NHẬT BÌNH – SỰ TRỖI DẬY CỦA CỔ PHỤC VIỆT NAMBên cạnh áo dài trắng tinh khôi hay áo dài màu tím đã tạo nên "thương hiệu" của mảnhđất Cố Đô thì thời gian gần đây khá nhiều bạn trẻ lựa chọn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA DU LỊCH
-BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: ĐỊA LÍ DU LỊCH GIẢNG VIÊN: ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN
HỌ TÊN SV: NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
MSSV: 61134665
LỚP: 61.QTKS-CLC
-2020 - 2021
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANGKHOA DU LỊCH
2020 - 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN
NHẬT BÌNH – SỰ TRỖI DẬY CỦA CỔ PHỤC VIỆT NAM
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
MSSV: 61134665LỚP: 61.QTKS-CLC
Trang 3MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU: 2
II GIỚI THIỆU VỀ ÁO NHẬT BÌNH: 2
1 Nguồn gốc lịch sử: 2
2 Đặc điểm – ý nghĩa tên gọi: 3
3 Quy định về áo Nhật Bình của nhà Nguyễn: 4
4 Hình ảnh áo Nhật Bình gắn với Nam Phương Hoàng hậu: 6
5 Lưu lạc nơi xứ người: 7
III SỰ PHỔ BIẾN TRỞ LẠI CỦA ÁO NHẬT BÌNH – CỔ PHỤC VIỆT: 9
1 Nguyên nhân_sự nổi dậy của trào lưu cổ trang: 9
2 Trào lưu chụp ảnh áo Nhật Bình: 10
3 Xuất hiện trong phim ảnh: 12
4 Xuất hiện trong lễ hội: 13
IV TÀI NGUYÊN DU LỊCH TIỀM NĂNG: 14
1 Thuận lợi: 14
2 Khó khăn: 15
V PHƯƠNG PHÁP: 15
1 Nâng cao dịch các dịch cho thuê: 15
2 Sản xuất nhiều mẫu thiết kế mới: 16
3 Truyền bá: 18
VI KẾT LUẬN: 18
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19
Trang 4NHẬT BÌNH – SỰ TRỖI DẬY CỦA CỔ PHỤC VIỆT NAM
Bên cạnh áo dài trắng tinh khôi hay áo dài màu tím đã tạo nên "thương hiệu" của mảnhđất Cố Đô thì thời gian gần đây khá nhiều bạn trẻ lựa chọn Nhật Bình đầy sang trọng đểchụp những bộ ảnh với bối cảnh kinh thành Huế ngày xưa khá độc đáo
Do đó, trong bài nghiên cứu này tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu về áo Nhật Bình, làm rõ
về việc nổi lên của áo Nhật Bình – Việt cổ phục và làm thế nào để giữ gìn, phát huy vẻđẹp văn hóa của nó
II GIỚI THIỆU VỀ ÁO NHẬT BÌNH:
1 Nguồn gốc lịch sử:
Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi
Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình
chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo, nhưng
ở Việt Nam thì được biến tấu đi khá
nhiều để phù hợp với phong tục
Trang 52 Đặc điểm – ý nghĩa tên gọi:
Sở dĩ nó có tên là “Nhật Bình” bởi đặc điểm của hoavăn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngaytrước ngực Rải rác trên khắp thân áo cũng được thêunhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng trònkhép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá vàcác hạt kim tuyến lấp lánh Đặc biệt, trên phần tay áocòn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượngtrưng cho dải ngũ hành Tuy nhiên, dải ngũ sắc nàylại chỉ được sử dụng trên trang phục của các bậc:Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứkhông sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu
Màu áo của bậc Hậu đều là màu vàng
chính sắc, đôi khi là màu cam; còn bậc
Công chúa đều là màu đỏ chính sắc, bậc
Phi tần nhị giai là màu xích đào, bậc Tam
giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai là
