1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao năng lực tự học chữ hán cho học sinh lớp chuyên nhật

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao năng lực tự học chữ Hán cho học sinh lớp chuyên Nhật
Tác giả Trần Phương Ly
Trường học Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Tiếng Nhật
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 54,35 KB

Nội dung

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU Người Việt Nam khi học tiếng Nhật thường gặp một số khó khăn như: học chữ Hán, cách dùng kính ngữ… Theo Ishida 1995, trong môi trường không sử dụng chữ Hán thì việc

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

Trang 2

MỤC LỤC Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

II Đối tượng nghiên cứu

III Lịch sử vấn đề

IV Mục đích nghiên cứu, đóng góp mới của chuyên đề

V Phương pháp nghiên cứu

VI Cấu trúc của chuyên đề

Phần thứ hai: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Trang 3

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

 Người Việt Nam khi học tiếng Nhật thường gặp một số khó khăn như: học chữ Hán, cách dùng kính ngữ… Theo Ishida (1995), trong môi trường không sử dụng chữ Hán thì việc học chữ Hán càng khó khăn hơn Đối với người học – đặc biệt là các HS trường THPTChuyên Bắc Giang đang học tiếng Nhật, học chữ Hán là một trong những khó khăn vì số lượng chữ Hán nhiều và khi học chữ Hán cần nhớ cả cách đọc, cách viết và ý nghĩa Việc giúp học sinh nắm vững chữ Hán sẽ giúp ích nhiều trong việc học tiếng Nhật Ngược lại, nếu học sinh thấy chữ Hán khó sẽ là rào cản lớn trong việc học tiếng Nhật

Việt Nam hiện nay không thuộc môi trường sử dụng chữ Hán, tuy nhiên được coi là thuộc Khu vực văn hoá chữ Hán 漢字文化, nghĩa là lượng từ vựng có nguồn gốc từ chữ Hán tương đối lớn Do vậy yếu tố đó có thể ảnh hưởng tới các thủ pháp học chữ Hán của người Việt Nam khi học tiếng Nhật

Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích tìm ra các thủ pháp học chữ Hán giúp các HS trường THPT Chuyên Bắc Giang chinh phục chữ Hán, thấy chữ Hán thú vị, giúp học sinh tự tìm tòi, chủ động trong việc học chữ Hán Thủ pháp ở đây được dùng với nghĩa là cách thức để học chữ Hán

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp học chữ Hán hiệu quả

III Lịch sử vấn đề

Theo cuộc khảo sát về phương pháp học chữ Hán của Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thì hầu hết các sinh viên đề sử dụng phương pháp“Tra từ điển những chữ Hán mình không biết” Kết quả này cũng cùng chung với kết quả của Kano (1998) Kano đã tiến hành điều tra khảo sát các sinh viên học tiếng Nhật trình độ sơ cấp và trung cấp từ các nước khác nhau Kano cũng chỉ ra rằng thủ pháp này không phụ thuộc vào học sinh nước nào, ngôn ngữ gì, đây là thủ pháp được sử dụng nhiều Từ điển có rất nhiều loại và hiện nay số lượng từ điển điện tử, online ngày càng gia tăng nên số lượng người sử dụng cũngtăng lên nhiều Trong từ điển có nhiều thông tin như cách viết chữ Hán, ví dụ, từ ghép với chữ Hán đó nên người học có thể lựa chọn thông tin phù hợp với mục đích của mình

Trang 4

IV Mục đích nghiên cứu, đóng góp của vấn đề

- Mục đích chính của đề tài là tìm ra thêm các giải pháp khắc phục tình trạng còn lúng túng của giáo viên trong quá trình giảng dạy ôn luyện cho học sinh tham dự các kỳ thihọc sinh giỏi các cấp và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để học tập và tham gia cá kỳ thi quan trọng Đồng thời chuẩn

bị cho học sinh tâm thế tự tin hơn khi làm bài thi

- Khái quát thêm những kết luận tổng quát về tính ưu việt giữa các phương pháp dạyhọc cụ thể trong hướng dẫn học sinh ôn luyện thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh đại học môn Tiếng Nhật

