Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” nhằm đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt; tạo tiền đề
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi và diễn đạt ý kiến, bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ,
là sản phẩm của hoạt động trí óc Ngôn ngữ càng phong phú thì việc hoà nhập với cuộc sống xã hội cũng như việc học của trẻ diễn ra càng thuận lợi hơn Tuy nhiên, đối với trẻ vùng dân tộc thiểu số thì vốn tiếng Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết
Bám sát các văn bản của Bộ Giáo dục Đào tạo, của UBND tỉnh cũng như của UBND huyện và Phòng GDĐT Lệ Thủy về việc ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025” Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” nhằm đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt; tạo tiền đề cho trẻ học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà
Trong thực tế, trẻ ở lớp tôi phụ trách phần đa đều là dân tộc Bru-Vân Kiều Trẻ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày, ít sử dụng tiếng Việt Tuy nhiên, các cô giáo trong trường đa số đều là dân tộc Kinh, có cô giáo mới công tác tại vùng dân tộc thiểu số nên chưa hiểu được nhiều về tiếng Bru-Vân Kiều, vì vậy có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa cô và trẻ, trẻ không hiểu được
Trang 2lời nói hay là những khẩu lệnh, những yêu cầu…của cô giáo; Ngược lại cô giáo cũng không hiểu được những mong muốn của trẻ Điều đó khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm, dẫn đến khả năng tiếp thu bài rất chậm Hơn nữa, môi trường sử dụng tiếng Việt của trẻ chỉ thu gọn trong trường, lớp mầm non Phụ huynh chưa hiểu biết và có nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của tiếng Việt đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ lớp tôi là trẻ 5-6 tuổi, tôi rất băn khoăn, lo lắng vì mục tiêu của trẻ 5-6 tuổi đó là trẻ phải thuộc 29 chữ cái, 10 chữ số, biết được các khối, hình học, thuộc một số bài thơ, biết kể một số câu chuyện… Phần nữa đó là lương tâm trách nhiệm của một người giáo viên mầm non, tôi không thể hàng ngày đến lớp rồi hết giờ lại ra về mặc cho các cháu với một hành trang trống rỗng khi ra trường
Với những lý do trên, bản thân tôi đã quyết định chọn “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số" làm đề tài nghiên
cứu nhằm "tiếng Việt hóa" cho trẻ vùng dân tộc thiểu số một cách phù hợp và tốt nhất để trẻ có được một vốn tiếng Việt phong phú, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, yêu thích tiếng Việt và biết giao tiếp bằng tiếng Việt để từ đó việc học của trẻ ngày một tốt hơn, trẻ có một hành trang vững bước vào lớp 1
1.2 Điểm mới của đề tài.
Điểm mới của đề tài là tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi vùng đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều Tùy theo tình hình đặc điểm của lớp, của nhà trường, của trẻ để giáo viên vận dụng và lồng ghép một cách phù hợp các biện pháp
Trang 3nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tiếng Việt cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
* Đặc điểm tình hình của lớp
Năm học 2023-2024 tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, lớp tôi có 27 cháu, trong đó có 24 cháu là dân tộc Bru-Vân Kiều chiếm 89%, chỉ
có 3 cháu dân tộc Kinh chiếm 11% Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát việc
sử dụng tiếng Việt của trẻ lớp tôi như sau:
1 Nghe, hiểu và nói tiếng Việt đúng nghĩa 10/27 37%
2 Trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trọn câu 8/27 29,6%
3 Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng
Việt
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi
và khó khăn sau:
* Thuận lợi.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thuỷ, cũng như BGH nhà trường đã trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ về chuyên đề “tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số”; tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ
Trang 4- Môi trường trong và ngoài lớp học thân thiện, rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, trang trí theo hướng mở “Lấy trẻ làm trung tâm” cùng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo ra giúp trẻ hứng thú hơn trong các giờ hoạt động
- 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp cũng như học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng
* Khó khăn.
