* Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm - Nội dung: Câu truyện kể về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng thành, thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn n
Trang 1BỘ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT – THEO CẤU TRÚC MỚI
DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH PHẦN I DẠNG ĐỀ PHẦN VIẾT VĂN MỘT CÂU HỎI
ĐỀ 1.
PHẦN I ĐỌC HIỂU.
Đọc đoạn trích sau:
THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU
Người lên ngựa kẻ chia bào,Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr 142-143)(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính
của đoạn trích trên?
Câu 2 Tìm trong đoạn trích câu thơ có sử dụng điển cố?
Câu 3 Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.
Câu 4 Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”.
Nêu tác dụng
Câu 5 Cảm nhận về hai câu thơ:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôiNửa in gối chiếc nửa soi dặm trường"
PHẦN II VIẾT
Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” của tác giả Nhất Băng.
CÚC ÁO CỦA MẸ
(Nhất Băng (Trung Quốc)
Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Contrông đây là cái gì?” Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phụcnhư cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt
Trang 2quần áo “thịnh hành” trong học sinh Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần Cậu muốnđến lớp, ra oai với các bạn Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, váchằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt củacác bạn đều trố lên Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày
lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế
Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ Trong giờgiải lao, các bạn đều vây quanh cậu Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo củabạn không giống của chúng mình nhỉ?”
Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo củangười khác, hai dãy thẳng đứng Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếpthành hình chữ “vê” (V)
Các bạn bỗng đều cười òa lên Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu
là một miếng vải cũ màu vàng Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủmay áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áođành phải đính sang bên cạnh Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéoléo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V)
Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt tronglòng cậu Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình Mẹ cậu lao đếntrước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống Cậu liếc nhìn, thấynước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…( ) Từ hôm ấy trở
đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đimãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa.Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộcủa mẹ nhiều lần
Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy
Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêuong ong hỗn loạn Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) Bêntrong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áocủa người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụptrước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ
Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trườngđều trầm ngâm suy nghĩ mãi Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cảnhững người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”
(Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)
Trang 3HƯỚNG DẪN PHẦN I ĐỌC HIỂU
1 - Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Lục bát
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2 - Câu thơ có sử dụng điển cố: “Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”
3 * Giá trị nội dung đoạn trích
- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (ThúyKiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều
- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giảvới niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người
4 - Câu thơ "Người lên ngựa kẻ chia bào" sử dụng phép tu từ đối (tiểu đối)
- Tác dụng:
+Làm cho câu thơ cân xứng, nhịp nhàng
+ Góp phân thể hiện tâm trạng bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra haiphía của không gian Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn Thúc Sinh đành phảilên ngựa Và Thúy Kiều đành buông vạt áo của chàng ra
5 - Hai câu thơ cuối đoạn trích là hai câu thơ tuyệt bút Nguyễn Du đã lấyngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả tâm cảnh Thuý Kiều Có phải Kiều vàThúc Sinh hai người như một vầng trăng tròn bị cắt bị "xẻ" làm hai nửa?Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán Chữ "ai" trong câu thơ "Vầng trăng ai xẻlàm đôi" như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận Ai đãđang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm ấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộcnàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích
"muôn dặm một mình xa xôi?"
- Cuộc chia tay không thể tránh khỏi Kiều như dự cảm một cuộc chia tayvĩnh biệt đã bắt đầu Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tìnhduyên Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa Tràn ngập
cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm ThúcSinh với chuyến đi này sẽ phải "đối diện" với người vợ cả "Ở ăn thì nếtcũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".Kiều phấp phổng lo âucàng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâusắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều
PHẦN II VIẾT Viết một bài văn phân tích truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” của tác giả Nhất
Trang 4a Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích tác phẩm truyện
Mở bài nêu được nêu tên của truyện, tên tác giả; giới thiệu được chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật; thân bài nêu và phân tích được chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật; kết bài nêu được ý nghĩa của chủ đề và thông điệp mà em rút ra sau khi đọc xong truyện
b Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)
a Mở bài
* Khái quát tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm
Nhất Băng là nhà văn chuyên nghiệp người Trung Quốc, tên khai sinh là Lỗ NghĩaBân Ông là hội viên của Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, ông đã được trao nhiều giảithưởng quốc gia về truyện cực ngắn Ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho nềnvăn học với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tráitim độc giả Một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất trong sựnghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Cúc áo của mẹ” Tác phẩm là một điểm nhấnnổi bật trong bộ sưu tập các tác phẩm về người mẹ của nền văn học nói chung Tìnhmẫu tử thiêng liêng đã trải dài và thấm đượm tgrong từng câu văn của ông, từ đócâu truyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà đặc biệt làcảm xúc tiếc nuối, day dứt và băn khoăn khó tả
b Thân bài
* Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm
- Nội dung: Câu truyện kể về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng thành,
thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn nhớ về một lầnlầm lỗi với mẹ Anh đã nhận ra một điều rằng mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh
và dành cả đời tần tảo vì con, thế nhưng anh lại không hề nhận ra điều đó và làm
mẹ buồn lòng Cho đến khi mẹ qua đời thì anh mới nhận ra và cảm thấy vô cùnghối hận, buồn bã vì đã làm phiền lòng mẹ trong quá khứ
.- Nêu chủ đề:
+ Chủ đề của tác phẩm đều xoay quanh tình mẫu tử thiêng liêng, khi người mẹ hếtlòng vì con cái, làm việc chăm chỉ đến kiệt sức vì biết bản thân mình không thểđem đến cho con cái cuộc sống an nhàn, hạnh phúc
+ Qua câu chuyện, tác giả đã thành công trong việc khắc họa sự hy sinh và tình yêu
vô điều kiện của mẹ dành cho con Tác phẩm nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, chúng ta không nên để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với
Trang 5những người thân yêu đời
* Nêu và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện
- Tác phẩm sử dụng cốt truyện đơn giản nhưng gợi lên được nhiều cảm xúc trong
vật người con hoặc người mẹ)
+Hình ảnh của người mẹ rất mực yêu thương, chăm lo cho con; muốn dành cho connhững điều tốt đẹp nhất (bằng chứng)
+ Hình ảnh của đứa con:
Lúc đầu: nông nổi, đòi hỏi, chưa biết cảm thông…(bằng chứng)
Sau đó: nhận ra sai lầm, hỗi hận muộn màng, day dứt cả cuộc đời (bằng chứng)
- Chi tiết tiêu biểu trong truyện.
+ Hình ảnh chiếc áo có hàng cúc áo “kì lạ” xuất hiện ở phần đầu tác phẩm cho thấy
sự khéo léo của người mẹ nghèo khó nhưng rất mực yêu thương, chăm lo cho con.Người con chỉ vì nhất thời nông nổi của tuổi trẻ mà làm mẹ đau lòng dẫn đến sự ra
đi mãi mãi Khi người con nhận ra sai lầm, cậu muốn nói một lời xin lỗi nhưng cơhội đã không còn
+Và chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” trở lại ở cuối tác phẩm, trong triển lãm thời trang càng làm cho nhân vật người con thêm ân hận, day dứt Giờ đây sống giữa vật chất đủ đầy, có tôn tạo phần mộ của mẹ đẹp bao nhiêu nữa thì mẹ cậu vẫn mãi mãi xa cậu mất rồi Câu nói của nhà thiết kế thời trang ở cuối tác phẩm như một lời tri ân sâu sắc tới tất cả các bà mẹ trên thế gian này
- Tác phẩm giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử và tình thân
trong cuộc sống Nó khuyến khích chúng ta hãy biết trân trọng và biết ơn những người thân yêu xung quanh mình, và không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với họ
Trang 6ĐỂ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đố kỵ nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế phát triển của mỗi người Thói đố kỵ khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chủng một cách triệt để Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”
(George Matthew Adams, “Không gì là không thể”, Thu Hằng dịch, Tr.117, NXBTổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 Hãy liệt kê những tác hại của thói đố kỵ trong đoạn trích
Câu 3 Theo đoạn trích, em hiểu thế nào là “khác biệt” và “bình đẳng”?
Câu 4 Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật nổi bật
được sử dụng trong câu văn sau:
“Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp củangười khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó”
Câu 5 Bức thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích trên là gì?
