BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN KHẮC HƯNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI DÀNH DÀNH LÁNG Gardenia philastrei, DÀNH DÀNH ANGKOR Ga
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN KHẮC HƯNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI DÀNH DÀNH LÁNG (Gardenia philastrei), DÀNH DÀNH ANGKOR (Gardenia angkorensis) VÀ DÀNH DÀNH CHI TỬ (Gardenia jasminoides) TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN KHẮC HƯNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI DÀNH DÀNH LÁNG (Gardenia philastrei), DÀNH DÀNH ANGKOR (Gardenia angkorensis) VÀ DÀNH DÀNH CHI TỬ (Gardenia jasminoides) TẠI VIỆT NAM
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024
PGS TS Nguyễn Hữu Tùng
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Trường Hóa và Khoa học Sự sống – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Dược – Đại học Phenikaa và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sự với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài thuộc Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) với mã số 104.01-2019.329
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Vũ Đình Hoàng và PGS TS Nguyễn Hữu Tùng, những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Quang Dương và đồng nghiệp tại Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã quan tâm,
hỗ trợ tôi để có thể hoàn thành bản luận án này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô Trường Hóa và Khoa học Sự sống – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Khắc Hưng
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về chi dành dành (Gardenia) 3
1.2 Đặc điểm thực vật loài dành dành láng (Gardenia philastrei), dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) và dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) 4
1.2.1 Đặc điểm thực vật cây dành dành láng (Gardenia philastrei Pierre ex Pit., 1923) 4
1.2.2 Đặc điểm thực vật cây dành dành Angkor (Gardenia angkorensis Pit., 1923) 5 1.2.3 Đặc điểm thực vật cây dành dành chi tử (Gardenia jasminoides Ellis, 1761) 6 1.3 Nghiên cứu về thành phần hóa học của một số loài thực vật chi dành dành 7
1.3.1 Các hợp chất terpene phân lập từ chi dành dành 7
1.3.1.1 Iridoid và các monoterpene khác 7
1.3.1.2 Các hợp chất triterpene phân lập từ chi dành dành 14
1.3.1.3 Các hợp chất diterpene và sesquiterpene phân lập từ chi dành dành 21
1.3.2 Các hợp chất phenolic phân lập từ chi dành dành 23
1.3.2.1 Các hợp chất flavonoid từ chi dành dành 23
1.3.2.2 Phenolic acid và các dẫn xuất 25
1.3.2.3 Các lignan tách chiết từ chi dành dành 27
1.4 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của một số loài thực vật chi dành dành 28
1.4.1 Hoạt tính kháng viêm 28
1.4.2 Hoạt tính hỗ trợ điều trị tiểu đường 29
1.4.3 Hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư 30
1.4.4 Một số hoạt tính sinh học khác 31
1.5 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài dành dành láng, dành dành Angkor và dành dành chi tử tại Việt Nam 32
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1 Dành dành láng (Gardenia philastrei Pierre ex Pit., 1923) 33
2.1.2 Dành dành Angkor (Gardenia angkorensis Pit., 1923) 33
Trang 6iv
2.1.3 Dành dành chi tử (Gardenia jasminoides Ellis, 1761) 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp phân lập chất 34
2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các chất 35
2.2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học 35
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM 39
3.1 Phân lập các chất từ dành dành láng (G philastrei) 39
3.1.1 Quy trình phân lập các chất 39
3.1.2 Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất phân lập từ cây dành dành láng (G philastrei) 41
3.1.2.1 Hợp chất GP1: Coronalyl acetate (Chất mới) 41
3.1.2.2 Hợp chất GP2: Coronalolic acid 41
3.1.2.3 Hợp chất GP3: Sootepin D 41
3.1.2.4 Hợp chất GP4: Sootepin G 41
3.1.2.5 Hợp chất GP5: Coronalolide methyl ester 42
3.1.2.6 Hợp chất GP6: Coronalolide 42
3.1.2.7 Hợp chất GP7: 23-deoxojessic acid 42
3.1.2.8 Hợp chất GP8: Quadrangularic acid E 42
3.1.2.9 Hợp chất GP9: 5,7,3'-trihydroxy-6,4',5'-trimethoxyflavone 42
3.2 Phân lập các chất từ dành dành Angkor (G angkorensis) 42
3.2.1 Quy trình phân lập các chất 42
3.2.2 Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất phân lập từ cây dành dành Angkor (G angkorensis) 45
3.2.2.1 Hợp chất GA1: Hedyotol C 7”-O-β-D-glucopyranoside 45
3.2.2.2 Hợp chất GA2: Angkorenside A (Chất mới) 45
3.2.2.3 Hợp chất GA3: Angkorenside B (Chất mới) 45
3.2.2.4 Hợp chất GA4: Lyoniresinol 3a-O--D-glucopyranoside 46
3.2.2.5 Hợp chất GA5: Cuneataside E 46
