1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trắc nghiệm ôn tập môn Thông tin thuốc

5 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trắc nghiệm ôn tập môn Thông tin thuốc
Chuyên ngành Thông tin thuốc
Thể loại Trắc nghiệm
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 213,29 KB

Nội dung

Trắc nghiệm ôn tập môn Thông tin thuốc, trắc nghiệm kiểm tra kiến thức môn Thông tin thuốc, bám sát kiến thức học.

Trang 1

Câu Hỏi 1: Phương pháp phân tích số liệu theo hướng Per protocol (PP) có đặc điểm:

A Đôi khi làm cho kết quả nghiên cứu mang tính phóng đại hơn thực tế

B Chỉ phân tích số liệu các bệnh nhân hoàn thành hết protocol nghiên cứu

C Phân tích số liệu của tất cả bệnh nhân dù cho có sự rút lui hay tử vong

D Chỉ phân tích số liệu các bệnh nhân tử vong, rút lui khỏi nghiên cứu

Câu Hỏi 2: Phần nào sau đây không phải là một phần cấu trúc của một bài viết về nghiên cứu khoa học:

A Ghi nhận đóng góp

B Tiểu sử nhà nghiên cứu

C Tóm tắt nội dung

D Bàn luận ưu nhược điểm

Câu Hỏi 3: Phần nào sau đây trong bài viết về nghiên cứu khoa học, người đọc cần dành nhiều thời gian nhất để đọc và phân tích:

A Phương pháp nghiên cứu (methods)

B Tóm tắt (abstract)

C Kết quả (result)

D Tổng quan (introduction)

Câu Hỏi 4: Các nguồn cung cấp chuyên luận thuốc, chọn câu SAI:

A AHFS

B Website của nhà sản xuất, ( CSDL điện tử)

C MIMs

D Dược thư Quốc Gia Việt Nam

Câu Hỏi 5: Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3 là gì?

A Cung cấp dữ liệu về loại thuốc mới

B Độ trễ thông tin thấp nhất

C Là các công bố mới, cập nhật nhất

D Thông tin phản ánh quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực

Câu Hỏi 6: Muốn đánh giá độ tin cậy của một trang web thông tin thuốc thì dựa vào yếu tố nào sau đây:

A Số lượng chuyên gia (experts) của trang

B Độ dài (length) của bài viết trên trang

C Số lượng đăng kí (subscriptioin) của trang

D Tính tác quyền (authority) bài viết

Câu Hỏi 7: Dược sĩ lâm sàng thực hiện công tác thông tin thuốc tại khoa, phát hiện vấn

đề tương tác thuốc trong bệnh án, dược sĩ cần phải:

A Tự ý thay đổi toa thuốc và báo cáo với giám đốc bệnh viện

B Trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và yêu cầu không sử dụng thuốc

C Can thiệp ngay khi đi buồng thăm bệnh với bác sĩ hoặc ngay khi gặp mặt

D Chủ động hẹn gặp và chuẩn bị chứng cứ đầy đủ gửi bác sĩ

Câu Hỏi 8: Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự kết hợp giữa chiếu tia X và sự phát triển của bạch cầu Nghiên cứu được thực hiện trên 24 434 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp được điều trị bằng tia X Những bệnh nhân này biết rõ là họ có được chiếu tia X hay không, nhưng họ không thể biết được liều tia X mà họ nhận được Đây

là loại thiết kế nghiên cứu nào?

A Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu

B Nghiên cứu cắt ngang

Trang 2

C Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu

D Nghiên cứu thuần tập

Câu Hỏi 9: Trong nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi, nhóm nào sẽ không biết

về phân nhóm can thiệp/chứng?

A Đối tượng nghiên cứu và người phân tích số liệu

B Tất cả đều sai

C Người tiến hành nghiên cứu (nhân viên y tế) và người phân tích số liệu

D Đối tượng nghiên cứu và người tiến hành nghiên cứu (nhân viên y tế)

Câu Hỏi 10: Lý do tiến hành nghiên cứu thường được tìm thấy trong phần nào sau đây?

