Đó là một hạn chế lớn cho huyện Hàm Thuận Bắc cũng như đối với tình Bình Thuận Hiện nay, khả năng cấp nước hiện có của huyện là rất nhỏ so vớiù nhu cầu của nhân dân Hàm Thuận Bắc khoảng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG .5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .7
1 Tính cấp thiết 7
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Nhiệm vụ và nội dung luận văn 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
4.1 Phương pháp luận 8
4.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 8
4.4 Phương pháp xử lý số liệu 8
4.5 Phạm vi và giới hạn đề tài 8
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC CẤP 10
1.1.1 Nước mặt 10
1.1.2 Nước ngầm 10
1.1.3 Nước mưa 11
1.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP 11
1.2.1 Các chỉ tiêu lý học chính 11
1.2.2 Các chỉ tiêu hóa học chính 12
1.2.3 Chỉ tiêu vi trùng 13
1.2.4 Tính ổn định của nước 13
1.3 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP HIỆN HÀNH (xem phần phụ lục B) 14
1.4 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ CƠ BẢN 14
1.4.1 Cơ học 14
1.4.2 Hóa học 14
1.5 CÁC QUÁ TRÌNH TRONG XỬ LÝ NƯỚC: 15
1.5.1 Làm trong nước 15
1.5.2 Quá trình keo tụ 15
1.5.3 Quá trình lắng 16
1.5.4 Quá trình lọc 16
1.5.5 Khử trùng 17
1.5.5.1 Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo 18
1.5.5.2 Dùng ozone để khử trùng 18
1.5.5.3 Khử trùng bằng phương pháp nhiệt 18
1.5.5.4 Khử trùng bằng tia cực tím (UV) 19
Trang 21.5.5.5 Khử trùng bằng siêu âm 19
1.5.5.6 Khử trùng bằng ion bạc 19
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN .20
2.1 TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 20
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC 21
2.2.2 Địa hình 22
2.2.3 Khí hậu 22
2.2.4 Các nguồn tài nguyên chính 23
2.2.4.2 Tài nguyên nước 25
2.2.4.3 Tài nguyên rừng 26
2.2.4.4 Tài nguyên khoáng sản 26
2.2.5 Dân số 27
2.2.6 Nguồn nhân lực 27
2.3 HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC 28
2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 28
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ ĐỊA ĐIỂM 31 3.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NƯỚC NGUỒN .31
3.1.1 Lựa chọn nguồn nước 32
3.1.2 Thành phần tính chất nước nguồn 33
3.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 34
3.2.1 Công suất trạm xử lý 34
3.2.1.1 Lưu lượng nước tính toán cho khu dân cư 34
3.2.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý 36
3.2.2.1 Nhà máy nước BOO Tân Tiến, công suất 15.000 m3/ngđ tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 36
3.2.2.3 Trạm xử lý nước cấp Cà Giang - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận - công suất 15.000m3/ngày 38
3.2.2.4 Trạm xử lý nước cấp nước Thiện Tân giai đoạn 1 – công suất 100.000m3/ngàyđêm 39
3.2.2.5 Nhà máy nước Thủ Đức công suất 800.000m3/ngàyđêm 40
3.2.3 Đề xuất công nghệ xử lý: 41
3.2.3.1 Phương án 1 41
3.2.3.2 Phương án 2 42
3.2.4 Nhiệm vụ của từng công trình: 43
3.3 ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ: 44
3.3.1 Vị trí đặt nhà máy 44
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN .46
4.1 TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1 46
Trang 34.1.2 Tính toán các công trình đơn vị 47
4.1.2.1 Công trình thu 47
4.1.2.2 Tính toán trạm bơm cấp 1 50
4.1.2.3 Tính toán lượng hóa chất được sử dụng 51
4.1.2.4 Tính toán thiết bị pha chế và định lượng phèn 52
4.1.2.5 Tính toán bể trộn cơ khí 61
4.1.2.6 Tính toán bể phản ứng cơ khí 64
4.1.2.7 Tính toán bể lắng ngang 68
4.1.2.8 Tính toán bể lọc Aquazuv 75
4.1.2.9 Tính toán bể chứa nước sạch 87
4.1.2.10 Tính toán trạm bơm cấp 2 90
4.1.2.11 Tính toán bể bùn 92
4.2 TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 94
4.2.1 Thuyết minh quy trình công nghệ phương án 2 (Hình 3.7) 94
4.2.2 Tính toán các công trình đơn vị theo phương án 2 95
4.2.2.1 Tính toán bể lắng Lamella 95
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN CHI PHÍ CÔNG TRÌNH 99
5.1 DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG THEO PHƯƠNG ÁN 1 99
5.1.1 Dự toán chi phí xây dựng phần công nghệ 99
5.1.2 Dự toán chi phí xây dựng phần kết cấu 101
5.1.3 Dự toán chi phí xây dựng phần điện 106
5.1.4 Bảng khái toán tổng mức đầu tư dự án nhà máy nước Hàm Thuận Bắc theo phương án 1 107
5.2 DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG THEO PHƯƠNG ÁN 2 108
5.2.1 Dự toán chi phí xây dựng phần công nghệ 108
5.2.2 Dự toán chi phí xây dựng phần kết cấu 108
5.2.3 Bảng khái toán tổng mức đầu tư dự án nhà máy nước Hàm Thuận Bắc theo phương án 2 109
5.3 SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 110
5.3.1 Kỹ thuật 110
5.3.2 Giá thành 110
5.3.3 Chọn phươn án 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 115
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐGTĐ MT: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
BOO : Xây dựng – Vận Hành – Chuyển Giao
BYT : Bộ y tế
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
GTGT : Thuế giá trị gia tăng
MLTT : Mạng lưới tiêu thụ
%Qng.d : Phần trăm lưu lượng nước trên một ngày đêm
TBCI : Trạm bơm cấp 1
TBCII : Trạm bơm cấp 2
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VCĐ : Vốn cố định
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu nước nguồn 34
Bảng 3.2: Kết quả xét nghiệm mẫu nước hồ núi đất 37
Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm mẫu nước sông Đồng Nai 38
Bảng 3.4: Kết quả xét nghiệm mẫu nước Sông Cà Giang 39
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm mẫu nước Hồ Trị An 40
