1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu và trình bày về khái niệm internet vạn vật kết nối internet of things iot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc tìm hiểu về IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúpchúng ta hiểu rõ hơn về các ứng dụng và lợi ích của IoT trong việc tạo ra mộtmôi trường làm việc thông minh và hiệu quả hơn.1.

Trang 1

KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN THUỘC HỌC PHẦN: Nhập môn về kĩ thuật

TÊN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY VỀ KHÁI NIỆM INTERNET VẠNVẬT KẾT NỐI (INTERNET OF THINGS - IOT) TRONG CUỘC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

GVHD: Ths.Nguyễn Chiến ThắngLớp: KTPM03 Khóa: K18

Danh sách sinh viên

Nguyễn Văn Tiến Anh - MSV: 2023604685Hoàng Minh Dương - MSV: 2023604632Nguyễn Văn Truyện - MSV: 2023604714Trương Quang Phong - MSV: 2023604473

Lê Hiệu Phong - MSV: 2023604023

Hà Nội - Năm 2024

Trang 2

Mục lục Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU … … … ………… 1

1.1: Lý do chọn đề tài … … … 1

1.2: Mục tiêu … … … 1

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU … … … … 2

2.1: Những nhiệm vụ và công việc chính khi thực hiện bài tập lớn … 2

2.2: Giới thiệu về IoT và Cách mạng công nghiệp 4.0 … … … 2

2.3: Công nghệ và Kiến trúc của IoT … … … 5

2.4: Ứng dụng của IoT … … … 11

2.5: Thách thức và Cơ hội … … … 23

2.6: Tương lai của IoT … … … 25

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM … … … … 28

3.1 : Những kiến thức, kỹ năng học được qua Bài tập lớn … … … … 28

3.2 : Những chuẩn đầu ra đã đạt qua Bài tập lớn … … … 28

3.3 : Bài học kinh nghiệm … … … …… 28

3.4 : Những đề xuất qua Bài tập lớn với giảng viên … … … 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO … … … 29

Trang 3

Phần Mở Đầu1.1: Lý do chọn đề tài

- Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, IoT đang là một khái niệm quantrọng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu Tìmhiểu về IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cậnvà đóng góp vào lĩnh vực này IoT có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong nhiềulĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp, giao thông, nhà thông minh, côngnghiệp, v.v Việc tìm hiểu về IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúpchúng ta hiểu rõ hơn về các ứng dụng và lợi ích của IoT trong việc tạo ra mộtmôi trường làm việc thông minh và hiệu quả hơn.

1.2: Mục tiêu

- Nắm vững kiến thức và hiểu rõ về khái niệm IoT trong cách mạng côngnghiệp 4.0, biết phân tích và suy luận một cách logic và sáng tạo để đưa racác ý kiến, luận điểm thuyết phục.

- Phát triển khả năng tự học, tự tìm tòi của mỗi thành viên giúp các thành viêncó một tư duy sáng suốt, ngoài ra còn giúp tăng khả năng hoạt động nhómmột cách hiệu quả.

- Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu đáng tin cậy để hỗ trợ các phần tìmhiểu của IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0 Ngoài ra, khi làm báo cáo cầnphải có cấu trúc rõ ràng, có sự liên kết logic giữa các phần và đảm bảo sựthuyết phục của bài báo cáo.

Trang 4

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1, Những nhiệm vụ và công việc chính khi thực hiện bài tập lớn.

1.Nghiên cứu và thu thập thông tin: Các thành viên nghiên cứu và thu thậpthông tin liên quan đến đề tài IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0 Điều nàybao gồm việc đọc sách, bài báo, tài liệu nghiên cứu và tham khảo các nguồntin đáng tin cậy.

2.Xác định mục tiêu và đề tài nghiên cứu: Thành viên trong nhóm xác địnhmục tiêu và câu hỏi nghiên cứu liên quan đến đề tài Xác định đúng mục tiêusẽ giúp nhóm tập trung và năng suất hơn trong quá trình tìm hiểu và trình bày.3.Lập kế hoạch và tổ chức: Nhóm trưởng lập kế hoạch và tổ chức công việccho nhóm Nhóm trưởng phải xác định các giai đoạn và mốc thời gian quantrọng, lên lịch làm việc và phân chia công việc thành các phần nhỏ hơn đểtiến hành.

4.Phân tích và đánh giá dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tích vàđánh giá dữ liệu để hoàn thiện bài báo cáo Sử dụng các phương pháp thốngkê, phân tích nội dung hoặc phân tích dữ liệu số liệu để hoàn thành tốt bài báocáo.