- Mô tả cụ thể quy trình của một số phương pháp ôn luyện, làm tư liệu tham khảo cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình chuẩn bị các điều kiện dự thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp : được tiến hành trên cơ sở phân tích các

phương pháp thường xuất hiện khi học chữ Hán,

- Phương pháp so sánh : để khẳng định tính ưu việt của những phương pháp được đềcập tới trong chuyên đề, chúng tôi so sánh ưu và nhược điểm của từng phương pháp để từ

đó, giúp người dạy có thể sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH theo tinh thần đổi mới

- Phương pháp thực nghiệm : để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã cho tiến hành dạy và kiểm tra kết quả tại ba lớp chuyên Pháp trường THPT chuyên Bắc Giang

Trang 5

Chữ Hán Nhật văn (漢字- Kanji) là 1 trong 5 bộ kí tự dùng trong tiếng Nhật hiện nay bao gồm: Hiragana, katakana, Bảng chữ cái Latinh (Romaji), chữ số Ả rập và Kanji.

Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các nhà sư đã mang các văn bản chữ Hán đến Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5 Ban đầu các văn bản chữ Hán cũng được đọc bằng âm Hán.Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống Hán văn (漢文, kanbun) xuất hiện – nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếngNhật

Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết chính thống Ngay cả hệ thống chữ viết man'yogana (万葉仮名 ) là , vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ

cổ Man’yoshu) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa Man'yogana viết ở dạng đường cong trở thành Hiragana (ひらがな bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao) Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại

平安 được viết bằng hiragana Song song đó, katakana 片仮名 phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giảm lược manyogana thành một thành tố đơn

Hiragana và katakana được gọi chung là kana

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn hiragana được dùng để viết đuôi của động từ (okurigana), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc, khó nhớ bằng kanji Hiragana cũng được dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảmnhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ như từ kudasai (ください, xin vui lòng)

và こども ( trẻ em) Ngược lại, vì có hình dạng góc cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô đột ngột, âm thanh của động vật và từ vay mượncủa nước ngoài Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dùng katakana để viết từ vay mượn chỉ xuất hiện sau này Lúc đầu, các từ này được viết bằng kanji, dựa theo nghĩa (煙

草 tabako, thuốc lá) hay theo phát âm (tempura 天婦羅 hay 天婦羅, tên một món ăn) Ngày nay thì ngược lại Từ vay mượn, đặc biệt là gốc tiếng Anh, đang nhanh chóng thay thế cả những từ thường dùng có sẵn dạng tương đương trong tiếng Nhật

Trang 6

thay vì được dùng để lấp khoảng trống từ vựng Một giáo sư ngôn ngữ học ước tính 1/3 tiếng Nhật văn nói dùng từ vay mượn hay 和製英語 (wasei-eigo), từ tiếng Anh được phát minh bởi người Nhật và từ kết hợp như パソコン Pasokon (personal computer, máy tính cá nhân).

山 yama 川 kawa 月 tsuki

Sơn(núi) Xuyên (sông) Nguyệt (trăng)

一 ichi 二 ni 大 ookii/dai

Nhất (một) Nhị (hai) Đại (lớn) 

中 naka/chu 小 chii-sai/sho

Trung (bên trong) Tiểu (nhỏ)

Trang 7

Đây cũng là loại chữ được hình thành từ hai hoặc nhiều kí tự đơn đơn giản để biểu thị một

ý nghĩa mới Nhưng khác với chữ hội ý, chữ hình thanh có một bộ phận dùng diễn tả ý nghĩa mới, phần còn lại dùng để biểu thị cách đọc Chữ hình thanh có số lượng lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng số lượng chữ kanji

Trong ví dụ trên, phần bên trái của các chữ thuộc bộ “thủy” – bao gồm các kí tự mang nghĩa liên quan đến nước Phần còn lại chỉ cách phát âm Cụ thể, với chữ 江 “giang”, bên phải bộ “thủy” là chữ 工 “công”, được đọc là kou, với chữ 洋 “dương”, bên phải bộ “thủy”

là chữ “dương” được đọc là you Chữ 何“hà”, bên phải cũng là chữ sự 可 “hà” được đọc là ka Chính vì lí do trên, nhiều khi chúng ta chỉ cần biết cách đọc của thành phần chỉ