màu tím nhạt, bậc phi tần thấp hơn không
có quy định trang phục này Màu sắc áo
của các mệnh phụ quy định dựa vào phẩm
cấp của chồng Bậc Nữ quan có trang
phục đơn giản hơn hẳn, gần với áo PhiPhong nguyên mẫu nhất
Khăn vành dây (Gọi tắt là khăn vành) làkhổ vải dài chừng 8 -10 m, rộng khoảng
30 cm, được quấn gấp nếp nhiều vòngquanh đầu có lúc lên tới 20 -30 vòng, saunày loại khăn vành này được sử dụng cảtrong dân gian làm lễ phục, tới nay trongmột số lễ hội có tính chất phục cổ khănvành vẫn được dùng
Trang 63 Quy định về áo Nhật Bình của nhà Nguyễn:
Triều Nguyễn có những quy định khác biệt về trang phục cho các giai tầng trong xã hội,dựa trên các tiêu chí: chất liệu vải, màu sắc, cách may, họa tiết trang trí, thậm chí cả sốlượng y phục dành cho từng hạng người cũng có những quy định rất chặt chẽ
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Bình được quy định là thườngphục cho Hậu Phi, Công chúa
Cũng theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ", quy định về trang phục của hoàng hậu,công chúa, phi tần trong cung năm 1807 cụ thể như sau:
Cấp Hậu: Y phục gồm 1 áo bào Nhật Bình được làm bằng sa sợi vàng, trên áo thêu đủ 20
hình rồng, phượng, trĩ, loan và một bộ y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng, trên đó cóthêu họa tiết rồng phượng Đi kèm với y phục là mũ và trâm cài Đối với cấp Hậu sẽ đượcphát 2 chiếc mũ Cửu long kim phát, 8 cây trâm hình phượng làm bằng vàng và 1 chiếc
mũ cửu phượng kim ước phát
Trang 7Đức bà Nhất Nguyễn Phúc Tốn Tùy, trưởng công chúa
của vua Dục Đức.
Công chúa: Trang phục của
Công chúa đơn giản hơn cấpHậu, với y phục chỉ gồm 1 áoNhật Bình được may bằng sợi
sa màu đỏ và thêu hìnhphượng cùng với 1 chiếc mỹThất phượng Kim ước phát và
12 cây trâm hoa
Cấp cung tần nhị
giai: Trang phục của Cung
tần nhị giai nhà Nguyễn
thời kỳ này có 1 chiếc mũ
Ngũ phượng Kim ước phát
và 10 cây trâm hoa đi cùng
với 1 áo Nhật Bình màu
xích đào thêu hình loan
phục khá giống với cấp nhịgiai, chỉ khác là có màutím sắc chính, còn về mũthì bao gồm 1 chiếc mũTam phương Kim ước phát
và 8 cây trâm hoa
Cấp Cung tần tứ giai: Y
phục của cấp Cung tứ giai
là 1 chiếc áo Nhật Bìnhmàu tím nhạt may bằng sợi
sa và 1 y phục thường maybằng tơ Bát ti trắng, cả 2 yphục đều được thêu hìnhloa Và mũ của cấp này là
1 chiếc Phượng kim ướccùng 8 cây trâm cài
Trong giai đoạn vua Gia Long và Minh Mạng trị vì, quy định về áo Nhật Bình còn kháchặt chẽ, áo thường được mặc cùng bộ xiêm y màu tuyết bạch và đội mũ Phượng tùy theocấp bậc Tuy nhiên, vào các thời vua nhà Nguyễn về sau, quy chế ăn mặc chốn cung đình
Trang 8đã có sự tối giản lại, nhất là thời vua Đồng Khánh trở đi Ở giai đoạn này, áo Nhật Bìnhthường mặc với quần ống trắng và đầu vấn khăn vàng to bản
Tới năm Thiệu Trị thứ 6 (1846): lại quy định các cấp cung tần nhât và nhị giai đều đội mũKim phượng có 3 bác sơn, nhất giai 8 phượng, nhị giai 7 phượng, tam giai búi tóc càitrâm phượng, tứ - ngũ giai 0 cài trâm
Kiểu dáng cụ thể của các loại mũ Kim phượng và Kim ước phát thì tới nay không thểkhảo cứu được
Tuy nhiên dựa theo tranh vẽ và ảnh chụp vào các thời Đồng Khánh, Khải Định thì cácphụ nữ qúy tộc lại đội khăn vàng dây mặc với áo Nhật Bình, điều này cho thấy quy chếtrang phụ vẫn được sửa đổi