- Đa số trẻ đều là dân tộc Bru-Vân Kiều nên vốn tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, việc sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn Trẻ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với nhau và thường sử dụng lồng ghép giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt trong các hoạt động Trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn và thiếu tự tin
- Giáo viên là dân tộc Kinh nên có phần hạn chế trong việc sử dụng tiếng Bru-Vân Kiều
- Các bậc phụ huynh đều là dân tộc Bru-Vân Kiều nên ít sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày với trẻ vì vậy trẻ ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt khi ở nhà
2.2 Nội dung của đề tài
* Các biện pháp:
Để việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số có hiệu quả, giúp trẻ có được vốn tiếng Việt phong phú, đa dạng trong học tập cũng như trong giao tiếp với mọi người xung quanh tôi đã áp dụng các biện pháp như sau:
Trang 5Biện pháp 1: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường trong lớp học.
Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học của
cô và trẻ Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã trang trí lớp của mình một cách phù hợp, ngoài việc trang trí lớp học đẹp mắt tôi còn phải chú trọng đến tính hiệu quả của việc trang trí
- Ở các góc hoạt động, tôi trang trí tranh ảnh phù hợp với từng góc và có dán tên góc bằng chữ to rõ, kiểu chữ in thường để trẻ nhìn rõ và có thể đọc được Trong từng góc tôi thường xuyên động viên, hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng với cô giáo qua đó giúp trẻ hứng thú hơn, trong quá trình làm cô cùng trẻ trò chuyện trao đổi với nhau, trẻ cũng trao đổi trò chuyện với bạn (ví dụ: Con đang làm gì đây? Con làm như thế nào? Theo con cái này đặt ở đâu thì đẹp hơn? ) nhờ vậy khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ ngày một tốt hơn
- Tất cả đồ dùng đồ chơi có ở các góc tôi đều dán tên để khi hoạt động trẻ
có thể nhìn và đọc được: Quả bí đỏ tôi in chữ "quả bí đỏ" và dán lên quả, hay cây hoa mai tôi cũng in chữ "cây hoa mai" và dán dưới góc cây Mỗi khi trẻ hoạt động với đồ dùng đồ chơi nào, tôi cho trẻ đọc tên đồ dùng đồ chơi đó (ví dụ: Con đang cầm trên tay cái gì đây? hãy nhìn vào cụm từ và đọc với cô nào)… Qua đó, vốn tiếng Việt của trẻ ngày một phong phú hơn
- Đặc biệt trong lớp tôi bố trí một góc nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ,
đó là góc "Bé với ngôn ngữ" Ở góc này tôi sắp xếp tranh, ảnh, lô tô theo chủ đề, sách tranh, truyện tranh, các thẻ chữ cái tiếng Việt Vào các giờ hoạt động góc hoặc giờ trả trẻ tôi cho trẻ đến xem và gọi tên các đồ vật, con vật có trong tranh,
Trang 6ảnh, lô tô…; Cho trẻ xem sách, truyện tranh cô gợi mở cho trẻ nói về nội dung truyện hoặc trò chuyện về các hình ảnh trong các bức tranh đó…; Cho trẻ xem các tranh minh họa và kể chuyện sáng tạo theo tưởng tượng của trẻ; Cho trẻ chỉ vào tranh ảnh và nói tên các nhân vật (ví dụ: Nhân vật gì đây? Nhân vật Dê Đen
có trong câu chuyện nào? Trong câu chuyện Chú Dê Đen còn có nhân vật nào nữa? Bạn nào có thể nhắc lại một vài lời thoại của Dê Đen, của Chó Sói ) Trong quá trình trẻ kể chuyện tôi chú ý sửa sai cách phát âm và cách dùng từ cho trẻ, tôi luôn chú ý vào những trẻ phát âm còn chưa rõ, còn nói ngọng, nói lắp, những trẻ sử dụng vốn tiếng Việt chưa thành thạo, những trẻ chưa tự tin mạnh dạn để giúp trẻ diễn đạt bằng tiếng Việt được lưu loát và mạch lạc hơn Với các thẻ chữ cái tôi cho trẻ đọc các chữ cái mà trẻ đã được học, cho trẻ cảm nhận các nét chữ theo khuôn hình chữ cái rời