Bảng 3.6: Kết quả xét nghiệm mẫu nước nhà máy nước Thủ Đức 41
Bảng 4.1: Liều lượng phèn để xử lý độ đục 52
Bảng 4.2: Nồng độ trung bình của hạt cặn đã nén 99
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc 21
Hình 3.1: Sơ đồng công nghệ nhà máy nước BOO Tân Tiến Lagi – Bình Thuận 37
Hình 3.2: Sơ đồng công nghệ nhà máy nước La Ngà Định Quán - Đồng Nai 38
Hình 3.3: Sơ đồng công nghệ nhà máy nước Cà Giang Phan Thiết 39
Hình 3.4: Sơ đồng công nghệ nhà máy nước Thiện Tân 40
Hình 3.5: Sơ đồng công nghệ nhà máy nước Thủ Đức 41
Hình 3.6: Sơ đồng công nghệ theo phương án 1 42
Hình 3.7: Sơ đồng công nghệ theo phương án 2 43
Hình 3.8: Vị trí nhà máy nước 46
Hình 4.1: Mặt bằng song chắn rác 48
Hình 4.2: Lưới chắn rác 50
Hình 4.3: Tấm lắng lamella 98
Trang 7CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận là một trong nhiều những huyện miền Trung đời sống còn rất khó khăn, nằm trong vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước Đó là một hạn chế lớn cho huyện Hàm Thuận Bắc cũng như đối với tình Bình Thuận Hiện nay, khả năng cấp nước hiện có của huyện là rất nhỏ so vớiù nhu cầu của nhân dân Hàm Thuận Bắc (khoảng 10% dân trong huyện được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung) Tuy nhiên vào mùa khô, khả năng phục vụ của các hệ thống này lại giảm Thực tế cho thấy khu vực đang rất thiếu thốn và khó khăn về nước sinh họat cả về số lượng lẫn chất lượng
2 Mục đích nghiên cứu
Trước tình hình cấp thiết như vậy thì việc đầu tư xây dựng một hệ thống cấp nước cho huyện Hàm Thuận Bắc là việc làm thật sự cần thiết và rất kịp thời Khi nhà máy hoạt động sẽ cung cấp nước để phục vụ cho sinh họat của người dân và các hoạt động sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của vùng
Thông qua đề tài sẽ góp phần củng cố những kiến thức đã học, phục vụ cho việc học tập và công tác sau này
3 Nhiệm vụ và nội dung luận văn
Tính toán và thiết kế trạm xử lý nước mặt với công suất 15.000m3 ngày.đêm Trạm xử lý nước cấp bao gồm những công trình chính:
Công trình thu
Trạm bơm cấp 1
Trang 8Cụm trộn –lắng-lọc
Bể chứa
Trạm bơm cấp 2
Bể bùn
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Do nhu cầu cấp thiết của người dân về vấn đề nước cấp sinh hoạt mà chất lượng nước sông, hồ không đảm bảo về tiêu chuẩn cấp nước của bộ y tế nên đồ án này tập trung vào các thành phần lý-hóa-sinh có trong nước để đưa ra công nghệ xử lý nước đạt tiêu chuẩn của bộ y tế phục vụ cho người dân
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu tính toán được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, cách tính toán theo các sách do các chuyên gia đầu nghành viết Bên cạnh đó thì có tham khảo một số thông tin trên Internet
4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích
Tiến hành lấy mẫu đảm bảo theo quy trình Dùng cacù phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định và tiêu chuẩn hiện hành để phân tích các thành phần trong nước
4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm xử lý số liệu là: Excel sau đó sẽ dùng Autocad để vẽ
4.5 Phạm vi và giới hạn đề tài
Trang 9Trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhiệm vụ của em là Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận – công suất 15.000m3/ngày.đêm
Thời gian là 12 tuần
Trang 10CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC CẤP
Để cung cấp nước sạch, ta có thể khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (gọi là nước thô) là nước mặt, nước ngầm và nước mưa
Thông thường chất lượng nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật…Còn nguồn nước ngầm thường bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hòa tan
Con người cùng với các hoạt động sinh tồn, phát triển của mình ngày càng trở thành một nhân tố gây ảnh hường lớn đến chất lượng nguồn nước
Theo tính chất của nguồn nước ta có thể phân ra các loại sau:
1.1.1 Nước mặt
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối… Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
▪ Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy
▪ Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (đối với nước trong ao, đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo)
▪ Có hàm lượng chất hữu cơ cao
▪ Có sự hiện diện của nhiều loại tảo, chứa nhiều vi sinh vật
1.1.2 Nước ngầm
Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua
Trang 11▪ Nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granite thường có tính axit và chứa ít chất khoáng
▪ Nước chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao
Đặc trưng chung của nước ngầm là:
▪ Độ đục thấp
▪ Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định
▪ Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
▪ Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu: sắt, mangan, canxi, magiê, flo…
▪ Không có sự hiện diện của vi sinh vật
1.1.3 Nước mưa
Nước mưa có thể được xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết, bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí Khi rơi xuống nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxyt nitơ hay oxyt lưu huỳnh sẽ tạo nên mưa axit
1.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP
1.2.1 Các chỉ tiêu lý học chính
Độ màu (Pt-Co)
Độ màu gây ra bởi các hợp chất hữu cơ, hợp chất keo sắt, nước thải công nghiệp hoặc do sự phát triển của rong tảo Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 Pt – Co Độ màu được xác định theo phương pháp so màu với thang màu Cobalt
Trang 12 Đô đục (NTU)
Độ đục do các vật lạ có trong nước như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật… Nước cấp cho ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước
Hàm lượng cặn không tan (mg/l)
Hàm lượng cặn không tan do cát mịn, các hạt cát, sét, bùn bị dòng nước xói rửa mang theo và các chất hữu cơ nguồn gốc động thực vật mục nát hòa tan trong nước gây ra Hàm lượng cặn dao động theo mùa, mùa khô nhỏ, mùa lũ lớn Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn biệân pháp xử lí đối với các nguồn nước mặt
1.2.2 Các chỉ tiêu hóa học chính
pH: Đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -lg[H+]) Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH pH = 7: nước có tính trung
tính, pH < 7: nước mang tính axit, pH > 7: nước có tính kiềm
Độ cứng (mgCaCO 3 /l): là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và
magiê có trong nước Có 3 loại khái niệm độ cứng: độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion canxi và magiê có trong nước, độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng muối cacbonat và bicacbonat của canxi và magiê có trong nước, độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của canxi và magiê trong nước Nước mềm có độ cứng < 50 mgCaCO3/l, nước trung bình 50 – 150 mgCaCO3/l, nước cứng 150 – 300 mgCaCO3/l, nước rất cứng > 300 mgCaCO3/l
Độ kiềm (mgCaCO 3 /l): độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion
Trang 13biệt độ kiềm riêng phần như: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hydrat Độ kiềm
của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả xử lí nước
Độ Oxy hóa (mg/lO 2 hay KMnO 4 ): là lượng Oxy cần thiết để oxy hóa hết
các hợp chất hữu cơ có trong nước Độ oxy hoá của nguồn nước càng cao, chứng
tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi trùng
Fe: trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dạng Fe2+, kết hợp với các gốc bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi tồn tại dưới dạng keo của axit humic hay keo silic Khi tiếp xúc với oxy hoặc tác nhân oxy hoá, ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+
và kết tủa thành bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ Nước mặt thường chứa Fe3+,
tồn tại dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù
1.2.3 Chỉ tiêu vi trùng
Nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo… trong đó có một số gây bệnh cần được loại bỏ Việc xác định sự có mặt của các loại vi trùng gây bệnh thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian do sự đa dạng về chủng loại Vì vậy trong thực tế, người ta sử dụng Ecoli làm vi khuẩn đặc trưng để xác định mức độ nhiễm vi trùng gây bệnh trong nước Ngoài ra, trong một số trường hợp số lượng vi khuẩn hiếu khí và kị khí cũng được xác định để tham khảo thêm khi đánh giá mức độ nhiễm bẩn nguồn nước
1.2.4 Tính ổn định của nước
Nước không ổn định sẽ gây ăn mòn hoặc lắng cặn đường ống, thiết bị vệ sinh Các nguyên nhân chính:
Oxy hòa tan cao
Tổng rắn hòa tan cao
pH thấp
Trang 14 Độ kiềm thấp
Hình thành cặn do các ion Ca, Mg kết hợp với các ion trong nước làm xuất hiện CaSO4, CaCO3, Mg(OH)2, MgCl2
Quá trình xử lí để giảm đi tính ăn mòn hoặc lắng cặn trước khi đi vào mạng lưới phân phối gọi là ổn định hóa nước
1.3 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP HIỆN HÀNH (xem phần phụ lục B)
Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống 1329/2002/BYT (Drinking water hygience standards)
TCXD 33/2006 Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng để thiết kế các công
trình xử lý nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt
TCVN 5502/2003 Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng (Domestic supply
water – Quality requirements)
Một số phiếu xét nghiệm nước tham khảo
1.4 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ CƠ BẢN
1.4.3 Lí học: Dùng các tia vật lí để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu
âm Điện phân nước biển để khử muối Khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng
Trang 151.5 CÁC QUÁ TRÌNH TRONG XỬ LÝ NƯỚC:
Trong công trình xử lí nước mặt sử dụng chủ yếu là các công trình làm trong nước và khử trùng
1.5.1 Làm trong nước
Khử đục và khử màu của nước, được thực hiêïn trong các bể lắng và bể lọc Trong thực tế để nâng cao hiệu quả làm trong nước, người ta thường cho thêm vào nước chất phản ứng (phèn nhôm, phèn sắt) Khi đó dây chuyền công nghệ xử
lí nước mặt có các công trình như bể trộn và bể phản ứng
1.5.2 Quá trình keo tụ:
Cặn bẩn trong nước thiên nhiên thường là các hạt cát, sét, bùn, vật phù du, sản phẩm phân hủy của các chất hữu cơ… Ngoài các hạt cát lớn có khả năng tự lắng trong nước, còn có một loại cặn bé tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong nước Kích thước các hạt cặn lơ lửng giao động từ vài triệu milimet đến vài milimet Công nghệ xử lý nước như lắng lọc có thể loại bỏ được các cặn có kích thước lớn hơn 10-4 mm Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm không thể tự lắng được Phải dùng biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng, để tạo ra các hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng có trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có thể lắng được
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ là nhiệt độ, thành phần ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng… Hóa chất sử dụng trong quá trình keo tụ:
Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O Thành phần 9 – 17% Al2O3 dạng tinh thể hoặc lỏng, có màu trắng
Trang 16 Phèn sắt FeSO4.7H2O (thường dùng loại phèn này khi cần kết hợp với làm mềm nước) hay Fe2(SO4)3.9H2O Có màu xanh hoặc trắng