5.Viết và trình bày: Cuối cùng, thành viên trong nhóm viết và trình bày bàibáo cáo của nhóm Đảm bảo rằng phải tuân thủ các quy định về cấu trúc, ngữpháp và trình bày Các thành viên chú ý đến việc trích dẫn và tham khảo cácnguồn tài liệu một cách chính xác.

2.2, Giới thiệu về IoT và Cách mạng công nghiệp 4.0

2.2.1, Định nghĩa và lịch sử phát triển của IoT.

* Định nghĩa:

- Internet of Things là một mạng lưới vạn vật được kết nối với nhau thông quamạng Internet Chúng cho phép người dùng trao đổi hay truyền tải thông tin,

Trang 5

dữ liệu qua một hệ thống mạng duy nhất Đặc biệt hơn chính là không cần cósự tương tác trực tiếp giữa máy tính với con người hay con người với conngười

- Một cách đơn giản hơn, IoT là tập hợp những thiết bị có khả năng kết nốithông tin, dữ liệu lại với nhau, với Internet và với cả thế giới bên ngoài Nhằmmục đích thực hiện được một công việc hay một nhiệm vụ nào đó.

* Lịch sử phát triển:

- Mặc dù thuật ngữ Internet of things chỉ thật sự bùng nổ và thu hút sự quantâm của thế giới công nghệ trong những năm gần đây Tuy nhiên thực tế IoTđã có từ rất lâu đời, khoảng từ nhiều thập kỷ trước đó Bởi vì phải đợi mãi đếnnăm 1999, cụm từ thuật ngữ Internet of things này mới được đưa ra thị trườngbởi nhà khoa học Kevin Ashton Ông là một trong những nhà khoa học sánglập ra Trung tâm Auto ID tại đại học MIT Đây được xem là nơi thiết lập cácquy chuẩn toàn cầu của một phương thức giao tiếp không dây dùng sóngradio (RFID) Cụ thể lịch sử của IOT được hình thành như sau: Năm 1982, đãcó những ý tưởng thảo luận được đưa ra về việc tổ chức và xây dựng mộtmạng lưới các thiết bị thông minh Năm 1999, tại buổi thuyết trình của côngty Procter & Gamble, nhà khoa học Kevin Ashton là người đầu tiên đề cậpđến thuật ngữ Internet of things Giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, IoT đượcnghiên cứu và cho vào sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau nhưthiết bị chăm sóc sức khỏe hay đồ gia dụng Đến năm 2014, số lượng cácthiết bị máy móc và di động được kết nối với mạng Internet đã vượt qua cảdân số của thế giới lúc bấy giờ Năm 2015, một số loại mô hình trang trại IoT,robot IoT đã được công bố và đưa vào ứng dụng cũng như được phát triển chođến ngày nay.

2.2.2, Vai trò và tầm quan trọng của IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0

* Vai trò:

Trang 6

- Tăng cường Hiệu Quả Sản Xuất: IoT cho phép các thiết bị, máy móc vàcảm biến trong quy trình sản xuất giao tiếp và trao đổi dữ liệu Điều này giúptối ưu hóa quy trình, giảm thiểu thời gian chết, tăng hiệu suất và giảm lãngphí.

- Giám Sát Thông Minh và Quyết Định Dựa Trên Dữ Liệu: Các hệ thống IoTcho phép giám sát liên tục các thông số vận hành, cảnh báo sớm về sự cố vàcung cấp dữ liệu thời gian thực để hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.- Bảo Trì Dựa Trên Dự Đoán: Sử dụng dữ liệu thu thập từ các thiết bị để dựđoán khi nào cần bảo trì hoặc thay thế, giúp tránh được sự cố không mongmuốn và giảm thiểu thời gian dừng máy.

- Tăng Cường An Toàn Lao Động: Cảm biến IoT có thể giúp theo dõi điềukiện làm việc, đảm bảo an toàn cho nhân viên và tự động thông báo khi cónguy cơ.

- Tích Hợp Chuỗi Cung Ứng: IoT giúp kết nối toàn bộ chuỗi cung ứng từnguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh, giúp tăng cường quản lý lưu thông vàgiảm thiểu thất thoát.

- Cải Thiện Quản Lý Năng Lượng và Tài Nguyên: IoT cho phép theo dõi vàquản lý việc sử dụng năng lượng và tài nguyên (như nước, nguyên liệu) mộtcách hiệu quả hơn.

- Tăng Cường Linh Hoạt và Tính Tự Động Hóa: Sản xuất dựa trên IoT chophép linh hoạt thích ứng với thay đổi nhanh chóng của thị trường và nhu cầucủa khách hàng, đồng thời tăng cường tính tự động hóa trong quy trình sảnxuất.

