1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đường lối của đảng cộng sản việt nam về xây dựng phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1THỨ

2 Nguyễn Văn Hậu

-Nội dung phần 1.1-Nội dung phần 1.2

Hoàn thànhtốt

3 Bùi Thái Hiệp

-Nội dung phần 1.3-Nội dung phần 2.1

Hoàn thànhtốt

4 Trương Phát Huy Mở đầu, kết luận Hoàn thànhtốt

5 Phạm Nguyễn Thành Khôi -Nội dung phần 2.2-Nội dung phần 2.3

Hoàn thànhtốt

Trang 4

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG SỰNGHIỆP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢN VỆ TỔ QUỐC 2

1.1 Khái niệm văn hóa 3

1.2 Đặc trưng của nền văn hóa 3

1.3 Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 5

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐỔI MỚI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓACỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 7

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam 8

2.2 Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa từ trước Đại hội VI đến Đại hộiVII 9

2.3 Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa từ trước Đại hội VIII đến Đạihội XIII 10

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY VÀGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁTTRIỂN VĂN HÓA 14

3.1 Đánh giá kết quả thực hiện đường lối xây dựng, phát triển văn hóa củaĐảng ta từ năm 1986 đến nay 14

3.1.1 Những thành tựu đã đạt được 14

3.1.2 Những hạn chế còn tồn đọng 15

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng và phát triển văn hóa 17

3.3 Liên hệ bản thân 18

Trang 5

KẾT LUẬN 19TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đườnghơn 35 năm và thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử Cùng với nhữngthành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển vănhoá- xã hội và xây dựng con người luôn luôn được Đảng coi trọng

Văn hoá là hệ thống những giá trị chuẩn mực xã hội biểu hiện ra trong mọi lốisống vật chất và tinh thần của một cộng đồng người hay một quốc gia Văn hoá phải làcác giá trị chuẩn mực.Vì vậy, quá trình quản lý các hoạt động văn hóa nói chung củaNhà nước và xã hội trở thành yêu cầu tất yếu nhằm duy trì, phát huy và định hướngphát triển văn hóa phù hợp với truyền thống dân tộc và thực tiễn đòi hỏi phải có sự hàihòa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại trong điều kiện hiện nay Để xây dựng vàphát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời vẫn bảo đảm tính hiện đại,phù hợp với thực tiễn đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI đòi hỏi việc tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa càng trở nên cấp thiếttrong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay Hoạch định và đề ra mộthệ thống giải pháp đồng bộ từ khái quát đến cụ thể, nhằm thúc đẩy và quản lý tốt hoạtđộng văn hóa trên phạm vi cả nước Trong việc xây dựng và phát triển văn hóa khôngphải là một vấn đề riêng, nó liên quan mật thiết với sự nghiệp xây dựng và phát triểnnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trongbối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để tìm hiểu rõ hơn về việc xây dựng, phát triển

văn hóa thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, nhóm em xin lựa chọn đề tài: “Đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới” làm đề

tài nghiên cứu, bàn luận.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc lựa chọn nghiên cứu đề tài là tìm hiểu rõ hơn về vai trò vàchiến lược của Đảng trong việc định hình và phát triển văn hóa trong giai đoạn đổimới của đất nước Việc này là cực kỳ cần thiết vì văn hóa không chỉ là một phần quantrọng của bản sắc dân tộc mà còn là nền tảng vững chắc của xã hội, ảnh hưởng sâu

Trang 7

rộng đến sự phát triển toàn diện của quốc gia Từ đó, giúp nhận biết những thách thứcvà cơ hội trong việc phát triển văn hóa và đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợptrong việc xây dựng, phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềxây dựng, phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: lĩnh vực văn hóa và đường lối, chính sách củaĐảng ta về phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, trong đề tài của mình tác giả đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa vi phạm pháp luật.

- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phântích, so sánh, tổng hợp, khái quát, diễn giải, bình luận, lập luận, đánh giá, suy luậnlogic, phương pháp luận đa ngành trong sự kết hợp giữa các văn bản, quyết định,nghị định,

- Chương 2 Nội dung đổi mới xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng Cộng

sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Chương 3 Đánh giá kết quả thực hiện đường lối xây dựng, phát triển văn hóa

của Đảng ta từ năm 1986 đến nay và giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng vàphát triển văn hóa.