Có thể dùng kết hợp cả phèn sắt và phèn nhôm (gọi là kết tủa hỗn hợp) Tỉ lệ hỗn hợp giữa phèn sắt và phèn nhôm tương ứng là 1:1 hoặc 2:1
Hiện nay ở hầu hết các công trình xử lý nước mặt tại Việt Nam thường sử dụng phèn nhôm làm chất keo tụ do tính an toàn trong quá trình xử lý nước và an toàn chất lượng nước sau xử lý cho người sử dụng Mặt khác phèn nhôm là sản phẩm có bán rộng rãi trên thị trường, giá thành rẻ vì vậy làm hạ giá thành nước thương phẩm phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
1.5.3 Quá trình lắng
Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành:
Bể lắng ngang: nước chuyển động theo chiều ngang từ đầu bể đến cuối bể
Bể lắng đứng: nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên
Bể lắng li tâm: nước chuyển động từ trung tâm bể ra phía ngoài
Bể lắng lớp mỏng: gồm 3 kiểu tùy theo hướng chuyển động của lớp nước và cặn: dòng chảy ngang, nghiêng cùng chiều và nghiêng ngược chiều
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng: lắng qua môi trường hạt, nước chuyển động từ dưới lên
1.5.4 Quá trình lọc
Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít
Trang 17việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn
vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời gian (m/h) Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h) Quá trình lọc nước được đặc trưng bởi hai thông số cơ bản là: tốc độ lọc và chu kỳ lọc Công nghệ lọc hiện nay rất phong phú
Phân loại theo áp lực: lọc hở và lọc kín
Phân loại theo vật liệu lọc: lọc cát, lọc nổi, lọc qua lớp vật liệu đặc biệt…
Phân loại theo tốc độ lọc: lọc nhanh và lọc chậm
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc:
Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc
Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng, nồng độ và khả năng dính kết của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý
Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc và độ chênh áp lực dành cho tổn thất của một chu kì lọc
Nhiệt độ và độ nhớt của nước
1.5.5 Khử trùng
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng Sau các quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,…
Trang 181.5.5.1 Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo
Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào Khi Clo tác dụng với nước tạo thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh Khi cho Clo vào nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến
vi sinh vật bị tiêu diệt
Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O HOCl + HCl
Hoặc có thể ở dạng phương trình phân ly:
Cl2 + H2O H+ + OCl- + Cl-
Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)2 + H2O CaO + 2HOCl
2HOCl 2H+ + 2OCl-
1.5.5.2 Dùng ozone để khử trùng
Ozone là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với con người Ơ trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều lần Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm, không gây mùi vị khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phênol
1.5.5.3 Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
Trang 19Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng trong quy mô gia đình
1.5.5.4 Khử trùng bằng tia cực tím (UV)
Tia cực tím là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt trùng rất mạnh Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất, vì thể chúng sẽ bị tiêu diệt Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng Sát trùng bằng tia cực tím không làm thay đổi mùi, vị của nước
1.5.5.5 Khử trùng bằng siêu âm
Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2 trong khoảng thời gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước
1.5.5.6 Khử trùng bằng ion bạc
Ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước Với hàm lượng 2 – 10 ion g/l đã có tác dụng diệt trùng Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là: nếu trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối,…thì ion bạc không phát huy được khả năng diệt trùng
Trang 20CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
2.1 TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN
- Tên dự án: Trạm xử lý nước cấp Huyện Hàm Thuận Bắc, công suất 15.000 m3/ngày.đêm
- Địa điểm xây dựng : Tại sông Quao, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, BT
- Mục tiêu dự án : Phục vụ cho nhu cầu dùng nước của dân cư, du lịch khu, công
nghiệp tại Huyện Hàm Thuận Bắc và khu vực lân cận
- Quy mô xây dựng : Xây dựng nhà máy với công suất 15.000 m3, trên diện tích 2ha
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc
Trang 212.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
2.2.1 Vị trí địa lý : Hàm Thuận Bắc nằm ở vị trí trung tỉnh Bình Thuận, có diện
tích tự nhiên 1282.47 km2, dân số năm 2009 là 166.823 người, là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Tiếp giáp với thành phố Phan Thiết và khu công nghiệp Bình Thuận, có Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của huyện, có Quốc lộ 28, đường An Lâm - Đông Giang nối với các tỉnh Tây Nguyên Có tọa đô# địa lý như sau : 110 12' 40" đến 110 39' 32" vĩ độ bắc và 107 0 50' 00" đến 108010' 58" kinh độ đông Với diện tích tự nhiên 1.282,47 km2 , phía bắc giáp cao nguyên Di Linh, phía nam giáp thành phố Phan Thiết, phía đông giáp huyện Bắc Bình và phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh
Huyện Hàm Thuận Bắc có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm kinh tế, hành chính của tỉnh (Phan Thiết), có khu công nghiệp Bình Thuận, gần trung tâm kinh tế lớn của đất nước (thành phố Hồ Chí Minh), thuộc tam giác phát triển kinh tế miền Đông Nam bộ, gần vùng kinh tế trọng điểm phía nam… nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển và hội nhập với nền kinh tế quốc gia Do đó, huyện dễ dàng nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong cũng như ngoài nước, tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như vấn đề đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương để phát triển kinh tế huyện nhà Tuy nhiên, là một huyện miền núi điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được hoàn chỉnh nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh của của nông sản thực phẩm và các loại hàng hóa khác thấp
Trang 22
2.2.2 Địa hình :
Hàm Thuận Bắc có địa hình tương đối đa dạng Là nơi cuối cùng của dãy Trường Sơn đổ ra biển, nên địa hình có xu hương thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, bao gồm vùng đồi núi phía bắc và tây bắc, vùng bán sơn địa nối tiếp, vùng đồng bằng phù sa ven sông và vùng cồn cát ven biển phía nam và đông nam Có thể chia địa hình thành 3 dạng chính như sau :
- Vùng đồi núi và vùng bán sơn địa phía bắc và tây bắc là các khu vực phía tây đường sắt Bắc Nam bao gồm các xã : Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Minh, Thuận Hòa và 4 xã vùng cao Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ và Thuận Minh
- Vùng đồng bằng phù sa ven sông : bao gồm các xã nằm dọc theo Quốc lộ IA và Quốc lộ 28 Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và đất đai màu mỡ thuộc loại bậc nhất của tỉnh Bình Thuận
- Vùng cồn cát ven biển phía nam và đông nam : Phân bổ phía đông Quốc lộ IA bao gồm các xã : Hàm Đức, Hồng Sơn, Hồng Liêm và Hàm Nhơn
2.2.3 Khí hậu :
Huyện Hàm Thuận Bắc có khí hậu nắng nóng, lượng mưa trong năm thuộc diện thấp so với bình diện quốc gia Cụ thể các chỉ số về khí hậu như sau :
- Nhiệt độ trung bình 26,70C, nhiệt độ cao nhất đạt 400C và thấp nhất là 140C
- Lượng mưa trung bình : 1.300mm, cao nhất 1.500mm và thấp nhất 800mm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Độ ẩm trung bình : 74,03% Số giờ nắng trung bình trong năm : 2.280 giờ (190 ngày), rất thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của các cây trồng, năng suất
Trang 23Khí hậu tương đối phù hợp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp Độ ẩm không cao lắm nên dễ dàng trong việc bảo quản nông sản thực phẩm Tuy nhiên lượng mưa trung bình thuộc loại thấp so với lượng mưa trung bình của cả nước, độ hình dốc ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của đất nên vào mùa khô một số vùng trong huyện bị thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của một bộ phận dân cư
2.2.4 Các nguồn tài nguyên chính :
2.2.4.1 Tài nguyên đất : Kế thừa kết quả điều tra của Chương trình 52.E (1990),
bản đồ đất 1/50.000 (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - 1978), Trạm nông hóa thổ nhưỡng tỉnh Bình Thuận -1992, kết hợp điều tra, chỉnh lý bổ sung và chuyển đổi tên đất sang hệ FAO/UNESCO (Đại học Nông lâm - 1998) đã phân loại và thống kê các nhóm đất của huyện như sau :
* Nhóm đất phù sa : Diện tích 17.940,5 ha chiếm 13,98% diện tích tự nhiên, chủ
yếu là loại phù sa được bồi, phù sa không được bồi, phù sa loang lỗ và phù sa ngòi suối Nhóm đất này phân bổ trên địa hình bằng, sa cấu nhẹ trung bình, độ phì khá cân đối Thích hợp với lúa, hoa màu và cây ăn quả….Hiện trạng sử dụng đất là một trong ba vùng trọng điểm lúa
* Nhóm đất xám : Diện tích 32.588,02 ha chiếm 25,41% diện tích tự nhiên, chủ
yếu là đất xám trên phù sa cổ, xám trên đá granit và đá sa thạch phân bổ chủ yếu ở các vùng đồi gò lượn sóng, sa cấu nhẹ, nghèo dinh dưỡng Khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp ngắn ngày như bông, mía, cây công nghiệp dài ngày như điều, các cây thực phẩm và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đàn gia súc
* Nhóm đất đỏ vàng : Diện tích 58.853,26 ha chiếm 45,89% diện tích tự nhiên,
phân bổ chủ yếu ở địa hình đồi núi với các loại đất : nâu tím trên đá basalt, nâu đỏ trên đá dacide; là các loại đất màu mỡ, tầng đất dày, riêng loại đất đỏ vàng trên đá
Trang 24macma acid (granit), đỏ vàng trên đá Rhyolite có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng Qua những đặc điểm trên cho thấy đất đỏ vàng có tỷ lệ diện tích sử dụng nông nghiệp thấp và phạm vi thích hợp cho cây trồng nông nghiệp hẹp Ở đất ít dốc chủ yếu phù hợp với một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, hoặc các cây trồng cạn hàng năm
* Nhóm đất cát biển : Diện tích 13.241 ha chiếm 10,33% diện tích tự nhiên
Gồm các loại : đất cát đỏ, cát trắng và cát vàng, nghèo dinh dưỡng, độ dốc từ 3 -
150, dễ trôi rửa và di động Trong các loại đất trên thì đất các đỏ là đất có tầng dày Tiềm năng phát triển nông nghiệp của loại đất này không có, chủ yếu là trồng rừng chống cát bay và bảo vệ môi trường
* Nhóm đất dốc tụ : Diện tích 1.603 ha chiếm 1,25% diện tích tự nhiên, phân bổ
rải rác ven các hợp thủy và thung lũng Đất dốc tụ được hình thành sản phẩm của các vùng núi cao lân cận tích tụ xuống các khu vực có địa hình thấp hơn và có thể được pha lẫn với các sản phẩm từ các vùng xa hơn do sông suối mang đến Vì vậy các vùng dốc tụ thường có sự phân biệt rõ ràng thành phần cấu trúc và sa cấu Nhìn chung đất dốc tụ có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dày Do đặc điểm phân bổ nên đất dốc tụ thích hợp cho bố trí trồng lúa nước và cây hàng năm; ở khu vực có mức nước ngầm sâu cũng phù hợp với các cây lâu năm và cây ăn quả
* Nhóm đất khác : Diện tích 4.021,42 ha chiếm 3,14% diện tích tự nhiên, gồm
