1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng tại Việt Nam

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

i

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS Chu Việt Cường Chữ ký: Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Lương Đức Long Chữ ký: Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn Chữ ký: Cán bộ chấm phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Việt Chữ ký:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 10 tháng 07 năm 202

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1 PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ : Chủ tịch hội đồng 2 PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn : Cán bộ phản biện 1 3 TS Phạm Hải Chiến : Ủy viên hội đồng 4 TS Nguyễn Thanh Việt : Cán bộ phản biện 2 5 .TS Trần Đức Học : Thư ký hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ

Trang 3

……… ……… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : Hoàng Tuấn Vũ MSHV : 2170285 Ngày tháng năm sinh : 01/08/1990 Nơi sinh : Quảng Nam Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 8580302

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Xác định và phân nhóm các hoạt động tiềm năng để số hóa trong các dự án xây

dựng

- Đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng

- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp số hóa trong dự án xây dựng để nâng cao hiệu quả

quản lý dự án cho các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

V.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS CHU VIỆT CƯỜNG PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG.

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS CHU VIỆT CƯỜNG PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ

Trang 4

iii

học tập và nghiên cứu của học viên Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận rất nhiều sự động viên hỗ trợ rất tận tình, quý báu của gia đình, thầy cô, bạn bè

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi về các môn chuyên ngành trong suốt thời gian qua, nhờ đó tôi có nền tảng kiến thức vững chắc để vận dụng vào việc làm luận văn tốt nghiệp, những kiến thức thầy cô tuyền đạt không những giúp ích cho tôi trong đề tài này, mà còn giúp cho tôi làm tốt công việc sau này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy TS Chu Việt Cường và thầy PGS.TS Lương Đức Long, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn, cảm ơn các cô đã chia sẻ những kinh nghiệm, những nguồn tài liệu bổ ích để tôi có thể tham khảo và vận dụng

Xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và trong quá trình luận văn tốt nghiệp để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất có thể

Trong quá trình thực hiện đề tài, rất khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô để hoàn thiện tốt hơn

Kính chúc quý thầy cô ngày càng thành đạt, nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Hoàng Tuấn Vũ

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng, các ngành chế biến sản xuất Cách mạng công nghiệp 4.0 tự động hóa để cải thiện năng suất, đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi diện mạo các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hay các ngành dịch vụ khác trên thế giới Ngày càng có nhiều công nghệ số mới và các ứng dụng mới được nghiên cứu áp dụng vào lĩnh vực xây dựng, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án đầu tư xây dựng trong suốt vòng đời Nghiên cứu này đặt mục tiêu làm rõ và đánh giá mức độ số hóa các hoạt động có khả năng số hóa trong xây dựng và ứng dụng của chúng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng Tổng cộng có 25 hoạt động có khả năng số hóa đã được xác định, được xem xét từ tài liệu nghiên cứu trước và từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm hai phần: đánh giá khả năng số hóa của hoạt động được sử dụng thang đo Likert năm điểm và đánh giá mức độ số hóa của hoạt động dựa vào 4 quy trình quản lý (thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất báo cáo), được gửi cho khoảng 180 cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Điều này nhận lại 153 phản hồi hợp lệ để phân tích dữ liệu Phân tích nhân tố khám phá cho thấy các hoạt động có khả năng số hóa được phân thành sáu nhóm: hoạt động giám sát công việc dự án, hoạt động mô hình hóa dữ liêu dự án, hoạt động quản lý vật liệu dự án, hoạt động phân công công việc trong dự án, hoạt động thông tin về công trình, hoạt động theo dõi sự thay đổi trong quá trình dự án Kết quả chỉ số mức độ số hóa của hoạt động trong dự án xây dựng chỉ ra rằng hoạt động theo dõi giờ làm việc của nhân viên có thuộc cấp kỹ thuật số và tự động Đối với nhóm hoạt động mô hình hóa dữ liệu công trình đều có các mức độ số số ở cấp độ 2 kỹ thuật hóa, tự động và được nhận xét tần suất chiếm 40-60% thời gian, đồng thời có các chỉ số mức độ số hóa cao hơn so với các hoạt động khác Điều này cho thấy chỉ số số hóa đề xuất xây dựng số hóa của các quy trình quản lý dữ liệu, giúp đánh giá toàn diện hơn liên quan đến nhóm hoạt động này

Từ khóa: số hóa, dữ liệu trong dự án xây dựng, số hóa trong dự án xây dựng

Trang 6

v

ABSTRACT

Digital technology is gradually changing fundamentally the form of providing financial services - banking, manufacturing and processing industries The Industrial Revolution 4.0, which automates to improve productivity, is changing the face of banks, financial service providers or other service industries every day in the world More and more new digital technologies and new applications are being researched and applied to the construction field, bringing higher efficiency to construction investment projects throughout the life cycle This study aims to clarify and evaluate the degree of digitization of digitized activities in construction and their application in construction investment project management A total of 25 digitizable activities were identified, reviewed from prior research literature and from in-depth interviews with experts with many years of experience in the construction sector in Vietnam The survey questionnaire consists of two parts: assessing the digitization of the activity using the five-point Likert scale and evaluating the level of the activity's digitization based on 4 management processes (data collection, data entry, etc.) data, data analysis, report export), sent to about 180 individuals operating in the construction field This got back 153 valid responses for data analysis Exploratory factor analysis shows that activities with digital capabilities are classified into six groups: project work monitoring activities, project data modeling activities, project document management activities, work assignment activities in the project, information activities about work, activity tracking changes in the project process The results show the digitization of the activity in the construction project indicating that the employee working hours tracking is on a digital and automated level For the engineering data modeling group, there are digital ratios at level 2, which are technical, automated, and frequency-recognized 40-60% of the time define the speed of the high more than with other active This suggests that indexing proposes to build digitization of data management processes, making a more comprehensive assessment of this group of activities

Key words: digitization, data in construction projects, digitization in construction

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Chu Việt Cường và PGS.TS Lương Đức Long Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực không sao chép Nếu có gì sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Hoàng Tuấn Vũ

