1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 5 cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gv

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trường học SGK Hĩa 10: KNTT – CTST – CD
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Giáo trình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

LỊCH SỬ PHÁT MINH BẢNG TUẦN HOÀN:- Tính đến năm 2016 có 118 nguyên tố được xác định trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Năm 1869, nhà hoá học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn

Trang 1

I LỊCH SỬ PHÁT MINH BẢNG TUẦN HOÀN:

- Tính đến năm 2016 có 118 nguyên tố được xác định trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Năm 1869, nhà hoá học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, trong đó, các nguyên tố đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử

- Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử

Dmitri Ivanovich Mendeleev

(1834 – 1907)

Ví dụ 1 Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên các

cơ sở nào?

Đáp án:

Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên các cơ sở:

+ Tính chất hóa học của các nguyên tố giống nhau

+ Khối lượng nguyên tử của các nguyên tố tăng dần trong một quãng tám, trong đó nguyên tố thứ 8 lặp lại tính chất nguyên tố đầu tiên

+ Khối lượng nguyên tử của các nguyên tố tăng dần trong 1 cột và hàng, bắt đầu một cột hoặc hàng tính chất nguyên tố lặp lại

+ Cuối cùng, các nguyên tố được phân loại dựa trên cấu tạo của nguyên tử

Trang 2

Hình Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trang 3

II BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

1 Tìm hiểu ô nguyên tố:

Hình Ô nguyên tố aluminium

2 Tìm hiểu chu kì:

Hình Các nguyên tố thuộc chu kì 2 và chu kì 3

Bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố gồm 90 nguyên tố kim loại, 20 nguyên tố phi kim, 8 nguyên tố khí hiếm

3 Tìm hiểu về nhóm:

a Nhóm nguyên tố:

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột

Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá

học, gọi là ô nguyên tố

Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học trong ô

đó

STT ô = Z = số p = số e = số ĐTHN KẾT LUẬN

Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được

xếp theo chiều ĐTHN tăng dần

STT chu kì = số lớp e

KẾT LUẬN

Trang 4

- Gồm 8 nhĩm A được đánh số từ IA đến VIIIA.

- Gồm 8 nhĩm B được đánh số từ IIIB đến VIIIB, IB, IIB

- Mỗi một cột là một nhĩm, riêng nhĩm VIIB cĩ 3 cột  Bảng tuần hồn gồm 16 nhĩm nhưng cĩ 18 cột

b Xác định số thứ tự nhĩm:

* Nhĩm A:

Cấu hình e hĩa trị tổng quát của nhĩm A: nsa npb

- n: lớp e ngồi cùng

- a, b: số e trên phân lớp s và p (a = 1 – 2; p = 0 – 6)

STT nhĩm A = số e lớp ngồi cùng (e hĩa trị) = a + b

* Nhĩm B: Cấu hình e hĩa trị tổng quát của nguyên tố d: (n-1)dx nsy

x y 8

8 x y 10

x y 10

   



số thư ù tự nhóm B = x + y nhóm VIIIB

số thư ù tự nhóm B = (x + y)-10

** Đặc biệt: số e hĩa trị = 8, 9, 10 = nhĩm VIIIB

8 e hĩa trị 9 e hĩa trị 10 e hĩa trị

Cột thứ nhất nhĩm VIIIB Cột thứ hai nhĩm VIIIB Cột thứ ba nhĩm VIIIB

4 Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hố học:

a Theo cấu hình electron:

Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử cĩ electron cuối cùng điền vào phân lớp s, p, d,

f tương ứng (theo năng lượng)

- Khối các nguyên tố s  cấu hình electron lớp ngồi cùng ns1-2 gồm :

+ Nhĩm IA = Kim loại kiềm, ngoại trừ H

+ Nhĩm IIA = kim loại kiềm thổ.

- Khối các nguyên tố p  cấu hình electron lớp ngồi cùng ns2 np 1-6 gồm các nguyên tố từ nhĩm IIIA – VIIIA (trừ He)

 Các nhĩm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

- Khối các nguyên tố d

 cấu hình electron phân lớp sát ngồi cùng và lớp ngồi cùng (n-1)d 1-10 ns 1-2 gồm các nguyên tố thuộc nhĩm B

- Khối các nguyên tố f

 cấu hình electron phân lớp sát ngồi cùng và lớp ngồi cùng (n-2)f 0-14 (n-1)d 0 2 ns 2 gồm các nguyên tố nhĩm B xếp thành 2 hàng ở cuối bảng

+ Họ Lanthanides

+ Họ Actinides

 Các nhĩm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (kim loại chuyển tiếp).

b Theo tính chất hĩa học:

Loại

Tính chất KL

5 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hồn:

Nguyên tắc:

Trang 5

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử và cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một chu kì

- Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một nhóm

Ví dụ 1 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc, nguyên tắc

nào sau đây là đúng?