âm, có thể suy ra được cách đọc của chữ Hán đó

3 .Cách đọc chữ Hán

Trang 8

Do cách thức du nhập vào tiếng Nhật, một ký tự kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều tư “hay hình vị, trong hầu hết các trường hợp) khác nhau Từ cách nhìn nhận của người đọc, kanji cũng có một hoặc nhiều cách đọc khác nhau Để quyết định sử dụng cách đọc nào, người ta phải dựa vào văn bản, dụng ý, hoàn cảnh phức hợp, thậm chí là vị trí từ kanji đó trong câu Một số từ kanji thông dụng có từ 10 cách đọc trở lên Những cách đọc này thường được phân loại thành nhóm on’yomi (hay cách đọc on) hoặc kunyomi (hay cách đọc kun)

a On'yomi (Cách đọc kiểu Hán)

Onyomi (音読みみ âm độc mĩ), cách đọc Hán-Nhật, là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng Hán của Hán tự vào thời điểm nó được du nhập vào Một số ký tự Kanji được du nhập từ các vùng khác nhau của Trung Quốc vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến có nhiều Onyomi,

và thường có nhiều ý nghĩa Những kanji được phát minh tham ở Nhật thường không có On'yomi, nhưng cũng có một số ngoại lệ, chẳng hạn ký tự “ 働(động) "làm việc", có làm việc"làm việc", có , có kun'yomi là hataraku và on'yomi là do, hay ký tự 線 (tuyến), chỉ có cách đọc on yomi là sen

Nhìn chung, on 'yomi chia làm 4 kiểu:

• Cách đọc Go-on (呉音, “Ngô âm"làm việc", có ) có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở Trung Quốc hay Bách Tế ở Triều tiên, vào thế kỷ thứ V – VI “Ngô” ở đây chính là nước Ngô ở Trung Quốc (nằm trên địa hạt nay là thành phố Thượng Hải)

・Cách đọc Kan-On ( 漢音, “Hán âm”) có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ nhà ông Đường vào khoảng thế kỷ thứ VII – IX, chủ yếu lấy cách phát âm ở kinh đô Trường An (kr) của nhà Đường làm tiêu chuẩn

・Cách đọc To-on (唐音, “Đường âm”) có xuất xứ từ cách phát âm của các triều đại sau đó, như nhà Tống và nhà Minh Đây là cách đọc chủ yếu được du nhập trong các thời kỳ Heian (平安) cho đến Edo (江戸)

・Cách đọc Kan’yo-on (慣用音, “Quán dụng âm”) là những cách đọc ra đời do bị biến đổi, nhầm lẫn và được người Nhật chấp nhận trong ngôn ngữ của họ Kiểu đọc thông dụng nhất là kan-on Cách đọc go-on đặc biệt thong dụng trong các thuật ngữ đạo Phật, chẳng

Trang 9

hạn gokuraku 極楽 “cực lạc” Cách đọc to-on được dùng trong một số từ như isu 椅子 (ỷ tử) “chiếc ghế” hay futon 布団 (bố đoàn) “tấm nệm"làm việc", có  

Trong tiếng Hán, hầu hết các ký tự chỉ có một âm tiết tiếng Hán duy nhất Tuy nhiên, một

số từ đồng chuế khác nghĩa (cùng cách viết, khác ý nghĩa) được gọi là 多音字(đa âm tự - binh âm: duoyzinzi) như 行 (hành – bính âm: háng hay xing) (tiếng Nhật: ko, gyo) có nhiều hơn một cách đọc biểu diễn những ý nghĩa khác nhau, điều này cũng được phản ánh