PHẦN II VIẾT
Phân tích bài thơ “Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn
KHÁT VỌNG
(Bùi Minh Tuấn)
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Trang 7Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
HƯỚNG DẪN PHẦN I ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận
2 - Khiến con người cảm thấy mệt mỏi, hạn chế sự phát triển của mỗi người,
khiến lãng phí thời gian
- Không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn, khiếnđánh mất cơ hội thành công của chính mình
3 Học sinh có thể giải thích bằng những cách hiểu khác nhau nhưng về cơ
bản:
+ khác biệt: là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt đượcvới nhau Nghĩa là tạo hoá đã tạo ra mỗi con người trong sự duy nhất vàkhông có ai hoàn toàn giống ai, cả về diện mạo lẫn tính cách, mỗi người đềuđộc lập
+ bình đẳng: là ngang hàng nhau Nghĩa là ai cũng có quyền và nghĩa vụngang nhau Chúng ta được học tập, được tự do, được lựa chọn, được mơước, và ai cũng có cơ hội phát triển bản thân, không ai cản trở ta các quyền
Trang 8người thất bại - người đố kị để làm rõ sự ích kỷ, nhỏ nhen của người có tính
đố kỵ và sự tích cực của người thành công
+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho câu văn, làm nổi bật ý cần diễn đạt, từ đónhắc nhở mỗi người tránh xa thói đố kỵ, có thái độ sống tích cực
5 Học sinh có thể trình bày những bức thông điệp theo ý kiến cá nhân nhưng
phải phù hợp Ví dụ học sinh có thể chọn:
- Đố kỵ là thói xấu cần tránh xa vì sẽ gây hại cho bản thân và cho cộng đồng
- Trước thành công của người khác cần chia sẻ và có niềm vui thật sự chânthành bởi đó là cách ứng xử của người có văn hóa
Hãy trân trọng những điểm khác biệt của mình vì ai cũng có những điểmriêng Vì vậy, cần phải biết phát triển điểm khác biệt thành điểm mạnh củamình
(Hoặc học sinh có thể nêu các bức thông điệp khác có ý nghĩa với bản thânnhưng phải lý giải được: Vì sao bức thông điệp đó lại có ý nghĩa.)
không quên” “Đất nước”, “Dấu chân phía trước”… Nhạc của ông không
kỳ bí, không cao siêu, khó hiểu mà rất gần gũi, dễ hát Ông thường dùng thơ
để phổ nhạc, nên lời nhạc ngắn gọn nhưng súc tích, len lỏi sâu vào tâm hồn người nghe Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận trong ông, tình yêu quê hương, đất nước là đề tài quen thuộc với ông.
- Được sáng tác từ mùa xuân năm 1985, phổ nhạc từ ý bài thơ “ Nhờ Đảng, tôi biết được” của Đặng Viết Lợi, ca khúc “Khát vọng” vẫn luôn giữ được
sự tươi mới, hừng hực khí thế và đầy tính thời sự Ca khúc đã đi vào lòng người nghe mấy chục năm qua khiến lòng ta xốn xang, xao xuyến.
Thâ
n bài
a Phân tích nội dung, chủ đề
Ca khúc“ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn thể hiện khát vọng hướng tới những tình điều cao đẹp, được cống hiến cho cuộc đời chung
- Ca khúc “ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn là lời ước nguyện chân thành vàtha thiết, là những khát khao và lý tưởng cống hiến không mệt mỏi để làmđẹp cho cuộc sống Cũng là lời nhắc nhở, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay phảichọn cho mình lối sống mang đến giá trị trên cơ sở giữ gìn những nét bản
Trang 9sắc của quê hương, dân tộc
+ Xuất hiện ở đầu ca khúc, là bốn lần điệp ngữ “hãy sống như…” cộng vớikết cấu lặp lại nhấn mạnh lời mong muốn thiết tha của nhạc sĩ dành cho mọingười: Điều thứ nhất hãy sống như chính cuộc đời mà ta đang sống và phảibiết trân trọng lịch sử, cội nguồn, truyền thống của cha ông đã đi trước Đó
là lối sống dựa trên đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của chaông ta Điều thứ hai hãy sống giống như những đồi núi vững chãi, tháchthức trước khó khăn, gian khổ để vươn đến những tầm cao mới và khẳngđịnh được giá trị của mình Điều thứ ba hãy sống như biển trào để cảm nhậnđược những nhịp đập của con sóng và bờ biển rộng bao la, để thấy được bến
bờ bao la, vô tận của cuộc đời Cuối cùng hãy sống với những ước vọng caođẹp để thấy cuộc đời mênh mông, rộng lớn nhưng có giá trị vô cùng
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
………
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.
-> Đó đều là những khát vọng sống cao đẹp mà nhạc sĩ muốn thế hệ trẻhướng tới, các điệp ngữ “hãy sống như”… xuất hiện kết hợp với nhịp điệunhanh, dồn dập, nhấn mạnh khát vọng sống cao đẹp của nhạc sĩ và niềmmong muốn đến cháy bỏng của ông dành cho thế hệ trẻ hôm nay
+Tám câu thơ còn lại tiếp tục mạch cảm xúc về lẽ sống cao đẹp:
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
……….
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
+ Lời ca tha thiết, dìu dặt rồi vút cao cùng những câu hỏi tu từ tự vấn lòng
và tự vấn người: sao không là gió, là mây để thấy bầu trời bao la; sao không
là phù sa để rót mật ngọt cho đời, gieo màu mỡ cho cây cối, hoa lá; saokhông là bài ca để ngân nga tình yêu đôi lứa; sao không là mặt trời để gieohạt nắng vô tư, tự nguyện sưởi ấm cho cuộc đời, xua tan giá lạnh mùa đông;sao không là hạt giống để ươm mầm thành cây và cuối cùng là sao không làđàn chim để gọi bình minh thức dậy…Liên tiếp các điệp ngữ “sao không|”,
“và sao” xuất hiện nhấn mạnh những mong mỏi của nhạc sĩ với cuộc đời
Đó đều là những khát vọng và lý tưởng sống cao đẹp, thể hiện mong ước tựnguyện cống hiến cho cuộc đời, là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ và con ngườihôm nay như một lời động viên, thôi thúc con người hãy sống và theo đuổi
Trang 10những mơ ước, những khát vọng của chính bản thân mình Bài hát nhắc đếnnhững mục đích sống của con người, tưởng chừng như to tát nhưng thực ra,
đó đều là những điều bình dị mà ai ai cũng có thể làm được Đó là sống yêuthương nguồn cội, sống luôn thẳng đầu nhìn về tương lai, để thấy và hòamình vào với thiên nhiên, với những ước mơ cháy bỏng, và quan trọng nhất
là được sống cuộc đời của chính mình, để dù sau này, dù khi trở về với cátbụi cũng không phải hối tiếc bất cứ điều gì
-> Giọng điệu thiết tha, ngân nga cảm xúc, nhịp dồn dập, cảm xúc chân
thành của lời ca khiến những mong ước ấy trở nên thật tha thiết, có sức layđộng mạnh tâm hồn người đọc, người nghe
+ Bài hát “Khát vọng” mang lại cho người đọc cảm giác khát khao, hy vọng
và động lực để sống như đời sông, đời núi vươn tới những mục tiêu cao hơn
và yêu thương nguồn cội của mình Ca khúc truyền tải được thông điệp tíchcực và sâu sắc về lối sống có trách nhiệm và ước mơ, giúp người đọc cảmnhận được giá trị của cuộc sống và tình yêu thương Những vần thơ đầy ýnghĩa trong bài thơ “Khát vọng” đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người vềnhững khát vọng đẹp đẽ thể hiện được lý tưởng sống của con người hômnay Đó là lời nhắc nhở hãy sống làm sao để mang đến giá trị ý nghĩa chocuộc đời, đừng sống hoài, sống phí , hãy sống đẹp để cống hiến, làm đẹpcho chính bản thân mình , cho cộng đồng, xã hội từ đó khẳng định được giátrị của mình trên cuộc đời này
- Bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào vềtình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm Đó là khát vọng hóa thân đểcống hiến và dựng xây cuộc đời
b Phân tích hình thức nghệ thuật đặc sắc:
- Bài hát với những ca từ dễ hiểu, lời ca ngọt ngào, êm ái, sử dụng những từngữ chất chứa nhiều tâm tư tình cảm, là lời của những trái tim yêu thươngcuộc đời, sống tận hiến và luôn hướng tới tương lai trong tâm thế vui vẻ,hạnh phúc nhất|
- Bài hát sử dụng khá nhiều điệp từ, điệp ngữ nhất là kết cấu lặp lại hãy sốngnhư… sao không… vì sao… tạo sự liên kết nhịp nhàng giữa các dòng thơ,tạo âm hưởng giục giã, nhấn mạnh những khát khao và mong muốn chânthành của nhà thơ Những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi như “mặt trời gieohạt nắng, gọi bình minh thức giấc”… phép liệt kê tầng bậc các hình ảnhkhiến bài thơ giàu sức gợi, đồng thời tao âm hưởng du dương, nhẹ nhàng vàbay bổng cho bài hát, nhấn mạnh ý tưởng và biểu đạt cảm xúc
Trang 11- Bài hát với nhịp 6/8 thong thả, giai điệu trầm ấm, âm vực thấp ở đoạn đầuthể hiện nỗi trăn trở từ lâu đang chất chứa trong lòng Sang đoạn sau nhịpđiệu nhanh, rộn ràng, tha thiết…giai điệu chợt vút lên như muốn bày tỏ khátvọng, ý nguyện thiết tha mong muốn được cống hiến cho cuộc đời chung.
ôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao Thả cánh diều bay Lội đồng hải bông súng trắng
Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca Khoan nhặt tiếng đòn kìm Ngân nga sáo trúc Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể
Chủ Cuội một mình ngồi gốc cây đa
Thời gian qua Xin cảm ơn đất nước Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong tùng ngần ấy những thương yêu Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh
(Theo Huỳnh Thanh Hồng – Nguồn: https: //www.thivien.net/)Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian
Trang 12Câu 4.Theo em, tại sao tác giả lại viết: Tôi lớn lên từ những khúc dân ca? Em có đồng
ý với tác giả không? Vì sao?
Câu 6 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 7 Cảm nhận của em về hai dòng thơ sau:
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh Câu 8 Bài thơ đã giúp em hiểu thêm gì về đất nước? Là công dân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì?
PHẦN II VIẾT
Phân tích truyện “ Thầy giáo dạy vẽ” Của Xuân Quỳnh
THẦY GIÁO DẠY VẼ
Xuân Quỳnh
Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi Thầy dạy chúng tôi cách đây
đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - họa
sĩ và Hiền - kỹ sư một nhà máy cơ khí Châu hỏi tôi:
không kịp đến báo cho các cậu Thầy về hưu đã lâu; những năm cuối, thầy yếu mệt nhiều, vẫn ở trên căn gác xép với một cô cháu gái
Tôi sững sờ nhớ lại hình ảnh của thầy Bản Đã lâu lắm tôi không gặp lại thầy, trừ một lần, đạp xe qua phố, tôi thấy thầy đứng xếp hàng trước một quầy hàng dầu hỏa Nếu gặp, chắc thầy cũng không nhận ra tôi: Thầy dạy nhiều lớp, nhiều học trò và môn học một tuần chỉ có một tiết.
Hồi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ Chỉ biết là thầy dạy học đã lâu, nhiều
cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.
Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc cà-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.
Thầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.
Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng: thầy là một trong những họa sĩ học khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Bạn học của thầy, hầu hết đều
đã trở thành những họa sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản
Trang 13chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.
Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới
có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa, hoặc lao động ở vườn trường Thầy dạy rất ân cần,
tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội họa, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kỳ lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh họa Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm Thầy vẽ chậm, vẽ kỹ, không hiểu có đẹp không, những tranh của thầy ít được mọi người chú ý Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy có mấy ai biết đến tên họa sĩ Nguyễn Thừa Bản.
Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội họa, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo giờ đây nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh Chúng tôi đều rất quý và thương thầy.
Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi:
mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm - Các em đến xem thử.
Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi - trong đó có Châu và Hiền - rủ nhau đến phòng triển lãm Trong gian phòng chan hòa ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc So với những bức tranh to lớn sang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cũ, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: Chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi.
Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:
“Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản!”.
“Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp Họa sĩ là một người có
Trang 14tài năng và cần cù lao động Kính chúc họa sĩ mạnh khỏe, v.v.”.
Rồi chúng tôi ký những cái tên giả dưới các ý kiến đó Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này
Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp Bối rối vì cảm động, thầy báo tin:
ghi cảm tưởng Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc tôi có ghi lại.
Thầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận:
- Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều.
Thương thầy quá, chúng tôi suýt òa lên khóc Bây giờ, nhiều năm đã trôi qua, chúng tôi đã lớn lên, đã làm nhiều nghề khác nhau, có người là cán bộ quân đội, có người là công nhân, Hiền trở thành kỹ sư và tôi làm nghề viết báo Chỉ có Châu là họa
sĩ Tuy còn trẻ, Châu đã có nhiều tác phẩm, được quần chúng và đồng nghiệp đánh giá cao Nhưng Châu và chúng tôi chẳng hề quên thầy Bản Không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội họa, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình.
Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý trọng biết bao.
Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: Chính chúng tôi những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kỳ triển lãm ấy Bây giờ, thầy Bản không còn nữa!
-Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy.
Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu!
Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em và muốn lần nữa được thưa với thầy rằng: Chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy.
(trích Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng – 2005
HƯỚNG DẪN PHẦN I ĐỌC HIỂU
1 - Thể thơ: Tự do
- PTBĐ: Biểu cảm
2 - Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian: rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, khúc dân ca, đêm Trung thu, lúa reo,
Trang 15sóng hát, điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ru của mẹ, vangvọng câu Kiều sau sửa nghe bà kể
3 Tác giả viết như vậy vì: những khúc hát dân ca, từ rất lâu đã được các bà, các mẹ và các chị sử dụng làm những lời ru ngọt ngào, sâu lắng
Em đồng ý với lời thơ của tác giả bởi vì theo năm tháng, những khúc hát dân
ca luôn tồn tại cùng lời ru của bà, của mẹ, của chị Cùng với những lời ru ngọt ngào, sâu lắng, mỗi người con, cháu cùng em đã được lớn lên về tâm hồn để cảm nhận được tình yêu thương và chăm sóc của bà, của mẹ và của chị
4 - Nội dung chính của đoạn trích: Thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng, ngợi ca những giá trị vật chất và tinh thần về văn hoá cùng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đồng thời thể hiện sự tự hào, biết ơn sâu sắc với quá khứ hào hùng của dân tộc và những thế hệ đi trước đã tạo nên những giátrị tốt đẹp cho đất nước Từ đó, nhắc nhở mọi người cần biết trân trọng, giữ gìn và có ý thức tích cực để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh
5 - Yêu cầu cảm nhận hai dòng thơ trên hai phương diện:
+ Nội dung: Thể hiện tình cảm thiết tha, thân thương, trìu mến, ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của đất nước
+ Hình thức: Hai dòng thơ là một câu trọn vẹn được ngắt thành hai dòng Dòng thơ thứ nhất chỉ là một cụm từ có quan hệ sở
thuộc: “của” kết hợp từ “ơi” và dấu chấm than vừa để gọi đáp vừa để bộc lộ cảm xúc, thể hiện được tình cảm thân thương tru mến đối với đất nước
Dòng thứ hai là hình ảnh so sánh Đất nước vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh làm cụ thể, sinh động hình ảnh đất nước trải qua bao sóng gió, thăng trầm, gian lao, thử thách nhưng vẫn đẹp, toả sáng, tròn đầy như vầng trăng Từ “vẫn” và từ láy “vành vạnh” đã thể hiện được ý thơ => Tác giả trân trọng, ngợi ca, tự hào về đất nước
=> Hình thức và nội dung hai câu thơ tạo nên kết thúc cho mạch cảm xúc và
là kết thúc đẹp cho bài thơ, để lại dư âm sâu lắng
6 Học sinh tự do chia sẻ cảm nhận của mình nhưng phải bám sát bài thơ
Ví dụ:
- Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết với cuộc sống mỗi người như: rẫy mía, bờ ao, cánh đồng, khúc hát dân ca, lời ru của mẹ, những câu cadao, Truyện Kiều, điệu hò, đêm Trung thu, là sự thật lịch sử chiến tranh, là những con người ngã xuống hy sinh cho đất nước, Đất nước còn là quá
Trang 16khứ hào hùng của dân tộc và mãi sáng trong hiện tại và tương lai Tất cả tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước
- Là công dân tương lai của đất nước, trước hết chúng ta phải biết trân trọng,giữ gìn những giá trị của đất nước, sau đó phải có những suy nghĩ, hành
động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đất nước
PHẦN II VIẾT
1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, ấn tượng về chủ đề của tác
phẩm
2 Thân bài: Cần đảm bảo những nội dung quan trọng sau:
* Ý 1 Khái quát về nội dung chính của tác phẩm: Truyện kể về một người
thầy dạy vẽ, có cuộc sống vật chất đạm bạc nhưng rất yêu nghề Thầy yêu thươngtất cả học sinh của mình, thầy ân cần, hiền hậu, chẳng bao giờ gắt gỏng hay cáugiận gì Dù tuổi tác không còn trẻ, sức khỏe đã giảm sút đi nhiều nhưng thầy luôntận tâm với công việc Mặc cho có ốm yếu, sốt cao nhưng thầy chưa bao giờ phụlòng học sinh, thầy luôn có mặt đủ, không bỏ một tiết lên lớp nào Thầy dạy họcsinh chu đáo, tỉ mẩn từng chút một Nhân vật “tôi” còn kể về kỉ niệm thầy bồi hồi,xúc động khi báo tin bức tranh của mình được trưng bày ở triển mỹ thuật thànhphố Để động viên thầy, nhân vật “tôi” và các bạn đã giấu thầy viết cảm tưởngtrong cuốn sổ Điều đó được giữ bí mật đến khi thầy ra đi Câu chuyện khép lạitrong nỗi nhớ thương và lòng biết ơn của các học trò đối với thầy
* Ý 2 Phân tích chủ đề, đề tài của truyện:
- Truyện ca ngợi một người thầy yêu nghề, tận tâm với học trò; có khát vọng hộihọa:
+ Thầy hiền từ, nhân hậu, luôn ân cần, chẳng bao giờ quát mắng hay cáu giận vớihọc trò
+ Thầy tâm huyết với công việc, chẳng ngại mệt nhoài, đau ốm, thầy vẫn có mặt đủcác tiết dạy
+ Thái độ tập trung, giảng dạy tỉ mỉ từng chút một với học trò của mình
+ Khát vọng hội họa của thầy gửi gắm qua những câu chuyện, những bức tranh trêngác mái và tâm trạng đầy xúc động khi bức tranh của mình được trưng bày ở triểnlãm mỹ thuật thành phố
- Truyện còn thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của nhân vật “tôi” và các bạn đối vớicông ơn của thầy:
+ Giấu thầy viết cảm tưởng trong cuốn sổ ở kỳ triển lãm tranh
+ Luôn nhớ và biết ơn thầy cả khi thầy đã mất
* Ý 3 Chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện:
Trang 17- Truyện đã sử dụng thành công ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là một trongnhững người học trò khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực.
- Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị, gần gũi đời thường,…
- Tình huống truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đầy xúc động
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật người thầy được xây dựng chủ yếu thôngqua hình dáng, cử chỉ, thái độ, việc làm và cả những suy nghĩ, cảm nhận của nhânvật “tôi” và “chúng tôi” (nhân vật “tôi” và các bạn) về thầy
- Nhan đề “Thầy giáo dạy vẽ cũng góp phần làm nổi bật chủ đề của truyện
3 Kết bài:
- Khẳng định giá trị của truyện
- Liên hệ mở rộng
ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời nhưmột quy luật bất biến của tự nhiên Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồinhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều ngườichỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắcbẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá:
Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về mộttình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng
( ) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh Đừng để khicơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi Thời gian làmtuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuốitiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi ”
(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com,
04/6/2015)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp
ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 3(1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “ Đừng
để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả
biểu đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?
Trang 18Phần II: Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống
Câu 2 (5 điểm):Viết bài văn phân tích bài thơ “Ru hoa” của Ngô Văn Phú.
Ba cũ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con (Ru hoa – Ngô Văn Phú – NXB Hội Nhà văn 2007, trang 113)
- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau: “Về một bài toán đã áp
dụng cách giải sai;về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân; một tình yêu
lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng”để khẳng định“Bất
kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài
học đáng giá”
0,5
3
Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:
* Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp
(lặp cấu trúc ngữ pháp); đối lập (tia nắng đã lên><giọt lê rơi)
* Tác dụng: - Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp
nhàng, cân đối Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ
những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…
- Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng
con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng
đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa
1,0
4
Hs có thể trả lời nhiều cách như : Sống như thế nào để không phải
nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ; đứng dậy sau khi vấp ngã để có cuộc
sống tươi đẹp trong tương lai; có niềm tin vào cuộc sống……
1,0
Trang 191
Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm
bảo được những yêu cầu sau:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có thể trình bày theo cấu cấu trúc diễn
dịch, quy nạp…
0,25
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề nghị luận; Sau đây là một số gợi ý
0,25
-Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn
tồn tại trong cuộc sống
- Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều
tốt đẹp mới có thể xuất hiện
- Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn
nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh
- Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng,
không nên đặt niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ bởi điều đó sẽ phản
tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu lí
tưởng sau này
- Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp,
cần có một cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ Hơn nữa cần
phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống
một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho
mình và cho đời
- Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng,
chẳng hề có niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ thì vẫn có
những người có lí tưởng, có niềm tin và chính họ đã định hướng cho
sự phát triển của xã hội
- Rút ra bài học cho bản thân
1,25
2
Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm
bảo được những yêu cầu sau:
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và nêu ý kiến chung của người
viết
+Nhà văn - nhà thơ Ngô Văn Phú (1937 - 2022) quê ở Nam Viêm,
Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay là Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc)
+Bài thơ “Ru hoa” gợi tả sự vất vả lam lũ của người mẹ và tình yêu
0,25
Trang 20thương con qua lời ru gắn liền với những loài hoa mộc mạc, dân dã.
Thân bài
* Tập trung phân tích nội dung chủ đề và nghệ thuật của bài
thơ
- Khái quát chung về bài thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Cả bài thơ gồm năm cặp lục bát trong trẻo, dịu dàng và đằm thắm,
gợi lên những vất vả, lam lũ, cơ cực cũng như tình yêu thương con
sâu nặng của người mẹ Qua đó, gửi gắm đến bạn đọc về tình yêu
thương trân trọng mẹ của tác giả
- Nêu nội dung chủ đề bài thơ: Bài thơ ngân nga bằng lời ru êm ái,
dịu ngọt cũng như gợi về sự nhọc nhằn của mẹ Ấn sau lời ru ấy là
tình yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho đứa con Đời sống tinh thần
của chúng ta được bồi đắp, thanh lọc nhờ những lời ru êm đềm, tha
thiết mà thấm thía của người mẹ hiển Hình ảnh người mẹ trong bài
thơ tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, dịu dàng,
cả đời âm thầm hy sinh vì gia đình, luôn dành cho con cái những gì
tốt đẹp nhất
- * Phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài
thơ.
+ Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng, gieo
vần ở các câu 6, câu 8 phù hợp với việc diễn tả lời ru cũng như biểu
hiện tình yêu thương sâu nặng của người mẹ dành cho con
=> Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, gợi hồn của quê hương nông thôn
vùng Bắc Bộ (hoa mận, hoa mơ, hoa lúa, hoa hồng, cái liềm, cái
bừa, )
+ Biện pháp tu từ: liệt kê nhân hoá, so sánh, ẩn dụ và sử dụng thành
ngữ “chân lấm tay bùn” làm tăng giá trị gợi hình, biểu cảm cho bài
thơ
4
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của bài hơ
- - Cảm xúc của người viết hoặc bức thông điệp, lời nhắn gửi của tác
giả
0,25
ĐỀ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta,
Trang 21Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
Và có nhiều ngã ba nổi tiếng:
Có những ngã ba nối những dòng sông lớn Của một đại châu, sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói,
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn, đông, tây, kim cổ,
Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết (trong sách địa du, trên những bản đồ),
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa
Xong rồi, con có thể quên Nhưng con ơi, con chớ có quên ngã ba Đồng Lộc
Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường quyết định, Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba
Những ngã ba vận mệnh Những cải nút trên dặm dài lịch sử Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi
Con sẽ nhớ đến ngã ba Đồng Lộc - (Trích Ngã ba Đồng Lộc – Huy Cận, NXB Chính trị Quốc gia, 2009)
Câu 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 Theo em, tại sao người cha lại dặn con không được quên ngã ba Đồng Lộc? Câu 3 Từ đoạn trích bài thơ trên, em cảm nhận được gì về tấm lòng người cha?
Câu 4 Hãy tìm một biện pháp tu từ theo em là hay nhất được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 5 Bức thông điệp có ý nghĩa mà em cảm nhận được từ đoạn
Trang 22Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày.
