* Đối với dạng Quiz màn hình tương tự phía dưới: Chúng ta có thể copy câu hỏi, đáp án sẵn có dán vào hoặc gõ trực tiếp văn bản vào, sau đó tích chọn đáp án đúng.. Cách làm cũng tương tự
Trang 1CÁCH THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRÊN KAHOOT
1 Kahoot là gì?
Kahoot là một ứng dụng trên nền tảng website, sử dụng để thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm online và cho phép nhiều học sinh tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm Trong quá trình tham gia chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả online để tăng độ hấp dẫn cho phần thi trắc nghiệm
Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng, vì thế hoàn toàn phù hợp nếu như được sử dụng ở phòng tin học
Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn, với tính năng có tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng
2 Thiết lập tài khoản trên Kahoot
Giáo viên truy cập vào phần mềm tại địa chỉ: http://kahoot.com/
Nếu chưa có tài khoản thì chọn Sign Up để đăng ký
+ Chọn Sign Up (đăng ký) à Chọn Teacher (loại tài khoản giáo viên)à Chọn School (nơi làm việc) à Chọn Continue with google (Dùng tài khoản google đăng
Trang 2nhập) à Chọn tài khoản của mình (gmail của mình) àChọn dòng chữ Continue with Basic (Tiếp tục với tính năng cơ bản)
Khi đã có tài khoản rồi thì chỉ cần đăng nhập
+ Nếu đã có tài khoản chọn Log in (đăng nhập) à Chọn Continue with google (Dùng tài khoản google đăng nhập) à Chọn tài khoản của mình (gmail của mình) à Chọn dòng chữ Continue with Basic (Tiếp tục với tính năng cơ bản)
3 Các bước thiết kế trò chơi trên Kahoot
Trong giao diện chính chọn mục Create à Kahoot
Xuất hiện của sổ:
Ở đây có thể chọn bản mẫu có sẵn (Templates) hoặc trang trắng (Bank canvas) để thiết kế Đây là giao diện thiết kế của phần mềm
Trang 3* Xây dựng bộ câu hỏi:
Tại đây, ta nhập câu hỏi, đáp án sau đó tích chọn đáp án đúng nếu có sẵn câu hỏi, đáp án ta có thể copy dán vào
Nhấn nút Add Question để thêm câu hỏi Ở đây chúng ta có thể thiết kế các dạng câu hỏi Test knowledge (Câu hỏi kiểm tra kiến thức) gồm 6 dạng nhưng đối với tài khoản cơ bản chúng ta chỉ thiết kế được 2 dạng là Quiz, Trues or flase Còn những dạng câu hỏi có dấu thì yêu cầu mình phải nâng cấp tài khoản mới sử dụng được
Quiz: Câu trắc nghiệm nhiều đáp án Trues or false: câu hỏi dạng đúng sai
Trang 4* Đối với dạng Quiz màn hình tương tự phía dưới:
Chúng ta có thể copy câu hỏi, đáp án sẵn có dán vào hoặc gõ trực tiếp văn bản vào, sau đó tích chọn đáp án đúng Ta có thể thêm đáp án nhiều hơn 4 câu nào (nếu cần thiết)
Chọn thời gian giới hạn cho câu hỏi ở mục Time limit, thông thường là 20 seconds (giây) phải chọn đáp án, chúng ta có thể thay đổi thời gian này, ít nhất là 5 giây, cao nhất là 4 phút
Chọn điểm ở mục Points, ở đây có 3 sự lựa chọn: Standard (bình thường), Double Points (gấp đôi điểm), No Points (không điểm)
Đối với tài khoản cơ bản chỉ có thể tạo câu hỏi 1 sự đáp án đúng Single select
* Với câu hỏi dạng Trues or false
Trang 5Cách làm cũng tương tự như ở dạng câu hỏi Quiz, có thể copy câu hỏi, đáp
án sẵn có dán vào hoặc gõ trực tiếp văn bản vào, sau đó tích chọn True (đúng) hoặc False (sai) cho câu trả lời
Chọn thời gian giới hạn cho câu hỏi ở mục Time limit, thông thường là 20 seconds (giây) phải chọn đáp án, chúng ta có thể thay đổi thời gian này, ít nhất là 5 giây, cao nhất là 4 phút
Chọn điểm ở mục Points, ở đây có 3 sự lựa chọn: Standard (bình thường), Double Points (gấp đôi điểm), No Points (không điểm)
Nhấn chọn Settings để cài đặt và lưu bài
Trang 6Để nhập tên trò chơi ta nhập ở khung trắng dưới phần Title.