A Nguyên tử khối tăng dần B Cùng số lớp electron cùng cột.

C Điện tích hạt nhân tăng dần D Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng.

Ví dụ 2 Cho hình ảnh về một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn Hãy cho biết các thông tin có

trong ô nguyên tố này?

Đáp án:

Từ ô nguyên tố vanadium ta biết:

+ Số hiệu nguyên tử: 23

+ Kí hiệu hóa học: V

+ Tên nguyên tố: Vanadium

+ Nguyên tử khối trung bình: 50,942

Ví dụ 3 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

a Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.

b Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một nhóm.

c Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một chu kì.

d Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì, 8 nhóm A và 8 nhóm B

Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đáp án:

a Đ

b S Chu kì

c S Nhóm

d Đ

Ví dụ 4 Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

(1) Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó

(2) Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn

(3) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron

(4) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hóa trị

Số phát biểu đúng là

Đáp án:

(1) Sai Với trường hợp nhóm B, chẳng hạn nhóm VIIIB, số thứ tự nhóm không bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng

(2) Sai Ví dụ Fe thuộc nhóm VIIIB chỉ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

Ví dụ 5 Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là

A 7 và 9 B 7 và 8 C 7 và 7 D 6 và 7.

Trang 6

Ví dụ 6 Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là

A 18, 8, 8 B 18, 8, 10 C 18, 10, 8 D 16, 8, 8.

Ví dụ 7 Chu kì 3 và chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có lần lượt là

A 2 và 8 nguyên tố B 8 và 18 nguyên tố.

C 10 và 18 nguyên tố D 8 và 16 nguyên tố.

Ví dụ 8 Cho các nguyên tố X (Z = 3), Y (Z = 9), T (Z = 11), G (Z = 16), K (Z = 17).

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học trên

b) Nguyên tố nào được xếp vào cùng một nhóm, cùng một chu kì? Vì sao?

Đáp án:

a) X: 1s22s1

Y: 1s22s22p5

T: 1s22s22p63s1

G: 1s22s22p63s23p4

K: 1s22s22p63s23p5

b) X, Y cùng chu kì 2; T, G, K cùng chu kì 3 (vì có cùng số lớp electron)

X, T cùng nhóm IA; Y, K cùng nhóm VIIA (vì có cùng số electron ở lớp ngoài cùng)

Ví dụ 9 Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu hình electron và số electron hóa trị của các nguyên tố

C, Mg và Cl

Đáp án:

- Cấu hình e của nguyên tố C (Z = 6): 1s22s22p2  có 4 electron hóa trị

- Cấu hình e của nguyên tố Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2  có 2 electron hóa trị

- Cấu hình của nguyên tố Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5  có 7 electron hóa trị

Ví dụ 10 Cho các thông tin sau đây:

 Nguyên tố phosphorus có Z = 15, có trong thành phần của một loại phân bón, diêm, pháo hoa

 Nguyên tố calcium có Z = 20, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng

 Nguyên tố iron có Z = 26, có vai trò hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin (vận chuyển oxy đến các

tế bào) và myoglobin (dự trữ oxy cho cơ thể)

a) Xác định vị trí của 3 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn

b) Cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; là kim loại, phi kim hay khí hiếm

Đáp án:

- Phosphorus (Z = 15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3

+ P nằm ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA

+ P là nguyên tố họ p

=> P là phi kim

- Calcium (Z = 20) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2

+ Ca nằm ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA

+ Ca là nguyên tố họ s

=> Ca là kim loại

- Iron (Z = 26) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 (1s22s22p63s23p64s23d6)

+ Fe nằm ở ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB

+ Fe là nguyên tố họ d

=> Fe là kim loại

Ví dụ 11 Viết cấu hình electron nguyên tử Na Cho biết trong bảng tuần hoàn, Na nằm ở ô số 11, chu kì

3, nhóm IA Nêu mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng và vị trí của Na trong bảng tuần hoàn

Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử Na là 1s22s22p63s1

Số hiệu nguyên tử = số electron = số thứ tự ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 11

Trang 7

Số thứ tự chu kì = số lớp electron của nguyên tử nguyên tố = 3.