Trang 8

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu: 4

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 6

2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM: 6

2.1.1 Số hóa 6

2.1.2 Dữ liệu trong dự án xây dựng 6

2.1.3 Số hóa trong dự án xây dựng 7

2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: 8

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: 21

3.2 THU THẬP DỮ LIỆU: 22

3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU: 24

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo 24

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA: 25

3.3.3 Phân tích dữ liệu: 26

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 27

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG 27

4.2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 28

4.2.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng 28

4.2.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát 28

4.2.3 Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát 29

4.2.4 Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án 29

4.2.5 Loại hình dự án đã tham gia 30

4.2.6 Nguồn vốn thực hiện dự án 30

4.2.7 Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia 30

4.3 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO 31

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về khả năng số hóa 31

Trang 9

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về tần suất xuất hiện 32

4.4 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT 34

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm tham gia khảo sát 34

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau khi tham gia dự án 39

4.5 XẾP HẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC CÁC ĐỊNH ĐỂ SỐ HÓA 43

4.5.1 Xếp hạng các yếu tố theo khả năng số hóa 43

4.5.2 Xếp hạng tần suất xuất hiện của các hoạt động 46

4.6 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 47

4.7 PHÂN TÍCH NHÓM CÁC NHÂN TỐ 51

4.7.1 Nhóm về hoạt động mô hình hóa dữ liệu công trình 51

4.7.2 Nhóm hoạt động giám sát công việc dự án 53

4.7.3 Nhóm về hoạt động quản lý vật liệu dự án 55

4.7.4 Nhóm về hoạt động tổ chức, phân công công việc dự án 57

4.7.5 Nhóm về hoạt động thông tin về công trình 58

4.7.6 Nhóm về hoạt động theo dõi sự thay đổi trong quá trình dự án 59

CHƯƠNG 5 : MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỐ HÓA CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG 61

6.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 1 86

PHỤ LỤC 2 92

PHỤ LỤC 3 98

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 105

Trang 10

ix

DANH SÁCH BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các hoạt động được xác định để số hóa 23

Bảng 3.2 Bảng liệt kê phương pháp và công cụ phân tích 26

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn của các phương pháp phân tích [19] 26

Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng 28

Bảng 4.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát 28

Bảng 4.3 Đơn vị công tác hiện tại 29

Bảng 4.4 Vai trò khi tham gia dự án 29

Bảng 4.5 Loại hình dự án đã tham gia 30

Bảng 4.6 Nguồn vốn thực hiện dự án 30

Bảng 4.7 Quy mô dự án 30

Bảng 4.8 Hệ số Cronbanch’s Alpha khả năng số hóa 31

Bảng 4.9 Hệ số Cronbanch’s Alpha khả năng số hóa của các hoạt động 31

Bảng 4.10 Hệ số Cronbanch’s Alpha tần suất xuất hiện 32

Bảng 4.11 Hệ số Cronbanch’s Alpha tần suất xuất hiện của các yếu tố 33

Bảng 4.12 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai 34

Bảng 4.13 Bảng kiểm định Anova 38

Bảng 4.14 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai 39

Bảng 4.15 Xếp hạng các hoạt động theo khả năng số hóa 43

Bảng 4.16 Xếp hạng tần suất xuất hiện của các hoạt động 46

Bảng 4.17 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test 48

Bảng 4.18 Bảng phương sai trích 48

Bảng 4.19 Bảng kết quả ma trận xoay 49

Trang 11

Bảng 5.1 Bảng phân cấp độ số hóa cho quy trình quản lý dữ liệu 62Bảng 5.2 Bảng xếp hạng mức độ số hóa của các hoạt động trong quá trình thu thập dữ liệu 64Bảng 5.3 Bảng xếp hạng mức độ số hóa của các hoạt động trong quá trình nhập dữ liệu 65Bảng 5.4 Bảng xếp hạng mức độ số hóa của hoạt động trong quá trình phân tích dữ liệu 67Bảng 5.5 Bảng xếp hạng mức độ số hóa của hoạt động trong quá trình xuất dữ liệu

68

Bảng 5.6 Bảng kết quả mức độ số hóa của các hoạt động trong dự án 69

Trang 12

Trong thập kỷ qua, trên thế giới và cả Việt Nam, nhiều công nghệ đã được áp dụng trong ngành xây dựng góp phần tăng cường mức độ số hóa, tự động hóa và được tích hợp vào mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng của ngành xây dựng [14] Đó chính là biểu hiện của việc ngành xây dựng đã và đang chuyển hướng theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Một cách tổng quát hơn, Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành xây dựng, hay còn gọi là Xây dựng 4.0 có thể hiểu là sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc các quy trình quản lý dự án của các doanh nghiệp xây dựng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới hoặc công nghệ hiện có để khai thác dữ liệu được thu thập trong thời gian thực, phục vụ cho việc ra quyết định [17]

Nhiều công nghệ mới đang được giới thiệu bởi các nhà cung cấp công nghệ và các công ty xây dựng Chúng bao gồm lập mô hình thông tin tòa nhà (BIM), big data, lưu

Trang 13

trữ đám mây, thiết kế đa chiều [ví dụ: bốn chiều (4D) và năm chiều (5D)], đúc sẵn, in ba chiều (3D), trí tuệ nhân tạo, và các tòa nhà thông minh [1]

Đối với việc xây dựng, số hóa điều đó có nghĩa là triển khai các công cụ và công nghệ số khai thác sức mạnh của dữ liệu để làm cho hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn Bản sao kỹ thuật số sẽ là một công cụ hữu ích trong ngành xây dựng như cung cấp thông tin chẩn đoán hoặc tiên lượng, tính toán giảm điện năng tiêu thụ, giảm lượng khí thải… làm tăng lợi tức đầu tư Ngày càng có nhiều công nghệ số mới và các ứng dụng mới được nghiên cứu áp dụng vào lĩnh vực xây dựng, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án đầu tư xây dựng trong suốt vòng đời Do đó nghiên cứu này đặt mục tiêu làm rõ và đánh giá mức độ số hóa các hoạt động có khả năng số hóa trong xây dựng và ứng dụng của chúng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1 Lý do chọn đề tài

Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong xây dựng 4.0 ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp tư vấn, các nhà thầu thi công tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng Bằng việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, từ đó tận dụng được các ứng dụng mới do công nghệ thông tin và các nền tảng, công cụ mới dựa trên công nghệ thông tin mang lại, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam dần nhận thấy họ có khả năng tiếp cận dự án tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn, thi công ít rủi ro hơn và quản lý có hiệu quả hơn Các doanh nghiệp đã dần nhận thức được, việc áp dụng các công nghệ số trong xây dựng 4.0 đã và đang mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh, mở ra các ngành nghề kinh doanh mới

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các hoạt động đầu tư để hòa nhập với cuộc Các mạng công nghệ 4.0 Ngành xây dựng cũng không nằm ngoài cuộc Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành các Quyết định: số 1004/QĐ-BXD ngày 31/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt “Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”; số 1533/QĐ-BXD ngày 7/12/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch

Trang 14

HOÀNG TUẤN VŨ 3 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng giai đoạn 2021-2025; số 219/QĐ-BXD ngày 28/3/2019 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; số 1735/QĐ-BXD ngày 31/12/2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của cơ quan Bộ Xây dựng năm 2021 Qua đó cho thấy sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của các cấp, các ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng trong thời đại 4.0 Kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước Đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm: Cơ sở dữ liệu (CSDL) trong đó bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; Hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; thi công xây lắp; nghiệm thu công trình); Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản

Công việc trước đây tập trung chủ yếu vào việc đánh giá số hóa tại cấp độ ngành và công ty Các công việc khác công việc khác sử dụng khảo sát cấp ngành để chỉ ra công nghệ nào đang được sử dụng và ở lĩnh vực nào trong các dự án xây dựng [1] Thiếu đánh giá cấp dự án về mức độ số hóa, và các mô hình cấp công ty và ngành quá thẳng thừng để tạo điều kiện cho các hành động cải thiện số hóa Trước khi thảo luận về những nỗ lực hiện có để cải thiện số hóa trong ngành xây dựng, trước tiên chúng ta cần đánh giá mức độ số hóa ở cấp độ dự án để cho phép xác định các vấn đề Xếp hạng dự án dựa trên mức độ số hóa có thể giúp xác định các phương pháp hay nhất

Trang 15

Một chỉ số để đánh giá mức độ số hóa của các dự án là cần thiết Chỉ số này và kết quả của nó có thể giúp các nhà nghiên cứu so sánh các dự án với các mức độ số hóa khác nhau để xác định sự khác biệt của chúng và liên kết mức độ số hóa với năng suất, an toàn và hiệu suất làm việc Trên thực tế, các công ty xây dựng có thể xác định các dự án có mức độ số hóa cao và thấp để cố gắng cải thiện dự án sau này Ngoài ra, ngành xây dựng được phân cấp, phân tán và dựa trên dự án, điều này dẫn đến việc các công ty ký hợp đồng hoạt động nhiều hơn như một hệ sinh thái làm việc trên các dự án tự chủ So sánh các dự án đang thực hiện trong một công ty nhà thầu về số hóa của họ sẽ giúp xác định vị trí số hóa có thể dẫn đến những cải tiến

Do đó, học viên đề xuất thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng tại Việt Nam”

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định và phân nhóm các hoạt động tiềm năng để số hóa trong các dự án xây

dựng Đánh giá khả năng số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng:

 (1) Hoạt động dễ dàng số hóa: số hóa sẽ dễ dàng thực hiện, sử dụng so với các cách làm việc truyền thống

 (2) Hoạt động hữu ích để số hóa: số hóa cho phép hiệu suất của các hoạt động nhanh hơn và tăng năng suất so với làm việc truyền thống

 (3) Hoạt động số hóa có áp lực từ các bên liên quan khác nhau để số hóa hoạt động

 (4) Hoạt động có sự tạo điều kiện (chẳng hạn như hỗ trợ tổ chức, giáo dục và cơ sở hạ tầng CNTT) để số hóa hoạt động: kiến thức về tổ chức và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả đào tạo và hỗ trợ) cần thiết đủ đáp ứng cho quá trình số hóa

- Đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng, thành lập các

tiêu chí đánh giá mức độ số hóa của các dự án xây dựng

Trang 16

HOÀNG TUẤN VŨ 5

 Mục tiêu là xác định tần suất và mức độ số hóa của từng hoạt động, sử dụng 5 điểm thang đo Likert từ 1 (1% –20% thời gian) đến 5 (81% –100% của thời gian)

 Xác định mức độ số hóa của từng hoạt động ở ba cấp độ đối với bốn quy trình quản lý dữ liệu: thu thập, nhập, phân tích và báo cáo theo các cấp độ Cấp độ 1: thủ công và tương tự, Cấp độ 2: Thủ công và kỹ thuật số và Cấp độ 3: Kỹ thuật số và tự động

- Đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai, đưa ra các kiến nghị, giải pháp

số hóa trong dự án xây dựng để nâng cao hiệu quả quản lý dự án cho các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động để số hóa trong các dự án xây dựng Phạm vi nghiên cứu của đề tài: các dự án xây dựng ở Việt Nam

Thực hiện trong phạm vi như sau:

- Dữ liệu được khảo sát trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

- Các đối tượng khảo sát: khảo sát tập trung vào những đối tượng đang hoạt động ở những công ty xây dựng, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự án có áp dụng số hóa vận hành các công việc.