A Đặt vấn đề

B Phương pháp nghiên cứu

C Tóm tắt

D Bàn luận

Câu Hỏi 11: Phương pháp phân tích số liệu theo hướng modified Intetion-to-treat

(mITT) có đặc điểm:

A Chỉ phân tích số liệu cho các bệnh nhân đã nhận một liều thuốc nghiên cứu

B Phân tích số liệu của tất cả bệnh nhân dù cho có sự rút lui hay tử vong(Intetion-to-treat)

C Chỉ thực hiện phân tích số liệu trên những bệnh nhân bỏ ngang nghiên cứu

D Chỉ phân tích số liệu các bệnh nhân hoàn thành hết protocol nghiên cứu (PP)

Câu Hỏi 12: Khi thực hiện công tác thông tin thuốc trong bệnh viện, dược sĩ lâm sàng cần lưu ý:

A Chủ động cập nhật thông tin mới cho nhân viên y tế

B Đưa ra ý kiến phản biện trong quá trình đi lâm sàng với bác sĩ

C Cung cấp thông tin đúng và thêm vượt ngoài yêu cầu của điều dưỡng

D Hỏi lại bệnh nhân những gì bác sĩ hỏi và nói có chính xác hay không

Câu Hỏi 13: Bác sĩ hỏi dược sĩ: “Bệnh nhân mắc COPD gặp cơn trở nặng (exacerbation) thì sử dụng hydrocortisone hay prenisolone hiệu quả hơn?” Đây là câu hỏi:

A Định tính – áp dụng mô hình PS phân tích (ng nhân- kq)

B Định lượng – áp dụng mô hình PS phân tích

C Định lượng – áp dụng mô hình PICO phân tích (có so sánh)

D Định tính – áp dụng mô hình PICO phân tích

Câu Hỏi 14: Một nghiên cứu tiến hành để tìm sự liên hệ giữa dioxin và ung thư tiền liệt tuyến (TLT) trên các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam Tác giả thu thập dữ liệu liên quan đến tất cả các cựu chiến binh đã tham chiến ở Đông Nam Á từ 1962-1971 Nhóm phơi nhiễm dioxin gồm 6214 cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam và nhóm chứng gồm 6930 người không phơi nhiễm dioxin Kết quả của nghiên cứu cho thấy

nhóm phơi nhiễm dioxin bị ung thư TLT gấp hai lần hơn với nhóm không bị nhiễm dioxin Đây là loại thiết kế nghiên cứu nào?

A Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu

B Nghiên cứu bệnh – chứng

C Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu

D Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

Câu Hỏi 15: Một dược sĩ khi gặp câu hỏi thông tin thuốc thì sẽ ưu tiên nhất tìm kiếm ở nguồn:

Trả lời: Hướng dẫn sử dụng

Trang 3

Câu Hỏi 16: Điền vào chỗ trống (2 từ): “Mục đích của bước số 2 trong qui trình 7 bước tìm kiếm và phản hồi thông tin thuốc giúp ích cho việc tìm kiếm là cung cấp:………”

Trả lời: Nội dung

Câu Hỏi 17: Chọn câu đúng khi nói về nguồn thông tin cấp 1:

A Cập nhật chậm nhất so với nguồn thông tin cấp 2 và 3

B Gồm các cơ sơ dữ liệu trực tuyến, sách tham khảo, chuyên khảo…

C Kết luận có thể không đúng vì chỉ dựa vào một thử nghiệm

D Được chấp nhận như tài liệu chuẩn trong thực hành y dược

Câu Hỏi 18: Lợi thế của việc tra cứu thông tin thuốc trên internet là gì?

A Tính cập nhật liên tục

B Đa phần thông tin có độ tin cậy cao

C Đa phần thông tin có độ tin cậy thấp

D Thông tin dễ hiểu, dễ tổng hợp

Câu Hỏi 19: Cho bộ dữ liệu Huyết áp tâm thu (mmHg) như sau: 137, 155, 140, 120, 125,

131, 115, 110, 158, 160 Số trung vị của bộ dữ liệu là:

A 140

B 120

C 134 (lấy 2 số giữ theo thứ tự 131+137/2= 134)

D 153

Câu Hỏi 20: Nguồn tài liệu nào sau đây có thể sử dụng miễn phí:

A UpToDate

B Micromedex

C Medscape Merck Manual

D Lexicomp

Câu Hỏi 21: Sử dụng internet để khai thác nguồn cấp 2, kể tên một nguồn cấp 2 đã học:

Answer: Pubmed

Câu Hỏi 22: Các phương pháp sau giúp giảm độ nhiễu trong nghiên cứu, ngoại trừ:

A Loại bỏ nhóm đối chứng

B Thực hiện đa trung tâm

C Làm mù

D Ngẫu nhiên hoá

Câu Hỏi 23: Nghiên cứu được tiến hành sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại Fu-kushima, Nhật Bản Nghiên cứu này đưa vào tất cả cư dân sống tại Fukushima sau sự

cố hạt nhân Tất cả thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và sẽ được sử dụng để giúp đỡ người dân và phân tích những tác động lên sức khỏe tinh thần và thể chất của những người tiếp xúc phóng xạ liều thấp trong thời gian dài Đây là loại nghiên cứu gì?

A Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

B Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu

C Nghiên cứu bệnh – chứng

D Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu

Câu Hỏi 24: Ý nghĩa của nghiên cứu bệnh – chứng là gì?