- Ở các góc tôi bố trí một lượng đồ dùng đồ chơi vừa phải, các đồ dùng đồ chơi phải có mục đích rõ rằng, sắp xếp vừa tầm với trẻ, các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đẹp mắt, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ hoạt động Tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng đồ chơi để tránh sự nhàm chán cho trẻ
- Xung quanh lớp học tôi tạo các cây, vườn hoa mà tất cả hoa lá quả đều được dán chữ cái, và đều có thể tháo ra dán vào một cách dễ dàng Vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi thường tổ chức cho trẻ tìm hoa chữ cái, lá chữ cái hoặc gắn lá có chữ, hoa có chữ cái cho cây (Ví dụ: Các con hãy hái những quả có chữ
o và đặt vào rỗ Hoặc để cây được đẹp hơn các con hãy tìm và dán những bông hoa có chứa chữ a lên cho cây) Cho trẻ đến vườn hoa chữ cái và đọc các chữ cái
đã được học
Trang 7- Hằng tuần tôi thường trang trí mới một góc nào đó hoặc thay đổi đồ dùng đồ chơi, tôi sẽ cho trẻ tìm và phát hiện những cái thay đổi mới trong lớp học và khuyến khích trẻ nói ra ý kiến nhận xét của mình (ví dụ: Các con hãy quan sát xem hôm nay lớp mình có gì thay đổi nào? Con thấy bức tranh này như thế nào ? Hoặc là: Hôm nay lớp mình có đồ chơi gì mới? Với những cái đàn này các con sẽ chơi như thế nào? Tôi cho trẻ cùng múa hát với những cái đàn mới đó)…
Biện pháp 2: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường ngoài lớp học.
Không chỉ môi trường trong lớp mà môi trường ngoài lớp học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ Vì vậy, để phát huy tối đa việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ tôi đã xây dựng môi trường ngoài lớp học như sau:
- Ở hành lang phía sau lớp tôi xây dựng góc thiên nhiên, ở đây tôi cho trẻ được khám phám trải nghiệm với cát, nước, chăm sóc cây, cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi
- Ở hành lang phía trước lớp tôi xây dựng góc bé yêu vận động, góc này
có diện tích khá rộng để trẻ có thể chơi với những đồ dùng đồ chơi ở góc này, trẻ leo trèo một cách thoải mái Ở góc này tôi phối hợp với phụ huynh làm các đồ dùng đồ chơi thể chất cho trẻ bằng tre, mây, gỗ: Xích đu, bập bênh, gióng thang, gậy thể dục, vòng ném nhằm thu hút trẻ hoạt động tích cực, tất cả đồ dùng đồ chơi thể chất đều được dán tên bằng kiểu chữ in thường to rõ, trẻ dễ dàng nhìn
Trang 8và đọc được Trong lúc trẻ tham gia vận động tôi cho trẻ nhắc lại nhiều lần các cụm từ: bước qua, bật xa, ném trúng đích hay cho trẻ gọi tên các đồ dùng đồ chơi: bập bênh, vòng ném
Vào các giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vừa vận động vừa sử dụng tiếng Việt Ví dụ: Trò chơi: "Làm theo yêu cầu" Cô đưa
ra yêu cầu: Nhảy lò cò 1 vòng, ngồi xuống đứng lên trẻ làm theo yêu cầu và nhắc lại yêu cầu đó
- Tận dụng dưới các góc cầu thang, tôi đã tham mưu với nhà trường xây dựng được góc địa phương, góc thư viện xanh
+ Ở góc địa phương:
Tôi bày trí các sản phẩm, dụng cụ, ngành nghề của địa phương, dán tranh ảnh về các lễ hội truyền thống, các bộ trang phục của người dân nơi đây (tất cả đều được dán tên của sản phẩm, dụng cụ, trang phục…) Vào giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi cho trẻ quan sát và cùng trò chuyện với trẻ về đặc điểm, công dụng, nét đẹp của các sản phẩm, dụng cụ, trang phục đó
+ Ở góc thư viện xanh:
Tôi bày trí sách truyện, tranh ảnh các nhân vật, may các con rối theo từng câu chuyện và cho trẻ nói tên các nhân vật rối, gọi tên câu chuyện, kể lại một vài lời thoại của nhân vật mà trẻ đã được học, khuyến khích kể chuyện sáng tạo từ những con rối đó Trong quá trình trẻ hoạt động tôi chú ý gợi mở, hướng dẫn trẻ cách dùng từ, cách phát âm đúng