3.2.2.6 Hợp chất GA6: 4-hydroxyacetophenone-4-O--D-apiofuranosyl-(1→6) -O--D-glucopyranoside 46
3.2.2.7 Hợp chất GA7: Epicatechin 46
3.2.2.8 Hợp chất GA8: Quercetin-3-O--D-galactopyranoside 46
3.2.2.9 Hợp chất GA9: Quercetin-3-O- -L-rhamnopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranoside 46
3.2.2.10 Hợp chất GA10: Proanthocyanidin A1 46
3.2.2.11 Hợp chất GA11: Proanthocyanidin A2 46
3.2.2.12 Hợp chất GA12: Cinnamtannin B1 47
Trang 7v
3.2.2.13 Hợp chất GA13: Aesculitannin B 47
3.2.2.14 Hợp chất GA14: 19-hydroxyoleanolic acid 3-O--D-glucuronopyranoside 47 3.2.2.15 Hợp chất GA15: Chikusetsusaponin IVa 47
3.2.2.16 Hợp chất GA16: 3,16,21 ,23.24-pentahydroxy-urs-12,18,20-trien-28-oicacidγ-lactone 47
3.2.2.17 Hợp chất GA17: Linalool glucoside 47
3.2.2.18 Hợp chất GA18: Linalyl 6-O--L-arabinopyranosyl--D-glucopyranoside 47
3.3 Phân lập các chất từ dành dành chi tử (G jasminoides) 47
3.3.1 Quy trình phân lập các chất 47
3.3.2 Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất phân lập từ dành dành chi tử (G jasminoides) 50
3.3.2.1 Hợp chất GJ1: Betulinic acid 50
3.3.2.2 Hợp chất GJ2: 6-hydroxygeniposide 50
3.3.2.3 Hợp chất GJ3: 6-hydroxygeniposide 50
3.3.2.4 Hợp chất GJ4: Geniposide 50
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Các hợp chất phân lập từ cây dành dành láng (G philastrei) 51
4.1.1 Hợp chất GP1: Coronalyl acetate (Chất mới) 51
4.1.2 Hợp chất GP2: Coronalolic acid 59
4.1.3 Hợp chất GP3: Sootepin D 61
4.1.4 Hợp chất GP4: Sootepin G 63
4.1.5 Hợp chất GP5: Coronalolide methyl ester 65
4.1.6 Hợp chất GP6: Coronalolide 67
4.1.7 Hợp chất GP7: 23-deoxojessic acid 69
4.1.8 Hợp chất GP8: Quadrangularic acid E 72
4.1.9 Hợp chất GP9: 5,7,3'-trihydroxy-6,4',5'-trimethoxyflavone 73
4.2 Các hợp chất phân lập từ cây dành dành Angkor (G angkorensis) 76
4.2.1 Hợp chất GA1: Hedyotol C 7″-O--D-glucopyranoside 76
4.2.2 Hợp chất GA2: Angkorenside A (Chất mới) 79
4.2.3 Hợp chất GA3: Angkorenside B (Chất mới) 85
4.2.4 Hợp chất GA4: Lyoniresinol 3a-O--D-glucopyranoside 91
4.2.5 Hợp chất GA5: Cuneataside E 93
4.2.6 Hợp chất GA6: 4-hydroxyacetophenone-4-O--D-apiofuranosyl-(1→6)-O- -D-glucopyranoside 95
4.2.7 Hợp chất GA7: Epicatechin 97
4.2.8 Hợp chất GA8: Quercetin-3-O--D-galactopyranoside 98
4.2.9 Hợp chất GA9: Quercetin-3-O--L-rhamnopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranoside 100
Trang 8vi
4.2.10 Hợp chất GA10: Proanthocyanidin A1 102
4.2.11 Hợp chất GA11: Proanthocyanidin A2 105
4.2.12 Hợp chất GA12: Cinnamtannin B1 106
4.2.13 Hợp chất GA13: Aesculitannin B 109
4.2.14 Hợp chất GA14: 19-hydroxyoleanolic acid 3-O--D-glucuronopyranoside 111 4.2.15 Hợp chất GA15: Chikusetsusaponin IVa 114
4.2.16 Hợp chất GA16: 3,16,21,23.24-pentahydroxy-urs-12,18,20-trien-28-oic acid γ-lactone 117
4.2.17 Hợp chất GA17: Linalool glucoside 120
4.2.18 Hợp chất GA18: Linalyl 6-O--L-arabinopyranosyl--D-glucopyranoside 121 4.3 Các hợp chất phân lập từ cây dành dành chi tử (G jasminoides) 125
4.3.1 Hợp chất GJ1: Betulinic acid 125
4.3.2 Hợp chất GJ2: 6-hydroxygeniposide 127
4.3.3 Hợp chất GJ3: 6-hydroxygeniposide 128
4.3.4 Hợp chất GJ4: geniposide 130
4.4 Kết quả đánh giá một số hoạt tính sinh học của các hợp chất thu nhận được 132
4.4.1 Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide của một số hợp chất phân lập từ loài dành dành láng và dành dành Angkor 132
4.4.2 Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase của các iridoid từ mẫu dành dành chi tử và terpene từ mẫu dành dành Angkor 134
4.4.3 Kết quả đánh giá khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của các hợp chất phenolic 136
4.4.4 Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc một số dòng tế bào ung thư 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
H-NMR Proton nuclear magnetic resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
C-NMR Carbon-13 nuclear magneticresonance
spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13
COSY Correlation spectroscopy Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt nhân 1H-1H HSQC Heteronuclear single quantumcorrelation Phổ tương tác hai chiều trực tiếp dị hạt nhân 1H-13C HMBC Heteronuclear multipe
bond correlation Phổ tương tác hai chiều đa liên kết dị hạt nhân 1H-13C
C Carbon chemical shift ppm Độ chuyển dịch hóa học của carbon-13
δ (ppm) Chemical shift (parts per million) Độ chuyển dịch hóa học (phần triệu)
J (Hz) Coupling constant (Hertz) Hằng số tương tác (Hertz)
Trang 10viii
Các hóa chất, dung môi
(tên của các hợp chất được viết theo nguyên bản Tiếng Anh):
DPPH 2.2-diphenyl-1-picryhydrazine LPS Lipopolysaccharide
EtOAc Ethyl acetate MTT 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium
bromide
Trang 11ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1Các hợp chất iridoid phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 10
Bảng 1.2: Các hợp chất monoterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 12
Bảng 1.3: Các hợp chất triterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 14 Bảng 1.4: Các hợp chất diterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 22
Bảng 1.5: Các hợp chất sesquiterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 22
Bảng 1.6: Các hợp chất flavonoid phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 24
Bảng 1.7: Các phenolic acid và dẫn xuất phân lập từ chi dành dành 26
Bảng 1.8: Các hợp chất lignan phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành 28
Bảng 4.1.1: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP1 58
Bảng 4.1.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP2 60
Bảng 4.1.3: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP3 62
Bảng 4.1.4: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP4 64
Bảng 4.1.5: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP5 66
Bảng 4.1.6: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP6 68
Bảng 4.1.7: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP7 70
Bảng 4.1.8: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP8 73
Bảng 4.1.9: Số liệu phổ NMR của hợp chất GP9 74
Bảng 4.2.1: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA1 77
Bảng 4.2.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA2 84
Bảng 4.2.3: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA3 90
Bảng 4.2.4: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA4 93
Bảng 4.2.5: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA5 95
Bảng 4.2.6: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA6 96
Bảng 4.2.7: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA7 98
Bảng 4.2.8: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA8 100
Bảng 4.2.9: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA9 101
Bảng 4.2.10: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA10 104
Bảng 4.2.11: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA11 106
Bảng 4.2.12: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA12 108
Trang 12x
Bảng 4.2.13: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA13 110
Bảng 4.2.14: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA14 113
Bảng 4.2.15: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA15 116
Bảng 4.2.16: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA16 119
Bảng 4.2.17: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA17 121
Bảng 4.2.18: Số liệu phổ NMR của hợp chất GA18 123
Bảng 4.3.1: Số liệu phổ NMR của hợp chất GJ1 126
Bảng 4.3.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất GJ2 128
Bảng 4.3.3: Số liệu phổ NMR của hợp chất GJ3 129
Bảng 4.3.4: Số liệu phổ NMR của hợp chất GJ4 131
Bảng 4.4.1: Hoạt tính ức chế sản sinh NO các hợp chất cycloartane triterpene từ mẫu G philastrei và phenolic từ mẫu G.angkorensis 134
Bảng 4.4.2 Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase của các iridoid từ mẫu G jasminoides và terpene từ mẫu G angkorensis 135
Bảng 4.4.3 Hoạt tính trung hòa gốc tự do của một số hợp chất phenolic tách chiết từ mẫu G angkorensis 136
Bảng 4.4.4 Độc tính của các terpene từ mẫu G angkorensis trên các dòng tế bào ung thư KB; HepG2; A549 và MCF-7 137
Trang 13xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Đặc điểm hình thái hoa, lá và mẫu tiêu bản loài dành dành láng (G
philastrei) 4
Hình1.2: Mẫu tiêu bản lá, hoa và quả loài dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) 5
Hình 1.3: Hoa và quả loài dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) 6
Hình 1.4:Cấu trúc một số iridoid tách chiết từ chi dành dành 8
Hình 1.5: Cấu trúc một số monoterpene tách chiết từ chi dành dành 13
Hình 1.6: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G jasminoides 17
Hình 1.7: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G sootepensis 18
Hình 1.8: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G tubifera , Gardenia obtusifolia và G thailandica 18
Hình 1.9: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G urvillei 19
Hình 1.10: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G erythroclada 19
Hình 1.11: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G imperialis, G aubryi, G collinsae và G erubescens 20
Hình 1.12: Cấu trúc một số diterpene tách chiết từ chi dành dành 21
Hình 1.13: Cấu trúc một số sesquiterpene tách chiết từ chi dành dành 22
Hình 1.14: Cấu trúc một số flavonoid tách chiết từ chi dành dành 23