Trang 8

Chương 1

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG,PHÁT TRIỂN VÀ BẢN VỆ TỔ QUỐC

1.1 Khái niệm văn hóa

Hiện tại chưa có khái niệm chính xác để giải thích văn hoá là gì Tuy nhiên, cónhiều cách giải thích như sau:

Theo UNESCO, văn hóa bao gồm tất cả các hoạt động sáng tạo sống động

trong quá khứ và hiện tại Qua nhiều thế kỷ, các hoạt động sáng tạo này đã tạo nênnhững giá trị, truyền thống và phẩm chất kinh nghiệm đặc trưng của từng dân tộc.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, con người đã tạo ra và phát triển nhiều thứ như

ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật và cáccông cụ sinh hoạt như quần áo, thức ăn, chỗ ở và phương pháp sử dụng chúng Tất cảnhững thứ này đều thuộc về văn hóa và được tạo ra vì mục đích tồn tại và phát triểncuộc sống.

Như vậy, văn hoá có thể được hiểu là tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hộinhư ngôn ngữ, chuẩn âm, tín ngưỡng, tư tưởng, các di tích lịch sử, danh lam thắngcảnh của một dân tộc hoặc một quốc gia Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằmphục vụ

1.2 Đặc trưng của nền văn hóa

Tuy giữa các quốc gia trên thế giới có một nền văn hóa khác nhau nhưng giữacác nền văn hóa đó lại có những đặc trưng mang nhiều nét chung:

Thứ nhất, văn hóa có tính hệ thống.

Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện nhữngmối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiệncác đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọihoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội Chính văn hóa thườngxuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương ện cần thiết đểứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Nó là nền tảng của xã hội - có lẽ

Trang 9

chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm vănhoá (nền văn hóa).

Thứ hai, văn hóa có tính giá trị.

Văn hóa, theo nghĩa đen là "trở thành đẹp và có giá trị" Điều này là thước đo

cho mức độ nhân bản của xã hội và con người Giá trị văn hóa có thể chia thành vậtchất và tinh thần, sử dụng, đạo đức, và thẩm mỹ; cũng như vĩnh cửu và nhất thời Sựphân biệt giá trị theo thời gian giúp đánh giá tính giá trị của hiện tượng một cách biệnchứng và khách quan Đồng thời, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể đượcđánh giá theo nhiều góc nhìn khác nhau, tránh xa lạc lõng vào cực đoan Đối với lịchsử, giá trị của một hiện tượng phụ thuộc vào chuẩn mực văn hóa của giai đoạn đó.Điều này áp dụng khi đánh giá các yếu tố như chế độ phong kiến, vai trò của Nhogiáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn ở Việt Nam Đánh giá này đòi hỏi một tư duybiện chứng để hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử và văn hóa.

Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năngquan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạngthái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi củamôi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xãhội.

Thứ ba, văn hóa có tính nhân sinh.

Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do conngười sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa là cái tự nhiênđược biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tínhvật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyềnthuyết cho các cảnh quan thiên nhiên ) Như vậy, văn hóa học không đồng nhất vớiđất nước học Nhiệm vụ của đất nước học là giới thiệu thiên nhiên - đất nước - conngười Đối tượng của nó bao gồm cả các giá trị tự nhiên, và không nhất thiết chỉ baogồm các giá trị Về mặt này thì nó rộng hơn văn hoá học Mặt khác, đất nước học chủyếu quan tâm đến các vấn đề đương đại, về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học

Với tính nhân sinh, văn hóa trở thành liên kết con người với nhau, thực hiệnchức năng giao tiếp và là nội dung của ngôn ngữ.

Trang 10

Thứ tư, văn hóa có tính lịch sử.

Văn hóa là kết quả của quá trình tích luỹ qua nhiều thế hệ, với văn minh là sảnphẩm cuối cùng, phản ánh trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử mang lạichiều sâu và bề dày cho văn hóa, khiến nó thường xuyên điều chỉnh, phân loại, và táiphân phối giá trị Sự duy trì của tính lịch sử dựa vào truyền thống văn hóa, là nhữnggiá trị ổn định được tái tạo qua thời gian và không gian, đóng vai trò như khuôn mẫuxã hội, được cố định trong ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, và dưluận.

Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năngquan trọng thứ tư của văn hóa Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉbằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hìnhthành Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồngngười) Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tụccủa tịch sử: Nó là một thứ "gien" xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thếhệ mai sau.

1.3 Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, Đảng ta xác định: Vănhóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đấtnước.

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Một lần nữa, quan điểm này nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trongquá trình cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việcxây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, đó là cơ sở tinh thần của xã hội Việc thiếuvắng một nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triểnbền vững của kinh tế - xã hội Do đó, sự phát triển bền vững cần phải đặt mục tiêu vàovăn hóa, nhằm mục đích xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh, cũngnhư phát triển toàn diện cho con người Văn hóa không chỉ là kết quả của kinh tế, màcòn là yếu tố nội tại quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội Xây dựng và

Trang 11

phát triển văn hóa cũng là một mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩaxã hội ở nước ta.

