Quy định tải trọng:Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị trạm, truyền dẫn, nguồn điện và accu... Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần điện nội thất trong
Trang 1BẢO DƯỠNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRẠM
THU PHÁT GỐC (BTS)-CẤP ĐỘ 2
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Trang 2Chương trình đào tạo trọng điểm “Bảo dưỡng và khắc phục sự cố trạm thu phát gốc (BTS)” cấp đô 2, cấp độ tiếp theo và nâng cao của cấp độ 1, cung cấp cho cán bộ
kỹ thuật của các VNPT tỉnh các kiến thức và kỹ năng để
có thể thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của các trạm BTS
MỤC ĐÍCH
Trang 3Sau khóa học, học viên có thể:
Mô tả được quy trình bảo dưỡng các thiết bị trên trạm BTS hiện đang được sử dụng trên mạng thông tin di động của VNP
trình của VNPT
Nêu được cấu trúc phần cứng, phần mềm và hoạt động của thiết bị BTS
MỤC ĐÍCH
Trang 4Các cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác hệ thống mạng viễn thông của các VNPT tỉnh, thành sẽ được giao quản lý, bảo dưỡng và ứng cứu trạm BTS Cụ thể gồm:
Các cán bộ kỹ thuật đang vận hành khai thác mạng
tại các đơn vị
Các cán bộ, công nhân kỹ thuật đang phối hợp với
VNP quản lý, khai thác, bảo dưỡng các trạm BTS tại đơn vị
ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC
Trang 6THỰC HÀNH (03 ngày):
Bài 1: Tham quan trạm BTS mẫu trong phòng LAB
Bài 2: Lắp đặt trạm BTS
Bài 3: Bảo dưỡng trạm BTS
Bài 4: Thực hành một số bài đo kiểm tra thiết bị
NỘI DUNG KHÓA HỌC
Trang 7Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn, Vinaphone 2 đã trang bị cho khóa học điều kiện thực hành đầy đủ, bao gồm:
Trạm BTS trong phòng Lab với đầy đủ thành phần
cho học viên thực hành lắp đặt, đo kiểm, bảo dưỡng
Các trang thiết bị đo phục vụ thực hành đo kiểm
BTS
ĐIỀU KIỆN THỰC HÀNH
Trang 8QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Trang 9 Giúp học viên nắm được các quy định về chuẩn hóa nhà trạm của Tập đoàn.
Giúp học viên nắm được quy trình lắp đặt BTS đang được áp dụng tại Công ty Vinaphone
MỤC ĐÍCH
Trang 101 QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
2 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS
Chuẩn bị lắp đặt
Quy trình lắp đặt các thành phần chính của nhà trạm
BTS
Các mục kiểm tra sau lắp đặt
NỘI DUNG BÀI HỌC
Trang 11QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
Yêu cầu chung:
Tất cả các trạm được thiết kế và xây dựng theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật Tuổi thọ vỏ trạm thiết kế trên 15 năm
Diện tích của trạm đảm bảo xây dựng công trình trạm BTS/NodeB bao gồm : vỏ trạm, cột anten, diện tích đi lại nội bộ, diện tích làm các công trình ngầm (hệ thống tiếp đất, cống cáp)
Trạm nằm ở vị trí thuận lợi ra vào, không nằm ở những khu vực có nguy cơ bị thiên tai cao, cháy nổ, bị ảnh hưởng hoá chất độc hại