- Tạo ra một môi trường sản xuất thông minh IoT trong sản xuất mang đếnkhả năng kết nối và tương tác giữa các thiết bị và máy móc thông quaInternet, tạo nên một môi trường sản xuất thông minh Trong môi trường này,các thiết bị có thể trao đổi thông tin, tự động điều chỉnh và cải thiện quy trình

Trang 7

sản xuất một cách linh hoạt và hiệu quả Điều này giúp cho doanh nghiệp cóthể tạo ra một môi trường làm việc thông minh, năng động và đáp ứng nhanhchóng đối với sự biến đổi của thị trường và yêu cầu khách hàng.

* Tầm quan trọng của IoT trong cách mạng công nghiệp 4.0:

- IoT (Internet of Things) đóng vai trò quan trọng trong cách mạng côngnghiệp 4.0, IoT cho phép các thiết bị kết nối và trao đổi dữ liệu với nhauthông qua internet, tạo nên một mạng lưới thông minh Điều này mang lạinhiều lợi ích cho các ngành công nghiệp, bao gồm tăng năng suất, giảm chiphí và cải thiện chất lượng sản phẩm IoT cũng giúp tạo ra các dịch vụ và sảnphẩm mới, mở ra cơ hội kinh doanh và phát triển kinh tế IoT trong sản xuấtkhông chỉ làm tăng cường hiệu quả và năng suất mà còn mở ra các cơ hội mớitrong quản lý thông minh, quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện tổng thểcủa chuỗi cung ứng.

2.3, Công nghệ và Kiến trúc của IoT

2.3.1, Các thành phần cơ bản của hệ thống IoT

Công nghệ Internet of Things (IoT) có rất nhiều ứng dụng và việc sử dụngInternet of Things đang phát triển nhanh hơn Tùy thuộc vào các lĩnh vực ứngdụng khác nhau của Internet of Things, nó sẽ hoạt động tương ứng như đãđược thiết kế hay phát triển Nhưng IoT không có một kiến trúc làm việc xácđịnh tiêu chuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt trên toàn thế giới Kiến trúc củaIoT phụ thuộc vào chức năng và việc triển khai của nó trong các lĩnh vựckhác nhau Tuy nhiên, có một quy trình cơ bản dựa trên đó IoT được xâydựng Vì thế, Thiết Bị Mạng sẽ thảo luận cùng với các bạn về kiến trúc nềntảng cơ bản của IoT Kiến trúc IoT có 4 giai đoạn

Trang 8

Kiến trúc IoT bao gồm 4 lớp

* Kiến trúc IoT có 4 lớp : Lớp cảm biến, lớp mạng, lớp xử lý dữ liệu vàlớp ứng dụng.

- Lớp cảm biến (SENSING LAYER): Cảm biến, thiết bị truyền động,

các thiết bị có trong lớp cảm biến này Các bộ phận cảm biến hoặc bộtruyền động này nhận dữ liệu (Thông số vật lý/ môi trường), xử lý dữ liệuvà phát dữ liệu qua mạng.

- Lớp mạng (NETWORK LAYER): Các cổng Internet (mạng), hệ thống

thu nhập dữ liệu (Data Acquistition System -DAS) xuất hiện trong lớp này.DAS thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển đổi dữ liệu (Thu thập dữliệu và tổng hợp dữ liệu sau đó chuyển đổi dữ liệu analog của cảm biếnsang dữ liệu digital,…) Các cổng nâng cao chủ yếu mở ra kết nối giữa

Trang 9

mạng cảm biến và Internet cũng thực hiện nhiều chức năng cơ bản, nhưbảo vệ chống phần mềm độc hại và lọc một số lần ra quyết định dựa trêndữ liệu đã nhập và các dịch vụ quản lý dữ liệu.

- Lớp xử lý dữ liệu (DATA PROCESSING LAYER): Đây là đơn vị xử

lý của hệ sinh thái IoT Tại đây, dữ liệu được phân tích và xử lý trước khigửi đến trung tâm dữ liệu, nơi dữ liệu được truy cập bởi các ứng dụngphần mềm thường được gọi là ứng dụng kinh doanh Đây là nơi dữ liệuđược theo dõi và quản lý Các hành động khác cũng được chuẩn bị tại lớpnày.

