- Bước 3: Nối đất quả cầu kim loại thứ 2 - Bước 4: Đo và ghi lại giá trị điện tích tại các vị trí khác nhau trên bề mặt của quả cầu thứ nhất... Bật bộ nguồn áp tĩnh điện, tiến hành đo và
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
-*** -BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
TRƯỜNG ĐIỆN TỪ
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Thực
Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Thái
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
BUỔI 1:
Trang 2BÀI 1 QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ DÒNG ĐIỆN
Bảng 1:
Dòng (A) Khối lượng (g) Lực (g) Dòng (A) Khối lượng (g) Lực (g)
Nhận xét: Đường thẳng nối các điểm gần như là một đường thẳng vì có độ tuyến tính Bởi vì: Fm = ILBsin(R) mà LBsin(R) là hằng số suy ra Fm=αI(α>0) => Lực từ tỷ lệ thuậnI(αI(α>0) => Lực từ tỷ lệ thuận>0) => Lực từ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện
Trang 3BÀI 2: QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ CHIỀU DÀI CỦA DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
Sau khi thực hiện ta thu được bảng sau:
Khối lượng khi I=0: 159,64
Bảng 2:
Chiều dài (mm) Khối lượng (g) Lực (g)
Nhận xét: Đường thẳng nối các điểm gần như là một đường thẳng vì có độ tuyến tính
Trang 4Bởi vì: Fm = ILBsin(R) mà IBsin(R) là hằng số suy ra Fm=αI(α>0) => Lực từ tỷ lệ thuậnL(αI(α>0) => Lực từ tỷ lệ thuận>0) => Lực từ tỷ lệ thuận với chiều dài dòng điện
BÀI 4: QUAN HỆ GIỮA LỰC TỪ VÀ GÓC
Sau khi thực hiện thí nghiệm ta thu được bảng sau:
Từ số liệu thu được, ta vẽ được bảng sau:
Nhận xét: Đường thẳng biểu diễn quan hệ lực từ và góc có dạng giống đồ thị hình sin, không tuyến tính
Góc(độ) Khối lượng (g) Lực (g)
Trang 5BUỔI 2:
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 1
bằng MATLAB
1 Mục đích:
Bài thực hành này nhằm giúp sinh viên học sử dụng chương trình MATLAB giải phương trình Poisson và phương trình Laplace của điện trường tĩnh dưới dạng sai phân bằng phương pháp tính lặp
2 Nội dung:
Giả sử ta cần tính sự phân bố của điện thế V của điện trường tĩnh trong một miền phẳng hình chữ nhật ABCD với các kích thước a=8m, b=6m, nếu đã cho điện thế V=0 trên các cạnh AB, BC, CD, DA và mật độ điện tích khối tự do phân bố đều ở miền bên trong các biên ρ = 2ε
Ta chia hình chữ nhật ABCD thành một lưới hình vuông với cạnh bằng h, bằng các dòng i = 1,2,…n và các cột j = 1,2,…,m
Phương trình Poisson:
∆ V =−ρ/ε
Có thể đưa về dạng sai phân:
{V (i+1, j)+V (i , j+1)+ V (i , j−1)−4 V (i , j)}/h2+ρ(i , j)/ε (2) Với i = 1,2,…,n
j = 1,2,…,m
Ta có thể giải phương trình (2) bằng phương pháp tính lặp theo công thức:
V k +1(i , j)={V k(i+1 , j)+V k(i−1, j)+V k(i , j+1)+V k(i , j−1)+ ρ(i, j)/ε}/4 (3)
Với i = 2,3,…, n - 1
j = 2,3,…, m - 1
k = 1,2,…, N
Với k = 1 ta có thể lấy:
V k
=V 0 (i , j)=0
Với i = 2,3,…, n - 1
j = 2,3,…, m – 1
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 B
Trang 61 2 3 4 5 6 7
Phép lặp sẽ dừng khi thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác:
Để giải phương trình Possion dạng sai phân bằng Matlab, ta thực hiện các lệnh sau:
1 Định nghĩa các thông số đã cho của bài toán:
n = 7; m = 9; h = 1; rotd = 2; delta = 0.01;
(Ở đây ta kí hiệu ρ tđ=ρ/ ε)
2 Xác định các điều kiện biên:
i = 1; for j = 1: m, V0(i,j) = 0 ; end;
i = n; for j = 1: m, V0(i,j) = 0 ; end;
j = 1; for j = 1: n, V0(i,j) = 0 ; end;
j = m; for j = 1: n, V0(i,j) = 0 ; end;
3 Thực hiện lệnh:
V = poisson(n,m,h,rotd,delta,V0)
Kết quả:
Trang 74 Tùy từng vùng, để đọc kết quả ta dùng lệnh sau
V(1:7, 1:5)
V(1:7, 6:9)
V(1:7, 1:9)
Cách tìm giá trị các nút V(i,j):
Chọn một điểm V(i,j) tùy ý:
- Nếu điểm đó thuộc biên thì trong quá trình lặp ta không xét tới nên giá trị của mọi điểm ở biên luôn là giá trị ban đầu và ở bài trên là 0
- Nếu điểm đó không thuộc biên thì giá trị của V(i,j) trong 1 lần lặp là trung bình cộng của 4 nút trên, dưới, trái, phải và cộng thêm 1 lượng ρ(i,j)/ε/4
Và để được kết quả như trên ta chỉ cần lặp lại công việc đó 100 lần
Vì vậy sau mỗi lần lặp chỉ có giá trị của nút bên trong biên thay đổi và giá trị đó ≠ 0 nếu i,j ≠ 0
Phương trình Laplace: ∆ V =0 có thể coi là một trường hợp đặc biệt của phương trình Poisson với ρ=0
Trang 8Ta cũng có thể giải phương trình Laplace dạng sai phân bằng phương pháp tính lặp dùng lệnh sau:
V = laplace(n,m,delta,V0)
Kết quả:
Ta có phương trình Laplace: Δ𝑉 = 0 đưa về dạng sai phân:
V (i , j)= V (i+1, j)+V (1−1 , j)+V (i , j+1)+V (i , j−1 )
4
Do ban đầu, điều kiện biên bên trong và bên ngoài đều có V0=0V với mọi V(i,j) nên khi giải phương trình Laplace của điện trường tĩnh dưới dạng sai phân bằng phương pháp tính lặp thì V(i,j)=0 dù lặp vô số lần
Giải thích:
Trang 9- 𝜌=0
- Điện thế tại 1 iểm bằng trung bình cộng 4 iểm xung quanh điểm bằng trung bình cộng 4 điểm xung quanh điểm bằng trung bình cộng 4 điểm xung quanh
- Do giá trị điện thế ban đầu bằng 0 nên sau khi lặp, giá trị điện thế các điểm bằng 0
1 Mục đích
Bài thí nghiệm này giúp sinh viên học sử dụng PDE toolbox của MATLAB để khảo sát sự phân bố của điện thế V của điện trường tĩnh trong các vùng không gian khác nhau
2 Nội dung
Xét bài toán xác định điện thế trong một miền không khí được bao bởi hai hình vuông
có chiều dài các cạnh lần lượt là 4m và 6m Ở biên trong, điện thế là 1000V, biên ngoài điện thế là 0V Không có điện tích trong miền không khí, ta xét sự phân bố trường Điều này đưa tới giải phương trình Laplace
∆ V =0
với điều kiện biên bên V =1000 ở bên trong và V =0 ở bên ngoài
Giải bài toán này bằng cách sử dụng công cụ PDE của Matlab
H1 - Các đường đẳng thế và hướng của vecto cường độ điện trường
Trang 10H2 - Hình ảnh không gian 3D về phân bố của điện thế
Nhận xét:
(1) Giải thích hướng của vecto E trong miền giới hạn.
Từ hình H1 ta thấy vecto E có chiều hướng từ trong ra ngoài tức đi từ điện thế cao
(V=1000V) đến mặt có điện thế thấp (V=0)
Kết luận: Kết quả thí nghiệm nghiệm đúng với lý thuyết về cường độ điện trường E
tĩnh trong không gian
E= -grad(V)
(2) Đánh giá về chiều của các đường sức điện trường E trong vùng và phân bố của các đường đẳng thế.
Về các đường sức điện:
- Các đường sức điện nhân vecto E làm tiếp tuyến của nó tại mỗi điểm trên đường cong và có chiều cùng chiều với veto E.
- Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện
- Các đường sức điện không khép kín, không cắt nhau
- Nơi nào cường độ điện trường lớn thì các đường sức sẽ mau, còn nơi nào cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức sẽ thưa
- Các đường đẳng thế nhận vecto E làm vecto pháp tuyến sao phân bố với bán kính
lớn dần khi đi từ nơi điện thế cao đến nơi điện thế thấp
- Các đường đẳng thế phân bố thành phổ theo màu sắc, điện thế càng cao màu sắc càng đậm và ngược lại (hình H2)
BUỔI 3:
Trang 11Bài 2: Thí nghiệm về các dạng phân bố điện tích
I, Mục đích thí nghiệm
Bài thí nghiệm này giúp sinh viên biết cách tiến hành thí nghiệm trên bộ thiết bị, đo được mật độ điện tích, giải thích được mối quan hệ giữa mật độ điện tích mặt với hình dạng vật thể
II, Cơ sở lý thuyết
Trên mỗi bề mặt của vật dẫn kim loại, sự phân bố của điện tích được đo lần lượt bằng các
hàm mật độ điện tích mặt ρ S Nếu sự phân bố điện tích trên bề mặt là không đều thì hàm
mật độ điện tích mặt ρ S sẽ thay đổi theo từng vị trí trên bề mặt của vật dẫn Đối với vật dẫn kim loại, tùy theo hình dáng của vật mang điện mà trên bề mặt của nó, sự phân bố điện tích sẽ không đều, ví dụ tại các bề mặt góc nhọn, hàm mật độ điện tích mặt sẽ thường lớn hơn tại các vị trí bề mặt có góc tù
Các thiết bị sử dụng
- Đồng hồ đo điện áp (ES-9078)
- Bộ nguồn điện áp tĩnh điện (ES-9077)
- 02 quả cầu kim loại (ES-9059B)
- Lồng Faraday (ES-9042A)
- Que đo lấy mẫu điện tích
- Đầu kẹp thí nghiệm, dây nối tiếp đất
III, Trình tự thí nghiệm
- Bước 1: Kết nối các thiết bị theo chỉ dẫn của thầy/cô hướng dẫn thí nghiệm Lưu ý tiếp đất cho đồng hồ đo điện áp và lồng faraday nhằm khử toàn bộ điện tích trên các thiết bị này
- Bước 2: Đặt 02 quả cầu kim loại cách nhau 50cm Nối quả cầu kim loại thứ nhất với bộ nguồn áp tĩnh điện, đặt điện áp 2000V (1 chiều) Lưu ý tiếp đất thiết bị nguồn áp tĩnh điện với cùng điểm nối đất của lồng faraday và đồng hồ đo
- Bước 3: Nối đất quả cầu kim loại thứ 2
- Bước 4: Đo và ghi lại giá trị điện tích tại các vị trí khác nhau trên bề mặt của quả cầu thứ nhất
Trang 12- Bước 5: Di chuyển quả cầu thứ nhất đến gần quả cầu thứ 2 sao cho khoảng cách giữa chúng là 1cm Bật bộ nguồn áp tĩnh điện, tiến hành đo và ghi lại giá trị điện tích tại cùng các vị trí đã đo trong bước 4 trên bề mặt quả cầu thứ nhất
- Bước 6: Nối đất quả cầu thứ nhất Đo và ghi lại điện tích tại cùng các vị trí đã đo trong bước 4 trên bề mặt quả cầu thứ nhất
- Bước 7: Di chuyển quả cầu thứ nhất ra xa quả cầu thứ hai, sao cho khoảng cách giữa chúng là 50cm Đo và ghi lại điện tích tại cùng các vị trí đã đo trong bước 4 trên bề mặt quả cầu thứ nhất
IV, Kết quả đo
Bên trên Bên dưới Bên trái Bên phải
Đo giá trị điện tích trên
quả cầu thứ nhất
Di chuyển quả cầu thứ hai,
đo lại giá trị điện tích trên
quả cầu thứ nhất
Nối đất quả cầu thứ nhất,
đo lại giá trị điện tích trên
quả cầu thứ nhất
Di chuyển quả cầu thứ
nhất, đo lại giá trị quả cầu
thứ nhất
* Nhận xét: Tại bước 4, điện tích trên bề mặt quả cầu thứ nhất được phân bố đều Tại bước 5, điện tích tại vị trí gần quả cầu thứ hai nhỏ hơn phần điện tích còn lại trên bề mặt quả cầu Tại bước 6, điện tích vẫn còn tại vị trí gần quả cầu thứ hai, trong khi đó, tại các
vị trí còn lại thì điện tích bằng 0 Tại bước 7, không còn điện tích trên bề mặt quả cầu thứ nhất
* Giải thích: Do hiện tượng nhiễm điện, tại vị trí gần quả cầu thứ nhất, điện tích vẫn tồn tại trên bề mặt quả cầu thứ hai dù đã được nối đất