Sau giai đoạn kết thúc của nhà Nguyễn, trang phục này thường được các gia đình quý tộc
sử dụng vào các dịp trang trọng như cưới hỏi
Chiếc áo Nhật Bình với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế vẫn luôn được thế hệ tiếp nối trântrọng, giữ gìn và lưu truyền với thời gian Ngày nay, các bạn trẻ thường dùng trang phụcnày cho các dịp quan trọng như cưới hỏi hay đơn giản là chụp ảnh làm kỷ niệm
4 Hình ảnh áo Nhật Bình gắn với Nam Phương Hoàng hậu:
Nhắc tới cổ phục mà không nhắc tới Đức Nam Phương Hoàng Hậu thì quả là một thiếusót Đặc biệt là hình ảnh của bà trong chiếc áo Nhật Bình khi xuất hiện tại các sự kiệnkhác nhau trong và ngoài nước
Trang 9Chiếc áo Nhật Bình của Nam Phương Hoàng hậu có quy chế màu sắc hơi khác biệt so vớiđiển lễ triều Nguyễn Áo của bà sử dụng màu cam chứ không phải sắc vàng như quỵ định
về áo Nhật Bình của hoàng hậu Hiện nay áo vẫn được cất giữ tại bảo tàng Mỹ ThuậtCung Đình Huế
5 Lưu lạc nơi xứ người:
Trong một phiên đấu giá tại thủ đô Paris nước
Pháp vào ngày 23 tháng 10 năm 2017 theo giờ
địa phương, một chiếc áo Nhật Bình màu vàng
được cho là của một thành viên Hoàng gia triều
Nguyễn vào những năm đầu thế kỉ XX được đem
ra đấu giá và đã được mua với giá ngất ngưởng:
29,000 Euro (tương đương khoảng 774 triệu
Trang 10VNĐ) bởi một người Việt Nam sống tại Hà Nội
đấu giá thành công Như vậy là sau bao nhiêu
năm lưu lạc nơi đất khách thì một bảo vật Hoàng
gia triều Nguyễn đã được trở về cốhương
Dựa theo màu sắc, mô tả và hình chụp lạichiếc áo, chủ nhân của chiếc áo Nhật Bìnhnày chỉ có thể là một vị Thái hoàng Tháihậu, Hoàng Thái hậu hoặc Hoàng hậusống đến khoảng đầu thế kỉ XX.Khả năng chiếc áo này của Nam PhươngHoàng hậu là không cao vì quy chế màusắc dùng cho áo Nhật Bình của NamPhương Hoàng hậu có đôi chút khác biệt
so với điển lễ triều Nguyễn (sử dụng màucam chứ không phải sắc vàng)
Như vậy, ta chỉ có thể tạm phỏng đoán, chiếc áo này từng thuộc về một trong các vị:
- Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (tức Từ Dụ Thái Thái Hoàng Thái hậu, mất năm 1902),Nhất giai Quý phi của Hiến Tổ Chương Hoàng đế, mẹ của Dực Tông Anh Hoàng đế,người đã sống qua 10 đời Hoàng đế triều Nguyễn
- Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (tức Trang Ý Thái hoàng Thái hậu, mất năm 1903), HoàngQuý phi của Dực Tông Anh Hoàng đế
- Từ Minh Huệ Hoàng hậu (mất năm 1906), chính thất của Cung Tông Huệ Hoàng đế và
là mẹ của Thành Thái đế
- Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu (Đức Thánh cung, mất năm 1935), Hoàng Quý phi củaCảnh Tông Thuần Hoàng đế
Trang 11- Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu (Đức Tiên cung, mất năm 1944), Ngũ giai Tiệp dư củaCảnh Tông Thuần Hoàng đế, mẹ của Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
- Đoan Huy Hoàng Thái hậu (Đức Từ cung, mất năm 1980), mẹ của Bảo Đại đế.Đây là một cơ hội hiếm hoi chúng ta có thể chiêm ngưỡng cận cảnh từng chi tiết một củamột chiếc áo Nhật Bình nguyên gốc được thực hiện bởi chính những người thợ may cungđình Từng hoa văn, từng đường chỉ thực sự khiến cho hậu thế chúng ta ngã mũ bái phục