Trạm BTS/NodeB phải có biển hiệu ghi đầy đủ các thông tin: Đơn vị sở hữu/Đơn vị khai thác quản lý/Tên trạm/Năm đưa vào khai thác
Trang 12QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA
Trang 13QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA (tiếp)
10 Cầu cáp phòng máy
11 Điện nội thất, chiếu sáng
12 Điều hòa, thông gió
13 Phòng cháy chữa cháy
14 An ninh đài trạm
15 Tem nhãn
16 Hồ sơ quản lý trạm
Trang 14Diện tích nhà trạm:
Diện tích nhà trạm bao gồm mặt bằng chứa thiết bị
(BTS/NodeB, truyền dẫn…), thiết bị nguồn
Nhà trạm có thể lắp đặt chung các tủ BTS, tủ nguồn
DC, giá accu hoặc tách riêng phòng accu tùy theo điều kiện cụ thể
Diện tích nhà trạm được xác định theo yêu cầu số lượng
tủ BTS, NodeB, hệ thống truyền dẫn, tủ nguồn DC, tủ accu với cấu hình tối đa của các hãng sản xuất
1 NHÀ TRẠM
Trang 15Yêu cầu diện tích nhà trạm:
1 NHÀ TRẠM
Trang 16Quy định tải trọng:
Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị
trạm, truyền dẫn, nguồn điện và accu Cụ thể áp lực lên mặt sàn như sau:
Phần sàn lắp đặt thiết bị: ≥ 600 kg/m2
Phần sàn lắp đặt accu, nguồn điện: ≥ 1.200 kg/m2
1 NHÀ TRẠM
Trang 17Môi trường phòng thiết bị:
Nhiệt độ trong phòng ≤ 25oC vào mùa đông, ≤ 27oC
vào mùa hè
Độ ẩm tương đối ≤ 80%
Nền, tường, trần nhà đảm bảo kín, khó bắt bụi, không
thấm nước
Hạn chế bức xạ mặt trời lọt vào trong phòng máy
Phòng máy đảm bảo kín đáo và kết cấu thích hợp để
bảo vệ khỏi sự đột nhập, phát triển của các loại mối mọt, côn trùng, loài gặm nhấm
Vật liệu làm nội, ngoại thất trạm phải sử dụng loại khó
bắt cháy
1 NHÀ TRẠM
Trang 18 Diện tích phòng trạm đảm bảo yêu cầu lắp đặt các
thiết bị BTS, nguồn cung cấp, thiết bị hỗ trợ như đã qui định trong mục diện tích phòng máy
Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần
điện nội thất trong vỏ trạm, hệ thống cảnh báo ngoài, điều hòa không khí và quạt thông gió khẩn cấp, bộ chuyển đổi tự động và giám sát điều hòa; Bảng đồng tiếp đất chính và bảng đồng tiếp đất phía ngoài vỏ trạm dưới lỗ nhập feeder; Bộ vào cáp có thể tương thích với các loại cáp đồng trục 7/8” và 1/2”,
Lắp đặt dễ dàng
2 VỎ TRẠM CHẾ TẠO SẴN (SHELTER)
Trang 19 Khi trạm có trang bị máy phát điện dự phòng cố định phải có phòng đặt máy nổ riêng Diện tích tùy thuộc vào từng loại công suất máy nổ, có cửa sổ thoát khí, đối lưu tốt và được bảo vệ chắc chắn, an toàn, chống cháy nổ Phòng máy phát điện xây mới phải có tường bao kiên cố.
Diện tích phòng máy phát điện tại trạm nút truyền dẫn: 3m x 3m, các loại trạm còn lại: 2,5m x 2,5m
Máy phát điện loại dùng ngoài trời có thể không cần các kết cấu che chắn, tuy nhiên phải lắp đặt mái che mưa cho máy phát điện và người vận hành
3 PHÒNG MÁY PHÁT ĐIỆN
Trang 20 Trong trường hợp cụ thể có thể tách phòng accu riêng, nhưng chiều dài cáp nguồn từ accu tới thiết bị (BTS/NodeB,…) ≤ 30m.