Các giá trị văn hóa đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành tinh thần của xãhội, khi chúng thấm nhuần trong từng cá nhân và cả dân tộc Những giá trị này đượctruyền lại và phát triển qua các thế hệ của người Việt Nam, tạo nên sự liên tục tronglịch sử từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai, nơi mà các giá trị cơ bản nhưChân - Thiện - Mỹ được đề cao.

Để đẩy mạnh phát triển văn hóa và tạo ra một nền tảng tinh thần mạnh mẽ choxã hội, cần mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế và khu vực Việc này sẽgiúp chúng ta tiếp thu những giá trị tiến bộ từ các nền văn hóa khác nhau, làm phongphú thêm cho văn hóa dân tộc, đồng thời tạo ra một bản sắc văn hóa phù hợp với thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu là để văn hóaViệt Nam có thể phát triển đồng bộ với sự tiến bộ của văn hóa thế giới hiện nay vàđồng thời đối phó với những yếu tố cũ, lỗi thời, không phù hợp với xu hướng văn hóahiện đại.

Đảng chúng ta coi trọng vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đặtbiệt sự chú ý và trọng trách lớn vào việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cũng nhưcác giá trị văn hóa Những di sản này không chỉ là "tài sản" quý giá cho sự phát triểnkinh tế - xã hội mà còn là cơ sở tinh thần quan trọng cho sự ổn định và bền vững củaxã hội và chế độ chính trị của chúng ta.

Hai là, văn hóa là mục tiêu của phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng

một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây cũng là mục tiêu

cơ bản của văn hóa, khi hiểu văn hóa ở khía cạnh rộng lớn nhất Chiến lược phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2020 đã xác định rằng, mục tiêu và động lực chính của sự phát triển làvì con người và do con người Đồng thời, chiến lược này cũng nhấn mạnh việc phát triểnkinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, cùng việc thúc đẩy phát triển văn hóa vàbảo vệ môi trường Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc không thể phát triển bằngmọi cách, đặc biệt là việc đặt lợi ích ngắn hạn lên hàng đầu, khi gây tổn hại cho tương lai.

Văn hóa, vốn mang bản chất sáng tạo và đổi mới, hướng tới các giá trị cơ bảnnhư Chân - Thiện - Mỹ, góp phần tạo ra tinh thần nhân văn, đem lại hạnh phúc chomỗi người Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo lối hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Trang 12

Nam là thúc đẩy sự phát triển vì nhân dân - cho con người Việc nhắc đến văn hóa nhưmột mục tiêu trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ quátrình phát triển kinh tế - xã hội phải tập trung vào việc nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân Đặt con người vào trung tâm của quá trình phát triển là mụctiêu cốt lõi.

Từ đổi mới cho đến hiện nay, Đảng ta đã không ngừng tạo dựng một nền kinhtế thị trường có hướng xã hội chủ nghĩa Điều này đòi hỏi một nền kinh tế không chỉgiải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, mà còn phải đảm bảo sự hài hòavới tiến bộ và công bằng xã hội, cùng với sự bền vững của môi trường Văn hóa chơimột vai trò không thể phủ nhận trong việc thúc đẩy phát triển xã hội và con người,thông qua sự tham gia của nó trong tổ chức và hoạt động kinh tế, hướng tới mục tiêuphát triển xã hội và con người.

Văn hóa, là cuộc sống tinh thần của xã hội, đóng vai trò đặc biệt quan trọng vìnó đáp ứng nhu cầu phong phú, vô tận của con người và là yếu tố nhân văn quan trọng.Nó không chỉ thúc đẩy tiến bộ của xã hội và con người mà còn mang lại niềm tin vàhạnh phúc cho con người.

Ba là, văn hóa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Thực tế đã chứng minh rằng, có không ít quốc gia và dân tộc không may mắn về tàinguyên thiên nhiên, thậm chí còn đối diện với nghèo đói và hạn chế, nhưng lại thành côngtrong việc xây dựng một nền kinh tế phát triển và một xã hội tiến bộ nhờ vào việc đặc biệtcoi trọng văn hóa và con người Bằng cách nâng cao trình độ dân trí, đầu tư vào đào tạonhân lực và tạo điều kiện cho sự phát triển của tài năng, họ đã mở đường cho sự tiến bộ.

Do đó, nguồn năng lượng nội sinh để thúc đẩy sự phát triển của một quốc giathường nằm sâu trong văn hóa và con người Sự phát triển của một dân tộc cần phải hướngtới những điều mới mẻ, tốt lành và tiến bộ, nhưng không thể bỏ qua nguồn gốc, vì phát triểnphải dựa trên cơ sở của văn hóa Kinh nghiệm thu thập được trong hơn 30 năm chặngđường đổi mới của chúng ta đã chứng tỏ rằng, sự phát triển kinh tế không chỉ phụ thuộc vàonhững yếu tố kinh tế mà còn dựa vào động lực từ văn hóa.

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w