Trang 17

Văn bản và hình ảnh có thể được số hóa tương tự: máy quét chụp một hình ảnh (có thể là hình ảnh của văn bản) và chuyển đổi nó thành một tệp hình ảnh, chẳng hạn như bitmap Chương trình nhận dạng ký tự quang học (OCR) phân tích hình ảnh văn bản cho các vùng sáng và tối để xác định từng ký tự chữ cái hoặc chữ số và chuyển đổi mỗi ký tự thành mã ASCII

Số hóa âm thanh và video sử dụng một trong nhiều quy trình chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số, trong đó tín hiệu tương tự (tương tự) biến đổi liên tục, mà không làm thay đổi nội dung thiết yếu của nó, thành tín hiệu đa cấp (kỹ thuật số) Quá trình lấy mẫu đo biên độ (cường độ tín hiệu) của dạng sóng tương tự tại các mốc thời gian cách đều nhau và biểu diễn các mẫu dưới dạng giá trị số cho đầu vào dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số

2.1.2 Dữ liệu trong dự án xây dựng

Ngành xây dựng sử dụng và tạo ra một lượng lớn dữ liệu Dữ liệu có thể được tạo ra bởi rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

Trang 18

HOÀNG TUẤN VŨ 7

 Thiết kế và xây dựng (ví dụ, xây dựng mô hình thông tin)

 Đánh giá công suất đăng ký

 Tiện ích, dịch vụ tòa nhà, hệ thống quản lý tòa nhà

 Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông

 Các hệ thống doanh nghiệp như hệ thống mua hàng, báo cáo, tiến độ công việc…

Dữ liệu dự án xây dựng là thông tin có giá trị giúp các nhà thầu dự báo nhu cầu của các dự án cụ thể Việc sử dụng dữ liệu này đảm bảo một kết quả thuận lợi hơn Quản lý dự án trong ngành xây dựng rất phức tạp Một vấn đề không mong muốn có thể ảnh hưởng đến mọi giai đoạn và thành phần của dự án xây dựng Dữ liệu dự án xây dựng giúp giảm thiểu những rủi ro này bằng cách cung cấp cho các nhà quản lý dự án một lộ trình để đạt được kết quả mong muốn Có bốn thành phần chính của dữ liệu dự án xây dựng: dữ liệu dự báo, dữ liệu lập mô hình thông tin tòa nhà (BIM), dữ liệu hoạt động và dữ liệu tài chính [3]

2.1.3 Số hóa trong dự án xây dựng

Kỹ thuật số hóa trong quản lý dự án cho phép người dùng trong nhóm làm việc năng suất hơn và tạo ra giá trị ngay từ ngày làm việc đầu tiên để họ có thể giao tiếp với khách hàng và các thành viên trong nhóm Nó dẫn đến sự hợp nhất của trực tuyến và ngoại tuyến Nó ảnh hưởng đến các công nghệ đột phá và những thay đổi căn bản trong các ngành công nghiệp khác nhau

Trang 19

Số hóa quản lý dự án là một quy trình quản lý các dự án trực tuyến được sắp xếp hợp lý Nó bắt đầu từ giai đoạn lên ý tưởng và kết thúc với việc hoàn thành toàn bộ dự án, trong phạm vi ngân sách xác định và sử dụng một lượng tài nguyên nhất định Theo kết quả nghiên cứu của Perrier, Bled và cộng sự [14], các công nghệ số xây dựng có thể được chia thành các nhóm theo các giai đoạn của vòng đời dự án Mô hình số có thể được sử dụng cho việc phân tích, đánh giá vòng đời dự án (về sử dụng năng lượng, về phát thải rác, v.v…), phục vụ quản lý vận hành (như quản lý không gian, quản lý tài sản, đồ đạc, quản lý chi phí vận hành, quản lý cho thuê, v.v… hoặc cho các hoạt động quản lý bảo trì (bảo trì dự báo, kế hoạch bảo trì, ước lượng chi phí bảo trì, v.v…), cải tạo, sửa chữa, hoặc xác định lại tuổi thọ hiệu quả của công trình

Trong giai đoạn thiết kế, ứng dụng phổ biến nhất của các công nghệ số là ở hoạt động mô phỏng Ngoài ra, các hoạt động chức năng khác cũng đều đã có ứng dụng cụ thể Các lĩnh vực quản lý dự án trong giai đoạn này, từ phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng, an toàn lao động (ATLĐ), rủi ro, mua sắm, giao tiếp đều đã có ứng dụng được phát triển

Trong giai đoạn thi công, các công nghệ được phát triển chú trọng đến việc làm thế nào để đạt được năng suất và độ an toàn cao hơn trên các công trường xây dựng Ngoài ra, các lĩnh vực quản lý dự án khác như chi phí, chất lượng, thời gian, giao tiếp, mua sắm, rủi ro

Đảm bảo chất lượng công trình, sự làm việc ổn định của cơ sở vật chất và việc nâng cao tuổi thọ, hiệu quả của cơ sở vật chất của ngành xây dựng trong những năm qua Do đó, có nhiều công nghệ đã được phát triển và sử dụng để đảm bảo cho việc vận hành và bảo trì các cơ sở vật chất được thuận lợi Ngoài ra, còn có một số công nghệ được ứng dụng để giải quyết vấn đề giám sát và ứng phó khẩn cấp

2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện để xem xét số hóa các hoạt động trong dự án xây dựng

Trang 20

HOÀNG TUẤN VŨ 9 Theo Olle Samuelson [4], sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung và việc sử dụng các công cụ dành riêng cho ngành xây dựng Cải thiện giao tiếp và chia sẻ thông tin là động lực mạnh mẽ để đưa CNTT vào sử dụng, chẳng hạn như các công nghệ như EDM và EDI, tạo cơ hội cho các quy trình nhanh hơn và hiệu quả hơn, và các phương pháp làm việc mới trong ngành xây dựng Nghiên cứu đưa ra những công cụ, ứng dụng trong quá trình làm việc của ngành xây dựng nhưng thiếu đánh giá mức độ, khả năng số hóa của các hoạt động nêu ra