các loại đất xói mòn trơ sỏi đá, đất màu vàng đỏ trên granit, tổ hợp đất vùng đồi núi, sông hồ ….hầu hết có độ dốc 25%, tầng đất mỏng, độ phì nhiêu thấp Chủ yếu trồng rừng bảo hộ và phát triển vốn rừng
Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Hàm Thuận Bắc khá đa dạng và được phân
Trang 25Có kết cấu nền móng địa chất cứng và ổn định, do đó khi xây dựng các công trình không đòi hỏi chi phí cao
2.2.4.2 Tài nguyên nước :
* Nguồn nước mặt :
Hệ thống sông ngòi của huyện Hàm Thuận Bắc thuộc hệ thống sông Cái Phan Thiết, sông La Ngà , bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh Do địa hình dốc nên đa số sông ngòi của huyện ngắn, dốc và hẹp thường chảy xiết vào màu mưa và khô cạn vào mùa khô Với tổng chiều dài sông ngòi của huyện là 433,42 km, tổng lưu lượng trung bình đạt 289 triệu m3/năm và diện tích lưu vực 1.050 km2 giúp cho tưới tiêu hàng chục ngàn ha gieo trồng lúa nước của huyện
* Nguồn nước ngầm :
Tiềm năng nước ngầm của huyện không lớn nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân ở một số khu vực Bao gồm :
- Các tầng nước dưới cát đỏ là vùng có khả năng và triển vọng lớn nhất trên địa bàn huyện Ở độ sâu từ 50 - 100 m có thể đạt 1- 2 m3/giờ đến 3 -4 m3/giờ tương đương với 50 - 150 m3/giếng/ngày
- Các tầng chứa nước ở các thung lũng sông và tam giác cửa sông có độ giàu nước đạt loại khá sau vùng cát đỏ, song có sự thay đổi tùy thuộc vào thành phần thạch học Triển vọng khai thác mỗi giếng có thể đạt 2 - 30m3 /giờ, chất lượng nước không cao, lượng khoáng chất trong nước thấp, nơi gần cửa sông bị nhiễm mặn, lượng khoáng chất tưng từ 1,5 đến 4,5g/lít
- Các tầng chứa nước trầm tích : Phân bố chủ yếu vùng gò đồi, có cấu tạo chủ yếu là đá Macma xâm nhập, mức độ nức nẻ của đá ít nên khả năng chứa nước kém
Trang 26Triển vọng khai thác của giếng thường nhỏ hơn 0.5m3/giờ, nhưng ở các vị trí gần đứt gãy có thể khai thác đạt 12m3/giờ
Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà
2.2.4.3 Tài nguyên rừng :
Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1993 cho thấy đất lâm nghiệp 94.511 ha chiếm 73,7% tổng quỹ đất của huyện, trong đó đất có rừng tự nhiên : 68.695 ha với diện tích che phủ khá cao 72,7%, tổng trử lượng gỗ các loại 4,4 triệu m3 Đến năm
2000, thống kê đất đai đã xác định lại đất lâm nghiệp : 62.186,6 ha, đạt diện tích che phủ 48,5% trong đó đất có rừng tự nhiên 58.596 ha, đất rừng trồng 3.590,6 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ (3.563,1 ha) và rừng sản xuất (27,5 ha) Tuy nhiên xét về mặt chất lượng thì trạng thái rừng giàu và trung bình chiếm 20,5% diện tích (14.116 ha) và đạt 33,4% trữ lượng gỗ (1.471.000 m3) toàn huyện Tuy nhiên loại rừng này phân bổ trên địa hình cao, độ dốc lớn mà chức năng phòng hộ đầu nguồn phải đặt lên hàng đầu Diện tích rừng nghèo và rừng non phục hồi chiếm đến 79,3% diện tích rừng (54.020ha ) và 66,5% trữ lượng gỗ (2.929 m3) Nhưng loại rừng này phải đến 20 -30 năm sau mới có thể khai thác được Vì vậy phương hướng phát triển lâm nghiệp của huyện Hàm Thuận Bắc trong những năm tới chủ yếu là bảo vệ vốn rừng hiện có để đáp ứng nhu cầu phòng hộ và phát triển vốn rừng qua việc trồng mới rừng
2.2.4.4 Tài nguyên khoáng sản :
Trên địa bàn của huyện có 21 mỏ với tổng diện tích 102 ,81 ha chủ yếu cát thuỷ
Trang 27hiệu như đá saphia, rupi, nhưng trử lượng nhỏ phân tán không có giá trị khai thác công nghiệp
2.2.5 Dân số :
- Toàn huyện Hàm Thuận Bắc có 16 xã trong đó có 1 thị trấn, 4 xã đồng bằng, 7 xã miền núi và 4 xã vùng cao Tổng số dân của huyện có : 166.823 người chiếm 13,7% dân số toàn tỉnh; với 74.366 người nam (chiếm 46,69%) và 75.288 người nữ (chiếm 50,31%), trong đó dân số sống ở thị trấn, thị tứ là 13.597 người chiếm 8,94% và 136.057 người sống ở miền núi và nông thôn chiếm 91,06%
- Mật độ dân số bình quân : 130 người/km2 Cao nhất : 968 người/km2 (xã Hàm Thắng), thấp nhất : 8 người/km2 (xã Đông Tiến)
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.85%
Toàn huyện có 4 cộng đồng dân tộc, bao gồm : Người Kinh có 140.085 người (chiếm 92,76% dân số toàn huyện), các dân tộc khác (người Chăm, người K'ho và người Graylay) có 10.934 người (chiếm 7,24%) Người Kinh phân bổ hầu hết các xã, thị trấn của huyện Song, đa số sống ở các vùng trung tâm dọc quốc lộ, ven trục lộ giao thông, được đầu tư cơ sở hạ tầng đã có nề nếp tiếp cận thị trường, năng động và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất làm ăn Người Chăm sống rải rác tại các xã Hàm Trí, Hàm Phú và thị trấn Ma Lâm, còn người K'ho và Graylay sống chủ yếu tập trung tại các xã vùng cao Thuận Minh, Đông Tiến, Đông Giang và La Dạ Với đặc điểm dân cư phân bổ theo trục lộ, quốc lộ là một ưu điểm , qua quá trình phát triển và hình thành các khu trung tâm dân cư ven quốc lộ, nhưng lại có nhiều hạn chế vì diện tích sử dụng thường nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ, bảo vệ đường điện Do đó muốn mở rộng mặt bằng phát triển các khu vực trung
2.2.6 Nguồn nhân lực :
Trang 28Tổng số lao động : 71.834 người chiếm 48% dân số, chất lượng nguồn lao động
không đồng đều Chủ yếu là lao động nông nghiệp : 54.594 người chiếm 76%, lao
động phi nông nghiệp là 17.240 người chiếm 24% lao động Đặc điểm cơ bản của
nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, chưa qua đào tạo, lao
động có tay nghề cao chiếm một tỷ lệ thấp Trong thời gian tới, công tác đào tạo tay
nghề cần hết sức chú ý để thích nghi với cơ chế thị trường trong thới kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật rất ít, toàn huyện năm 2000 có 2.645 người tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học Bình quân trên 1.000 người