Hình 1.15: Cấu trúc một số acid hữu cơ và dẫn xuất tách chiết từ chi dành dành 26
Hình 1.16: Cấu trúc một số hợp lignan tách chiết từ chi dành dành 27
Hình 2.1: Mẫu tiêu bản cây dành dành láng (G philastrei Pierre ex Pit., 1923) 33
Hình 2.2: Mẫu hoa, lá và quả dành dành Angkor (G angkorensis Pit., 1923) 33
Hình 2.3: Mẫu cành, lá dành dành chi tử trước khi thu hái và sau khi xử lý 34
Hình 3.1: Quy trình phân lập các hợp chất sạch từ mẫu lá dành dành láng (G philastrei) 40
Hình 3.2: Quy trình phân lập các hợp chất sạch từ mẫu lá dành dành Angkor (G angkorensis) 44
Hình 3.3: Quy trình phân lập các hợp chất sạch từ mẫu cành và lá dành dành chi tử (G jasminoides) 49
Trang 14xii
Hình 4.1.1: Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS của hợp chất GP1 51
Hình 4.1.2: Phổ 1H-NMR của hợp chất GP1 52
Hình 4.1.3: Phân vùng aliphatic trong phổ 1H-NMR của hợp chất GP1 52
Hình 4.1.4: Phổ 13C-NMR của hợp chất GP1 53
Hình 4.1.5: Phổ DEPT90, DEPT135 và 13C-NMR của hợp chất GP1 53
Hình 4.1.6: Phổ HSQC của hợp chất GP1 54
Hình 4.1.7: Phổ COSY của hợp chất GP1 55
Hình 4.1.8: Phổ COSY giãn rộng của hợp chất GP1 55
Hình 4.1.9: Phổ HMBC hợp chất GP1 56
Hình 4.1.10: Phổ HMBC giãm rộng hợp chất GP1 56
Hình 4.1.11: Cấu trúc hợp chất GP1 58
Hình 4.1.12: Cấu trúc hợp chất GP2 60
Hình 4.1.13: Cấu trúc hợp chất GP3 62
Hình 4.1.14: Cấu trúc hợp chất GP4 64
Hình 4.1.15: Cấu trúc hợp chất GP5 66
Hình 4.1.16: Cấu trúc hợp chất GP6 68
Hình 4.1.17: Cấu trúc hợp chất GP7 70
Hình 4.1.18: Cấu trúc hợp chất GP8 72
Hình 4.1.19 Cấu trúc hợp chất GP9 74
Hình 4.1.20: Cấu trúc các hợp chất phân lập từ loài dành dành láng (G philastrei) 75
Hình 4.2.1: Cấu trúc hợp chất GA1 77
Hình 4.2.2: Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS của hợp chất GA2 79
Hình 4.2.3: Phổ 13C-NMR của hợp chất GA2 80
Hình 4.2.4: Phổ 1H-NMR của hợp chất GA2 80
Hình 4.2.5: Phổ 1H-NMR giãn rộng hợp chất GA2 81
Hình 4.2.6: Phổ HSQC hợp chất GA2 81
Hình 4.2.7: Phổ HMBC hợp chất GA2 82
Hình 4.2.8: Phổ COSY hợp chất GA2 82
Hình 4.2.9: Cấu trúc hợp chất GA2 và hợp chất tham chiếu 83
Trang 15xiii
Hình 4.2.10: Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS của hợp chất GA3 85
Hình 4.2.11: Phổ 13C-NMR hợp chất GA3 85
Hình 4.2.12: Phổ 1H-NMR hợp chất GA3 86
Hình 4.2.13: Phổ 1H-NMR giãn rộng hợp chất GA3 87
Hình 4.2.14: Phổ HSQC hợp chất GA3 87
Hình 4.2.15: Phổ COSY hợp chất GA3 88
Hình 4.2.16: Phổ HMBC hợp chất GA3 88
Hình 4.2.17: Phổ HMBC giãn rộng hợp chất GA3 89
Hình 4.2.18: Cấu trúc hợp chất GA3 90
Hình 4.2.19: Cấu trúc hợp chất GA4 92
Hình 4.2.20: Cấu trúc hợp chất GA5 94
Hình 4.2.21: Cấu trúc hợp chất GA6 96
Hình 4.2.22: Cấu trúc hợp chất GA7 98
Hình 4.2.23: Cấu trúc hợp chất GA8 99
Hình 4.2.24: Cấu trúc hợp chất GA9 101
Hình 4.2.25: Cấu trúc hợp chất GA10 103
Hình 4.2.26: Cấu trúc hợp chất GA11 105
Hình 4.2.27: Cấu trúc hợp chất GA12 107
Hình 4.2.28: Cấu trúc hợp chất GA13 110
Hình 4.2.29: Cấu trúc hợp chất GA14 113
Hình 4.2.30: Cấu trúc hợp chất GA15 115
Hình 4.2.31: Cấu trúc hợp chất GA16 118
Hình 4.2.32: Cấu trúc hợp chất GA17 120
Hình 4.2.33: Cấu trúc hợp chất GA18 122
Hình 4.2.34: Cấu trúc các hợp chất phân lập từ loài dành dành Angkor (G angkorensis) 124
Hình 4.3.1: Cấu trúc hợp chất GJ1 125
Hình 4.3.2: Cấu trúc hợp chất GJ2 128
Hình 4.3.3: Cấu trúc hợp chất GJ3 129
Trang 16xiv
Hình 4.3.4: Cấu trúc hợp chất GJ4 131 Hình 4.3.5: Cấu trúc các hợp chất phân lập từ loài dành dành chi tử (G jasminoides) 132 Hình 4.4.1: Cấu trúc các hợp chất cycloartane triterpene GP1 GP6 133 Hình 4.4.2: Cấu trúc hợp chất GJ2 và GJ3 135
Trang 171
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, các loài thảo mộc đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền tại nhiều quốc gia trên thế giới Mặc dù sự phát triển của y học hiện đại đã mang lại nhiều biệt dược hữu hiệu, những loài thảo mộc này vẫn được ưa chuộng sử dụng đến tận ngày nay nhờ vào các ưu điểm như: nguồn gốc tự nhiên thân thiện môi trường, độc tính thấp, ít tác dụng phụ, phù hợp với quá trình trao đổi chất của cơ thể… Nghiên cứu thành phần hóa học của thảo dược cũng như đánh giá dược tính của các hợp chất tự nhiên ngày một thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học trên thế giới với mục tiêu tìm kiếm các hợp chất tiềm năng ứng dụng trong bào chế thuốc và thực phẩm chức năng