Nhiệt độ phòng accu ≤ 27oC, độ ẩm 0-70% Đối với loại accu nước cần có hệ thống thông khí phù hợp
Phòng accu được quy định như sau:
Diện tích từ 4-8 m2: tùy theo loại, cấu hình lắp đặt accu
Đối với phòng xây mới, tải trọng sàn là 1.000kg/m2 Đối với phòng cải tạo phải có tải trọng sàn phù hợp với loại và cấu hình lắp đặt accu
Có quạt thông gió và lưới chống chuột, bọ hoặc điều hòa nhiệt độ tùy theo yêu cầu của loại acquy cụ thể
4 PHÒNG ACCU
Trang 21 Bộ khuyếch đại thu phát
Sàn thao tác (chỉ áp dụng đối với cột cao >45m)
Người làm việc trên cột
Tải trọng bản thân cột
Áp lực gió cực đại (tính theo vùng gió cụ thể)
Cáp lắp đặt trên cột
Hệ thống thang, gá lắp cáp
Trang 226 CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER
Hệ thống cầu cáp nhằm mục đích dẫn các cáp thông
tin từ phòng máy tới cột anten hoặc anten trên cột:
Kết cấu vững chắc Sản xuất bằng thép hình có tiết
diện phù hợp cho từng vị trí, được cố định chắc chắn vào tường, cột anten , sàn cột anten bằng giá đỡ, ke
đỡ, bu lông
Nếu cầu cáp dài hơn 10m phải có thanh chống cầu cáp
Hệ thống cầu cáp phải được tiếp đất, tại các điểm nối
của cầu cáp phải có dây đấu nhảy hoặc hàn cố định
Trang 236 CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER (tiếp)
Cầu cáp phải lắp đặt thấp hơn 100mm so với mép dưới
của lỗ feeder vào phòng máy;
Đủ chiều rộng (300 ~ 500 mm) và các điểm cố định cáp
thông tin;
Chịu mưa nắng, ăn mòn hóa học: mạ nhúng hoặc sơn
chống gỉ, sau đó sơn màu 2~3 lượt
Có đủ vị trí để uốn cong feeder đảm bảo độ cong ≥
25cm, đảm bảo trước khi vào phòng máy feeder phải được uốn cong về phía dưới để nước mưa không chảy vào phòng
Giữa các đoạn của cầu cáp phải tiếp xúc tốt về điện với
nhau, và toàn bộ cầu cáp phải được tiếp đất
Trang 24 Tiếp đất công tác cho hệ thống vô tuyến được nối với:
Cực dương của nguồn cung cấp một chiều;
Cực đấu đất của anten, vỏ feeder;
Điểm nối đất của thiết bị bảo vệ cáp đồng trục;
Tiếp đất bảo vệ phải được nối tới khung giá máy của thiết bị điện, thiết bị hỗ trợ, cầu cáp trong phòng máy.
Tiếp đất chống sét: nối cột anten và thiết bị anten, feeder, vỏ cáp đi từ bên ngoài vào nhà trạm, máng cáp, các điện cực thu sét, các bộ phận kim loại của nhà trạm với hệ thống tiếp đất
để đề phòng sét đánh trực tiếp vào anten, nhà trạm.
Trang 257 TIẾP ĐẤT (tiếp)
Điện trở tiếp đất:
Điện trở tiếp đất công tác trạm BTS/NodeB phải có giá trị: ≤ 4Ω
Điện trở bảo vệ trạm BTS/NodeB phải có giá trị ≤ 4 Ω
Điện trở tiếp đất xung cho cột anten và vỏ trạm phụ thuộc vào điện trở suất đất khu vực xây lắp trạm và áp dụng theo bảng sau:
Trang 26cả chức năng tiếp đất công tác, bảo vệ trạm và tiếp đất chống sét.
Nếu cột anten cách nhà trạm một khoảng ≥ 15m: dùng 2 hệ thống tiếp đất độc lập như sau:
Hệ thống tiếp đất cho nhà trạm thực hiện chức năng tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ cho thiết bị và chống sét cho nhà trạm;
Hệ thống tiếp đất chống sét cho cột anten
Khi dùng chung một hệ thống tiếp đất thì điện trở tiếp đất chung phải ≤ 4Ω.
Trang 278 CHỐNG SÉT
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp:
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin được dùng để bảo vệ trạm BTS/NodeB bao gồm các thành phần sau:
Điện cực thu sét
Dây thoát sét (dây dẫn sét)
Hệ thống điện cực tiếp đất
Trang 288 CHỐNG SÉT (tiếp)
Hệ thống chống sét lan truyền qua dây dẫn kim loại:
Chống sét lan truyền từ bên ngoài đi vào nhà trạm:
Lan truyền từ đường dây thông tin
Lan truyền từ đường dây điện
Chống sét lan truyền và cảm ứng điện từ bên trong nhà trạm
Thực hiện liên kết đẳng thế tại ranh giới giữa các vùng chống sét (LPZ) đối với các thành phần và hệ thống kim loại (các đường ống dẫn kim loại, các khung giá cáp, khung giá thiết bị)
Thực hiện các biện pháp che chắn điện từ
Lắp đặt các thiết bị chống sét tại giao diện dây - máy
Trang 298 CHỐNG SÉT (tiếp)
Chống sét cho nhà trạm:
Nếu nhà trạm không nằm trong phạm vi vùng bảo vệ của kim thu sét trên cột anten thì phải có biện pháp chống sét cho vỏ trạm theo yêu cầu chống sét đánh trực tiếp điện cực frankling
Nối đất vỏ các tủ thiết bị và các bộ phận kim loại trong nhà trạm tới tổ tiếp đất bảo vệ hoặc tổ đấu đất chung của trạm
Tiếp đất vỏ cáp hoặc lắp thiết bị chống sét cho các dây cáp dẫn nguồn và tín hiệu trước khi nhập trạm
Trang 30 Thiết bị chống sét cho feeder được lắp đặt tại vị trí trước dây nhẩy đấu vào thiết bị vô tuyến, chống sét cho cáp đồng trục 75Ω lắp tại giá phối tuyến (DF).