dân có 18 người có trình độ trung học trở lên
2.3 HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC
Hiện tại trên địa bàn chỉ có 1 nhà máy nước công suất 4.360 m3 /ngày
Đã có 6/17 xã thị trấn có hệ thống cấp nước sinh hoạt cung cấp cho khỏang 10.000
hộ dân Các hệ thống cấp nước hiện có trong huyện chủ yếu khai thác từ các giếng
đào, chỉ có hệ thống cấp nước Ma Lâm lấy nước Hồ Sông Quao, khả năng cấp nước
hiện có là rất nhỏ so vơiù nhu cầu của nhân dân Hàm Thuận Bắc (khoảng 10% dân
trong huyện được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung), đặc biệt vào
mùa khô các giếng đào cạn nước thì khả năng phục vụ của các hệ thống này lại
càng giảm Thực tế cho thấy khu vực dự án đang thiếu thốn và rất khó khăn về nước
sinh họat cả về số lượng lẫn chất lượng Do vậy việc đầu tư xây dựng một hệ thống
cấp nước huyện Hàm Thuận Bắc là việc làm thật sự cần thiết
2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trang 29-Theo định hướng phát triển cấp nước đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/11/2009 và tình hình thực tế của khu vực dự án với tính chất đô thị hiện nay và hướng phát triển trong tương lai:
- Nhu cầu sinh hoạt:
Đến năm 2015: Tiêu chuẩn dùng nước là 120l/ngày Tỷ lệ dân số được cấp nước là 80%
Đến năm 2020: Tiêu chuẩn dùng nước là 150l/ngày Tỷ lệ dân số được cấp nước là 100%
- Nhu cầu cho dịch vụ, công cộng và tiểu thủ công nghiệp:
Năm 2010 nhu cầu cấp nước cho dịch vụ, công cộng và tiểu thủ công nghiệp lấy bằng 10% nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Năm 2020 nhu cầu này lấy bằng 15% nhu cầu cấp nước sinh hoạt
- Nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp tập trung:
Năm 2010: Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp là 40m3/ha/ngày Tỷ lệ diện tích các khu công nghiệp được cấp nước lấy bằng 80% tổng diện tích các khu công nghiệp
Năm 2020: Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp là 40m3/ha/ngày Tỷ lệ diện tích các khu công nghiệp được cấp nước lấy bằng 100% tổng diện tích các khu công nghiệp
- Nhu cầu cấp nước tưới cây và tưới đường:
Tiêu chuẩn cấp nước lấy bằng 5% lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt
- Nhu cầu cấp nước cho các khu du lịch:
Năm 2010: Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu du lịch là 30m3/ha/ngày Diện tích được cấp cấp nước chiếm 60% tổng diện tích các khu du lịch
Trang 30 Năm 2020: Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu du lịch là 40m3/ha/ngày Diện tích được cấp cấp nước chiếm 80% tổng diện tích các khu du lịch
- Nước thất thoát rò rỉ:
Khoảng 15% lượng nước cung cấp vào mạng đường ống
- Nhu cầu cho bản thân trạm cấp nước:
Nước nguồn lấy từ hồ, chất lượng nước khá tốt, hàm lượng cặn nhỏ nên thời gian chu kỳ rửa bể lắng - bể lọc dài, lượng nước dùng để xả rửa chiếm ít Nên lấy lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý khoảng 5% tổng sản lượng nước sản xuất
Trang 31CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC, CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NƯỚC NGUỒN
Thị trấn Ma Lâm nằm trong đới khô hạn và bán khô hạn ở nước ta Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện cần thiết về
cơ sở hạ tầng, trong đó có nhu cầu cấp nước với lượng cung cấp đủ lớn và chất lượng tốt Việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước, đề ra biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở đây là hết sức cần thiết và cấp bách cho quy hoạch phát triển trong tương lai
Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường, nước mặt trong vùng được đánh giá là có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hóa thấp, các nguyên tố vi lượng đều nằm trong giới hạn cho phép Đặc điểm thuỷ địa hoá khá phức tạp và đa dạng Nước dưới đất có đủ các loại hình hóa học: bicarbonat, chlorur, sulfat và hỗn hợp, trong đó loại hình nước bicarbonat natri chiếm tới hơn 50% diện tích vùng nghiên cứu, và đặc biệt, có mặt loại hình hoá học nước bicarbonat natri có tổng khoáng hoá >1g/l Trong nước loại hình hóa học này, hàm lượng fluor, CO2 và các hợp chất silic khá lớn
Nước dưới đất trong vùng hầu hết có chất lượng tốt, không những dùng được cho mục đích sinh hoạt mà còn có thể sử dụng rất tốt cho một số mục đích khác như: an dưỡng chữa bệnh, khai thác sođa, chăn nuôi gia súc (bò, dê, ), trồng các loại cây ưa kiềm (nho, điều, thanh long, ), nuôi thuỷ hải sản, nuôi tảo spirulina, Cần có biện pháp bảo vệ các nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do các hoạt động kinh tế - xã hội
Trang 32 Hàm Thuận Bắc nằm gần biển Các sông lớn đều đổ ra biển nên nguồn nước ngầm khu vực gần cửa sông bị nhiễm mặn nặng, nguồn nước mặt dồi dào Chính vì vậy trạm xử lý nước hiện nay sử dụng nước mặt là nguồn nước thô cung cấp cho cấp nước Trên cơ sở đó, nguồn nước lựa chọn cho công trình cấp là nguồn nước mặt
3.1.1 Lựa chọn nguồn nước
Khu vực đất đai trong vùng có địa chất khá phức tạp Qua các khảo sát tầng chứa cho thấy nguồn nước ngầm không dồi dào; mặc khác phần lớn nguồn nước ngầm đã khai thác đều được sử dụng chủ yếu cho khu vực Phan Thiết và bắc Phan Thiết Do vậy nguồn nước ngầm không là giải pháp được lựa chọn
Đối với nước mặt, khu vực này tương đối nhiều sông, suối, hồ… nhưng đa số nhỏ và trữ lượng không lớn Bên cạnh đó, do thời tiết khô hạn nên các sông, suối, hồ… này thường cạn kiệt vào mùa khô Tuy vào mùa mưa thì nguồn nước vẫn dồi dào, nhưng cũng khó có thể cung cấp một lượng nước lớn và ổn định trong thời gian dài
