1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho trẻ trong trường mầm non

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho trẻ trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường mầm non Đại Minh
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục mầm non là một việc rất quan trọng nhưng điều quan trọng không kém đó là dạy trẻ biết phòng chống, ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra trong trường họ

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ THOÁT HIỂM CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Giáo dục mầm non là nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người,

do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục và bảo

vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai

- Trẻ tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sông, dễ tiếp thu và hình thành nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho trẻ, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục mầm non là một việc rất quan trọng nhưng điều quan trọng không kém đó là dạy trẻ biết phòng chống, ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra trong trường học vì khi hỏa hoạn xảy ra trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất

- Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, song song với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non năm học 2023 – 2024 tôi đã cố gắng tiếp tục nâng cao chất lượng tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào chương trình giáo dục mầm non, với thực trạng thời tiết nắng nóng hanh khô kéo dài và nếu con người không cẩn thận khi dùng các vật liệu dễ cháy hay sử dụng các thiết bị điện không an toàn thì đây chính là mối nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn cao, không biết sẽ xảy ra bất

cứ lúc nào và luôn là mối đe doa tiềm ẩn trong cuộc sống của chúng ta Khi hỏa hoạn xảy ra gây thiệt hại tổn thấy về người và tài sản

- Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức sâu sắc khi hỏa hoạn xảy ra trẻ

em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự bảo vệ được mình vì vậy cần giáo dục, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, cố gắng tìm tòi, vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm lồng ghép vào các chủ đề và hoạt động trong ngày một cách cụ thể để giáo dục kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với hỏa hoạn cho trẻ trong trường mầm non sao cho đảm bảo tính khia học, hợp lí và đạt hiệu quả Tôi xác định rõ việc cần làm với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng ứng phó, phòng ngừa hỏa hoạn cho trẻ trong trường, chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này và đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho trẻ mầm non”

2.1 Các bước và cách thực hiện giải pháp:

Trang 2

* Giải pháp 1: Dạy trẻ nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn và nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

- Thông qua các hoạt động giáo dục giúp trẻ nhận biết được hỏa hoạn là những đám cháy lớn, có nhiều khói bốc lên, thường gây thiệt hại nghiêm trọng

về người và tài sản, các hoạt động học có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi, tổ chức theo nhóm hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường

- Ví dụ ở chủ đề giao thông trong hoạt đông là quen văn học với đề tài thơ

“ xe chữa cháy” giáo viên có thể lồng ghép dạy cho trẻ nhận biết những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

- Cho trẻ xem hình ảnh về đám cháy lớn

- Các con xem những hình ảnh gì? (Hình 1)

- Những đám cháy đó xảy ra ở đâu?

- Dấu hiệu nào để nhận biết có hỏa hoạn xảy ra?

- Theo các con nguyên nhân nào dẫn đến hỏa hoạn?

- Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, có những nguyên nhân do yếu tố tự nhiên như cháy rừng vì thời tiết hanh khô Hay nguyên nhân từ sự bất cẩn của con người như đốt vàng mã, chập điện, hở khí ga dẫn đến cháy…

+ Cho trẻ xem hình ảnh về nguyên nhân gây cháy ( hình 2)

- Trong hình ảnh vừa rồi hai bạn nhỏ đã làm gì?

- Điều gì đã xảy ra với hai bạn ấy?

-> Với hình ảnh trên nguyên nhân dẫn đến cháy là do hai bạn bất cẩn khi sử dụng bếp ga

- Trong chính mỗi ngôi nhà chúng ta đang sinh sống cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ Theo các con ở gia đình các con có những vật dụng nào dễ gây cháy?

- Vậy khi hỏa hoạn xảy ra gây nên hậu quả như thế nào đối với con người? (Cho trẻ xem hình ảnh về hậu quả do hỏa hoạn gây nên: phá huỷ ngôi nhà, đồ đạc, của cải, tính mạng của con người ( hình 3)

Trang 3

* Giải pháp 2: Dạy trẻ nhận biết được những vật liệu dễ gây cháy nổ

và một số kỹ năng phòng chống, ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra

- Trò chuyện về tác dụng của lửa, những tác hại khi sử dụng lửa không đúng cách, giúp trẻ nhận biết được những vật liệu dễ gây cháy nổ

- Ví dụ trò chơi “ trạm phân loại” giúp trẻ phân biệt được những vật dụng

dễ gây cháy và vật dụng không gây cháy Cô chuẩn bị các loại vật liệu như giấy, rơm, rạ, hộp diêm, bật lửa, sỏi, cát

- Khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra các vấn đề giúp kích thích tư duy, tạo

cơ hội để trẻ giải quyết các tình huống, rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có cháy xảy ra

- Cho trẻ xem video về các đám cháy

- Trên cơ sở những câu trả lời của trẻ tôi trò chuyện, giải thích cho trẻ biết tác hại và nguyên nhân, những vật liệu dễ gây ra hỏa hoạn và cách ứng phó đơn giản

- Cho trẻ thực hành các kỹ năng trên thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi

-Kỹ năng kêu cứu: ( hình 4)

+ Giáo viên hỏi trẻ: Nếu phát hiện ra đám cháy các con phải làm gì?