Chi dành dành (Gardenia) là một chi lớn trong họ cà phê với hơn 140 loài thực vật phân bố tại nhiều khu vực trên thế giới Riêng ở Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của 13 loài thuộc chi này bao gồm cả loài G jasminoides, một thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền tại nhiều quốc gia Châu Á Các nghiên cứu trước đây cho thấy một số hợp chất thuộc phân lớp terpene và phenolic tách chiết từ chi dành dành thể hiện các hoạt tính tiềm năng như: độc tính cao đối tế bào ung thư của các cycloartane triterpene từ loài G aubryi [1]; hoạt tính kháng viêm của các triterpene từ loài G sootepensis [2] hay tiềm năng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường của iridoid từ loài
G jasminoides [3]
Tuy nhiên, chi dành dành nói chung cũng như dành dành chi tử (G jasminoides) vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều tại Việt Nam Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của loài dành dành láng (G philastrei) và dành dành Angkor (G angkorensis) được tiến hành trong nước cũng như trên thế giới Dựa trên những vấn đề thực tiễn, luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Dành dành láng (Gardenia philastrei), Dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) và Dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) tại Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu và nội dung như sau:
Trang 182
Mục tiêu của luận án:
1 Nghiên cứu thành phần hóa học của một số mẫu dành dành láng (Gardenia philastrei), dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) và dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) thu hái tại Việt Nam
2 Đánh giá hoạt tính sinh học của các chất phân lập được nhằm tìm kiếm hợp chất tiềm năng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường và các bệnh lý viêm ở người
Nội dung của luận án:
1 Phân lập các hợp chất từ lá loài G philastrei và loài G angkorensis, từ cành và
lá loài G jasminoides bằng các phương pháp sắc ký
2 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được
3 Đánh giá hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư, hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide, hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase và hoạt tính trung hòa gốc tự do DPPH của một số hợp chất phân lập được góp phần tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sàng lọc thuốc tiếp theo
Trang 19Cuối thế kỷ 20, một số công trình nghiên cứu đã cho thấy sự đa dạng và phong phú của các loài thực vật họ cà phê nói chung cũng như chi dành dành tại Việt Nam Nguyễn Tiến Bân (2005), Phạm Hoàng Hộ (1993-2003) và Võ Văn Chi (2004, 2012)
đã mô tả đặc điểm thực vật cũng như phân bố tại Việt nam của 13 loài dành dành, trong đó có 4 loài có thể được sử dụng làm thuốc bao gồm: dành dành chi tử (G jasminoides (L) Merr., 1935), dành dành Angkor (G angkorensis Pit., 1923), dành dành Trung Bộ (G annamensis Pit., 1923), dành dành Cam Bốt (G cambodiana Pit., 1923), dành dành Chevalier (G chevalieri Pit., 1923), dành dành vành (G coronaria Buch.-Ham, 1800), dành dành bong (G.resinifera Roth., 1824), dành dành lá tù (G obtusifolia Roxb Ex Hook.f., 1877), dành dành hình đàn (G panduriformis Pierre ex Pit., 1923), dành dành láng (G philastrei Pierre ex Pit., 1923), dành dành Thái Lan (G sootepensis Hutch., 1911), dành dành lá hẹp (G stenophylla Merr 1922), dành dành ống (G tubifera Wall Ex Roxb., 1824) [5–8]
Nhiều loài thực vật chi dành dành đã và đang được ứng dụng trong cuộc sống do
có giá trị kinh tế cao Một số loài cho gỗ phục vụ cho sản xuất than củi như G lucida Hoa của loài G jasminoides cho tinh dầu sử dụng trong sản xuất nước hoa Búp và lá của loài G gumifera và G lucida chứa nhựa được sử dụng trong nha khoa Đặc biệt quả loài G jasminoides được sử dụng như một vị thuốc trong nhiều bài thuốc y học
cổ truyền tại một số quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản…
Do có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như các đánh giá về hoạt sinh học đã được thực hiện trên một số loài
Trang 20a Phân loại khoa học
- Tên Việt Nam: dành dành láng
5 Quả thường xuất hiện vào tháng 11-12, hình tròn, thuôn hoặc bầu dục, cao 2-4 cm,
có sóng dọc; hạt nhiều, lép [5, 8]
Trang 215
c Phân bố
Dành dành láng được phát hiện tại Việt Nam (Ngọc Linh, Phanrang, Bà Rịa, Châu Đốc); Campuchia (Angkor, Samrong-tong, Pursath, Prey-kdey, Kra-lanh, Kompong-chnang); Lào (Kong, Phonthane) [8]
1.2.2 Đặc điểm thực vật cây dành dành Angkor (Gardenia angkorensis Pit., 1923)
a Phân loại khoa học
- Tên Việt Nam: dành dành
b Mô tả cây
Cây bụi mọc rải rác trong rừng thứ sinh, cao 1-3 m, có chồi ngắn; cành nhỏ, bóng
Lá mọc đối, thường mọc chen chúc ở đầu các chồi ngắn; cuống lá 1 - 4 mm, bề mặt
lá có lông mịn hoặc bóng; phiến lá khô cứng hoặc mỏng, hình trứng hoặc hình vẩy, kích thước dài x rộng của lá khoảng 1.5-4 x 1-2.5 cm, mặt trên của lá nhẵn và sáng bóng, mặt dưới của lá hơi sần sùi hoặc sáng bóng, gốc lá từ hình nêm đến nhọn, đỉnh