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này
(Hồ Chí Minh Toàn tập- tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)
Chú thích:
(*) Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau mộtnăm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội lên núi rừng Việt Bắc, lập căn cứ cho cuộckháng chiến trường kì chống thực dân Pháp Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ươngĐảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng
ĐỌC HIỂU
1 - Thể thơ: Tự do
2 Lý do người cha dặn con không được quên ngã ba Đồng Lộc vì:
+ Ngã ba Đồng Lộc là tuyến mạch giao thông quan trọng nối liền hai miềnNam - Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, nơi đây là trọng điểm bắnphá ác liệt của đế quốc Mỹ nhưng quân dân ta vẫn giữ được tuyến đườngthông suốt Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ, dân quân, thanh niên xungphong đã hy sinh xương máu để giữ tuyến đường thông suốt chi viện chotiền tuyến miền Nam, trong đó tiêu biểu là mười cô gái thanh niên xungphong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ
+ Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa danh huyền thoại lịch sử của dân tộc tatrong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - không được quên ngã baĐồng Lộc nghĩa là không quên những người đã hy sinh xương máu để bảo
vệ nền độc lập dân tộc Nhớ về nguồn cội cũng là đạo lí Uống nước nhớnguồn mang tính nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam
3 Học sinh có thể cảm nhận về tấm lòng người cha với các ý sau:
+ Là người dân yêu nước, biết trân trọng lịch sử dân tộc, hướng về cộinguồn với tấm lòng biết ơn sâu sắc
+ Là người cha thương con, định hướng đúng cho con biết sống có nghĩatình, trân trọng quá khứ, biết ơn cội nguồn - những người đã đem lại chocon cuộc sống hoà bình, tự do, Đó cũng là động lực để con vượt quanhững gian nan, thử thách để thành công
4 - Học sinh có thể chọn một biện pháp tu từ theo ý cá nhân và nêu được tác
Trang 23dụng của biện pháp tu từ đó
Ví dụ: Có thể chọn biện pháp tu từ: Ẩn dụ “ngã ba vận mệnh” ngầm ý muốnnói ngã ba Đồng Lộc thời chiến tranh chống Mỹ là ngã ba có ý nghĩa quyếtđịnh sự sống còn của đất nước, tạo nên bước ngoặt thay đổi cho dân tộc vìnơi đây là huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện chochiến tuyến miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước “Ngã ba đời”
là ẩn dụ cho những bước ngoặt, những hướng đi, sự thay đổi cho cuộc đờicon
- Tác dụng:
+ Làm sâu sắc thêm ý thơ, muốn nhắc nhở con về những mốc lịch sử quantrọng của lịch sử đất nước và bước ngoặt của cuộc đời con khi con đứngtrước những con đường lựa chọn
+ Làm cho cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc hơn và làm tăng sức gợi hình gợicảm cho sự diễn đạt
+ Thể hiện được tài năng và cách sử dụng từ ngữ tinh tế của tác giả
5 Học sinh nêu ít nhất 2 bức thông điệp có ý nghĩa mà mình cảm nhận và lí
giải được lý do vì sao có ý nghĩa
- Mỗi người cần phải trân trọng quá khứ bởi vì quá khứ là nền tảng của hiệntại và tương lai Quá khứ tốt đẹp, thuận lợi sẽ giúp ta tự hào, quá khứ khókhăn, gian khổ hoặc mất mát, hy sinh giúp ta thấy được giá trị của cuộcsống hiện tại và tương lai Từ đó, ta có động lực phấn đấu vươn lên,
- Mỗi người phải hướng về cội nguồn, biết ơn những người đã hy sinhxương máu cho ta được hưởng nền độc lập tự do, biết ơn cha mẹ, ông bà tổtiên cho ta cuộc sống, học tập, Đó cũng là đạo lí Uống nước nhớ nguồn,
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc Việt Nam
PHẦN II VIẾT Mở
bài
Giới thiệu tên bài thơ, đoạn trích thơ, tác giả và nếu cảm nghĩ chung của
em về bài thơ
“Cảnh rừng Việt Bắc” được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một
năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội lên núi rừng Việt Bắc, lập căn cứcho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp Đây là lần thứ hai, Bác
Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạocách mạng
Trang 24Luận điểm 1: Đặc sắc về nội dung của bài thơ:
- Hai câu đề: Cảm xúc trước cảnh rừng Việt Bắc.
+ Câu thơ “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay” với từ ngữ cảm thán “thật là hay” đã trực tiếp thể hiện cảm xúc ngợi ca, yêu mến của thi nhân với cảnh
sắc nơi núi rừng Việt Bắc
+ Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được gợi ra qua những hình ảnh: vượn hót, chim kêu- là những thanh âm quen thuộc của muông thú, gợi ra một bức
tranh thiên nhiên sống động, gần gũi và bình dị vô cùng Ở đó, con ngườinhư được chan hoà trong thế giới tự nhiên
-> Hai câu thơ vừa thể hiện vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, vừa thể hiện tâmhồn tha thiết yêu và gắn bó với thiên nhiên của Bác
- Hai câu thực: Cuộc sống thú vị nơi núi rừng Việt Bắc.
+ Những món ăn dân dã như “ngô nếp nướng”, “thịt rừng quay” gợi nếp sinh
hoạt giản dị, hoà hợp với thiên nhiên của người chiến sĩ cộng sản Đó cũng lànhững sản vật để mời khách quý phương xa
+ Trong câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ “chén” thay cho chữ “ăn” nghe thân
mật mà thoáng nét cười hóm hỉnh
-> Tiếp nối và kế thừa hai câu đề, hai câu thơ thực đã cho thấy cuộc sống đầythú vị nơi núi rừng Việt Bắc của vị lãnh tụ: những món ăn dân dã nhưngchẳng kém phần đặc sắc, đó là những món quà quý mà thiên nhiên Việt Bắchào phóng ban tặng cho con người Từ đó gợi liên tưởng tới nếp sống giản dị,gắn bó chan hoà với thiên nhiên, gần gũi với đời sống nhân dân của Bác
- Hai câu luận: Cảm xúc vui say trước thiên nhiên, cuộc sống ở Việt Bắc.
+ Thiên nhiên ban tặng con người: Non xanh, nước biếc; Rượu ngọt, chè xanh Cuộc sống của người cách mạng có đầy đủ, phong phú cả về đời sống
tinh thần lẫn vật chất Cảnh sắc núi rừng thì tươi đẹp; rượu ngon, chè mátluôn sẵn có hàng ngày
+ Con người đón nhận, tận hưởng: Tha hồ dạo, Mặc sức say Đây là cảm xúc
thoả mãn, vui say trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống nơi này
-> Những câu thơ như tạc vẽ trước mắt ta hình ảnh một con người đang rấtthư thái tận hưởng, say đắm ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ấy.Cuộc đời người cách mạng những năm đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp nơi núi rừng Việt Bắc còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn Nhưng với mộttâm hồn lạc quan, yêu và gắn bó tha thiết với thiên nhiên, Bác luôn ung dung,
tự tại như vậy
- Hai câu kết: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
Trang 25+ “Kháng chiến thành công ta trở lại” câu thơ chất chứa bao ý tình Cuộc
kháng chiến chống Pháp mới diễn ra chưa đầy một năm, dù xác định đó làcuộc kháng chiến trường kì, nhưng Người luôn tin tưởng vào tương lai tấtthắng của dân tộc Trong buổi đầu đầy gian khó của cách mạng, mà Bác đã
nghĩ về ngày “kháng chiến thành công”
+ Cụm từ “ta trở lại” vừa như một lời hứa thuỷ chung vừa như một niềm ao ước Dù ngày kháng chiến thành công ấy gần hay xa nhưng nhất định “ta” sẽ
“trở lại”- trở về với núi rừng Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, của cuộc
kháng chiến
+ Những hình ảnh xuất hiện qua biện pháp nghệ thuật liệt kê “trăng xưa”,
“hạc cũ”, “xuân này” Bài thơ dùng bút pháp tả thực và hình ảnh ước lệ
“trăng xưa”, “hạc cũ” khiến cho khung cảnh Việt Bắc hiện ra vừa hiện thực,
sinh động, vừa đầy chất thơ, sức gợi
-> Kết thúc bài thơ, âm hưởng thơ lại càng tươi vui và bay bổng Nghĩ đếnngày kháng chiến thành công, Bác dự cảm trở lại cảnh rừng Việt Bắc, sẽ gặplại vầng trăng tri kỉ năm xưa, sẽ gặp lại cảnh xuân nơi núi rừng bao năm gắn
bó Phải có một tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, một tâm hồn lạc quanphơi phới, Bác mới viết lên những vần thơ đẹp đẽ như thế
Luận điểm 2: Đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: mỗi câu thơgồm bảy tiếng, cả bài thơ gồm 8 câu Có bố cục chặt chẽ, thống nhất của thểloại là bốn phần: đề- thực- luận- kết
- Bài thơ được viết theo luật Bằng: chữ thứ hai của câu thơ thứ nhất là
“rừng”- thanh bằng.
- Thanh điệu các câu thơ và toàn bài thơ hài hoà, chặt chẽ theo đúng nguyên
tắc hoà thanh “nhị- tứ- lục phân minh” của thơ Đường luật (ví dụ) Đảm bảo
quy định về niêm, về liên (ví dụ)
- Vần: bài thơ gieo vần chân, là vần liền xen vần cách ở các câu 1-2-4-6-8
Cụ thể “hay- ngày- quay- say- này” với vần “ay”
- Nghệ thuật đối được thể hiện ở cặp câu luận: đối từ “non xanh, nước biếc” đối với “rượu ngọt, chè xanh”; đối ý “tha hồ dạo” với “mặc sức say” làm nổi
bật cuộc sống ung dung tự tại giữa cảnh rừng Việt Bắc của vị lãnh tụ
- Nhịp: bài thơ ngắt 4/3- nhịp phổ biến của bài thơ thất ngôn
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi mà tươi tắn, nên thơ; có sử dụng
kết hợp hình ảnh ước lệ “trăng xưa”, “hạc cũ” ở cuối bài thơ.
- Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê “Vượn hót, chim kêu, ngô nếp
Trang 26nướng, thịt rừng qua, non xanh, nước biếc, rượu ngọt, chè tươi, …” để làm
nổi bật sự tươi đẹp, phong phú của khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống nơinúi rừng
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thơ Đường: tình và cảnh luôn tồntại song song biểu hiện cụ thể tâm trạng con người trong mối quan hệ giữakhông gian và thời gian
Kết
bài
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ
- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người
ĐỀ SỐ 6 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
"Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môitái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không cólấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làmthế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đócủa ông."
