1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc

cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03) / Mầm non

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024.

4 Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị NhungNăm sinh: 15/11/1983

Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa TrungĐiện thoại: 0941144870

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam ĐịnhĐiện thoại: 0948925129

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾNI.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Trẻ ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ khôngthể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: học – chơi – tiếp xúcthường xuyên, liên tục Đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trongnhững loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sựtập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.

Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm,tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm củatrẻ Âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói,quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc từ trong bào thaisẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển, tăng trí thông minh sau này Trẻmầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điềukhông thể thiếu Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điềukiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết củatrẻ.

Khi được nghe nhạc, ai cũng muốn cử động theo tiết tấu Tay đung đưa,chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát Nhiều khi các em nhỏvừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình

Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý,đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng Nhà tâmlý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàntrực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.

Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quanhệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng Các bài hát, bản nhạc tạo chotrẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc Ở đây âmnhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.

Trang 3

Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khảnăng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc Ngoài ra cònlàm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.Hiện nay, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạccho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quátrình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu Tuy nhiên trong thực tế,chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằmgiúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định,đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng củamình Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theonhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôinghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạccho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi” Để từ đó phát triển cho trẻ các kỹ năng mạnh dạn, tự tinkhi thể hiện bản thân mình.

II Mô tả giải pháp kĩ thuật:

II.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múahoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảmnhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.

Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhómtrên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác - Nhóm 1: Trẻ thực hiện những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tínhchất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, các động tác đơn giản, nhún nhảy, trẻnghe và biết phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.

- Nhóm 2: Cô sẽ hướng trẻ vào những kỹ năng chuyển động trong quá trìnhvận động theo nhạc Và hầu hết tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp,âm hình, tiết tấu, múa đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc,nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng:

Trang 4

+ Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm,không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân cótác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hànhngay khi làm quen với tác phẩm

+ Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dángđiệu, động tác đẹp Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịpđiệu âm nhạc, lời ca Do đó với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngàycàng rõ ràng và đa dạng.

+ Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể,phù hợp với tính năng động của trẻ.Năm học 2023- 2024, tôi được nhà trường phâncông dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi với tổng số cháu là 34 cháu Ngay từ đầu nămhọc tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ và kiểm tra kiến thức đầu nămcủa hoạt động âm nhạc về một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ của lớp mình, từ đótôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp Trong quá trình thực

hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vậtchất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồdùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , đầu DVD

- Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độchuyên môn Chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục vàđào tạo mở Dự các buổi chuyên môn của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồngnghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.

- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.

gia vào mọi hoạt động Đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc, trong số đó có 1 sốcháu có năng khiếu múa hát, thích tham gia văn nghệ.

- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều, giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độchuyên môn, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc.

Trang 5

- Ban Giám hiệu nhà trường đều là những cán bộ quản lý giỏi có năng lực và rấtquan tâm tới đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng của học sinh, thường xuyên tryềnđạt các kinh nghiệm giảng dạy cho các giáo viên trẻ.

- Phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ mọi mặt của nhà trường, nhất là phụ huynhcủa lớp rất nhiệt tình quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáoviên về tình hình học tập của con em mình.

* Khó khăn:

- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì bản thân còn gặp không ít những khókhăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nâng cao chất lượng hoạtđộng âm nhạc nói riêng cụ thể như:

- Bản thân là giáo viên được tào tạo Cao Đẳng sư phạm mầm non, được học quatất cả các môn, song chưa có điều kiện đi học chuyên sâu về môn âm nhạc, nên trongquá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ còn gặp khó khăn.

- Kỹ năng vận động âm nhạc của trẻ còn chưa đồng đều, trẻ đang còn vận độngtự phát chưa theo được yêu cầu của cô Một số trẻ lại nhút nhát không dám thể hiệnmình trước đông người nên cũng gây khó khăn trong quá trình truyền thụ kiến thứccho trẻ.

- Một số ít phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc họcđối với trẻ nói chung và môn âm nhạc nói riêng Vì vậy việc phối hợp giữa giáo viênvà phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.

- Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau:* Tổng số trẻ được điều tra: 34 trẻ.

BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

STTNội dung khảo sát

Tổng họcsinh tham

Tỷ lệ

(%)Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trẻ vỗ tay đúng theo

Trang 6

II.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trướcđó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới Và dưới đây là nhữngbiện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan:

a.Biện pháp 1: : Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo.

Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ saymê, ham thích hoạt động nghệ thuật Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật côcần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu vớimức độ hoàn thiện nhất Như chúng ta đã biết âm nhạc là trừu tượng nhưng có tínhgiáo dục nghệ thuật sâu sắc Do vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích nhữngyếu tố ban đầu là rất cần thiết.

Trang 7

Việc cô làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toànvẹn

* Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọnhình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồchơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy Trong chương trình cải cáchcủa lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thường có cách:

- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh,(đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ.

Ví dụ: Trong bài Trường chúng cháu là trường mầm non có câu:Ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy.

Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ

- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằngmột nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp) Ví dụ: Trong bài Cái mũi có câu:

Nào bạn ơi ra đây ta xem một cái mũi.Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ

Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương cô chú công nhân - Vào bài cô có thể dùng câu đố để đố trẻ:

Nghề gì bạn với vữa vôi

Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần? - Cô hỏi trẻ:

- Cô làm mẫu Cách vỗ tay như sau:

Chú công nhân xây nhà cao tầng Cô công nhân dệt may áo cưới

Trang 8

V v v nghỉ v v v v v nghỉ v n v

- Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài, bắt đầu vỗ vàotiếng “chú”

- Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:

+ Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm 1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - ….

+ Sau khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ tay kết hợpvới lời ca.

Ngoài ra để tạo sự hứng thú cho trẻ và giúp trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thểlinh hoạt, làm đa dạng các cách cho trẻ học thuộc.

- Dạy cả lớp vận động theo nhạc:

+ Nối tiếp theo tổ ( Cô nói: Cô dùng hiệu lệnh tay , khi tay cô đưa về phía tổnào thì tổ đó hát) Và để cho trẻ thêm hứng thú cô cho nhóm bạn trai, nhóm bạn gáihát theo hiệu lệnh (Cô nói: Khi cô bắt nhịp cao tay thì các bạn trai vừa hát vừa gõđệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực hiện)

+ Kết hợp giữa nhóm hát, nhóm vận động (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạccông gõ đệm, gõ trống theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.

+ Theo tốp nhỏ lần lượt lên biểu diễn: Để trẻ không bị nhàm chán khi tập vàquan sát các bạn tập, tôi liên tục cho trẻ thay đổi đội hình khác nhau như 2 hàngngang, vòng tròn, 2 hàng dọc…

+ Cá nhân biểu diễn: Khi cô cho trẻ sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệmcho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp Ví dụ: Dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vàotrong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộngra nghỉ bằng một phách Hoặc dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầmtrống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thànhtrống

Trang 9

Hình ảnh: Trẻ vận động với xắc xô

* Để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác trong việc di chuyển đội hình, múa độngtác cháu trai khác động tác cháu gái…tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng vớilời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau Có thểgiải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu Vídụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: “Đố bạn biết” có động tác hai đưa lên cao tạothành 2 cái lá, tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các convung tự nhiên đưa lên cao tạo thành 2 cái lá ( cái tai của chú Hươu sao), chân dậmmạnh như bác gấu đen đang đi đấy các con ạ.”

Trang 10

Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, songcô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặtkết hợp với âm nhạc.

Ví dụ: Sau hoạt động dạy trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” tôi cho trẻ nghe lại giai điệu, lời ca bài hát trong các giờ đón trả trẻ Tôi kết hợp cho trẻ nghe cả nhạc không lời, nghe ca sĩ hát, cho trẻ hát theo nhạc để trẻ nghe được nhiều lần mà không nhàm chán Bên cạnh đó tôi cũng phối kết hợp với phụ huynh thông qua nhóm zalo để phụ huynh cho các con luyện tập thêm ở nhà Làm như vậy tôi thấy trẻ lớp tôi rất nhanh thuộc lời và hát rất đúng cao độ, trường độ của bài hát.

Sau khi trẻ đã thuộc lời bài hát, tôi mới chú trọng rèn luyện kỹ năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca và giai điệu bài hát Để có thể rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca, giai điệu của bài hát thì tôi tích cực cho trẻ rèn luyện dưới nhiều hình thức như rèn luyện cá nhân, rèn luyện theo tổ, nhóm, làm mẫu của cô, phân tích giảng giải, hình thức soi gương.

Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dướicác hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:

+ Cô cho cả lớp múa (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòngtròn múa cùng trẻ).

+ Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòngtròn (hai vòng tròn đồng tâm)

+ Trẻ múa từng đôi (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa) + Trẻ múa theo nhóm nhỏ.

+ Tôi sử dụng hình thức rèn luyện cá nhân Tôi quan sát và mời những bạn vận động nhịp nhàng nhất, đẹp nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng quan sát để trẻ có thể học được tác phong, phong cách biểu diễn từ các bạn

có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấntượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa Như vậy bằng nhiều hình

Trang 11

thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu chomọi cảm nhận nghệ thuật.

* Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.

- Để trẻ thành thạo các động tác vận động trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiềulần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết Tôi cần sử dụng một số biệnpháp sau:

+ Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát haybản nhạc Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp)trọn vẹn câu hát Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đíchkhôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác

+ Cô chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác chi tiết, chính xác cùng với âm nhạc, đồngthời khích thích trẻ hoạt động độc lập.

Hình ảnh : Dạy trẻ múa

Trang 12

Hình ảnh: Cô dạy trẻ múa theo nhạc bài hát Đèn đỏ, đèn xanh

+ Tích cực sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (lên tách ra để tậpriêng)

Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Là bướm xinh bay múa” Trong bài Em múa cho mẹ xemcủa tác giả Xuân Giao Có rất nhiều cách sửa sai cho trẻ như là cô cho trẻ múa riêngđộng tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi côchỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ quan sát toàn bộ động tác và trẻ tựđiều chỉnh động tác của mình cho đúng.

Trang 13

+ Khi tổ chức vận động âm nhạc cần linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các độngtác từ gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻluyện tập, tổ hát, tổ vận động Cô luôn khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năngtheo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại các động tác vận động âm nhạc.

+ Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả trẻ đều nhìn thấycô và cô quan sát được trẻ khi vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiếttấu, vận động minh hoạ, múa….

Hình ảnh: Trẻ vận động cùng với quả bông

Trang 14

Hình ảnh: Trẻ vận động cùng cô + Đa dạng hoá các vận động:

Tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động để giúp trẻ đỡ chánvà nâng cao khả năng của trẻ Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ Ví dụ: Dạy trẻ vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm

Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ Mời 3 trẻ lên chơi cùng cô: Trẻ cùng đệmcô vỗ tay, hoặc cho các cháu hai tay chống hông, đậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậmgót chân theo giai điệu nhạc nước ngoài.

Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khácnhau Trẻ nghe nhạc, vận động theo xúc bằng không cần hát.

Trẻ có thể bộc lộ cảm xúc các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọitrẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau khi nghe các thể loại âm nhạc khácnhau Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịpđiệu âm nhạc

* Cô cần củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độclập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ

Trang 15

nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập vàtăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.

b Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt môi trường, đồ dùng, dụng cụcho trẻ vận động theo nhạc

2.1 Tạo môi trường:

Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rấtthích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồchơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.

Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cầnthiết Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáodục một cách hiệu quả ở trường Mầm non.

- Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Ti vi, đầu đĩa, vi tính…

- Tôi sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt động âm nhạc, nộidung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.

- Đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ Chính vìvậy tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc có 2 loại chủ yếu như sau :

* Đồ chơi công nghiệp: Đàn, kèn, mõ, trang phục

* Đồ chơi tự tạo: Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận Đồ chơi tự tạo có muônhình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm Làm đồchơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo Có thể dùng luôn những đồ vật thôngthường trong sinh hoạt hàng ngày.

Tôi sử dụng những lon nước ngọt để làm trống lắc, để bắt mắt và đảm bảo an toàncho trẻ, tôi đã dùng xốp vải với nhiều màu sắc khác nhau cắt những bông hoa dán lên haibề mặt của lon Với những chiếc trống lắc nhiều màu sắc như vậy sẽ giúp trẻ hứng thúhơn

+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.

+ Vỏ hộp sữa, vỏ hộp bánh làm trống cơm, dùng vải dạ , xốp các màu để trangtrí.

Trang 16

+ Tận dụng vỏ non bia để làm xắc xô

+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.

+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.

+ Mút xốp, lá cây làm mũ múa v.v…

Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảmbảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọngàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.

Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáoviên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạođiều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w