lá tù hoặc tròn; gân phụ 6 - 8 đôi [5, 8] Hoa đơn thường mọc tận cùng trên chồi ngắn, không cuống hoặc gần như không có cuống hoa Đài hoa có lông mịn hoặc láng; noãn hình nón, xẻ rãnh mảnh, khích thước khoảng 7 - 8 mm Quả hình bầu dục hoặc gần tròn, kích thước 15-18 × 10-15 mm, bề mặt vỏ quả nhẵn hoặc có khía Cuống quả khoảng 3 mm, cánh đài quả khoảng 7-8 mm Hạt lớn khoảng 5x 3-4 mm [8]
Trang 226
c Phân bố
Dành dành Angkor được phát hiện tại một số quốc gia bao gồm:Campuchia (Angkor-thom, Pursath, Phnom-penh), Việt Nam (Hòn Tre, Nha Trang) và Trung Quốc (Đảo Hải Nam) [8]
1.2.3 Đặc điểm thực vật cây dành dành chi tử (Gardenia jasminoides Ellis, 1761)
a Phân loại khoa học
- Tên Việt Nam: dành dành chi tử,
b Mô tả cây
Cây bụi, cao 0.3-3 m; cành từ tròn đến dẹp, với các đốt ngắn hoặc phát triển dài, sáng màu thường có lông hoặc không có lông bao phủ, màu xám hoặc xám trắng, các chồi và các đốt ở xa thường được bao phủ bởi lớp nhựa Lá mọc đối, không có cuống
lá hoặc cuống lá ngắn (0.5 -1 cm), phiến lá khô mỏng hình lưỡi mác thuôn dài hoặc hình elip, kích thước 3-25 × 1.5-8 cm, đặc biệt sáng bóng đôi khi có màu đỏ trên các gân chính Hoa mọc đơn tại đầu ngọn; cuống hoa dài 1-10 mm, cuống mọng có lông hoặc không lông Đài hoa có màu đỏ tươi hoặc không có hạt đến sáng màu; noãn hình trứng hoặc oval, kích thước 5-8 mm Tràng hoa màu trắng đến vàng nhạt, cánh đơn hình oval hoặc thuôn dài với kích thước, 15-40 × 6-28 mm Mùa ra hoa vào tầm tháng 3-5.Quả mọng màu vàng hoặc vàng cam, hình trứng, hình cầu phụ, hoặc hình elip, kích thước khoảng 1.5-7 × 1.2-2 cm, có 5-9 gờ dọc, với các thùy đài hoa có
Trang 231.3.1.1 Iridoid và các monoterpene khác
Các iridoid thu nhận từ chi dành dành
Iridoid là một phân nhóm trong lớp hợp chất monoterpene đặc trưng bởi bộ khung cyclopenta[c]pyran Mặc dù iridoid đã được phát hiện ở nhiều loài thực vật trong họ
cà phê [9], thông thường iridoid không phổ biến ở chi Gardenia Tuy nhiên, một số lượng lớn iridoid đã được phát hiện ở loài G jasminoides Ngoài ra, một số iridoid cũng đã được phát hiện ở các loài khác như G sootepensis hay G lutea
Các công bố cho thấy thành phần iridoid glycoside tách chiết từ một số loài dành dành chủ yếu thuộc nhóm iridoid với khung 10 carbon Tuy nhiên, sự đa dạng về cấu trúc thể hiện qua cả gốc đường và cấu trúc khung iridoid Các gốc đường thường gắn kết tại vị trí C-1 hoặc trong một số trường hợp tại C-10 như: genipin 1,10-di-O--D-glucopyranoside (20) hay genipin 1,10-di-O--D-xylopyranoside (25) Phần glycoside cũng có thể là monosaccharide hoặc disaccharide (Bảng 1.1)
Trang 248 Hình 1.4a: Cấu trúc một số iridoid tách chiết từ chi dành dành
Trang 259 Hình 1.4b: Cấu trúc một số iridoid tách chiết từ chi dành dành
Trang 2610
Các gốc đường cũng là cầu nối trung gian giúp gắn kết các phân tử phenolic hoặc alkaloid với khung iridoid Phenol gắn kết với iridoid chủ yếu thuộc về nhóm hydroxycinnamoyl như: 4-coumaroyl, caffeoyl và sinapoyl (Bảng 1.1, hợp chất 11-16) Đặc biệt, 6-nicotinoyl oxygeniposide (27) là iridoid gắn kết alkaloid đầu tiên được phân lập ở chi dành dành Gardenia [13] (Bảng 1.1)
Các iridoid còn thể hiện sự đa dạng thông qua biến đổi khung cấu trúc hydroxygenipin (28) và các dẫn xuất (29-36) chứa nhóm hydroxyl ở vị trí C-6 (Bảng 1.1) Gardenal-II (37) và các dẫn xuất (38-43) có cấu trúc gồm 2 nhóm -OH và -
6β-CH3 gắn kết với vòng cyclopentane tại vị trí C-8 bên cạnh các nhóm thế gắn kết tại
vị trí C-6 (Bảng 1.1) Gardenal-III (44) và các dẫn xuất (45-53) là các iridoid chứa một liên kết đôi ngoại vòng tại vị trí C-8 (Bảng 1.1) Gardenoside (54-57) xuất hiện nối đôi giữa vị trí C-6 và C-7 thay vì C7-C8 như các hợp chất iridoid khác được phát hiện ở chi dành dành (Bảng 1.1) 6′-O-caffeoylioxide (58) và tarenninoside C (59) là
2 iridoid glycoside khung 10 carbon chứa 2 nhóm carboxylic gắn kết tại vị trí C-4 và C-8 Ngoài ra, một số iridoid khung biến đổi (60) và bis-iridoid (63-65) cũng đã được phát hiện ở quả dành dành G jasminoides Cao và cộng sự (2021) lần đầu tiên đã tách chiết thành công các hợp chất bis-irioid glucoside: disperoside A (64) và đồng phân disperoside B (65) từ quả dành dành chi tử [13] Trước đó, Li và cộng sự (2013) cũng
đã ghi nhận sự xuất hiện của jasmigeniposide B (63) ở loài này [14] (Bảng 1.1, Hình 1.4)
Bảng 1.1: Các hợp chất iridoid phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành
TL
TK
1 Gardenal-I [15] 5 Genipin1-O-β-D-isomaltoside [12]
3 Geniposidic acid [12] 7 Genipin1-O-β-apiofuranosyl (1→6)-β-D
-D-glucopyranoside [12]
4 Genipin-1-β-gentiobioside [12] 8 Genipin1-O-α-xylopyranosyl (1→6)-β-D
-D-glucopyranoside [12]
Trang 2711