Theo Vito Getuli [5] đã phát triển một mô hình lập kế hoạch không gian làm việc thủ công thông thường bằng cách mô phỏng hoạt động xây dựng sử dụng cả công nghệ Thực tế ảo và Mô hình thông tin tòa nhà Việc áp dụng phương pháp này trong một nghiên cứu điển hình thực tế cho thấy tác động có lợi của nó trong việc chia sẻ thông tin liên quan đến an toàn và lập kế hoạch giữa các đối tác dự án Nghiên cứu đưa ra các hoạt hoạt động thực hiện trong việc mô phỏng thông tin tòa nhà, và trải nghiệm những hoạt động đó thông qua thực tế ảo, nghiên cứu cũng chưa đưa ra được đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động này trong dự án

Một nghiên cứu đánh giá việc sử dụng công nghệ thông tin và tác động của nó đối với hoạt động của dự án và công ty trong ngành xây dựng Youngcheol Kang, William J O’Brien [6] cho rằng Các phân tích được tách biệt theo các nhóm bên liên quan của chủ đầu tư và nhà thầu và các phát hiện cho thấy rằng việc sử dụng CNTT nhiều hơn tương quan với việc cải thiện hiệu quả dự án

Hewage [7] đã công bố ba bên liên quan khác nhau trong ngành xây dựng về khả năng và cơ hội trong việc sử dụng Công nghệ thông tin trong dự án xây dựng để cải thiện giao tiếp và sự hài lòng của người lao động Bài báo kết thúc với một loạt các khuyến nghị để tăng cường sử dụng các công cụ và hệ thống CNTT trong các dự án xây dựng Nhiên cứu chỉ đánh giá mức độ hài lòng của các chủ đầu tư, nhà thầu, khách hàng khi áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xây dựng

Trang 21

Theo Mehdi Nourbakhsh [8] đã trình bày các kết quả kiểm tra khả năng sử dụng của một nguyên mẫu ứng dụng di động để cải thiện quản lý thông tin trong các dự án xây dựng Nghiên cứu đưa ra phương pháp quản lý các hoạt động trong dự án xây dựng thông qua các ứng dụng tích hợp trên điện thoại thông minh, tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được mức đọ số hóa của từng hoạt động áp dụng

Theo Ville Hinkka [9] Việc sử dụng theo dõi RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) đã tăng lên đáng kể trong quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều năm qua Bài báo này trình bày mô hình triển khai theo dõi RFID cho các ngành thương mại kỹ thuật và xây dựng Nghiên cứu đưa ra mô hình theo dõi các hoạt động trong chuỗi cung cấp của dự án, uy nhiên vẫ chưa đánh giá mức độ số hóa của các hoạt động trong quá trình áp dụng

Một cuộc khảo sát bởi Blanco [10] đã phân tích hơn 1.000 công ty khởi nghiệp phần mềm xây dựng và các sản phẩm của họ Nghiên cứu xác định các trường hợp sử dụng phổ biến mà các công cụ phần mềm đang được phát triển trong tất cả các giai đoạn của dự án Bài viết này tập trung vào các trường hợp sử dụng hiện tại và tương lai liên quan đến giai đoạn xây dựng của các dự án vì đó là giai đoạn phức tạp nhất và tiêu tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình E&C Từ dữ liệu khảo sát đã đưa những thách thức chung nảy sinh khi các công ty triển khai và mở rộng quy mô các giải pháp kỹ thuật số, cũng như các chiến lược giảm thiểu có thể có Nghiên cứu đưa ra các giải pháp số hóa, phần mềm tích hợp áp dụng trong từng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được mức độ số hóa của các hoạt động, để tìm ra cách nâng cao ố hóa các quy trình làm việc

Ths Nguyễn Mạnh Hùng và PGS.TS Nguyễn Thế Quân [12] trình bày một bức tranh tổng quan về các công nghệ số xây dựng 4.0 được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trên thế giới Các công nghệ số trong xây dựng có thể chia thành 7 nhóm chính, bao gồm: khoa học dữ liệu, chế tạo kỹ thuật số, tiền chế, BIM, trí thông minh nhân tạo, các hệ thống mô hình hóa và các công nghệ liên quan đến việc giám sát Các công nghệ này hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động chức năng như tự

Trang 22

HOÀNG TUẤN VŨ 11 động hóa, trao đổi thông tin, phân phối, định vị, mô hình hóa, tối ưu hóa, tái tạo, mô phỏng, tiêu chuẩn hóa và trực quan hóa thực hiện được tốt hơn Thông qua khảo sát các nguồn thông tin được công bố rộng rãi, bài báo cũng cho thấy rất nhiều công nghệ số đã được ứng dụng tại Việt Nam Các công nghệ được phát triển và ứng dụng trong suốt các giai đoạn, vòng đời của dự án hỗ trợ việc triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghiên cứu trình bày tổng quan về bức tranh về công nghệ số hóa áp dụng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được mức độ số hóa của từng hoạt động trong dự án và đưa ra giải pháp áp dụng cho từng hoạt động cụ thể.

Trang 23

Bảng 2.1.Một số nghiên cứu liên quan

(1) Olle

Samuelson

A longitudinal study of the adoption of IT technology in the Swedish building sector

(Nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây dựng của Thụy Điển)

2014

-Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo cơ hội cho các quy trình nhanh hơn và hiệu quả hơn, và các phương pháp làm việc mới trong ngành xây dựng Bài báo này trình bày kết quả của một nghiên cứu về việc sử dụng CNTT trong ngành xây dựng của Thụy Điển, được thực hiện trong một số khoảng thời gian trong giai đoạn 1998–2011 Kết quả cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng CNTT nói chung và việc sử dụng các công cụ dành riêng cho ngành Cải thiện giao tiếp và chia sẻ thông tin là động lực mạnh mẽ để đưa CNTT vào sử dụng, chẳng hạn như các công nghệ như EDM và EDI Các lĩnh vực hàng đầu cho các khoản đầu tư CNTT theo kế hoạch bao gồm xử lý tài liệu và thiết bị di động

(2)