Trang 9Tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu: cát màu, đá sỏi, len, lá cây, vỏ cây cho trẻ trải nghiệm, làm tranh sáng tạo theo nhóm Khuyến khích trẻ trao đổi với nhau giúp trẻ nói và diễn đạt bằng tiếng việt được tốt hơn
Ngoài ra tôi tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương: Tôi đã nhặt các hòn đá và viết các chữ số, chữ cái để trẻ có thể nhìn vào và đọc chữ Vẽ các con vật, các loại quả lên đá và dán tên, trẻ đến đó cùng gọi tên con vật, gọi tên các loại quả, trao đổi với nhau về đặc điểm, ích lợi, môi trường sống (Đây là quả gì? Con đã ăn quả cam bao giờ chưa? Con thấy quả cam có vị như thế nào? ) Nhờ quá trình trao đổi qua lại trẻ sẽ lĩnh hội được một vốn tiếng Việt phong phú và khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ được tốt hơn
- Ở xung quanh trường các cây xanh, vườn hoa, vườn rau đều có bảng tên riêng Trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi thường cho trẻ đến quan sát và gọi tên cây, tên hoa, rau Hoặc cho trẻ tìm, đọc các chữ cái mà trẻ đã được học có trong các cụm từ đó
- Trên các bậc cầu thang tôi trang trí và vẽ các nhóm số lượng, các chữ số, chữ cái Thỉnh thoảng tôi tổ chức trẻ đi lên các bậc cầu thang vừa đi vừa đếm số lượng, đọc các chữ số, chữ cái có trên các bậc cầu thang đó
Biện pháp 3: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường xã hội.
Là một giáo viên mần non không gì quan trọng hơn việc xây dựng môi trường xã hội bởi đây chính là cái nôi tinh thần của trẻ Để trẻ luôn có được tinh thần thoải mái, an toàn khi đến trường thì cô giáo phải làm sao để trẻ có được cảm giác “lớp học là nhà, cô giáo là mẹ, bạn bè là anh chị em” Để làm được
Trang 10điều đó tôi luôn tạo bầu không khí trong lớp học của mình an toàn, gần gủi, thân thiện, tôn trọng, quan tâm đến nhau
Trước hết, là một giáo viên tôi phải luôn gần gũi với trẻ bằng cách thường xuyên giao tiếp, hướng dẫn, trao đổi với trẻ bằng tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi và tham gia vào các trò chơi cùng với trẻ Tôi động viên, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp với cô và giao tiếp với các bạn Nếu trẻ nào sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các hoạt động tôi sẽ giải thích nghĩa của các từ đó và hướng dẫn trẻ nói lại trọn vẹn câu đó bằng tiếng Việt (ví dụ: trong giờ hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi chỉ vào quả bí đỏ và hỏi trẻ: Đây là quả gì? Trẻ trả lời: Đây là cà đức Khi đó tôi giải thích cho trẻ: “Cà đức nghĩa tiếng Việt là quả bí đỏ”, con hãy nói lại bằng tiếng Việt xem nào?
Hơn nữa, là một giáo viên mầm non đòi hỏi kỹ năng lắng nghe rất quan trọng Đối với những trẻ nói chậm hay có khó khăn trong diễn đạt thì tôi kiên trì lắng nghe, không hối thúc hay nói thay cho trẻ Trò chuyện với trẻ bằng thái độ vui vẻ, tươi cười và chăm chú nhìn vào mắt trẻ khi giao tiếp, thái độ thân thiện nhẹ nhàng
Tôi luôn tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp để trẻ cảm nhận được tình yêu thương xem cô giáo như mẹ hiền
Trong các giờ hoạt động, tôi thường tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm (4- 5 trẻ, vừa có trẻ sử dụng tiếng Việt tốt, vừa có trẻ sử dụng tiếng Việt yếu) để tạo cơ hội cho trẻ cùng chơi và trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt Qua đó trẻ
có cơ hội học hỏi lẫn nhau trong cách phát âm, cách dùng từ cũng như việc diễn đạt bằng tiếng Việt