VI, Quả cầu nhọn và quả cầu rỗng
Trang 13Quả cầu nhọn Quả cầu rỗng
Đầu nhọn Đầu tròn Bên trong Bên ngoài
* Nhận xét: - Điện tích tập trung nhiều hơn ở đầu nhọn của quả cầu nhọn
- Điện tích chỉ tập trung ở bên ngoài của quả cầu rỗng
BÀI 3: THÍ NGHIỆM VỀ ĐIỆN DUNG VÀ ĐIỆN MÔI
I Mục tiêu
Phần thí nghiệm này giúp sinh viên biết cách tiến hành thí nghiệm trên bộ thiết bị, đo được các thông số trong nội dung bài thí nghiệm, giải thích được mối quan hệ giữa C, Q,
V, giải thích được tính chất vật lý của các loại vật liệu khác nhau thể hiện trong điện trường tĩnh
II Cơ sở lý thuyết
Đối với tụ điện phẳng, ta có quan hệ sau:
C= ɛA
d
Trong đó:
- C: điện dung của tụ điện phẳng
- A: tiết diện của tấm bản cực kim loại
- d: khoảng cách giữa 2 bản cực
- ɛ: hằng số điện môi của chất điện môi
Nếu có N tụ điện mắc song song với nhau, giá trị điện dung tương đương được tính theo công thức:
CTĐ = C1 + C2 + C3 + …+ CN
Trang 14Hình 3: Mô hình tương đương của đồng hồ đo điện áp trong các thí nghiệm đo điện dung tụ
điện
Lưu ý: Trong các thí nghiệm đo điện dung của tụ điện, đồng hồ đo điện áp sẽ có mô hình tương đương gồm một vôn kế có tổng trở lớn vô cùng mắc song song với một tụ điện
CE (CE là điện dung bên trong của đồng hồ đo (25pF)) và điện dung ký sinh của đầu que đo) (xem Hình ) Do giá trị điện dung CE rất nhỏ hơn so với giá trị của tụ điện cần đo trong thí nghiệm nên có thể bỏ qua
Các thiết bị sự dụng:
- Đồng hồ đo điện áp (ES-9078)
- Lồng Faraday (ES-9042A)
- Bộ nạp điện tích và que đo lấy mẫu điện tích (ES-9057B)
- Bộ nguồn điện áp tĩnh điện (ES-9077)
- 02 quả cầu kim loại (ES-9059B)
- Thiết bị tụ điện biến thiên (ES-9079)
- Các tấm điện môi
- Tụ điện 30pF
- Đầu kẹp thí nghiệm, dây nối tiếp đất
- Máy tính cài phần mềm ScienceWorkshopR interface
III Trình tự thí nghiệm
2 Kiểm chứng mối quan hệ giữa C, V và Q đối với tụ điện phẳng
a Đo V trong điều kiện C không đổi, Q thay đổi
Bước 1: Kết nối các thiết bị theo chỉ dẫn của thầy/cô hướng dẫn thí nghiệm Nối quả cầu kim loại với nguồn điện áp 2000V (1 chiều) Lưu ý tiếp đất cho đồng hồ đo điện áp, giữ khoảng cách đủ xa giữa quả cầu kim loại và thiết bị tụ điện phẳng
Trang 15Hình 4: Sơ đồ mô phỏng quá trình kết nối các thiết bị
Bước 2: Khử điện tích dư trên đồng hồ đo điện áp và trên bản cực của tụ điện
Bước 3: Đặt khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện bằng 2cm Sử dụng que đo lấy mẫu điện tích để truyền điện tích từ quả cầu kim loại sang bản cực của tụ điện bằng cách chạm que đo vào quả cầu kim loại, sau đó chạm vào 1 bản cực của tụ điện
Bước 4: Đọc và ghi lại giá trị điện áp trên đồng hồ đo sau mỗi lần chạm que đo điện tích vào bản cực của tụ điện
Bước 5: Lặp lại các bước từ 1 đến 4 nhưng với khoảng cách 2 bản cực của tụ điện là 4cm So sánh các giá trị điện áp trong 2 lần thực hiện thí nghiệm
b Đo Q trong điều kiện C thay đổi, V không đổi
Bước 1: Kết nối các thiết bị theo chỉ dẫn của thầy/cô hướng dẫn thí nghiệm Giữ khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện bằng 6cm, nối 2 bản cực tụ điện với nguồn áp 2000V (1 chiều) Lưu ý tiếp đất cho đồng hồ đo điện áp
Hình 5: Sơ đồ mô phỏng quá trình kết nối các thiết bị
Bước 2: Nối đất que đo lấy mẫu điện tích và sử dụng que đo này và lồng faraday để xác định giá trị mật độ điện tích tại các vị trí khác nhau trên bản cực của tụ điện Nhận xét
sự thay đổi giá trị mật độ điện tích theo các vị trí khác nhau trên bản cực của tụ