- Lớp ứng dụng (APPLICATION LAYER): Đây là lớp cuối cùng trong

4 giai đoạn của kiến trúc IoT Trung tâm dữ liệu hoặc đám mây (Cloud) làgiai đoạn quản lý, nơi dữ liệu được quản lý và sử dụng bởi các ứng dụngngười dùng cuối như nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, hàng không vũ trụ,nông nghiệp, quốc phòng và những ứng dụng khác.

- Đặc tính cơ bản của IoT: Tính kết nối liên thông (Interconnectivity)

Với IoT thì bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạnglưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

* Những dịch vụ liên quan đến “Things”

Hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”,chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữ Physical Things và VirtualThings Để cung cấp được dịch vụ này thì cả công nghệ phần cứng và côngnghệ thông tin (phần mềm) sẽ phải thay đổi.

Đặc tính cơ bản của IoT

- Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó

có phần cứng khác nhau và hệ thống mạng khác nhau Các thiết bị giữacác hệ thống mạng có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của cáchệ thống mạng.

Trang 10

- Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ như :

ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị mất kết nối, vị trí thiết bị đã thay đổi vàtốc độ đã thay đổi,… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.

- Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và

giao tiếp với nhau Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tínhkết nối Internet hiện nay Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bịsẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.

* Yêu cầu ở mức High-Level đối với hệ thống IoT

Một hệ thống IoT phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng

biệt Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things” và kết nốiđược thiếp lập dựa trên định dạng (ID) của Things.

- Khả năng cộng tác: Hệ thống IoT có khả năng tương tác qua lại giữa

các Network và Things.

- Khả năng tự quản của Network: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự

tối ưu hoaos và tự có cơ chế bảo vệ Điều này cần thiết để Network có thểthích ứng với các Domains ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thôngkhác nhau và nhiều loại thiết bị khác nhau.

- Dịch vụ thỏa thuận: Dịch vụ này có thể cung cấp bằng cách thu thập,

giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quytắc (Rules) được thiếp lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi cácngười dùng.

- Các khả năng dựa vào vị trí (Location – Based Capabilities): Thông

tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vàothông tin vị trí của Things và người sử dụng Hệ thống IoT có thể biết và

Trang 11

theo dõi vị trí một cách tự động Các dịch vụ dựa trên vị trí có thể bị hạnchế bởi luật pháp hay quy định, và phải tuân thủ các yêu cầu an ninh.

- Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” được kết nối với nhau Chính điều

này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật bị tiết lộ, xácthực sai hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.

- Bảo vệ tính riêng tư: Tất cả các “Things” đều có chủ sở hữu và người

sử dụng của nó Dữ liệu thu thập được từ các “Things” có thể chứa thôngtin cá nhân liên quan chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó Các hệ thống IoTcần bảo vệ sự riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khaithác và xử lý Bảo vệ sự riêng tư không nên thiếp lập một rào cản đối vớixác thực nguồn dữ liệu.

- Plug and Play: Các “Things” phải được Plug and Play một cách dễ dàng

và tiện dụng.

- Khả năng quản lý: Hệ thống IoT cần phải hỗ trợ tính năng quản lý các

“Things” để đảm bảo Network hoạt động bình thường Ứng dụng IoTthường làm việc tự động mà không cần sự tham gia của con người nhưngtoàn bộ quá trình hoạt động của họ nên được quản lý bởi các bên liênquan.

2.3.2, Kiến trúc mạng và giao thức truyền thông trong IoT

Trong một mạng IoT, kiến trúc mạng đóng vai trò quan trọng trong việc xácđịnh cách các thiết bị IoT kết nối và giao tiếp với nhau Có nhiều kiến trúcmạng khác nhau được sử dụng trong IoT, bao gồm mang cục bê (LAN), mạngrộng (WAN) và mạng không dây (Wireless) Mỗi kiến trúc mạng có ưu điểmvà han chế riêng, và lựa chọn kiến trúc mang phù hợp phụ thuộc vào yêu cầuvà mục đích sử dụng của hệ thống IoT

- Mạng cục bê (LAN): là một kiến trúc mạng thông dụng trong IoT, trong đó

các thiết bị IoT được kết nối trong môt khu vực nhất định, chẳng hạn như môt

Trang 12

căn nhà hoặc một tòa nhà Mạng LAN có thể sử dụng Internet hoặc Wi-Fi đểkết nối các thiết bị và cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả trongmột phạm vi hạn chế Tuy nhiên mạng LAN có hạn chế về phạm vi và khôngthích hợp cho các ứng dụng IoT có phạm vi rộng.