9 6′-trans-sinapoyl geniposide [16] 33 6-O-methyl deacetyl asperulosidic acid
10 6′-O-trans-p-coumaroyl geniposide [12] 34 6α-butoxygeniposide [12]
11 6′-O-trans-p-coumaroyl geniposidic acid [12] 35 6β-butoxygeniposide [12]
12 6″-O-trans-feruloyl genipin gentiobioside [12] 36 6α-methoxygenipin [17]
13 6″-O-trans-cinnamoyl genipin gentiobioside [12] 37 Gardenal-II [15]
14 6″-O-trans-p-coumaroyl-(genipin gentiobioside) [12] 38 Shanzhiside [12]
15 6″-O-trans-sinapoyl genipin gentiobioside [12] 39 Shanzhiside methyl ester [12]
16 6″-O-trans-caffeoyl genipin gentiobioside [12] 40 Ixoroside [12]
17 Genameside C [12] 41 Mussaenosidic acid [18]
18 Geniposide [12] 42 2′-O-trans-coumaroyl shanzhiside [17]
19 10-O-acetyl geniposide [12] 43 6-O-trans-coumaroyl shanzhiside [17]
20 Genipin 1,10-di-O-β-glucopyranoside D- [12] 44 Gardenoside [12]
21 10-O-succinoyl geniposide [12] 45 8-epiapo dantheroside [12]
22 10-O-trans-sinapoyl geniposide [12] 46 8α-butyl gardenoside B [17]
23 10-O-(4”-O methyl succinoyl) geniposide [12] 47 Monotropein methyl ester [19]
24 Genipin 1,10-di-O-α-rhamnoside L- [12] 48 Gardenal-III [15]
25 Genipin 1,10-di-O-β-xylopyranoside D- [20] 49 Gardaloside [12]
26 Jasmigeniposide A [20] 50 7-deoxygardoside [21]
27 6'-nicotinoyloxy geniposide [12] 51 Gardoside [22]
28 6β -hydroxygenipin [13] 52 2′-O-trans-feruloyl gardoside [23]
29 Scandoside methyl ester [12] 53 2′-O-trans-p-coumaroyl gardoside [12]
30 Deacetyl asperulosidic acid [12] 54 2′-O-trans-caffeoyl gardoside [12]
31 Deacetyl asperulosidic acid methyl ester [24] 55 2′-O-cis-coumaroyl gardoside [25]
32 6-O-methylscandoside methyl ester [12] 56 2′-O-decanoylgardoside [13]
Trang 28Các monoterpene khác thu nhận từ chi dành dành
Bên cạnh các iridoid, tính từ đầu thế kỷ 21 đến thời điểm hiện tại nhiều hợp chất monoterpene khác đã được phát hiện ở chi dành dành (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các hợp chất monoterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành
91 Crocusatin Q [30] 104 11-(6-O-trans-sinapoyl glucopyranosyl) gardendiol [12]
92 Crocusatin R [30] 105 10-(6-O-trans-sinapoyl glucopyranosyl) gardendiol [12]
Trang 2913 Hình 1.5 Cấu trúc một số hợp chất monoterpene tách chiết từ chi dành dành
Trang 3014
Bên cạnh các hợp chất monoterpene mạch vòng, một số monoterpene mạch thẳng
đã được phát hiện Yu và cộng sự (2010) đã thu nhận jasminoside N (107), jasminoside O (108) và jasminoside P (109) là các monoterpene mạch thẳng đầu tiên được tách chiết từ quả của loài G jasminoides [28] (Hình 1.5)
1.3.1.2 Các hợp chất triterpene phân lập từ chi dành dành
Các nghiên cứu cho thấy triterpene là một trong những thành phần hóa học chính của các loài thực vật chi dành dành Dựa trên cấu trúc có thể phân thành ursane triterperne, dammarane triterpene, cycloartane triterpene hoặc khung seco-cycloartane triterpene Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thành phần triterpene tách chiết từ loài G jasminoides thuộc về phân nhóm oleanane và ursane Wang và cộng sự (2012) đã ghi nhận sự có mặt của một số triterpene saponin thuộc phân nhóm oleanane ở quả loài G jasminoides như: gardeniside A (112); gardeniside B (113); gardeniside C (114); oleanolic acid 3-O-β-D-glucuronopyranoside-6-O-methlyester (115); oleanolic acid 3-O-β-D-glucuropyranoside (116); hederagenin-3-O-β-D-glucuronopyranoside-6-O-methlyester (117); chikusetsusaponin (118); chikusetsusaponin IVa methyl ester (119); chikusetsusaponin IVa butyl ester (120) và siaresinolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (121) [32] Một số hợp chất triterpene khung ursane cũng đã được phát hiện ở loài
G jasminoides như: ursolic acid (110) và 312,18,20-trien-28-oicacid-lactone (122) Gần đây, một số nghiên cứu đã thành công thu nhận cycloartane triterpene từ quả loài G jasminoides: gardenolic acid A (127); gardenolic acid B (128); gardenolic acid C (129) [33] (Bảng 1.3, Hình 1.6)
,16β,21β,23.24-pentahydroxyurs-Bảng 1.3: Các hợp chất triterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành
TL
TK Gardenis jasminoides
110 Ursolic acid [34] 125 3β,23.24-trihydroxy-16β-
methoxy-28-nor-ursane-12,17,19,21-tetraene [30]
112 Gardeniside A [32] 127 Gardenolic acid A [33]
113 Gardeniside B [32] 128 Gardenolic acid B [33]
114 Gardeniside C [32] 129 Gardenolic acid C [33]
Trang 3115
115 Oleanolic acid 3-O-β-glucuronopyranoside-6′-D
-O-methly ester [32] 130 26-hydroxylithocarpic acid B [30]
116 Oleanolic acid 3-O-β-glucuropyranoside D- [32] 131 Methyl 26-hydroxy lithocarpic acid B [30]
117 Hederagenin-3-O-β-glucuronopyranoside-6′-D
-O-methylester [32] 132 (24Z)-21-hydroxylithocarpic acid N [30]