Vito Getuli; Pietro Capone; Alessandro Bruttini

BIM-based

immersive Virtual Reality for

construction workspace

planning: A oriented approach

safety-(Ứng dụng Thực tế ảo dựa trên BIM để lập kế hoạch không gian làm việc xây

2020

Lập kế hoạch không gian làm việc hiệu quả được biết là đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch hoạt động xây dựng Nghiên cứu này nhằm nâng cao quy trình lập kế hoạch không gian làm việc thủ công thông thường bằng cách mô phỏng hoạt động xây dựng sử dụng cả công nghệ Thực tế ảo và Mô hình thông tin tòa nhà Quy hoạch không gian làm việc được cải thiện bằng cách khơi gợi kiến thức của người lao động có kinh nghiệm và tích hợp nó với kiến thức của các nhà quản lý xây dựng Việc áp dụng phương pháp này trong một nghiên cứu điển hình thực tế cho thấy tác động có lợi của nó trong việc

Trang 24

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm

dựng: Nghiên cứu

về an toàn) chia sẻ thông tin liên quan đến an toàn và lập kế hoạch giữa các đối tác dự án

(3)

Youngcheol Kang, William J O’Brien

Impact of Information Technologies on Performance: Cross Study Comparison

(Tác động của công nghệ thông tin đến hiệu suất: So sánh

nghiên cứu chéo)

2008

Bài báo này đánh giá việc sử dụng công nghệ thông tin CNTT và tác động của nó đối với hoạt động của dự án và công ty trong ngành xây dựng Sử dụng dữ liệu cấp dự án từ 139 dự án và dữ liệu cấp công ty từ 74 công ty, hiện trạng sử dụng CNTT trong ngành xây dựng đã được nghiên cứu và thực hiện phân tích thống kê để đánh giá mối tương quan giữa việc sử dụng CNTT và hiệu quả Các phân tích được tách biệt theo các nhóm bên liên quan của chủ đầu tư và nhà thầu và các phát hiện cho thấy rằng việc sử dụng CNTT nhiều hơn tương quan với việc cải thiện hiệu quả dự án

(4)

Kasun N

Hewage, George F Jergeas

IT usage in

Alberta's building construction projects: Current status and

challenges

(Việc sử dụng CNTT trong các dự án xây dựng tòa nhà của Alberta: Hiện trạng và thách thức)

2008

Nghiên cứu trình bày quan điểm của ba bên liên quan khác nhau trong ngành xây dựng về khả năng và cơ hội trong việc sử dụng Công nghệ thông tin trong dự án xây dựng để cải thiện giao tiếp và sự hài lòng của người lao động Bài báo kết thúc với một loạt các khuyến nghị để tăng cường sử dụng các công cụ và hệ thống CNTT trong các dự án xây dựng

Trang 25

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm

(5)

Mehdi Nourbakhsh, Rosli Mohamad Zin

Mobile application prototype for on-site information management

in construction industry

(Ứng dụng di động choquản lý thông tin tại chỗ trong ngành xây dựng)

2016

- Mục đích của bài báo này là trình bày kết quả của một nghiên cứu nhằm điều tra các yêu cầu thông tin cho các ứng dụng di động sử dụng rộng rãi cho các dự án xây dựng Trình bày các kết quả kiểm tra khả năng sử dụng của một nguyên mẫu ứng dụng di động để cải thiện quản lý thông tin trong các dự án xây dựng

-Nghiên cứu này xác định và xếp hạng các tạo tác thông tin tại chỗ quan trọng, được coi là rất quan trọng từ quan điểm của khách hàng, nhà tư vấn và nhà thầu Nghiên cứu cũng minh họa sự phát triển của một nguyên mẫu ứng dụng di động và kết quả của một bài kiểm tra khả năng sử dụng Kết quả kiểm tra chứng minh rằng ứng dụng được thiết kế tốt, thân thiện với người dùng và đáp ứng các yêu cầu của người dùng

(6) Ville Hinkka

RFID tracking implementation model for the technical trade and construction supply chains

(Mô hình triển khai theo dõi RFID cho chuỗi cung ứng xây dựng và thương mại

kỹ thuật)

2013

Việc sử dụng theo dõi RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) đã tăng lên đáng kể trong quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều năm qua Bài báo này trình bày mô hình triển khai theo dõi RFID cho các ngành thương mại kỹ thuật và xây dựng Cách tiếp cận để xây dựng mô hình khả thi là Mô hình chấp nhận công nghệ Thiết kế mô hình dựa trên dự án nghiên cứu, nơi 16 công ty sản xuất và bán buôn thương mại kỹ thuật đã tham gia và khảo sát nơi khách hàng của các nhà sản xuất và cung cấp

Trang 26

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm

(7) Eziyi O Ibem

Survey of digital technologies in procurement of construction projects

(Khảo sát công nghệ số trong mua sắm dự án xây dựng)

2014

-Nghiên cứu xác định 36 công nghệ và công cụ kỹ thuật số khác nhau được sử dụng trong đấu thầu xây dựng, một cuộc khảo sát tài liệu liên quan đến việc xác định có hệ thống và xem xét 78 bài báo được xuất bản trên 52 nguồn khác nhau từ năm 1993 đến năm 2014

-Cho thấy có bốn ứng dụng để thiết lập những gì sẽ được mua sắm; bốn để mời chào thầu; một để thiết lập chiến lược mua sắm; hai để đánh giá thầu, hai để trao hợp đồng và mười ba để quản lý hợp đồng Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các công nghệ kỹ thuật số hiện có là các ứng dụng dựa trên web tạo điều kiện giao tiếp và cộng tác trong thời gian thực trên các chuỗi cung ứng xây dựng