ở sự tiếp nhận trong tiếng Nhật Ngoài ra, nhiều âm tiết tiếng Hán, đặc biệt là các âm tiết với thanh nhập (入音), không tương thích với các âm vị phụ - nguyên âm dùng rộng rãi trong tiếng Nhật cổ Do đó hầu hết on’yomi được hình thành bởi hai morae (âm tiết hay nhịp), mora thứ hai có thể là sự kéo dài của nguyên âm trong mora thứ nhất, hoặc là một trong các âm tiết ku, ki, tsu, chi, hoặc âm tiết n, và được lựa chọn một cách tương đương nhất so với các nguyên âm cuối trong tiếng Hán trung cổ Thực tế, các phụ âm vòm ở trướccác nguyên âm không phải là I, cũng như âm tiết n, có lẽ đã được thêm vào tiếng Nhật để

mô phỏng dễ hơn tiếng Hán; không đặc điểm nào trong số này xảy ra trong tiếng Nhật nguyên gốc

On’yomi được dùng chủ yếu trong các từ ghép kanji (Phải Jukugo thục ngữ), một số là kết quả do du nhập cùng với chính những ký tự kanji đó từ các từ các từ tiếng Hán do có thể không tồn tại trong tiếng Nhật hoặc không thể phát âm rõ ràng nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa Quá trình vay mượn ngôn ngữ này tương tự với quá trình vay mượn các từ tiếng Latin hoặc tiếng Pháp Noóc-măng đối với tiếng Anh, hay vay mượn các từ tiếng Pháp hoặctiếng Anh đối với tiếng Việt; bởi các thuật ngữ mượn tiếng Hán thường có tính chuyên môn hóa uyên bác, âm tiết kiểu cách hơn so với từ bản địa tương ứng Ngoại lệ đáng kể nhất trong nguyên tắc này là tên họ, trong đó thường được sử dụng cách đọc kun yomi hơn

3.2 Kun’yomi (cách đọc kiểu Nhật)

Cách đọc kiểu Nhật hay cách đọc bản địa, kun'yomi (訓読みみ, huấn độc mĩ), là cách đọc một chữ kanji lấy nghĩa, dựa trên cách phát âm của một từ tương đương tiếng Nhật, tức yamatokotoba Cách đọc này chuyển nghĩa của kanji sang một chữ tương xứng nhất trong

Trang 10

tiếng Nhật Giống với on’yomi, mỗi kanji có thể có một hoặc nhiều cách đọc Có khi kanji

đó chỉ có on’yomi mà không có kun’yomi

Lấy ví dụ, ký tự kanji 東, “phía đông”, có cách đọc on'yomi là to Tuy nhiên, tiếng Nhật vốn đã có 2 từ mang nghĩa “phía đông” là: higashi và azuma Do đó, ký tự 東 có những cách đọc kun là higashi và azuma Ngược lại, ký tự kanji “thốn”, biểu thị một đơn vị đo chiều dài trong tiếng Hán (xấp xỉ 3cm), tiếng Nhật bản địa không có từ nào mang nghĩa tương đương Do đó, nó chỉ có cách đọc là on là sun và không có cách đọc kun nào Hầu hết các kokuji, tức các ký tự kanji do người Nhật tạo ra thêm, chỉ có các cách đọc kun

Đặc trưng của kun’yomi được quyết định bởi cấu trúc âm tiết (phụ)-nguyên của

yamatokotoba Hầu hết các kun’yomi của danh từ và tính từ thường có độ dài từ 2 đến 3

âm tiết, không tính các ký tự hiragana đi kèm có tên gọi okurigana Okurigana không được xem là một phần trong bản chất cách đọc của ký tự, mặc dù chúng ta là một phần trong cách đọc của toàn bộ từ

3.2 Những cách đọc khác

Có nhiều từ ghép kanji sử dụng kết hợp cách đọc on'yomi và kun'yomi, gọi là các từ

jubako hay yuto, chúng chính là những ví dụ của loại từ ghép này (chúng là những từ tự diễn giải): ký tự đầu tiên của jubako được đọc bằng on'yomi, ký tự thứ hai dùng kun’yomi, những cách đọc khác lieu quan đến yuto Đó là dạng từ lai trong tiếng Nhật Có thể kể một

số ví dụ khác như “Basho”- “nơi, địa điểm” (cách đọc kun-on)

