả dày quá 3mm

+Xả nhám ( chà ráp phẳng bề mặt )

Sau khi trét 2 lớp như đã nói trên, bạn để khô tối thiểu 12 tiếng rồi dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo. Sau đó, dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám

 Kiểm tra lại bề mặt, có thể kiểm tra độ phẳng bằng thước dài, đèn cao áp.

 Dùng Rulo, chổi sơn hay súng phun để thi công ( trước khi thi công nên rửa sạch dụng cụ bằng nước sạch )

 Trong quá trình sơn lót, bạn lưu ý một số điểm như sau:

Không nên sơn quá 02 lớp sơn lót

Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này

+ Thi công sơn phủ lớp 1:

 Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

 Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp hướng dẫn Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu

Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.

Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công,sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.

Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc Sơn đã pha nước nên dùng hết trong 05 ngày

+ Thi công sơn phủ lớp 2 ( lớp hoàn thiện )

 Chờ khoảng 2h đồng hồ sau đó ta tiến hành sơn phủ lớp 2 ( điều kiện nhiệt độ bình thường )

 Kiểm tra lại bề mặt thật kỹ trước khi tiến hành

 Sơn hật đều màu cho toàn hạng mục thi công

-Những lỗi thường gặp trong quá trình thi công và biện pháp khắc phục:

CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

TCVN 9395:2012 công tác thi công cọc khoan nhồi

1 Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc

 Định vị là công tác vô cùng quan trọng, xác định vị trí của các trục, tim của công trường, vị trí chính xác nhất của các giao điểm, xác định vị trí tim cốt của từng cọc khác nhau trên hồ sơ thiết kế.

- Giác móng: xác định các trục chi tiết trung gian và cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu

 Xác định tim cọc: được đóng bằng các cọc tiêu thép D = 14 và chiều dài cọc là 1,5m vuông góc với nhau.

2 Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

Ống vách là một thành phần quan trọng trong quá trình khoan giếng, đóng vai trò định vị, dẫn hướng mũi khoan, giữ ổn định mặt cắt hố khoan, chống sập hố, bảo vệ khỏi đất đá và thiết bị rơi xuống, làm sàn đỡ tạm thời và hỗ trợ trong thao tác buộc nối, lắp dựng cốt thép.

 Quá trình hạ ống vách: trước tiên là chuẩn bị máy rung, tiếp đến là lắp máy rung vào ống vách, tiếp là rung hạ ống vách với sai số của tâm móng lớn hơn 30mm Và cuối cùng sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vào thành trong ống vách để kiểm tra độ thẳng đứng.

 Khoan tạo lỗ: để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới bắt đầu quay, ban đầu tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hạ xuống 1 đến 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp khi khoan để tăng mô men quay.

 Khi kiểm tra độ sâu của hố khoan thì bạn cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét, vì lớp mùn có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc.

 Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì những công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục Khi nạo vét có thể dùng gầu hình trụ.

4 Thổi rửa đáy hố khoan

 Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, các ống này được nối với nhau bằng ren và có đường kính là F90 Phía trên của ống có hai cửa, một dùng để nối với ống dẫn (thu hồi dung dịch bentonite và cát về lại máy lọc) và một cửa dẫn khí có F45.

 Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong cả thời gian thổi rửa khoảng 20 –

30 phút, sau đó lấy mẫu dung dịch ỏ đáy hố khoan và giữa hố lên để kiểm tra Nếu dung dịch này đạt so với yêu cầu thì có thể dừng để chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.

 Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông Trường hợp nếu quá trình quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch ở đáy hố, nếu dung dịch không tốt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu.

 Mẻ bê tông đầu tiên cần sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan và nhớ loại trừ khoảng chân không khi tiến hành đổ bê tông.

 Thực hiện việc tháo ra toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên.

 Cắt các thanh thép treo trên lồng thép.

 Lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc và lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có.

Trong các bước thi công khoan cọc thì đối với bước này, việc thực hiện yêu cầu tay nghề khá cao khi phải dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ.

8 Kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi Đây là công tác vô cùng quan trọng vì nó nhằm phát hiện ra các thiết sót của từng phần trước khi thi công Chính vì thế mà nó có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra.

Công tác chuẩn bị, định vị cọc khoan nhồi

Công tác chuẩn bị cần tìm hiểu rõ về địa chất, địa tầng của nền đất Từ đó có phương án xử lý mặt bằng, loại bỏ chướng ngại vật nếu có Việc định vị đóng vai trò quan trọng quyết định kết quả và chất lượng thi công cọc khoan nhồi Theo đó, cần xác định vị trí của các trục, tim cọc, vị trí các giao điểm, vị trí tim cốt của từng cọc trong công trình dựa theo thiết kế ban đầu.

 Giác móng: Sử dụng máy móc hỗ trợ để xác định các trục chi tiết trung gian, đưa các trục ra ngoài phạm vi thi công móng và cố định các cột mốc này bằng cột bê tông chôn sâu dưới đất.

 Định vị tim cọc: Được thực hiện bằng cách đóng cọc tiêu bằng thép d, cọc có chiều dài 1,5m vuông góc với nhau.

Ngày đăng: 01/08/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w