A Nêu các điểm khác, mới, ý nghĩa, giúp phát hiện bệnh mới

B Xác đinh sự khởi đầu hoặc lưu hành của 1 dịch bệnh

C Nhằm xác định hậu quả liên quan đến tình trạng phơi nhiễm

D Nhằm xác định các nguyên nhân có thể liên quan đến một tình trạng hiện tại

Câu Hỏi 25: Cơ sơ dữ liệu náo sau đây có ấn bản dành riêng cho trẻ em?

A BNF

Trang 4

B AHFS

C Martindale

D Dược thư Quốc gia Việt Nam

Câu Hỏi 26: Bệnh nhân hỏi dược sĩ: “Em mới nhiễm Covid-19 vừa khỏi xong, liệu em

có thể chích vaccine được không?” Đây là câu hỏi:

A Định tính – áp dụng mô hình PICO phân tích

B Định lượng – áp dụng mô hình PS phân tích

C Định tính – áp dụng mô hình PS phân tích

D Định lượng – áp dụng mô hình PICO phân tích

Câu Hỏi 27: Trong các loại tài liệu sau, loại nào nên ưu tiên đọc để tìm kiếm thông tin thuốc: practice guidelines, meta-analysis, cross-sectional study, animal studies,

randomized controlled trials

Trả lời: meta-analysis

Câu Hỏi 28: Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3, NGOẠI TRỪ:

A Thuận tiện và dễ tiếp cận

B Được chia thành các lĩnh vực cụ thể (Vd: tương tác thuốc, sử dụng thuốc trong thai kỳ…)

C Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về một chủ đề

D Thường được chấp nhận trong thực hành lâm sàng

Câu Hỏi 29: Nghiên cứu nào sau đây có thể không có nhóm chứng:

A Nghiên cứu bệnh chứng

B Nghiên cứu đoàn hệ

C RCT(NC ngẫu nhiên có đối chứng)

D Nghiên cứu cắt ngang

Câu Hỏi 30: Đâu không phải khác biệt tuyệt đối trên các nguồn thông tin thuốc:

A Tính cập nhật

B Phương pháp tìm kiếm

C Độ tin cậy

D Tính nguyên sơ của văn bản

Câu Hỏi 31: Phụ lục nào không có trong Dược thư Quốc gia Việt Nam?

A Phụ lục: Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch

B Phụ lục: Phân loại thuốc theo mã giải phẫu - điều trị - hóa học

C Phụ lục: xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân nặng

D Phụ lục: Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan thận

Câu Hỏi 32: Chọn thiết kế nghiên cứu có độ tin cậy trên lâm sàng cao nhất trong các thiết kế sau đây:

A Báo cáo loạt ca

B Nghiên cứu đoàn hệ

C Ý kiến của chuyên gia

D RCT

Câu Hỏi 33: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về khả năng mắc ung thư đại tràng khi

ăn đồ nướng cho kết quả sau 3 năm quan sát:

Mắc ung thư đại tràng Không mắc ung thư đại

tràng Nhóm ăn đồ nướng 30 A 54 B

Nhóm không ăn đồ

nướng

Trang 5

RR=[A/(A+B)]/[C/(C+D)] -> NGUY CƠ TƯƠNG ĐỐI

RRR= 1-RR -> GIẢM NGUY CƠ TƯƠNG ĐỐI

ARR = [C/(C+D)] - [A/(A+B)] -> GIẢM NGUY CƠ TUYỆT ĐỐI

NNT = 1/ ARR -> SỐ LƯỢNG GIẢM BIẾN CỐ

Độ tăng nguy cơ tương đối mắc ung thư đại tràng giữa 2 nhóm (làm tròn đến hàng đơn vị) là bao nhiêu %:

Answer:

Câu Hỏi 34: Nghiên cứu ca bệnh, chùm bệnh thuộc loại nghiên cứu?

A Nghiên cứu can thiệp không đối chứng

B Nghiên cứu quan sát mô tả

C Nghiên cứu can thiệp có đối chứng

D Nghiên cứu quan sát phân tích

Câu Hỏi 35: Bệnh nhân hỏi dược sĩ: “Bệnh nhân mắc COPD gặp cơn trở nặng

(exacerbation) thì sử dụng hydrocortisone hay prenisolone hiệu quả hơn?” Phân tích câu hỏi trên:

A P: COPD; S: hydrocortisone hiệu quả hơn prednisolone

B P: Cơn trở nặng COPD (exacerbation); I: hydrocortisone; C: prednisolone; O: tính hiệu quả

C P: COPD; I: prednisolone; C: hydrocortisone; O: tính hiệu quả

D P: Cơn trở nặng COPD (exacerbation); S: hydrocortisone và prednisolone

Ngày đăng: 30/07/2024, 15:49

w