Bước 3: Thay đổi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện, đo giá trị mật độ điện tích tại điểm giữa của bản cực của tụ tại mỗi vị trí khoảng cách 2 bản cực Nhận xét về sự thay đổi của điện tích theo giá trị điện dung của tụ
Trang 16c Đo Q trong điều kiện V thay đổi C không đổi
Bước 1: Kết nối các thiết bị theo chỉ dẫn của thầy/cô hướng dẫn thí nghiệm Giữ khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện bằng 6cm, nối 2 bản cực tụ điện với nguồn áp 3000V (1 chiều) Lưu ý tiếp đất cho đồng hồ đo điện áp
Hình 6: Sơ đồ mô phỏng quá trình kết nối các thiết bị
Bước 2: Giữ nguyên khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện Thay đổi giá trị điện áp đặt vào 2 bản cực của tụ từ 3000V (1 chiều) xuống 2000V (1 chiều), 1000V (1 chiều) Bước 3: Đo giá trị mật độ điện tích tại điểm giữa của bản cực của tụ Nhận xét sự thay đổi điện tích trên bản cực theo giá trị điện áp của tụ
d Đo V trong điều kiện C thay đổi, Q không đổi
Bước 1: Kết nối các thiết bị theo chỉ dẫn của thầy/cô hướng dẫn thí nghiệm
Hình 7: Sơ đồ mô phỏng quá trình kết nối các thiết bị
Bước 2: Đặt khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ là 2mm Nối tụ điện vào nguồn áp 1 chiều với giá trị điện áp 30V
Bước 3: Thay đổi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ Đọc và ghi lại giá trị trên đồng
hồ đo với mỗi giá trị khoảng cách Nhận xét sự thay đổi điện áp theo giá trị điện dung của
Trang 17IV Xử lí số liệu
2 Kiểm chứng mối quan hệ giữa C, V và Q đối với tụ điện phẳng
a Đo V trong điều kiện C không đổi, Q thay đổi
Trình tự
Giá trị đồng hồ đo (V) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
Bước 3+4: Khoảng cách hai tụ là 2cm, truyền điện
tích từ quả cầu sang tụ phẳng và đọc lại giá trị đo 25 50 85 99
Bước 3+4: Khoảng cách hai tụ là 4cm, truyền điện
tích từ quả cầu sang tụ phẳng và đọc lại giá trị đo 3 10 19 24
Nhận xét:
- Giá trị đồng hồ đo sau mỗi lần đo đều tăng lên vì tụ đã được tích điện thêm
từ que nạp điện tích
- Khi khoảng cách giữa 2 bản tụ tăng lên thì giá trị điện thế đo được giảm xuống
b Đo Q trong điều kiện C thay đổi, V không đổi
Trình tự Giá trị đồng hồ đo (V)
Trung tâm bản cực Mép ngoài bản cực Bước 2+3: Khoảng cách 2 bản cực là 6cm 3 5
Bước 2+3: Khoảng cách 2 bản cực là 9cm 2 4
Nhận xét:
- Điện tích tại trung tâm bản cực thấp hơn bên ngoài bản cực
- Khi điện dung của tụ điện giảm xuống thì điện tích của tụ điện cũng giảm theo do Q tỉ lệ thuận với C
c Đo Q trong điều kiện V thay đổi C không đổi
Trình tự Giá trị đồng hồ đo (V)
U = 3000V, khoảng cách 2 bản cực là 6cm 4 4.2
Trang 18U = 2000V, khoảng cách 2 bản cực là 6cm 3 2.7
U = 1000V, khoảng cách 2 bản cực là 6cm 2 2.2
Nhận xét: Khi điện áp trên 2 bản tụ giảm đi thì điện tích trên 2 bản tụ cũng giảm
xuống, do đó phù hợp với lý thuyết: Q tỉ lệ thuận với V
d Đo V trong điều kiện C thay đổi, Q không đổi
Trình tự
Giá trị đồng hồ đo (V) Lần 1 Lần 2 Bước 2: Đặt khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ là 2cm 3 4 Bước 3: Thay đổi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ là 4cm 5 6.4 Bước 3: Thay đổi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ là 6cm 8 9.3 Bước 3: Thay đổi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ là 9cm 12 14
Nhận xét: Khi khoảng cách giữa 2 bản cực của tụ điện tăng thì giá trị điện dung của tụ
điện giảm Số liệu cho thấy giá trị điện thế giữa 2 bản cực của tụ điện đồng thời tăng lên, điều này cho thấy phù hợp với lý thuyết: V tỉ lệ nghịch với C