Một số kanji cũng có những cách đọc ít được biết đến hơn gọi là nanori, hầu hết được dùngcho tên người, và thường lien quan đến cách đọc kun'yomi Tên địa danh đôi khi cũng dùng cách đọc nanori hoặc, thỉnh thoảng hơn, có những cách đọc rất riêng không theo quy luật nào cả Gikun (義君) nghĩa huấn) hay jukujikun (熟字訓) là những cách đọc các từ ghép kanji không tương ứng với cả on’yomi hay kun’yomi của mỗi ký tự trong từ đó Lấy

ví dụ, 今朝 (“sáng nay”) không đọc là “ima’asa tương ứng với kun’yomi của mỗi ký tự - cũng không đọc là *koncho – tương ứng với on’yomi của mỗi ký tự - mà được đọc là kesa

- một từ tiếng Nhật bản địa có 2 âm tiết

Trang 11

3.3 Khi nào dùng cách đọc nào

Mặc dù có nhiều qui tắc khi nào dùng cách đọc on’yomi hay khi nào dùng kun’yomi, trongtiếng Nhật tràn ngập các trường hợp không theo qui tắc, và ngay cả người bản địa không phải lúc nào cũng có thể biết cách đọc của một ký tự nếu không có kiến thức tốt Qui tắc

vỡ lòng là đối với những kanji độc lập, chẳng hạn một ký tự biểu diễn một từ đơn nhất, thường được đọc bằng cách đọc kun'yomi của chúng Chúng có thể được viết cùng với okurigana để biểu đạt biến cách kết thúc của động từ hay tính từ, hay do qui ước

Ví dụ: 1) nasake “sự cảm thông”, Akai “đỏ” Okurigana là một khía cạnh quan trọng trong cách dùng kanji trong tiếng Nhật; xem bài viết đó để biết thêm về kun’yomi Các từ ghép kanji nhìn chung được đọc bằng on'yomi, trong tiếng Nhật gọi là khám Jukugo (thục ngữ) Shinkansen "làm việc", có tàu tốc hành"làm việc", có đều tuân theo dạng này Sự khác nhau giữa qui tắc đọc kanji độclập và ghép làm cho nhiều từ có ý nghĩa gần giống nhau nhưng lại có cách đọc hoàn toàn khác nhau Thì "làm việc", có hướng đông"làm việc", có 東 và "làm việc", có hướng bắc"làm việc", có 北 khi đứng độc lập dùng cách đọc kun tương ứng là higashi và kita, trong khi từ ghép北東 "làm việc", có hướng đông bắc” lại dùng cách đọc

on là Hokutou Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế nhiều kanji có nhiều hơn một cách đọc on'yomi 生 đọc là sei trong từ 先生 Sensei “giáo viên” nhưng lại đọc là Shou trong —I: Isshou "làm việc", có cả đời người"làm việc", có Ý nghĩa cũng có thể là tác nhân đối với cách đọc, U, Đọc là i khi

nó mang nghĩa “đơn giản"làm việc", có , những lại thành eki khi nó mang nghĩa "làm việc", có tiên đoán, bói toán"làm việc", có , cảhai cách đọc đều là on yomi của ký tự này Qui tắc vỡ lòng này cũng có rất nhiều ngoại lệ

Số lượng những từ ghép đọc bằng kun’yomi không lớn như on’yomi, nhưng cũng không phải là hiếm Chẳng hạn như 手紙 tegami “thư”, 傘 “cái ô”, hay một từ khá nổi tiếng 神風( kamikaze “ngọn gió thần thánh” Tương tự, một số ký tự on’yomi cũng có thể được dùng như một từ khi đứng độc lập: 愛 ai “tình yêu”, từ 善 “thiện” Hầu hết các trường hợp này liên quán đến những từ kanji không có kun’yomi, nên có thể có sự nhầm lẫn, mặc dù vẫn

có các ngoại lệ Ký tự độc lập có thể đọc là kin “tiền, vàng” hoặc cũng có thể là kane

“tiền, kim loại”, chỉ có cách dựa vào ngữ cảnh mới biết được cách đọc và ý nghĩa trong dụng ý của người viết Do có nhiều cách đọc nên số lượng từ cùng cách viết khác ý nghĩa cũng tăng lên, nhiều khi chúng có các ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào cách đọc Lấy một

ví dụ là từ…, có thể đọc theo 3 cách khách nhau: Jouzu (khéo léo, giỏi), uwate (phần trên),