(Theo Tuốc – ghê – nhép)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong câu truyện trên?
Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
PHẦN II VIẾT VĂN
Câu 1: Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay
Câu 2.Em hãy phân tích bài thơ “Hành quân giữa rừng xuân” của Lê Anh Xuân
HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN
Trang 27Rừng xa vọng tiếng chim gù, Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang, Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay, Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.
Giờ này mẹ ở quê hương, Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi.
Đêm mưa, ngày nắng sá gì, Quân thù còn đó, ta đi chưa về.
Chim rừng thánh thót bên khe, Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân.
(Trích tuyển tập “Thơ Lê Anh Xuân”, NXB Giáo dục,
1981)
Tri thức ngữ văn về tác giả.
Lê Anh Xuân (1940 - 1968) tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại quê hương Đồng Khởi - Bến Tre Ông cũng là một chiến sĩ, hy sinh ngày 21 tháng
5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc Các tác phẩm nổi tiếng: “Nhớ mưa quê hương” (1961),
“Trở về quê nội” (1965), “Nguyễn Văn Trỗi” (Trường ca -1968) …
HƯỚNG DẪN Nội dung
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi
Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học
sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác
Trang 281/ Giới thiệu vấn đề bàn luận: Tình yêu thương con người là phẩm chất caoquý, sáng ngời giá trị nhân văn của mỗi con người chúng ta, phát xuất từ tìnhyêu những người ruột thịt : cha mẹ, anh em, họ hàng cô bác rồi đến cộng đồngngười trong xã hội nói chung.
2/ Đưa ra quan điểm đánh giá của bản thân:
- Quan điểm tích cực: Giới trẻ ngày nay vẫn luôn thể hiện tình yêu thương củamình với gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội Những học sinh, sinh viên khôngnhững lo đèn sách, học tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức mà họ còn tham gianhiều hoạt động xã hội như: Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máunhân đạo,dạy thêm cho các mái ấm … đó là biểu hiện tốt đẹp của tình yêuthương con người
- Quan điểm tiêu cực: Hiện nay, một bộ phận giới trẻ ăn chơi lêu lổng, ích kỉ,
vô cảm với cuộc sống của người thân trong gia đình và xã hội Những ngườinày không những không thể hiện tình yêu thương đối với gia đình, mọi ngườixung quanh mà thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
3/ Rút ra bài học cho bản thân
*Phân tích nội dung của bài thơ:
Bài thơ “Hành quân giữa rừng xuân” đã trở tiếng lòng, tâm hồn, là những cảm
nhận sâu sắc của ông về cuộc đời người lính
a Hình ảnh người lính hành quân giữa rừng xanh.
- Âm thanh: Tiếng chim gù, tiếng suối: Rộn rã, tươi vui
- Hình ảnh: Đẫm lá ngụy trang, vàng hoa mai: Màu sắc tươi sáng, thắp lên hivọng về ngày toàn thắng
- Biện pháp nhân hóa “ngân nga tiếng suối”, ẩn dụ “mùa xuân”: chỉ mùa xuâncủa tuổi trẻ, mùa xuân của đát trời, mùa xuân của non sông, “tiền tuyến nởvàng hoa mai”: tin vui thắng lợi, sao vàng tung bay
-> Thiên nhiên tươi đẹp, con người lạc quan, cùng hòa tấu tạo nên bức tranhtươi vui, rạng rỡ, tràn đầy hi vọng Hiện ra trên trang thơ, trong lòng ngườiđọc hôm nay vẫn còn mãi bức tranh thiên nhiên góp nhặt, nâng niu từng chitiết với đầy đủ âm thanh, màu sắc vô cùng thi vị, quyện vào nhau làm nền chocon người trên con đường hướng về tương lai đầy rạng rỡ, thắm thiết
Trang 29b Tâm tình người lính
- Hình ảnh: Ba lô trên vai, tay súng: Ý chí và tấm lòng vác cả non sông trên
lưng để chiến đấu chống giặc, cứu nước
- Tâm tư: Nhớ thương, mẹ ở quê nhà: Tình yêu thăm thẳm, chất chưa nỗi nhớ,
lo lắng về mẹ già của người lính => Đáng quý, đáng trân trọng
-> Biện pháp ẩn dụ, so sánh (nhớ thương dài như mấy dặm đường xa xôi)nhấn mạnh tâm hồn cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ
c Ý chí của người lính
- Hình ảnh: Đêm mưa, ngày nắng: ẩm dụ những khó khăn, vất vả của người
lính trên đường đánh giặc
- Lòng quyết tâm: Quân thù còn đó, ta đi chưa về: mạnh mẽ, ý chí sắt đá, lời
thề sắt son với non sông, Tổ quốc
- Hình ảnh: Chim rừng thánh thót, bốn bề rừng xuân: Niềm hân hoan nối tiếp
lên đường và hi vọng thắng lợi nối liền hành trình các anh đi
+ Liên hệ với hình ảnh người lính trong các bài thơ như “Đồng chí” của ChínhHữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật…
-> Khắc họa rõ nét tinh thần của những người lính trẻ đối với tổ quốc, nonsông
* Luận điểm 3: Dấu ấn rõ nét, độc đáo, sáng tạo vẻ đẹp hình thức nghệ thuậtbài thơ
-Thể thơ lục bát đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc mộtcách linh hoạt
- Bút pháp hiện thực - bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn Lê AnhXuân thật tài tình khi sử dụng những hình ảnh về núi rừng, thiên nhiên tuyệtđẹp để nói lên khát vọng mãnh liệt của lính hành quân
- Những những chi tiết, hình ảnh tuy giản đơn, mộc mạc nhưng chứa đựng tấmlòng, tình yêu thương to lớn của tác giả dành cho người lính, quê hương, đấtnước và con người Việt Nam
- Hình ảnh thơ cô đọng, mộc mạc, giản dị, chân thực song rất lãng mạn
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, súc tích, có khi dồn nén, giàu sức biểu cảm
-> Những sáng tạo độc đáo của bài thơ tạo nên nét riêng cho phong cách thơ Lê
Anh Xuân
* Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ
- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người
ĐỀ 7
Trang 30I ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ đã bế vào nhà, nỗi đợi vẫn nằm mơ.
(Đợi mẹ, Vũ Quần Phương)
Câu 1 Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
A Thơ tự do B Thơ ngũ ngôn C Thơ bốn chữ D Thơ thất ngôn bát
cú
Câu 2 Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 3 Trong bài thơ, những từ ngữ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé là:
A Đợi, nằm mơ, vầng trăng C Ngồi nhìn, chờ, trống trải
B Ruộng lúa, chờ, khuya D Vầng trăng, ì oạp, lung linh
Câu 4 Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
A Nhớ nhung, trìu mến yêu thương
mẹ
C Yêu qúy, gắn bó với thiên nhiên
B Nôn nóng, chờ đợi mẹ D Tình yêu quê hương tha thiết
Câu 5 Tâm trạng của em bé được thể hiện trực tiếp qua câu thơ nào?
A Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
B Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
C Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
D Không có câu nào
Câu 6 Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Trời về khuya lung linh trắng,
vườn hoa mận trắng / Mẹ đã bế vào nhà, nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Câu 7 Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”?
A Mẹ về nhà thấy em bé đã ngủ quên lúc nào không hay rồi bế bé vào nhà
B Mẹ bế được cả nỗi đợi vẫn nằm mơ vào trong nhà
C Mẹ có năng lực tâm linh
Trang 31D Không thể hiểu nổi
Câu 8 Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống
ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống
B Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng,trân quý nhất của con người
C Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt
mầm góp màu xanh cho đất trời
D Yêu thương, biết ơn mẹ là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người con
Câu 9 Ghi lại cảm nhận của em về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ ”
bằng mấy câu văn liền nhau
Câu 10 Từ bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
em bé vào nhà với tất cả tình yêu thương, nâng niu..