Nối đất thiết bị chống sét feeder tới bảng đấu đất ngoài bằng dây đồng M35 bọc PVC
Trang 318 CHỐNG SÉT (tiếp)
Chống sét cho đường dây tín hiệu
Chống sét nguồn điện AC
Chống sét cáp nguồn DC và các thiết bị RF lắp đặt ngoài trời
Trang 32 Điện áp giữa dây trung tính với đất nhỏ hơn 5V.
Công suất nguồn phải đảm bảo cung cấp đủ cho toàn
bộ thiết bị trong trạm BTS
Phải có thiết bị cắt lọc sét
Phải tách biệt hệ thống cung cấp nguồn AC cho thiết bị viễn thông và nguồn cho ánh sáng, điều hòa…
Trang 339 NGUỒN ĐIỆN (tiếp)
Hệ thống cung cấp nguồn điện AC bao gồm:
Tủ phân phối điện AC
Phụ tải
Thiết bị bảo vệ (MCB, khởi động từ )
Thiết bị chuyển đổi điện
Dây, cáp điện
Thiết bị ổn áp
Trang 34ĐẤU ĐIỆN AC CHO TRẠM BTS
Phòng máy nổ
Dao đảo
Máy nổ
Phòng máy BTS
Tủ nắn DC
Chống sét AC Điện lưới
Trường hợp chống sét AC đặt ở phòng máy
Trang 35Phòng máy nổ
Dao đảo
Máy nổ
Phòng máy BTS
Tủ nắn DC Điện lưới
Trang 369 NGUỒN ĐIỆN (tiếp)
Trang 379 NGUỒN ĐIỆN (tiếp)
Nguồn điện máy phát điện dự phòng:
Phải có máy nổ dự phòng cung cấp nguồn điện cho trạm BTS/NodeB trong trường hợp xảy ra sự cố điện lưới vượt quá thời gian backup của nguồn accu trạm
Công suất, điện áp, pha, tần số của máy nổ dự phòng phải phù hợp với yêu cầu cụ thể của trạm
Điện áp 220 V AC, 50 Hz
Máy nổ dự phòng cho các trạm gồm 2 loại:
Máy phát điện xoay chiều cố định riêng cho từng trạm,
Máy phát điện xoay chiều di động cho một cụm trạm
Trang 38 Đảm bảo khoảng cách giữa cáp tín hiệu và cáp nguồn tối thiểu 10cm
Tất cả cầu cáp phải được tiếp đất, các điểm nối giữa hai cầu cáp phải có dây đấu nhảy tiếp đất
Các cáp phải có nhãn mác rõ ràng
Trang 3911 ĐIỆN NỘI THẤT, CHIẾU SÁNG
Ổ cắm điện phòng máy:
Phòng máy phải có ít nhất 4 ổ cắm 10~15A loại 3 chấu
có đường dẫn đất bảo vệ (PE), trong đó có 02 ổ cắm công nghiệp
Công tắc, ổ cắm bố trí tại nơi dễ sử dụng
Trang 4012 ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ
Điều hòa:
Lắp đặt 02 máy lạnh với công suất lạnh từ 9000 BTU tới
18000 BTU tùy theo diện tích và số lượng thiết bị BTS
Chế độ điều khiển nhiệt độ đặt ở mức tốt nhất để đảm bảo nhiệt độ trong phòng máy luôn ở mức 25 - 280C
Vị trí lắp đặt máy lạnh tốt nhất đối diện với tủ thiết bị
Máy lạnh được lắp đặt ở vị trí toả đều không khí lạnh khắp phòng nhưng không thổi trực tiếp vào thiết bị gây đọng sương trên vỏ thiết bị
Phía dưới khối lạnh phải có máng hứng nước và đường thoát nước tốt
Mỗi máy lạnh phải có một MCB cấp nguồn riêng Các máy lạnh phải được dán nhãn tương ứng với nhãn của MCB
Trang 4112 ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ
Quạt thông gió làm mát khẩn cấp DC:
Quạt làm mát bằng gió khẩn cấp sử dụng nguồn DC dự phòng (quạt thông gió DC) của trạm