Trang 12

hoặc kamite (phần trên) Người ta thường furigana trong những trường hợp này để làm rõ

sự nhập nhằng về ý nghĩa

Chữ Hán thoạt nhìn trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, có những chữ hàng hai ba chục nét, gây tâm lý “ngại” cho người học Tuy nhiên, cũng như Tiếng Việt, các từ được tạo thành từ các chữ cái, thì chữ Hán phức tạp đến mấy cũng tạo thành từ phần đơn giản hơn,

đó có thể là các chữ tượng hình, chữ chỉ thị, chữ hội ý, hoặc từ các “bộ” chữ Các chữ có cấu trúc giống nhau thường có cách đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ có thể suy ra

từ các bộ phận tạo thành Do đó cần nhớ các chữ đơn giản và các bộ cơ bản

Học chữ Hán có các nguyên tắc sau:

Chữ Hán nhanh quên, cần xem lại thường xuyên (nếu có thể thì xem lại hàng ngày) Tuy nhiên không nên dành nhiều thời gian để học 1 chữ, mà nên học lướt qua chữ đó nhiều lần,

có thể chỉ vài giây một chữ, nhưng nhìn hàng trăm, hàng nghìn lần hiệu quả sẽ cao hơn

Mới học nên học để thuộc mặt chữ, âm Hán Việt và ý nghĩa Từ âm Hán Việt có thể suy luận ra gần đúng âm On, hoặc như đã nói trên, từ các chữ đơn giản tạo thành cũng có thể suy ra cách đọc On Cách đọc Kun là cách đọc thuần Nhật, muốn thuộc chỉ còn cách luyện đọc thật nhiều

Không nên cố nhớ cách đọc âm On, âm Kun riêng rẽ, mà nên nhớ vào từ vựng Hãy tận dụng sự tương tự của từ Hán Việt so với chữ kanji, bởi lẽ, tuy người Việt đã dùng hệ chữ Latinh để viết, nhưng ý nghĩ và âm đọc có nguồn gốc Hán hầu như không thay đổi, hiện tiếng Việt sử dụng trên 70% chữ có nguồn gốc Hán Vì vậy tồn tại rất nhiều chữ Kanji có ýnghĩa giống hệt từ Hán Việt, thậm chí cách đọc cũng không khác nhau là mấy: Ví dụ, chữ Kekkon trong tiếng Nhật mang ý nghĩa là “kết hôn” thì tiếng Việt cũng có chữ “kết hôn” có ý nghĩa giống hệt và cách đọc tương tự Một số chữ khác nhau như Iken – ý kiến; chuui – chú ý; lê konnan – Khốn nạn

Tận dụng lợi thế tiếng Việt, khi học một chữ Hán mới, cố gắng tìm càng nhiều càng tót các

từ Hán Việt đi kèm, ví dụ như chữ ă “Ý”, tìm được một số chữ như “đắc ý” 意見“y kién”, 意図“y dò”,恶意 “ác ý”,注意“chú ý”

Trang 13

Chữ Hán được viết theo thứ tự: trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ sau cũng có một số ngoại lệ nhưng đa số tuân theo nguyên tắc trên Bạn chỉ nên học viết khi đã thuộc kĩ mặt chữ, thuộc tới mức không nhìn cũng có thể tưởng tượng ra hình dạng của nó Khi đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại chữ đó Nếu vẽ đúng có nghĩa là đã thuộc chữ Nếu sai, xem sai chỗ nào, viết lại đến khi đúng Nếu đã học chữ kĩ, viết khoảng 3-4 lần là nhớ Nhưng điểm mấu chốt

Tác giả Oxford (1990) cho rằng có hai loại phương pháp học là trực tiếp và gián tiếp.Nhóm phương pháp học trực tiếp dựa trên các nhiệm vụ tiềm thức Nhóm phương pháp học gián tiếp dựa trên các phương pháp học tri nhận Hai loại này được chia thành 06 nhóm là trí nhớ, tri nhận, bù trừ, xã hội, tình cảm và siêu tri nhận