10 HS có thề trình bày theo suy nghĩ của riêng mình nhưng đảm bảo phảiđúng với chuẩn mực đạo dức, phù hợp nội dung văn bản:
- Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảmđáng quý và đáng trân trọng Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ,chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình
- Bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất
cả mọi người trong gia đình
- Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu
mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy
…
Trang 32PHẦN II VIẾT
Mở bài:
- Giới thiệu: Ngày nay, chúng ta đều biết được những lợi ích và sức mạnh của tậpthể Việc ở trong một tập thể lớp đoàn kết là điều mà ai cũng muốn Tuy nhiên,không ít tập thể lớp đã mất đi sự đoàn kết, sự chung lòng chung sức vốn có mà chia
bè kết phái, gây ảnh hưởng lớn đến phong trào của lớp cũng như tình bạn giữa cácthành viên
- Nêu vấn đề: “thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp ” rất cần được được chúng
ta cùng xem xét, bàn luận
Thân bài:
- Khái niệm về thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:
Thói quen gây bè phái là thói quen tập hợp gồm những người vì quyền lợi riênghoặc quan điểm hẹp hòi mà gắn kết với nhau
Một lớp học là nơi hội tụ của hàng chục cá thể có tính cách khác nhau, vì thếchuyện người này, người kia không hợp cạ chẳng phải là điều quá lạ lẫm Nhưngnếu vì điều đó mà gây chia rẽ trong nội bộ tổ chức lớp thì sẽ trở thành một ảnhhưởng rất xấu - Biểu hiện thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:
+ Ban đầu, một số HS tập hợp thành các nhóm có cùng cá tính, thói quen, sở thíchhay hoàn cảnh Các bè phái này kết hợp vì lợi ích riêng Do đó bè phái chỉ có tínhngắn hạn, nhất thời, không có lý tưởng, niềm tin, kế hoạch Nó dễ dàng bị phá vỡcấu trúc khi cảm xúc hoặc lợi ích thay đổi
+ Vì một chuyện hiểu sai, một thành viên có lôi kéo tất cả những người mình quenbiết, bằng cách kể một nửa sự thật, bịa đặt đủ điều để tạo thành phe ghét bỏ và côlập một người nào đó Cho dù ai có giải thích, nói đúng hoặc làm gì thì trong mắtphe này, người đó vẫn không ra gì Ai lên tiếng nói lời phải trái đều bị phe này đánhgiá đồng loại xấu xa như người đó và thù ghét, sỉ nhục
+ Dần dần các bè phái xoay ra soi mói, nói xấu lẫn nhau Người có tư duy độc lập,biết phân biệt đúng sai phải trái, biết khen ngợi và nhắc nhở đúng mực rất ít vàthường bị các phe làm cho không thể mở miệng vì mở miệng là bị yêu, ghét, phánxét ngay lập tức
+ Bề ngoài, cả lớp luôn tỏ ra đoàn kết, ngoan ngoãn, nhưng thực chất luôn có nhữngcuộc chiến tranh ngầm bất phân thắng bại
- Nguyên nhân dẫn đến thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:
+Có chung mâu thuẫn về một cá nhân/ vấn đề trong tập thể
+ Có cùng sở thích, quan điểm, định kiến
+ Có chung lợi ích trước mắt
Trang 33- Tác hại thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
+ Làm cho tập thể lớp bị chia rẽ cùng cực, ghét bỏ, thù hằn nhau chỉ vì những điềunhỏ nhặt thay vì yêu thương, chia sẻ, thông cảm, giúp nhau tốt hơn lên mỗi ngày+ Khi còn giữ thói chia bè kết phái thì không có hội nhóm nào bền vững, không mộttập thể lớp nào nào có thể lớn mạnh được
+ Lục đục nội bộ làm tổn thất ích lợi chung, làm xấu danh tiếng, và để các thế lựcthù địch có cơ hội lấn át trong các hoạt động thi đua
- Giải pháp xoá bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:
+ Bạn luôn ý thức trách nhiệm xây dựng tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau trongmột tập thể
+ Bạn cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan, suy luận cólogic, khoa học, trách cảm tính, áp đặt hay bị kích động bởi người khác
+ Bạn cần có chính kiến trong suy nghĩ khi tiếp nhận thông tin về một việc, mộtngười nào đó Trước khi phán xét ai đó, ta cần đặt câu hỏi cho bản thân có phải vìmình ghét họ nên mình vội nghĩ họ sai không? Hay trước khi bênh vực một ai tacũng đặt câu hỏi người này đã nói, viết đúng chưa, đúng sai như thế nào?
+ Bạn có thể thường xuyên học hỏi để thu nạp kiến thức, làm cho bản thân có được
sự hiểu biết nhất định để từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, kháchquan, suy luận có logic, khoa học
+ Con người không thể gạt bỏ hoàn toàn cảm xúc, nhưng bạn không nên vì yêu ghétnhất thời mà cố ý bao che hoặc phủ nhận hoàn toàn một người khác
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề: Thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp là một thói quenxấu và cần được xóa bỏ để tập thể lớp phát triển tích cực, bền vững Đừng để thóiquen gây bè phái, chia rẽ trở thành vật cản cho tập thể lớp và bản thân bạn
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thóiquen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp, biết đặt sự thật lên trên tôn giáo, tín ngưỡng,cảm xúc và cả bản thân; cố gắng phấn đấu học cách trở thành người công chính, tựchủ, độc lập và tự do trong tư duy và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làmtheo
Trang 34ĐỀ 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
MẸ!
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con
Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớnKhi bước chân con không còn chập chữngGánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn
Chẳng có gì so được tình thươngCủa mẹ dành cho con như đất dành cho cây sự sốngDẫu biển kia có sâu có rộng
Sánh chi bằng ở mẹ tấm lòng tiên
Dòng sữa ngọt ngào theo tháng năm con lớn lên
Mẹ chăm chút cho con từng miếng ăn giấc ngủNhững lúc ngu ngơ con đâu có hiểu
Mẹ đã vì con mà thành túng thiếuChiếc áo vai sờn đạm bạc bữa cơm rau
Con chưa bao giờ thức trọn một đêm thâuNhững sáng mùa đông con chưa một lần dậy sớm
Để nhìn thấy ngoài trời từng cơn gió lớnQuẩy quang gánh hàng nặng lầm lũi mẹ đi
Mỗi lần con lên tỉnh dự thi
Là đêm đó mẹ ở nhà thao thứcDẫu trong cuộc sống nhiều lúc con làm mẹ buồn lòng đôi chút
Con biết rằng mẹ vẫn thương con
Cả tình thương nào có thể so sánh hơn
Và suốt đời như tình thương của mẹNên dẫu trên đời này còn bao lời hay hơn thếCon cũng chỉ một lời thầm gọi: Mẹ ơi!
(Theo Nguyễn Trung Kiên)Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 Có thể thay từ “đạm bạc” bằng từ “thanh đạm” trong câu thơ “Chiếc áo vai sờn đạm bạc bữa cơm rau” sau được không? Nhận xét về giá trị biểu đạt của từ mà tác giả
sử dụng
Trang 35Câu 3 Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ và tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ
Câu 4 Em có đồng ý với lời thơ sau của tác giả không? Vì sao?
Nên dẫu trên đời này còn bao lời hay hơn thếCon cũng chỉ một lời thầm gọi: Mẹ ơi!
Câu 5 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổthơ sau:
Chẳng có gì so được tình thươngCủa mẹ dành cho con như đất dành cho cây sự sốngDẫu biển kia có sâu có rộng
Em hãy phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của Nguyễn Đăng Tấn
KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON
(1) Không có gì tự đến đâu con (3) Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Có roi vọt khi con hư và dối
Mùa bội thu trải một nắng hai sương Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.
(2) Không có gì tự đến, dẫu bình thường (4) Đường con đi dài rộng rất nhiều
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng Như con chim suốt ngày chọn hạt Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
(5) Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.
(Không có gì tự đến đâu con, Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng, NXB Lao Động,
2000, Trang 42)
* Chú thích:
- Nguyễn Đăng Tấn là một nhà báo, một nhà thơ với phong cách thơ bình dị nhưng giàu chất triết lí, thể hiện những suy ngẫm, trăn trở về tình yêu thương, về lẽ sống của con người.
- Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết tặng con là Nguyễn
Trang 36Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp 3 Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru vầng trăng”, xuất bản năm 2000.