(8) Peter E.D Love

Systems information modeling: From file exchanges to model sharing for Electrical

instrumentation and control systems

(Mô hình hóa thông tin hệ thống: Từ trao đổi tệp đến chia sẻ mô hình cho

2016

- Nghiên cứu kiểm tra sự phát triển của mô hình thông tin hệ thống (SIM) để cải thiện năng suất trong quá trình kỹ thuật, xây dựng, bảo trì và hoạt động của một magnetite nhà máy chế biến quặng sắt được trình bày và thảo luận Bằng cách chuyển đổi các trao đổi thông tin theo định hướng tài liệu đã thiết lập thường được sử dụng trong các dự án EICS sang một môi trường chia sẻ dữ liệu hợp tác hơn, các quy trình đã được sắp xếp hợp lý và các lỗi, do trùng lặp và không nhất quán, đã được ngăn chặn đáng kể Mặc dù vẫn hoạt động trong giới hạn của các mô hình cụ thể, việc tạo ra một SIM là bước đầu tiên hướng tới một dữ liệu tích hợp và có thể tương tác mà không phụ thuộc vào bản vẽ

Trang 27

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm

Thiết bị điện và hệ thống điều khiển)

(9) Jose Luis Blanco

The new age of engineering and construction technology

(Kỷ nguyên mới của công nghệ xây dựng)

2017

Để giúp các công ty E&C định hướng bối cảnh và phát triển các chiến lược triển khai hiệu quả hơn, chúng tôi đã phân tích hơn 1.000 công ty khởi nghiệp phần mềm xây dựng và các sản phẩm của họ Nghiên cứu xác định các trường hợp sử dụng phổ biến mà các công cụ phần mềm đang được phát triển trong tất cả các giai đoạn của dự án Bài viết này tập trung vào các trường hợp sử dụng hiện tại và tương lai liên quan đến giai đoạn xây dựng của các dự án vì đó là giai đoạn phức tạp nhất và tiêu tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình E&C Từ dữ liệu khảo sát đã đưa những thách thức chung nảy sinh khi các công ty triển khai và mở rộng quy mô các giải pháp kỹ thuật số, cũng như các chiến lược giảm thiểu có thể có

(10)

Ths Nguyễn Mạnh Hùng, PGS.TS Nguyễn Thế Quân

Tổng quan về các công nghệ số trong xây dựng 4.0 và ứng dụng tại Việt Nam

2021

Bài báo này trình bày một bức tranh tổng quan về các công nghệ số xây dựng 4.0 được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trên thế giới Các công nghệ số trong xây dựng có thể chia thành 7 nhóm chính, bao gồm: khoa học dữ liệu, chế tạo kỹ thuật số, tiền chế, BIM, trí thông minh nhân tạo, các hệ thống mô hình hóa và các công nghệ liên quan đến việc giám sát Các công nghệ này hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động chức năng như tự động hóa, trao đổi thông tin, phân phối, định vị, mô hình hóa, tối ưu hóa, tái tạo, mô phỏng, tiêu chuẩn hóa và trực quan hóa thực hiện được tốt hơn Thông qua khảo sát các nguồn thông tin được công bố rộng rãi, bài báo cũng

Trang 28

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm

cho thấy rất nhiều công nghệ số đã được ứng dụng tại Việt Nam Các công nghệ được phát triển và ứng dụng trong suốt các giai đoạn, vòng đời của dự án hỗ trợ việc triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Đào Quốc Việt, Nguyễn Thế Quân

A Case Study of BIM Application in a Public

Construction Project

Management Unit in Vietnam: Lessons Learned and

Organizational Changes

(Một nghiên cứu điển hình về ứng dụng BIM trong Ban quản lý dự án công trình công cộng ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và những

thay đổi về tổ chức)

Bài báo này thảo luận về thực tiễn áp dụng BIM trong một dự án công Bài học kinh nghiệm bao gồm thực tế rằng, trong khi BIM có thể mang lại những lợi ích nhất định cho dự án, nó cũng kéo dài thời gian của dự án và tăng chi phí dự án SPMB, trước đây được phân chia theo từng bộ phận theo các giai đoạn của dự án, đã thay đổi cơ cấu tổ chức của mình bằng cách thành lập một nhóm nhiệm vụ bao gồm các chuyên gia từ các bộ phận điều hành dự án khác nhau, do lãnh đạo SPMB trực tiếp lãnh đạo, để giải quyết các vấn đề về BIM, mặc dù chỉ có một số cách sử dụng cơ bản của BIM đã áp dụng Chức năng của các bộ phận điều hành dự án cũng đã được điều chỉnh do áp dụng hình thức mua sắm mới và sự xuất hiện của các quy trình mới cũng như các yêu cầu đối với một loại năng lực mới (BIM) Sau đó, các yếu tố khác của thiết kế tổ chức đã được thay đổi cho phù hợp Các bài học kinh nghiệm đóng góp vào sự hiểu biết hiện tại rằng các Ban QLDA cần cơ cấu lại cơ cấu tổ chức để thực hiện BIM một cách hiệu quả và hiệu quả đồng thời chuẩn bị tốt cho các tác động tiêu cực

Trang 29

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các hoạt động được xác định để số hóa

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Thu thập, cập nhật và lưu tất cả các tài liệu dự

2 Lập và báo cáo về tác động môi trường của dự

3 Tạo và cập nhật kế hoạch bố trí công việc X

7 Theo dõi và cải thiện hiệu quả công việc trong

8 Theo dõi và cải thiện quản lý chất thải trong

9 Theo dõi sự hiện diện của nhân viên và khách

Trang 30

STT Các hoạt động được xác định để số hóa Nguồn tham khảo

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

18 Chia sẻ thông tin giữa các dự án xây dựng và

21 Theo dõi tiến độ và thanh toán của nhà thầu

22 Cập nhật và theo dõi việc tuân thủ hợp đồng

Trang 31

STT Các hoạt động được xác định để số hóa Nguồn tham khảo

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

23

Cập nhật và theo dõi việc tuân thủ hợp đồng, bao gồm cả các thay đổi hợp đồng, với khách hàng

26 Trực quan hóa các bản vẽ và mô hình 3D trên

Trang 32

Suy luận, tham khảo tài liệu, dự án đã thực hiện

Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các nhân tố

Ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm

Sắp xếp tạm thời các nhân tố Thiết kế bảng câu hỏi khảo

sát, thu thập số liệu

Phân nhóm chính thức các nhân tố Sử dụng phương pháp

phân tích nhân tố PCA

Xác định mức độ số hóa từng hoạt động trong từng phân nhóm Thiết kế bảng câu hỏi khảo