Ngoài ra vẫn có một số hồ như hồ Cà Giang, hồ Sông Quao, và sông Cái với trữ lượng lớn Đặc biệt lưu ý đến hồ Sông Quao (thuộc địa phận xã Hàm Trí), hồ có trữ lượng lên đến 73 triệu m3, chất lượng tương đối ổn định, lại ở khu vực có địa hình khá cao (Code 65m), rất phù hợp cho việc phân phối nước xuống những vùng thấp hơn, tiết kiệm được năng lượng và giảm áp lực bơm
Thêm một lí do nữa, do chế độ cấp nước về vùng hạ lưu theo chế độ gián đoạn 1-2 tuần/lần nên cần dự trữ 1 lượng nước tương ứng để bảo đảm nhà máy được cấp nước liên tục Hiện nay, bên cạnh kênh chính hồ sông Quao (vị trí dự định đặt
Trang 33nhà máy) đã có hồ dự trữ Đây là hồ nhân tạo trước đây được nạo vét để lấy đất xây đập nước hồ Sông Quao và các công trình thủy lợi
Với những điều kiện thuận lợi kể trên, hồ Sông Quao là nguồn nuớc mặt rất thích hợp để khai thác trong tương lai
3.1.2 Thành phần tính chất nước nguồn
Yếu tố quan trọng cần tập trung nhiều đối với nước hồ Sông Quao là độ đục và cặn hữu cơ Sau đây là số liệu thu thập được trong 6 tháng gần đây:
Bảng 3.1: Kết quả xét nghiệm mẫu nước nguồn
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị giới hạn Tiêu chuẩn
Độ kiềm tổng - (mg/lCaCO3) 32
-Chất rắn tổng cộng - (mg/l) 98 1000 TCVN 4560-88
(Nguồn : Công ty đầu tư và xây dựng cấp thoát nước WASECO)
Trang 343.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.2.1 Công suất trạm xử lý
3.2.1.1 Lưu lượng nước tính toán cho khu dân cư
Tổng số dân huyện Hàm Thuận Bắc là 166.823 người (Nguồn : Niêm giám thống kê huyện Hàm Thuận Bắc năm 2009) Trong đó có khoảng 10.000 đã được cấp nước sạch và 31.000 người không nằm trong dự án cấp nước
Số dân dự kiến cấp nước là:
+ a : Tốc độ tăng trưởng dân số: 1,373% năm
+ n : Số năm tính toán : 5 năm
Dựa vào các yếu tố trên và áp dụng tiêu chuẩn dùng nước TCVN 33-06 như sau:
+ Cấp nước cho 80% số dân trong xã có nước sạch
+ Tiêu chuẩn dùng nước từ nay đến năm 2010 là qtc 80lít/người/ngày
(Tiêu chí trên cũng phù hợp với Quyết định số 969/QĐ.CT.UBT về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2010)
Lưu lượng trung bình ngày:
1000
%80
,
tc n tb
sh
q P
(m3/ngày)
Trang 35Trong đó :
+ qtc: tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người là 80l/người.ngày
+ N = Dân số tính toán
+ Kngày, max : hệ số không điều hoà ngày lớn nhất
Chọn Kngày, max = 1,2
Qsh,max = 8483x 1,2 = 10179 (m3/ngày)
Lưu lượng nước dùng cho các mục đích công cộng (Qcc)
Qcc = 10% Qsh,max = 0,1 x 10179= 1018 (m3/ngày)
Lượng nước rò rỉ, thất thoát (Qrò)
Qrò = 20% (Qsh,max + Qcc) = 0,2 x (10179+ 1018) = 2239 ( m3/ngày)
Lượng nước cho bản thân nhà máy (Qxl)
Qnm = 10% (Qsh,max + Qcc + Qrò) = 0,1x(10179+1018+2239)= 1344 (m3/ngày)
Vậy tổng lượng nước sinh hoạt cần cho khu vực là :
Q = Qsh,max +Qcc + Qrò + Qnm = 10179+1018 + 2239+ 1344= 14780 (m3/ngày) Chọn:
Trang 363.2.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý:
3.2.2.1 Nhà máy nước BOO Tân Tiến, công suất 15.000 m3/ngđ tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
Bảng 3.2 Kết quả xét nghiệm mẫu nước hồ Núi Đất
(Nguồn : Nhà máy nước BOO Tân Tiến)
Clo hĩa sơ bộ Phèn nhơm
Khử trùng bằng Clo
cấp I
Bể trộn Thủy lực
Bể phản ứng vách ngăn
Bể lắng lamella
Bể lọc nhanh
2 lớp vật liệu lọc
Bể chứa nước sạch
Trang 37Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước cấp BOO Tân Tiến
3.2.2.2 Trạm xử lý nước cấp La Ngà – Định Quán – Đồng Nai – công suất 12.000m3/ngày đêm
Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm mẫu nước sông Đồng Nai
NO2
NTU
Co mg/l mg/l mg/l O2mg/l
7,03
11
20 0,6
20 1,6 0,003
6,0 – 8,5 1,5
5 0,3
10 2,0 0,1
(Nguồn : Công ty tư vấn cấp thoát nước số 2- WASE)
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ c nước cấp La Ngà – huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai
Công trình thu
Trạm bơm cấp 1 Bể trộn
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng
Mạng lưới cấp nước
Bể lọc nhanh
Trạm bơm cấp 2 Đài nước
Trang 383.2.2.3 Trạm xử lý nước cấp Cà Giang - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận - công suất 15.000m3/ngày
Bảng 3.4: Kết quả xét nghiệm mẫu nước thô tại hồ Cà Giang (ngày 12/7/2004)
Sắt tổng cộng
Chất rắn lơ lửng
Chất hữu cơ KMnO4
Cl
-NTU
Co mg/l mg/l mg/l O2
mg/l
7,06
84
20 1,44
62 6,1
20
6,0 – 8,5 1,5
5 0,3
10 2,0
300
(Nguồn: Công ty đầu tư và xây dựng cấp thóat nước – WASECO)
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước cấp Cà Giang- thành phố Phan Thiết-
-Bể chứa Bể lọc nhanh Aquazur 1 lớp vật liệu lọc
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng
Trạm bơm II
Trang 393.2.2.4 Trạm xử lý nước cấp nước Thiện Tân giai đoạn 1 – công suất 100.000m3/ngàyđêm
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm mẫu nước thô sông Đồng Nai – hồ Trị An
NTU
Co mg/l O2
5 2,0
(Nguồn : Công ty đầu tư và xây dựng cấp thóat nước – WASECO )
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước cấp Thiện Tân giai đoạn 1
Công trình thu và
Trạïm bơm cấp 1
thu nước bề
Bể phản ứng cơ khí Bể trộn cơ khí
Mạng lưới
Trang 403.2.2.5 Nhà máy nước Thủ Đức công suất 800.000m3/ngàyđêm
Bảng 3.6 Kết quả xét nghiệm mẫu nước thô nhà máy nước Thủ Đức
pH Tổng độ kiềm Tổng độ cứng Tổng sắt Tổng rắn Chất rắn hòa tan
Silica NTU
mgCaCO3/l mgCaCO3/l mg/l mg/l mg/l
7 – 100
30 – 60 6,5 – 7,6
10 – 25
7 – 25 Dạng vết
50 – 70
30 – 80
(Nguồn : Nhà máy nước Thủ Đức)
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ Nhà máy nước Thủ Đức
Trạïm bơm cấp 1 Hóa An
Bể chứa Lọc cát nhanh Bể lắng ngang
Bể phản ứng cơ khíBể trộn cơ khí
Trạm bơm 2
Mạng lưới