HƯỚNG DẪN
PHẦN I ĐỌC HIỂU
1 - PTBĐ: Biểu cảm
2 Câu thơ sau khi thay: Chiếc áo vai sờn thanh đạm bữa cơm rau.
- Tuy cả hai từ “đạm bạc” và “thanh đạm” đều có chung nghĩa: đơn giản, tốithiểu, không có món ăn ngon, đắt tiền, nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau.Vậy nên không thể thay thế được
+ Cách dùng từ “đạm bạc” của tác giả hay hơn vì từ “đạm bạc” không chỉ gợilên sự đơn giản không có món ăn ngon mà còn gợi lên cái nghèo của mẹ lạiphù hợp với việc diễn tả cuộc sống của mẹ ở thôn quê hơn Từ đó sẽ gợi lênniềm thương cảm sâu sắc đối với cuộc sống nghèo, thiếu thốn của mẹ chongười đọc Đó cũng chính là tình thương, sự cảm thông, chia sẻ của tác giảdành cho mẹ của mình
3 - Có thể cảm nhận về người mẹ với các ý chính sau: là người mẹ thôn quênghèo, cuộc sống khó khăn, vất vả bữa ăn đạm bạc, thiếu thốn nhưng mẹ rấtđảm đang, tháo vát, tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh vàthương yêu con hết lòng, luôn dành cho con những điều ngọt ngào, tốt đẹpnhất
- Tình cảm của người con: Thấu hiểu, xót xa, thương cảm và chia sẻ vớinhững vất vả, hy sinh của mẹ Thương yêu, trân trọng, ngợi ca mẹ bằng cảtấm lòng của người con hiếu thảo
4 Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý nhưng phải lý giải mộtcách hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
Ví dụ: Chọn đồng ý với lời thơ của tác giả vì:
+ Lời thơ của tác giả đã khẳng định trên đời này chỉ có duy nhất một mẹ thôi
Mẹ đã hi sinh cả cuộc đời cho con Nếu không có mę thì không thể có con
Mẹ có công sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn thành người, mỗi khi vấpngã, mẹ là người nâng đỡ, chở che cho con đứng dậy đi tiếp
+ Lời thơ cũng khẳng định tình cảm của người con dành cho mẹ là khôngthay đổi Đó cũng là tấm lòng của người con có hiếu với cha mẹ
5 Yêu cầu chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh: “Chẳng có gì so được tìnhthương”; “tình thương của mẹ dành cho con như đất dành cho cây” và “Dẫubiển kia có sâu có rộng/ Sánh chi bằng ở mẹ tấm lòng tiên” -> Sử dụng phép
so sánh ngang bằng và không ngang bằng
Trang 37Tác dụng:
+ Làm cụ thể hoá tình thương của mẹ dành cho con có ý nghĩa vô cùng quantrọng “như đất dành cho cây” -> Cây sinh trưởng và phát triển là nhờ vào đấtcũng như con sinh ra và lớn lên trưởng thành là nhờ mẹ Đồng thời phép sosánh còn cho người đọc cảm nhận được tấm lòng sâu rộng, bao la như biểncủa mẹ dành cho con: “dẫu biển kia có sâu có rộng/ Sánh chỉ bằng ở mẹ tấmlòng tiên” Đó chính là tấm lòng nhân hậu, bao dung, là tình thương yêu bao
la, sâu nặng của mẹ mà biển trời không sao sánh nổi
+ Thể hiện được sự so sánh tinh tế, hợp lý của tác giả và tấm 0,5 lòng kínhyêu, biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
6 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tùy theo sự trải nghiệm thực tế của bản thânvới mẹ Vì vậy, tuy theo cuộc sống và tình cảm mà mẹ dành cho mình
Ví dụ:
- Điểm giống nhau: Tình thương yêu con, luôn dành những điều tốt đẹp nhấtcho con, luôn mong muốn con học hành chăm chỉ, khôn lớn và trưởng thành Lưu ý: Cá biệt có những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt phải chịu thiệtthòi thiếu vắng tình thương yêu, vỗ về chăm sóc của mẹ thì giáo viên cũngtrân trọng ý kiến, trải nghiệm của bản thân học sinh (Tùy theo từng sự trảinghiệm để trả lời)
Lời nhắn gửi: Còn cha mẹ là điều hạnh phúc nhất, cha mẹ đã vất vả vì ta, hếtlòng vì ta Vì vậy chúng ta phải biết thương yêu, phụng dưỡng cha mẹ, làmtròn chữ hiếu của đạo làm con
PHẦN II VIÊT
* Mở bài
- Nguyễn Đăng Tấn là một nhà báo, một nhà thơ với phong cách thơ bình dị nhưng giàu chất triết lí, thể hiện những suy ngẫm, trăn trở về tình yêu thương, về lẽ sống của con người.
- Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết
tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp
3 Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru vầng trăng”, xuất bản năm 2000
Bài thơ là lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha dạy con phải biết tự mình nỗ lực vươn lên, dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình
* Thân bài
Tập trung phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Trang 38+ Điệp ngữ “Không có gì tự đến” xuất hiện nhiều lần ở đầu các khổ thơ,
nhấn mạnh và khắc sâu tư tưởng xuyên suốt toàn bài Mọi việc trên đời đều
có nhân quả, lý do riêng của nó
+ Tác giả dùng lối điệp cấu trúc câu, mỗi câu thơ đậm tính triết lý gồm haivế: Vế trước là kết quả, mục đích, vế sau là nguyên nhân Để có mùa màng
bội thu “quả muốn ngọt”, “hoa sẽ thơm”, “mùa bội thu” … con người phải trải qua bao vất vả, một nắng hai sương Điệp từ “trải”, hình ảnh biểu tượng
“nắng lửa” nhấn mạnh những khó khăn, khắc nghiệt mà thế giới tự nhiên hay con người phải trải qua (HS lấy dẫn chứng).
+Để thành công, dẫu chỉ là công việc bình thường, con người cũng phải đánhđổi bằng sức lao động và nỗ lực của bản thân Phép so sánh giàu sức gợi
hình, gợi cảm “Như con chim suốt ngày chọn hạt” cụ thể hóa sự cần mẫn, tỉ
mỉ của loài chim Từ đó, người cha khuyên con cũng phải có sự chăm chỉ,kiên trì như vậy mới đạt thành quả Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ thể
hiện cách nhìn đa chiều “Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ”, cuộc sống vốn bao dung nhưng cũng chứa đầy thử thách (HS lấy dẫn chứng).
- Cha nói với con về tình cảm gia đình, mong con hiểu được tâm tình của cha mẹ
+Độ tuổi của con còn thơ trẻ, hồn nhiên, có lúc còn ham chơi “hư và dối”,
chưa hiểu hết được những qui luật của cuộc sống Vì thế, bổn phận ngườilàm cha mẹ phải biết linh hoạt, cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con:
“nặng nhẹ”, “yêu thương”, “roi vọt” …
+ Cha mẹ tin rằng con sẽ hiểu được tấm lòng và tình yêu thương của cha mẹ.Cha yêu thương con, là chỗ dựa vững chắc cho con nhưng không nuông
chiều (HS lấy dẫn chứng).
- Cha nhắn nhủ: con hãy giữ vững tinh thần, ý chí và nghị lực, hãy luôn
tin vào bản thân mình và không ngừng nỗ lực vươn lên.
+ Cha vạch rõ con đường phía trước của con “dài rộng rất nhiều” nhưng điều quan trọng là con phải biết “giữ cây vươn thẳng”, tự giác và nghiêm
Trang 39khắc với bản thân Các hình ảnh ẩn dụ “Đường con đi dài rộng”, “năm tháng
nụ xanh giữ cây vươn thẳng”, ‘Trời xanh chẳng bao giờ lặng” nhằm khẳng
định đường đời lắm gian nan, con phải có ý chí, bản lĩnh, không được cúi đầutrước khó khăn, cám dỗ của cuộc đời Ý thơ là lời răn dạy: Không ai có thểsống thay con, chỉ có con mới quyết định được tương lai cuộc đời của mình + Khổ thơ cuối đặc biệt bởi chỉ có một dòng thơ ngắn kết hợp dấu gạchngang gợi suy ngẫm về những điều cha dạy mà con cần khắc cốt ghi tâm Từ
láy “đinh ninh” như một lời trao gửi thiêng liêng của thế hệ cha anh, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc, thấm thía (HS lấy dẫn chứng).
=> Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình yêu thương con sâu nặng củangười cha, sự trân trọng, tin yêu của nhà thơ vào tình cảm gia đình- một tìnhcảm thiêng liêng, cao đẹp
* Luận điểm 2: Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng
Tấn còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.
+ Sử dụng thể thơ tự do phù hợp với việc diễn tả những lời thủ thỉ, tâm tình
và dặn dò thiết tha, sâu lắng của người cha dành cho con
+Hình ảnh bình dị, gần gũi nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, mang tính kháiquát cao, phù hợp những suy tư, cách nhìn có chiều sâu về cuộc sống củangười cha
+ Ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, giọng điệu tha thiết, sâu lắng nhưng trangnghiêm, tự hào
+ Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… được sử dụng khéo léo, phát huy hiệu quả trong diễn đạt
*Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ
- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người
ĐỀ 9 I.PHẦN I ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đếnnhững trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trìnhkhác Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con ( ) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy Songkhác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú.Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúpchúng định hướng tương lai
Trang 40Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó Khi được bác sĩchữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ, khi xem tivi và chứng kiến nhữngdiễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì tước mơ của trẻ lại khác.Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ
ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang Khi đó không
ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con Họ ép con thích nhữngđiều cha mẹ muốn Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ Theo các chuyêngia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình địnhhình ước mơ cho con trẻ Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con mộtước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt" giấc mơ đó "Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tincon sẽ làm được điều đó Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công, đểcon tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp Đồng thời để con chứngkiến cuộc sống của những trẻ em nghèo”, chuyên gia cho biết
Theo: Vân Huyền, Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Báo Giáo dục và Thời đại,
số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu
chuyện xảy ra trong nhiều gia đình
Câu 3 Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 4 Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn
không? Vì sao?
II PHẦN II VIẾT VĂN
Câu 1 Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc
sống.
Câu 2 Em hãy phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
Nói với em*
(Vũ Quần Phương)**
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiênThấy chú bé đi hài bảy dặm