Để chọn ảnh đại diện tại mục Cover Image, nháy nút Change, sau đó chọn ảnh
Tại mục Lobby Video: Dán đường link youtube đoạn video sẽ được phát lên trong lúc chờ học sinh đăng nhập vào
Tiếp theo chọn Done
Sau khi hoàn thành nháy chuột chọn Save
Kahoot sẽ xuất hiện thông báo đã sẵn sàng như hình bên dưới:
Trang 7Ở đây có 3 lựa chọn
Preview: Xem lại
Start: Bắt đầu chơi
Share: Chia sẽ
Nhấn Done để hoàn thành
4 Cách tổ chức trò chơi trên phần mềm Kahoot trong lớp học
Giáo viên chọn bộ câu hỏi đã xây dựng, nháy nút Start để bắt đầu
Mã pin
Trang 8Mã pin xuất hiện, giáo viên cung cấp cho học sinh để học sinh nhập vào.
Trang 10Học sinh tham gia trò chơi bằng cách truy cập trang kahoo.it, nhập mã pin mà giáo
viên cung cấp rồi nhấn Enter, nhập tên vào ô Nick Name sau đó chọn OK, go! để tham gia trò chơi
Học sinh nào đăng nhập thành công thì sẽ hiện tên học sinh tại máy của giáo viên, nên giáo viên có thể biết được học sinh đã đăng nhập vào hết chưa
Lúc này, màn hình của học sinh đã đăng nhập vào có dạng như hình bên dưới, học sinh có thể thay đổi ảnh đại diện của mình bằng những hình ảnh có sẵn
để tạo hứng thú cho trò chơi
Trang 11
Giáo viên nhấn nút Start để bắt đầu trò chơi, trên màn hình giáo viên sẽ hiện thị câu hỏi
Màn hình học sinh sẽ hiện câu hỏi, đáp án cho học sinh chọn, hiện thời gian cho học sinh biết
Trang 12Sau khi kết thúc thời gian, Kahoot sẽ trả về kết quả là đúng/ sai cho học sinh biết liền
Trang 13Trả lời đúng thì hiện thông báo và cho biết điểm của mình, trả lời
sai thì hiện thông báo Nếu không trả lời kịp thì màn hình cũng thông
Trên màn hình của giáo viên sẽ hiện thị đáp án, số người trả lời đúng, trả lời sai và thứ hạng của từng học sinh hoặc nhóm học sinh qua từng câu hỏi Giáo viên
có thể dừng lại để hướng dẫn học sinh khi tổ chức trò chơi Sau mỗi câu hỏi sẽ hiện
ra thông báo số học sinh trả lời đúng, sai, học sinh nào đang thăng hạng cho giáo viên theo dõi, giáo viên có thể thông báo cho học sinh để kích thích các em tham gia hơn
nháy
Trang 14chuột chọn Next để qua câu hỏi tiếp theo.
Kết thúc trò chơi, hệ thống sẽ tự động sắp xếp thứ hạng của người tham gia
và hiện thị trên màn hình top 3 người có số điểm cao nhất
Trang 15Giáo viên cũng có thể vào mục report xuất kết quả từng câu hỏi, phần trăm học sinh trả lời đúng, trả lời sai, những học sinh nào cần quan tâm Từ đó, giúp giáo viên nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như điều chỉnh cách thức, phương pháp dạy học để học sinh học tập đạt kết quả tốt nhất
Trang 16Qua cách làm trên, bản thân nhận thấy tiết học trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, góp phần thay đổi phương pháp dạy học