vì tài nghệ của người xưa
III SỰ PHỔ BIẾN TRỞ LẠI CỦA ÁO NHẬT BÌNH – CỔ PHỤC VIỆT:
1 Nguyên nhân_sự nổi dậy của trào lưu cổ trang:
Hiện nay, bắt nguồn từ trào lưu mặc đồ cổ trang bên nước bạn là Trung Quốc , giới trẻViệt Nam đanh rất thịnh hành loại thời trang này Ban đầu, mọi người bắt đầu từ việc bắtchước mua và mặc đồ Hán phục (đồ cổ phục Trung Quốc) bởi vì loại đồ này được bán rấtphổ biến lúc bấy giờ với giá cả khá ổn Nguyên nhân cho trào lưu này cũng rất dễ hiểu,
đó là bởi vì tuổi thơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam gắn liền với những bộ phim kiếm hiệp
cổ trang, cung đấu của Trung Quốc, rất nhiều người lúc nhỏ đều có mơ ước được khoáclên mình những bộ đồ cổ trang lộng lẫy để được hóa thân thành các nàng công chúa,hoàng hậu xinh đẹp Do đó không khó hiểu khi trào lưu này đến Việt Nam lại được ưachuộng đến thế Đã có rất nhiều các lễ hội, festival cổ trang được tổ chức một cách tựphát do những người chung sở thích này Việc mặc Việt Phục lúc bấy giờ chỉ dừng lại ởnhững bộ áo dài hay những chiếc áo bà ba, áo tứ thân thường sử dụng cho việc thuê đểdiễn văn nghệ hay những buổi trình diễn văn hóa nghệ thuật
Về sau, khi cộng đồng mạng bắt đầu lên tiếng về trào lưu mặc đồ cổ trang, nhiều người
đã đặt câu hỏi rằng: “Tại sao lại là Hán phục mà không phải là Việt phục?” Thực chấttrước đó đã có vài người mặc Việt phục khi đi tham dự các festival cổ trang Và sau khiđược chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính đầy tinh tế của trang phục Việt xưa, thì câu hỏi trên
đã được đặt ra và đưa vào tranh cãi của rất nhiều cộng đồng mạng Rất nhiều cuộc tranh
Trang 12luận được đặt ra để nói về vấn đề này Một số coi việc mặc Hán phục như là một biểuhiện của sự phản quốc Một số cho rắng mặc Hán phục là thiếu tôn trọng đối với trangphục Việt Nam nói riêng và nền văn hóa Việt
Nam nói chung Những ý kiến khác lại nói
rằng, họ mặc Hán phục chỉ vì sở thích cá
nhân, không liên quan đến vấn đề phản quốc
hay lòng yêu nước
Trong khi cuộc tranh cãi xảy ra, như một
bước đệm,Việt cổ phục một lần nữa trở
thành đề tài được nhiều người quan tâm
đến Dẫn đầu xu hướng là áo Nhật Bình
Trong khoảng thời gian này, rất nhiều
người đã tìm đến các studio và thuê chụp
những bộ ảnh mặc những chiếc áo NhậtBình xinh đẹp
Những tấm ảnh này khi được đăng lênmạng xã hội đã nhận được rất nhiều phảnứng tích cực, rất nhiều các lời bình luận đãđược để lại với những lời khen ngợi, tánhưởng Nhận được sự phản hồi tích cực từphía cộng đồng mạng, việc mặc Việt phụcnói chung hay Nhật Bình nói riêng đã trởthành một trào lưu mới của giới trẻ ViệtNam Nó được hưởng ứng tích cực vàmạnh mẽ trên nhiều mặt
2 Trào lưu chụp ảnh áo Nhật Bình:
Trang 13Gần đây, một số tập thể lớp 12 để lựa chọn trang phục Việt cổ để chụp bộ ảnh kỷ yếu cho
3 năm cấp 3 đáng nhớ của mình, trong đó áo Nhật Bình để được lựa chọn như là chủ đề chính Trong đó có tập thể lớp 12 Pháp trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
"Nhắc đến trang phục truyền thống
Việt Nam, mọi người chỉ nhớ đến
áo dài mà quên mất rằng chúng ta
từng có những bộ cổ phục đẹp, đa
dạng không kém các nước khác
Em tìm hiểu về nhật bình cũng như