118 Chikusetsusaponin [32] 133 Methyl (24Z)-21-hydroxy lithocarpic acid N [30]
119 Chikusetsusaponin IVa methylester [32] 134 Methyl (24Z)-21,29-dihydroxy lithocarpic acid N [30]
120 Chikusetsusaponin IVa butylester [32] 135 Methyl (24Z)-4,21-dihydroxy-4H,28H-lithocarpi
140 Sootepin B [38] 142 Coronalolide methyl ester [38]
143 Tubiferolide methyl ester [38] 150 Sootepin H [39]
148 Sootepin F [41] 155 3,4-seco-cycloart-26,29-
diformyl-24-en-4(28)-epoxymethyl-3-carboxylate [42]
149 Sootepin G [41] 156 3,4-seco-cycloart-4(28),24-
Trang 32Gardenia imperialis 202 20R,24R-epoxy-3-oxo-dammarane-25ξ,26-diol [49]
196 β-amyrin acetate [50] 203 20R,24S-epoxy-3-oxo-dammarane-25ξ,26-diol [49]
197 Pulcherrol (3-epi-β-amyrin) [50] 204 20S,24R-epoxy-3-oxo-dammarane-25ξ,26-diol [49]
Trang 3317 Hình 1.6: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G jasminoides
HO COOHH
R1127 128
H -OH
H H H O O OH
OH OH
OCH3O
112
R2COOR1H
O
OH H
110
OR H
HO
H
124 125
R H
CH3
HO
OH O
R
130 H
131 CH 3
HO COOHH
HO
H3CCOO
H
H H
135
HO HOOC
O
OH
H
H H HO
HOOC
OH H
H
OH
OH H
H OH
O
OH O
137
Trang 3418
Hình 1.7: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G sootepensis
Hình 1.8: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G tubifera (158-161); G
R 1 H
139 CH3 CH2OH
R 1 O O
150
O O
3
151
O O
148
H
CHO HOOC
149 HOOC
R 1 H
163 OHHO
R1OH
167 H H
HO
OH 165
H
O
O 169
OH HO
HO O
Trang 3519
Hình 1.9: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G urvillei
Hình 1.10: Cấu trúc các hợp chất triterpene từ loài G erythroclada
R1O
R2
H H
H
O
OR3HO
R1 R2
H R3H 185
OH H 186
H H
189 SS34
R1O
H H
S1191 H 192
S4
S5
S6
S1193
-L-rha-(1-2)- -D-glu-(1-3)- -D-glc
Trang 36Kết quả khảo sát bước đầu của Mai và cộng sự (2016) cho thấy dịch mủ của loài
G urvillei chứa một số triterpene thuộc khung dammarane cũng như cycloartane (Bảng 1.3, Hình 1.9) [46] Kaennakam và cộng sự (2018) đã thu nhận thành công 10 triterpene saponin thuộc khung oleanane erythrosaponin A – E (185-189) và ursane erythrosaponin F-J (190-194) từ loài G erythroclada (Hình 1.10)[47] Một số nghiên
O HO
H H H OH
205
O O
H 3 CO
O
O O
201
204
H H
HO
H
198
Trang 3721
cứu khác cũng đã phát hiện các triterpene thuộc nhóm oleanane, dammarane, ursane
và cycloartane từ các loài G imperialis [50], G aubryi [1], G collinsae [49] và G erubescens [51] (Bảng 1.3, Hình 1.11)
1.3.1.3 Các hợp chất diterpene và sesquiterpene phân lập từ chi dành dành
Tính đến thời điểm hiện tại, các diterpene và sesquiterpene chủ yếu được tách chiết từ loài G jasminoides Các diterpene thuộc về nhóm chất màu crocetin và crocin (Bảng 1.4, Hình 1.12)
Hình 1.12 Cấu trúc một số diterpene tách chiết từ chi dành dành
Crocetin có bản chất là một diapocarotenoid Cấu trúc của crocetin bao gồm hai nhóm carboxyl liên kết với chuỗi polyene mạch dài 14 carbon và 4 nhóm methyl Dựa vào đặc điểm nhóm thế có thể phân thành crocetin (206), β-crocetin (207) và γ-crocetin (208)
Trang 38Hình 1.13 Cấu trúc một số sesquiterpene tách chiết từ chi dành dành
Bảng 1.5: Các hợp chất sesquiterpene phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành
O
H OGlu
O H
OGlu HO
O H OH
Trang 3923
và Sootepdienone (226) (Bảng 1.5, Hình 1.13) Gần đây một số hợp chất terpene cũng
đã được phát hiện từ tinh dầu hoa loài G jasminoides như linalool (34.7%), farnesene, -terpinel , geraniol và cembrene A [59]
-1.3.2 Các hợp chất phenolic phân lập từ chi dành dành
1.3.2.1 Các hợp chất flavonoid từ chi dành dành
Bên cạnh các terpene, flavonoid cũng là một trong những thành phần hóa học chính của các loài thực vật chi dành dành Trong số các loài thực vật được nghiên cứu, G jasminoides và G lucida có số lượng flavonoid được phát hiện nhiều hơn cả Tuy nhiên, các flavonoid tách chiết được từ chi dành dành chủ yếu là các flavone giàu oxy
và một số flavanone (Bảng 1.6, Hình 1.14) Một số flavonoid và flavonoid glycoside đặc trưng đã được phát hiện ở các loài trong chi như: quercetin, quercetin-3-O--D-glucopyranoside, rutin, luteolin-7-O--D-glucopyranoside, neohesperidin, hesperidin hay apigenin (Bảng 1.6)
Hình 1.14a Cấu trúc một số flavonoid tách chiết từ chi dành dành
Trang 4024
Hình 1.14b Cấu trúc một số flavonoid tách chiết từ chi dành dành
Bảng 1.6: Các hợp chất flavonoid phân lập từ một số loài thực vật chi dành dành
TL
TK Gardenia jasminoides
227 Quercetin [60] 230 Luteolin-7-O-β-glucopyranoside D- [60]
228 Quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside [60] 231 Neohesperidin [20]
233 Icariin [20] 237 5,7,3',5'-tetrahydroxy-6,4'-dimethoxyflavone [60]
234 5,3'-dihydroxy-7,4',5'-trimethoxyflavone [60] 238 5,7,4'-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone [60]