Hệ thống bao gồm 2 cụm : 1 cụm hút và một cụm thổi Cụm thổi được lắp cách trần khoảng 20 cm để đẩy không khí nóng ra ngoài, cụm hút lắp cách sàn khoảng 20 cm
để hút không khí từ ngoài vào
Nên dùng quạt chạy nguồn DC cùng điện áp với hệ thống accu trạm, công suất 20~40W
Quạt vận hành như sau:
Quạt hoạt động khi: nhiệt độ phòng tăng ≥ 340C
Quạt dừng hoạt động khi nhiệt độ phòng giảm ≤ 320C
Phải có thêm công tắc bật tắt hệ thống quạt bằng tay
Trang 4213 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
tự động đến ít nhất 2 thuê bao điện thoại cài sẵn
Trạm cần tối thiểu 01 đầu báo nhiệt và 01 đầu báo khói
Thiết lập hệ thống thông tin báo cháy tới OMC và tới người có trách nhiệm tại khu vực gần trạm nhất
Trang 4313 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Phương tiện chữa cháy tại chỗ:
Tại mỗi nhà trạm phải có 02~04 bình chữa cháy loại khí CO2, tại phòng máy phát điện phải có ít nhất 02 bình bọt hoặc bột hệ MFZ Bình chữa cháy loại 4kg hoặc lớn hơn
Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ tại vị trí thoáng mát, dễ nhìn, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng
Phải lắp bảng tiêu lệnh, nội qui phòng chữa cháy tại phía trước phòng máy hoặc vị trí thích hợp, dễ thấy
Các cầu dao đóng ngắt điện trạm phải được thiết kế tại
vị trí thích hợp để đóng mở khi có cháy
Trang 44 Hệ thống cảnh báo đột nhập phải có nguồn điện backup riêng, thời gian duy trì lớn hơn 02 ngày sau khi mất điện.
Nên lắp đèn bảo vệ trước cửa trạm và khu vực cột anten
Trang 45 Nhãn của dây jumper cùng qui luật với nhãn feeder.
Nhãn của feeder phải thể hiện được sector và anten theo nguyên tắc SEC##ANT##
Tất cả các BTS phải được dán nhãn : BTS ####
Tất cả các CB của tủ nguồn đều phải được dán nhãn theo nguyên tắc BTS##CAB##
Phía ngoài trạm phải có biển ghi đầy đủ tên đơn vị quản
lý, công ty di động, số hiệu tên trạm và địa chỉ nơi đặt trạm
Trang 4616 HỒ SƠ QUẢN LÝ TRẠM
Tại trạm BTS/NodeB phải có và lưu giữ thường xuyên các tài liệu sau đây:
Hồ sơ hoàn công lắp đặt trạm
Sơ đồ, cấu hình đường truyền dẫn từ BTS về BSC
Sơ đồ phân phối hệ thống điện AC, DC, accu, máy nổ
Sổ ghi chép và hướng dẫn xử lý các sự cố thông thường như : nguồn AC/DC, cảnh báo, điều hoà, điều khiển thiết bị hỗ trợ;
Qui định phân quyền truy nhập xử lý thiết bị hạ tầng cơ
sở trạm
Trang 47NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1 QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
Trang 49CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
Trang 50HỆ THỐNG CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT
Trang 51BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG PHÒNG MÁY
Nguyên tắc bố trí các thiết bị trong phòng máy phải tuân theo bản vẽ đã khảo sát Ví dụ :