cổ phục thời Lý, Trần, Nguyễn từ
lâu rồi Còn các bạn trong lớp biết
đến trang phục này nhiều hơn nhờ
bộ phim Phượng Khấu Cả lớp
chọn cổ phục làm trang phục để
chụp kỷ yếu vì yêu thích và mong muốn giới thiệurộng rãi đến mọi người về truyền thống ViệtNam", Thu, một thành viên của lớp 12 Pháptrường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết."Làlớp chuyên Pháp nhưng chúng mình vẫn muốn làmđiều gì đó về truyền thống Việt Nam Cổ phục ViệtNam cũng đẹp lắm, không thua gì các nước khác.Những bộ quần áo nhiều màu sắc nên thành viênnào trong lớp cũng ủng hộ Bên cạnh đó, lớp cònthuyết phục được cả cô chủ nhiệm"
Không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh kỷ yếu, áoNhật Bình còn được dùng để chụp ảnh cưới.Việc lựa chọn Nhật Bình làm trang phục trong
lễ cưới thay cho áo dài truyền thống đã quáđỗi quen thuộc hay các loại váy cưới âu phụcđang trở nên phổ biến Điển hình là mới đâymột cặp vợ chồng ở Cao Bằng để lựa chọn
Trang 14trang phục cổ xưa này bài để tổ chức đám cưới Khi được hỏi về ý tưởng này cô dâuNguyễn Thùy Anh cho biết cô đã ấp ủ từ lâu: “Mình rất yêu thích vẻ đẹp của thời xưa,đặc biệt là cổ phục triều Nguyễn Nhật Bình, áo tấc vẫn chưa
được phổ biến rộng rãi đến các bạn trẻ hiện nay Vì thế, mình
cùng một người bạn thân lên kế hoạch về trang phục này cho
đám cưới”
Không chỉ nổi tiếng đối với giới trẻ, áo Nhật Bình còn được sự
quan tâm của đông đảo người lớn tuổi Đây cũng là cách mà
họ lưu trữ lại những tấm hình kỷ niệm cho quãng đường đời
của mình, cũng như cho con cháu sau này của họ “Cô nói
muốn lưu giữ lại nét đẹp của tuổi ngoài 50 để cho con cháu sau
này xem bà nội bà ngoại của các cháu đẹp và phúc hậu vô cùng
lắm luôn”
3 Xuất hiện trong phim ảnh:
Song không thể phủ nhận Nhật Bình cũng như những trang phục Việt cổ khác nổi lên mộtphần là nhờ một số tác phẩm nghệ thuật như phim hay các MV ca nhạc nổi tiếng Cụ thểnhư bộ phim Phượng Khấu
Trang 15Phượng Khấu là phim
thuộc thể loại dã sử, cổ
trang, cung đình gồm
nhiều phần của đạo diễn
Huỳnh Tuấn Anh Bộ phim
lấy bối cảnh thời Nguyễn,
kể về cuộc đời của Phạm
Thị Hằng (tên gọi trongphim là Phạm HiệuNguyệt) - phi tần củaHoàng đế Thiệu Trị, ngườisau này trở thành Từ DụHoàng thái hậu - một trongnhững bà hoàng nổi tiếngnhất triều Nguyễn Bỏ quaphần nội dung thì bộ phimgấy ấn tượng rất mạnh đốivới người xem qua sự đầu
tư rất kĩ lượng đặc biệt là
về phần phục trang Bộphim có sự xuất hiện củarất nhiều loại cổ phục khácnhau của triều đại nhàNguyễn, trong đó, độc đáonhất phải kể đến áo NhậtBình Nhóm thiết kế ỶVân Hiên đã thể hiện sự
đầu tư đầy tâm huyết củamình qua việc chau chuốttừng chi tiết nhỏ thể hiệnqua những chiếc áo NhậtBình Từ kiểu dáng chođến màu sắc và họa tiết,nhóm đều cố gắng để phụcdựng sao cho đúng với ghichép lịch sử Thậm chínhằm đem lại cảm giácchân thật cho khán giả,nhóm đã dùng những chấtliệu cổ, đồng thời may mớitất cả thay vì sử dụng phụctrang có sẵn và thêu taycác họa tiết đối với những
bộ trang phục chính, cóquay cận cảnh
Có thể nói bộ phim Phượng Khấu là một trong những nguyên nhân khiến Việt phục nóichung và áo Nhật Bình nói riêng trở nên được ưa chuộng và săn đón bởi rất nhiều người