=> Khi phát hiện ra cháy các con ngay lập tức hô thật to “Cháy! Cháy! Cứu” Để mọi người cùng biết

- Kỹ năng dùng khăn ẩm che mũi, miệng bò cúi thấp người ( hình 5)

+ Giáo viên hỏi trẻ: Khi cháy sẽ có rất nhiều khói độc, làm thế nào để thoát ra ngoài an toàn mà không hít phải khói độc?

=> Kết hợp với hình ảnh: Khi cháy có rất nhiều khói độc để thoát ra ngoài

an toàn, các con lấy khăn ẩm bịt mũi miệng, bò thấp men theo tường thoát hiểm

ra ngoài an toàn

- Kỹ năng lăn dập lửa khi bị lửa bén vào người ( hình 6)

+ Giáo viên hỏi trẻ: Khi thoát hiểm ra ngoài mà bị lửa bén vào người thì phải làm gì?

=> Kết hợp với hình ảnh: khi thoát hiểm ra ngoài mà lửa bén vào người phải ngay lập tức nằm xuống lấy tay che mặt lăn qua lăn lại cho lưa tắt, không được chạy vì sẽ làm lửa to hơn

- Kỹ năng di chuyển theo cầu thang ( hình 7)

+ Giáo viên hỏi trẻ: khi có cháy các con sẽ di chuyển theo lối cầu thang nào? Vì sao?

Trang 4

=> Kết hợp với hình ảnh, khi xảy ra cháy các con di theo biển chỉ dân di chuyển bằng cầu thang bộ,tuyệt đối không đi cầu thang máy

- Sau khi thoát hiểm các con sẽ gọi điện cho ai?

- Ai biết số điện của chú lính cứu hỏa?Cho trẻ nhận biết số điện thoại và

nói số điện thoại của chú lính cứu hỏa ( hình 8)

* Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

- Giáo dục trẻ có kỹ năng ứng phó với phóng chống hỏa hoạn là rất cần thiết, khi gặp tình huống có cháy xảy ra trẻ rất dễ hoảng sợ và không biết mình

sẽ làm gì, các nội dung tích hợp giáo dục cho trẻ phải có mối liên hệ với nhau, xoay quanh chủ đề và hướng tới kinh nghiệm, khả năng của trẻ, không tích hợp quá nhiều nội dung ứng phó, phòng chống hỏa hoạn cho trẻ trong một ngày

- Giáo viên cần linh hoạt, lựa chọn những nội dung phù hợp cho trẻ

- Ví dụ ở chủ đề gia đình với hoạt động ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian có thể tích hợp giáo dục trẻ về công dụng và tác hại của lửa

- Ví dụ:

Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”

- Các con vừa chơi trò chơi gì ?

- Mẹ con rồng rắn đi đâu?

- Chúng mình vừa xin lửa để làm gì ?

- Ngoài nấu ăn ra lửa còn để làm gì?

- Lửa có tác dụng giúp con người đun nấu, nhóm lò, lửa còn giúp con người sưởi ấm khi trời lạnh, giúp con người nhìn thấy ánh sáng khi đêm tối về

- Lửa có rất nhiều công dụng nhưng bên cạnh đó lửa có 1 số tác hại rất là đáng sợ Muốn biết tác hại của lửa như thế nào bây giờ cô mời tất cả các con cùng hướng lên màn hình xem một đoạn video nhé

* Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh

- Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ Giáo dục ở gia đình là cơ sở đầu tiên để giúp trẻ phát triển toàn diện, vì vậy việc giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn là việc làm cần thiết không chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần được giáo dục ngay cả trong gia đình

- Vì nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn ở gia đình là rất cao, cần giáo dục không cho trẻ chơi với những vật dụng dễ cháy, thiết bị điện không an toàn, bố mẹ là

Trang 5

ngời gương mẫu thực hiện sử dụng các thiết bị điện an toàn, hiệu quả ngay tại gia đình

- Thông qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về vấn đề này

- Thông qua buổi họp phụ huynh, qua nội dung kế hoạch phối hợp cha mẹ trẻ hàng tháng, qua bảng tuyên truyền của lớp

- Luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục nội dung kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ

* Giải pháp 5: Thường xuyên tìm tòi, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy để phục vụ công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn

- Học hỏi đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy mới để lồng ghép giáo dục trẻ biết cách phòng cháy, chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra

- Học hỏi qua các phương tiện truyền thông để trau dồi kiến thức cho bản thân

- Thường xuyên tham gia các buổi tập huấn liên quan đến phòng cháy chữa cháy để nâng cao kinh nghiệm ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

- Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ là điều cần thiết để trẻ

có thể tự bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết

- Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi nhận thấy có những

ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

- Ban giám hiệu cùng ban chấp hành công đoàn trường mầm non Đại Minh luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học hỏi trên các phương tiện truyền thông về phòng cháy, chữa cháy cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ

- Nhà trường cũng đã tổ chứa diễn tập cho giáo viên sử dụng các phương tiện chữa cháy trong trường

- Tất cả giáo viên nhân viên trong trường đều có ý thức tốt trong việc phòng chống hỏa hoạn trong trường

- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh đối với công tác dạy và học của cô và trẻ

- Đa số trẻ tham gia tích cực, hứng thú với hoạt động học các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy

- Giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi để phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu quả

* Nhược điểm :

Trang 6

- Một số phụ huynh chưa nắm bắt kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra

- Một số trẻ có vốn kinh nghiệm, chưa hiểu biết, chưa có các kỹ năng ứng phó về hỏa hoạn

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

- Tạo tình huống cho trẻ thực hành các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy mọi lúc, mọi nơi

- Phối hợp với phụ huynh để trẻ có thể được thực hành các ký năng phòng cháy chữa cháy mọi lúc, mọi nơi

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

* Thực hiện ở tại lớp:

- Qua thời gian áp dụng sáng kiến vào tình hình thực tế của lớp tôi nhận thấy trẻ trong lớp có những tiến bộ rõ rệt như sau:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học và chơi một cách tích cực, sôi nổi

- Thông qua các buổi thực hành trẻ biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn bè

- Trẻ có một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy để bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết

* Thực hiện ở tại các lớp trong trường:

+ Cùng chia sẻ với đồng nghiệp trong trường về những kết quả mình đạt được sau quá trình áp dụng sáng kiến để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn trường

+ Cùng nhau học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để đạt kết quả tốt trong chăm sóc và giáo dục trẻ và lồng ghép, tích hợp các nội dung phòng chống hỏa hoạn vào các hoạt động một cachs hợp lí

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

2.5.1.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

- Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:

* Đối với giáo viên:

- Tôi đã tạo được môi trường mở cho trẻ hoạt động tốt ở các góc

- Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều tình huống cho trẻ thực hành, kích thích sự tìm tòi, khám phá ở trẻ

Trang 7

* Đối với trẻ:

+ Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động của lớp

+ Trẻ có một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy để bảo vệ bản thân khi có hỏa hoạn xảy ra

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh cũng đã nhận rõ tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng cháy chữa cháy nên cũng rất phối hợp với giáo viên, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ để từ đó gia đình và giáo viên cùng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất

2.5.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

Sáng kiến được áp dụng rộng rãi tại tất cả các lớp ở các độ tuổi khác ở trường MN Đại Minh và đã đem lại kết quả cao

3 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

Không

4 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần phải có các điều kiện và phương tiện sau:

+ Về CSVC: Trang phục mặt nạ chống cháy, các nguyên vật liệu

tự nhiên cần nhiều, phong phú, đa dạng, mới mẻ thu hút được trẻ

+ Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng trong việc trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho trẻ

5 Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số

TT

tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc

hỗ trợ

1 Phạm Thị Xuân Diệu 10/08/1995 Trường MN

Đại Minh

Giáo viên

ĐHSP Thực hiện và

phát huy các giải pháp trong sáng kiến

2 PhạmThị Hoàng Ni 23/06/1988 Trường MN

Đại Minh

Giáo viên

ĐHSP Thực hiện và

phát huy các giải pháp trong sáng

Trang 8

kiến

Hình 1

Hình2

Trang 11

Hình 4

Trang 12

Hình 5

Hình 6

Trang 13

Hình 7

Hình 8

Trang 14

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng SKKN Trường Mầm Non Đại Minh

Chúng tôi/tôi kính đề ngh Quý c quan/ị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến ơ đơn v xem xét, công nh n sáng ki n ị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến ậ ế

nh sau:ư

TT Họ và

tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

(hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1 Bùi

Thị

Cẩm

Lai

01-03-1989

Trường MN Đại Minh

Giáo viên

Đại học 100%

- Là tác giả đề nghị xé công nhận sáng kiến: Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy cho trẻ ở trường mầm non

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Cẩm Lai

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng tất cả trẻ trong trường mầm non

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2023

- Hồ sơ đính kèm: 1 tập báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

- Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đại Minh ngày 10 tháng 1 năm 2024

Người nộp đơn

Bùi Thị Cẩm Lai

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w