Trang 33

3.2 THU THẬP DỮ LIỆU:

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên, một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là dạng thang đo Rennis Likert

Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi học việc thực hiện qua 4 bước:

 Bước 1: Thống kê các hoạt động phố biến có khả năng số hóa trong dự án xây dựng từ các tài liệu tham khảo

 Bước 2: Ra bảng câu hỏi khảo nghiệm

 Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia (nhiều hơn 5 năm) để bổ sung và lọc các nhân tố thích hợp với môi trường ở Việt Nam

 Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp và bằng đường email đến các đối tượng khảo sát bao gồm 2 phần:

 Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia, …của các cá nhân tham gia phỏng vấn

 Phần B: Đánh giá khả năng số hóa của các hoạt động trong dự án xây dựng: (1) Hoạt động này hữu ích để số hóa (tuổi thọ hiệu suất)

(2) Hoạt động dễ dàng số hóa (tuổi thọ nỗ lực)

(3) Có áp lực từ các bên liên quan khác nhau để số hóa hoạt động (ảnh hưởng xã hội)

(4) Có sự tạo điều kiện (chẳng hạn như hỗ trợ tổ chức, giáo dục và cơ sở hạ tầng CNTT) để số hóa hoạt động

Sau khi nghiên cứu tài liệu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam và hoàn thành bảng khảo sát đại trà với những hoạt động có khả năng số hóa trong các dự án xây dựng ở Việt Nam được trình bày ở bảng sau:

Trang 34

D8 Theo dõi sự hiện diện của nhân viên và khách

và việc sử dụng các thiết bị bảo hộ [3] D9 Theo dõi và quản lý các sai lệch [5], [9] D10 Theo dõi giờ làm việc của nhân viên [5], [9] D11 Thực hiện giải quyết vấn đề tại công trường [5] D12 Cập nhật và lưu trữ nhật ký công trường [5] D13 Giám sát và kiểm soát tiến độ của dự án [5], [9] D14 Thực hiện và lưu trữ kiểm tra chất lượng [5]

Trang 35

D21 Cập nhật và theo dõi việc tuân thủ hợp đồng

với các nhà cung cấp và nhà thầu phụ [7], [9] D22

Cập nhật và theo dõi việc tuân thủ hợp đồng, bao gồm cả các thay đổi hợp đồng, với khách hàng

[7], [9]

D23 Cập nhật kế hoạch thời gian và nguồn lực [5] D24 Cập nhật bản vẽ, mô hình và tài liệu hệ thống [4] D25 Trực quan hóa các bản vẽ và mô hình 3D trên

Trang 36

HOÀNG TUẤN VŨ 25 Thang đo lường tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha α ≥ 0.8, giá trị nhỏ nhất chấp nhận được là 0.7 [19]

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hướng đến việc khám phá ra cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến có liên quan với nhau Mục đích của việc phân tích nhân tố khám phá EFA là để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn, chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu

Các tham số quan trọng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Hệ số KMO: xem xét dữ liệu có phù hợp cho phân tích nhân tố Hệ số

KMO lớn hơn 0.5 thì dữ liệu thu thập phân tích nhân tố là thích hợp

- Kiểm định Bartlelt: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các

biến có tương quan trong tổng thể Hệ số Sig < 0.05 có nghĩa là phân tích nhân tố EFA thích hợp

- Hệ số tải nhân tố: là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố Hệ số

này nên lớn hơn hoặc bằng 0.5

- Hệ số Communaltly (> 0.5): là lượng biến thiên của một biến giải thích

chung với các biến khác được xem xét trong phân tích

- Hệ số Initial Eingenvalue (> 1): phần biến thiên được giải thích bởi mỗi

nhân tố

Trang 37

3.3.3 Phân tích dữ liệu:

Bảng 3.2 Bảng liệt kê phương pháp và công cụ phân tích

STT Phương pháp phân tích Công cụ phân tích

2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo Hệ số Cronbach Alpha 3 Xếp hạng cáchoạt động Trị trung bình

4 Phân nhóm các nhân tố Phân tích nhân tố PCA

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn của các phương pháp phân tích [19]

STT Công cụ phân tích Giá trị tiêu chuẩn

1 Hệ số Cronbach Alpha α ≥ 0.8, ngưỡng chấp nhận 0.7

2 Phân tích nhân PCA

Hệ số KMO > 0.5 Sig < 0.05

Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5

Trang 38

Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu

Kiểm định hệ số thang đo

Kiểm định giả thuyết thống kê

Xếp hạng các hoạt động theo khả năng số hóa Khả năng số hóa của các

hoạt động

Tần suất xuất hiện của hoạt động

Xếp hạng các hoạt động theo tần suất xuất hiện

Phân tích nhân tố cho các hoạt động theo khả năng số

hóa

Phân nhóm và đánh giá hoạt động theo mức độ ảnh

hưởng

Xếp hạng mức độ số hóa của các hoạt động

Trang 39

4.2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

4.2.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng

Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng

Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)

4.2.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát

Bảng 4.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số người Phần trăm Tổng

Kỹ sư thiết kế kết cấu

Trang 40

HOÀNG TUẤN VŨ 29

4.2.3 Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát

Bảng 4.3 Đơn vị công tác hiện tại

Đặc điểm

Số người

Phần

trăm Tổng Chủ đầu tư, ban QLDA 22 14.4 14.4

Đơn vị tư vấn thiết kế 39 25.5 96.1

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (52.3%), đơn vị tư vấn thiết kế (25.5%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài mà học viên đã đề xuất

4.2.4 Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án

Bảng 4.4 Vai trò khi tham gia dự án

Đặc điểm Số người Phần trăm Tổng

Đơn vị tư vấn thiết kế 47 30.7 98.0

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo sát khi tham gia dự án thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (49%), đơn vị tư vấn thiết kế (30.7%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu mà học viên đã đề xuất

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w