Số thứ tự nhĩm = số electron lớp ngồi cùng của nguyên tử nguyên tố = 1

Ví dụ 12 Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường Sulfur và hợp chất của nĩ được

sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S cịn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc sung, pháo hoa,…Trong bảng tuần hồn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhĩm VIA

a) Nguyên tử của nguyên tố S cĩ bao nhiêu electron thuộc lớp ngồi cùng?

b) Các electron lớp ngồi cùng thuộc những phân lớp nào?

c) Cấu hình electron nguyên tử S?

d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Đáp án:

a) Nguyên tố S nằm ở nhĩm VIA => S cĩ 6 electron lớp ngồi cùng

b) Cấu hình electron của sulfur: 1s22s22p63s23p4

=> Lớp ngồi cùng gồm 2 phân lớp s và p 2 electron ở phân lớp s và 4 electron ở phân lớp p

c) Cấu hình electron của sulfur: 1s22s22p63s23p4

d) S nằm ở nhĩm VIA nên S là nguyên tố phi kim

Ví dụ 13 Cho nguyên tố X thuộc nhĩm khí hiếm và hạt nhân cĩ 10 proton Nguyên tố Y thuộc chu kì 4,

nhĩm IA Nguyên tố T thuộc chu kì 4, nhĩm IB Viết cấu hình electron và xác định các nguyên tố X, Y, T

Đáp án:

Vị trí trong BTH Cấu hình electron nguyên tử Tên nguyên tố

Chu kỳ 4, nhĩm IA 1s22s22p63s23p634s1 Potassium (K)

Chu kỳ 4, nhĩm IB 1s22s22p63s23p63d104s1 Copper (Cu)

Ví dụ 14 Nguyên tử X, anion Y–, cation Z+ đều cĩ cấu hình e lớp ngồi cùng là 4s24p6 Viết cấu hình e của X, Y, Z và xác định chu kì, nhĩm, cho biết X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm

Đáp án:

Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p63d104s24p6 (khí hiếm)

Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (phi kim)

Cấu hình e của Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1 (kim loại)

Ví dụ 15 Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì, cĩ tổng số đơn vị điện tích hạt nhân

bằng 25

a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y

b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hồn và tên nguyên tố X, Y

Đáp án:

2

2 1

Z Z 25 Z 12 : [Ne]3s :Ô số12,chu kì3,n h óm IIA Magnesium (Mg)

Z Z 1 Z 13 : [Ne]3s 3p : Ô số13,chu kì3,n h óm IIIA Alu min ium (Al)

Trang 8

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu thí sinh chọn một phương án

Câu 1 Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về:

A khối lượng nguyên tử B cấu hình electron.

C số hiệu nguyên tử D số khối.

Câu 2 Hạn chế của ông Mendeleev khi xây dựng bảng tuần hoàn là do

A có quá nhiều nguyên tố khiến việc sắp xếp khó khăn, chưa có tính quy luật tổng quát.

B không tìm hiểu cũng như đưa khí hiếm vào bảng tuần hoàn của mình.

C không đủ dữ liệu về tính chất của các nguyên tố đã biết.

D khoa học lúc này chưa biết đến hạt proton tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 3 Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?

A Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.

B Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

C Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng.

D Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

Câu 4 Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng

A số thứ tự của ô nguyên tố B số thứ tự của chu kì.

C số thứ tự của nhóm D số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Câu 5 Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

A Kí hiệu nguyên tố B Tên nguyên tố.

C Số hiệu nguyên tử D Số khối của hạt nhân.

Câu 6 Hình bên là ô nguyên tố của phosphorus Số proton của nguyên tử phosphorus là

A 30.

B 15

C 3.

D 10.

Câu 7 Hình bên là ô nguyên tố của Sodium Phát biểu nào đưới đây không đúng?

A Cấu hình electron của sodium là [Ne] 3s1

B Sodium nằm ở ô số 11 trong bảng tuần hoàn.

C Nguyên tử khối trung bình của Sodium là 22,990.

D Nguyên tử sodium có 23 electron

Câu 8 Nguyên tố phổ biến nhất Trái Đất nằm ở ô số bao nhiêu trong bảng tuần hoàn?

Câu 9 Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng

có cùng

A số electron B số lớp electron.

C số electron hoá trị D số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 10 Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là

A 7 và 9 B 7 và 8 C 7 và 7 D 6 và 7.

Câu 11 Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A 3 và 3 B 4 và 3 C 3 và 4 D 4 và 4.

Câu 12 Ở tất cả các chu kì (trừ chu kì 1), nguyên tố đầu chu kì luôn là

A kim loại kiềm thổ B kim loại kiềm C nguyên tố halogen D nguyên tố khi hiếm Câu 13 Chu kì 1 của bảng hệ thống tuần hoàn có

A 2 nguyên tố B 18 nguyên tố C 36 nguyên tố D 20 nguyên tố.

Câu 14 Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

A 8 và 18 B 18 và 8 C 8 và 8 D 18 và 18.

Trang 9

Câu 15 Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 4 có số lớp electron trong nguyên tử là

Câu 16 Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì mấy?

Câu 17 Chu kì 2 của bảng hệ thống tuần hoàn

A bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 11.

B bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.

C bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.

D bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10.

Câu 18 Cho các nguyên tố sau: X (Z = 3), Y (Z = 7), M (Z = 19), T (Z = 12) Các nguyên tố nào sau đây

thuộc cùng một chu kì?

A X và T B Y và M C X và Y D M và T.

Câu 19 Nhóm nguyên tố là

A tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng một

cột

B tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa

học giống nhau và được xếp thành một cột

C tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học

gần giống nhau và được xếp cùng một cột

D tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột Câu 20 Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng

A số electron B số lớp electron.

C số electron hóa trị D số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 21 Số thứ tự của nhóm (trừ hai cột 9, 10 của nhóm VIIIB) bằng

A số electron B số lớp electron.

C số electron hóa trị D số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 22 Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một

…(1)…trong bảng tuần hoàn Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một …(2)…Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một …(3)…

A (1) nhóm, (2) chu kỳ, (3) ô B (1) ô, (2) chu kỳ, (3) nhóm.

C (1) ô, (2) họ, (3) nhóm D (1) ô, (2) chu kỳ, (3) nhóm chính.

Câu 23 Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là

A 18, 8, 8 B 18, 8, 10 C 18, 10, 8 D 16, 8, 8.

Câu 24 Phân nhóm phụ có 3 cột nguyên tố trong bảng tuần hoàn là

Câu 25 Trong bảng tuần hoàn, nhóm halogen và khí hiếm lần lượt là các nhóm nào sau đây?

A IVA và VIIA B IA và VIIIA C VIIA và VIIIA D VIA và IIA

Câu 26 Nhóm A bao gồm các nguyên tố

Câu 27 Các nguyên tố d và f (nhóm B) đều là

A kim loại điển hình B kim loại.

C phi kim D phi kim điển hình.

Câu 28 Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A?

A [Ne]3s23p3 B [Ar]3d14s2 C [Ar]3d74s2 D [Ar]3d54s2

Câu 29 Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3 X thuộc nhóm

Câu 30 Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p5 Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A Ô 17, chu kì 3, nhóm VA B Ô 15, chu kì 3, nhóm VIIA.

C Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA D Ô 15, chu kì 4, nhóm VA.

Trang 10

Câu 31 Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là

Câu 32 Cho các nguyên tố sau: X (Z = 3), Y (Z = 7), M (Z = 19), T (Z = 12) Các nguyên tố nào sau đây

thuộc cùng một nhóm?

A X và T B Y và M C Y và T D X và M.

Câu 33 Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?

A [Ar]3d104s24p6 B [Ar]4s2 C [Ne]3s23p6 D [Ar]3d84s2

Câu 34 Nguyên tử Z có cấu hình electron [Ar]3d104s2 Z thuộc

A nhóm IIA B nhóm IB C nhóm IA D nhóm IIB.

Câu 35 Ví trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là

A Chu kì 4, nhóm VIB B Chu kì 3, nhóm VA.

C Chu kì 4, nhóm IIA D Chu kì 3, nhóm IIB.

Câu 36 Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19 Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A Ô 19, chu kì 3, nhóm VIIA B Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.

C Ô 19, chu kì 4, nhóm IIA D Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 37 Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 35+ Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A chu kì 4, nhóm VIIA B chu kì 4, nhóm VIIB.

C chu kì 4, nhóm VA D chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 38 Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]3d54s2 Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIA B Ô 27, chu kì 4, nhóm VIIB.

C Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB D Ô 27, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 39 Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

(1) Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó

(2) Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn

(3) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron

(4) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hóa trị

Số phát biểu đúng là

Câu 40 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Số lượng nguyên tố thuộc của một chu kì phụ thuộc vào số electron tối đa điền đầy vào phân lớp

trong cùng một lớp

B Hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kì nhỏ có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau

1 đơn vị

C Trong cùng một nhóm, các nguyên tố sẽ có cùng số lớp electron.

D Các nguyên tố có phân lớp 3d sẽ thuộc chu kì 3.

Câu 41 Trong các mệnh đề sau:

(1) Nhóm B gồm các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn

(2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm

(3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn

(4) Các nguyên tố d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp

Số mệnh đề phát biểu đúng là

Câu 42 Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1, Cr: [Ar]3d54s1 , Br: [Ar]3d 104s24p5, F: 1s22s22p5 Cu: [Ar]3d104s1 Số nguyên tố thuộc khối s, p, d trong các nguyên tố trên lần lượt là

A 2, 1, 2 B 1, 2, 2 C 1, 1, 3 D 2, 2, 1.

Câu 43 Cho nguyên tử của các nguyên tố: 11X; 12Y; 13Z; 17T Nguyên tố nào có 1 electron hóa trị?

Ngày đăng: 30/07/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w