Mori và Shimizu (2007) đã chia thành 06 nhóm phương pháp học Kanji: phân tích văn tự,học thuộc lòng, phương pháp dựa vào ngữ cảnh, phương pháp liên hệ, phương pháp siêu trinhận và sự bất lực

Nhóm phương pháp phân tích Kanji

Phương pháp phân tích Kanji giúp người học nhận biết các bộ phận cấu thành Kanji Từ

đó, người học có thể nhận thấy các bộ phận quen thuộc của Kanji dựa trên kiến thức có sẵn

về các bộ thủ, cách đọc, và chức năng của những bộ thủ đó (Kondo-Brown, 2006; Kubota

& Toyoda, 2001) Phương pháp thuộc nhóm này: phân tích cách viết và bộ thủ cấu thành

Nhóm phương pháp học thuộc lòng

Phương pháp học thuộc lòng bao gồm viết đi viết lại (Naka, 1998), theo dấu và sao chép(Onose, 1988) Phương pháp học này thích hợp cho người học ở cấp độ sơ cấp trong bước đầu tiếp xúc với Kanji (Nesbitt, 2009) Một số phương pháp thuộc nhóm này:

- Viết đi viết lại nhiều lần theo thứ tự nét

- Nhớ bộ thủ, viết theo thứ tự, tự mô tả các thành phần tạo nên Kanji (kết hợp với phươngpháp phân tích Kanji)

- Đọc đi đọc lại nhiều lần các ví dụ và bài luyện tập để nhớ phát âm

Trang 14

Nhóm phương pháp dựa vào ngữ cảnh

Phương pháp dựa vào ngữ cảnh là phương pháp sử dụng các thông tin về ngữ cảnh khácvới thông thường là học theo từng chữ lẻ (Mori & Shimizu, 2007) Người học tiếng Nhật dùng phương pháp dựa vào ngữ cảnh để học các từ mới thật sự hiệu quả và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (Brown, Sagers, & LaPorte, 1999; Fraser, 1999) Ngữ cảnh sẽ cho người học nhiều thông tin hữu ích về loại Kanji, loại từ trong ngữ cảnh cho trước (Mori, 2003) Phương pháp này trở nên hiệu quả hơn khi kết hợp cùng với phương pháp phân tích Kanji (Mori, 2002)

Nhóm phương pháp liên hệ

Phương pháp liên hệ hoặc phương pháp lưu giữ là một phương pháp tăng cường trí nhớ.Người học sẽ dùng các kỹ thuật cá nhân hoặc hình ảnh để mã hóa chữ hoặc từ Kỹ thuật cá nhân hay hình ảnh trong tâm thức là những yếu tố quen thuộc như hình ảnh (Thomas & Wang, 1996), và các cách phát âm tương tự như từ hoặc chữ Kanji đó (Mori, 2016) Theo Rose (2012) đây là phương pháp hữu ích cho người học Một số phương pháp thuộc nhóm này:

- Người học nghĩ ra hình ảnh/ký hiệu liên quan, liên tưởng đến Kanji

- Người học nghĩ ra câu chuyện cho 01 chữ Kanji dựa vào từng phần của chữ (kết hợp vớiphương pháp phân tích Kanji)

- Người học kết nối chữ Kanji mới với chữ Kanji đã học có cùng âm Hán - Việt, âm on,

âm kun để nhớ

- Dùng âm Hán Việt để nhớ chữ Kanji

Nhóm phương pháp siêu tri nhận

Phương pháp siêu tri nhận được dùng để giúp người học tăng cường sự tự giác với quátrình học của mình (Oxford, 1990) Phương pháp siêu tri nhận còn bao gồm thêm mức độ hiểu của nhiệm vụ được cho và việc chọn phương pháp học Kanji Các bước quan trọng nhất trong phương pháp này là việc điều phối việc học, quá trình quản lý việc học, và việc

tự định hướng phát triển kiến thức Kanji (Mori, 2016)

Một số phương pháp thuộc nhóm này:

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w