- Mạng rộng (WAN): là một kiến trúc mạng cho phép kết nối các thiết bị IoT

trên khoảng cách xa, thường thông qua Internet WAN cho phép truyền dữliệu qua các mạng công cộng hoặc mạng riêng ảo (VPN) để đảm bảo tính bảomật Tuy nhiên việc truyền dữ liệu qua WAN có thể gặp hạn chế về độ trễ vàbăng thông, đăc biệt khi có nhiều thiết bị IoT cần truyền dữ liệu đồng thời.

- Mạng không dây (Wireless): là một kiến trúc mang phổ biến trong IoT,

cho phép các thiết bị IoT kết nối và truyền dữ liệu mà không cần dây cáp Cáccông nghê không dây thông dụng trong IoT bao gồm Wi-Fi, Bluetooth,Zigbee và LoRaWAN, Wi-Fi thích hợp cho các ứng dụng IoT trong mộtphạm vi cục bê, trong khi Zigbee Và LoRaWAN được sử dụng cho các ứngdụng loT phạm vi rộng hơn Các công nghệ không dây khác nhau có đặc điểmvề phạm vi, tiêu thụ năng lượng và băng không khác nhau, do đó việc lựachọn công nghệ không dây phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống IoT

- MQTT (Message Queuing Telemetry Transport): là một giao thức truyền

thông nhẹ và đơn giản, được sử dung để truyền thông tin giữa các thiết bị IoTvà máy chủ MQTT sử dụng cơ chế đăng ký và phát hành (publish/subscribe)để truyền dữ liệu, cho phép các thiết bị IoT gửi và nhận thông tin môt cáchlinh hoạt và hiệu quả, Modbus là một giao thức truyền thông phổ biến trongcác ứng dụng công nghiệp IoT Giao thức này cho phép truyền dữ liệu giữacác thiết bị IoI và các thiết bị điều khiển hoặc máy chủ thông qua giao diệnRS-485 hoặc TCP/IP Modbus hỗ trợ nhiều chế độ truyền thông và có khảnăng truyền dữ liệu đồng thời, điều này rất hữu ích trong các ứng dụng côngnghiệp yêu cầu độ tin cậy và hiệu suất cao.

Trang 13

- CoAP (Constrained Application Protocol): là một giao thức truyền thôngnhẹ và tiết kiệm năng lượng, được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị IoT có tàinguyên hạn chế CoAP sử dụng giao thức UDP (User Datagram Protocol) đểtruyền dữ liệu và hỗ trợ các phương thức RESTful (Representational StateTransfer) để tương tác với thiết bị IoT Zigbee là một công nghệ không dâyđược sử dụng trong IoT để kết nối các thiết bị IoT trong một mạng cục bộ.Zigbee sử dụng một mô hình mạng mesh (lưới) để đảm bảo tính linh hoạt vàđộ bền Zigbee hỗ trợ các ứng dụng LoT như điều khiển ánh sáng, kiểm soátnhiệt độ và bảo mật nhà thông minh.

2.4, Ứng dụng của IoT

2.4.1, Ứng dụng của IoT trong công nghiệp và cuộc sống hằng ngày.

* Nhà và văn phòng thông minh

- Nhà thông minh là một ví dụ điển hình về IoT Trong ngôi nhà thông minhcác thiết bị điện tử dân dụng như đèn, quạt, máy lạnh… có thể được kết nốivới nhau thông qua mạng internet Sự kết nối này cho phép người dùng vậnhành các thiết bị này từ xa Một ngôi nhà thông minh có khả năng điều khiểnánh sáng, quản lý năng lượng, mở rộng và truy cập từ xa Hiện tại, ứng dụngIoT này không được sử dụng rộng rãi do chi phí lắp đặt quá cao, khó có khả

Trang 14

năng chi trả.

* Thiết bị đeo được (Wearable)

- Đồng hồ thông minh là ví dụ tiêu biểu về các thiết bị đeo tay thông minh.Đồng hồ thông minh có khả năng đọc tin nhắn văn bản, hiển thị thông báo vềcác ứng dụng khác, theo dõi vị trí, theo dõi trạng thái tập luyện, nhắc nhở lịchtrình và liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe Ngoài ra còn có một số thiết bịđeo được khác như: Kính thực tế ảo, vòng đeo thông minh, tai nghe khôngdây…

Trang 15

* Quản lý thiên tai

IoT giúp dự đoán và quản lý các thảm họa thiên nhiên Lấy ví dụ về cháyrừng Để tránh sự hỗn loạn và tàn phá do cháy rừng, nhiều cảm biến khácnhau có thể được lắp đặt xung quanh ranh giới của các khu rừng Các cảmbiến này liên tục theo dõi nhiệt độ và hàm lượng carbon trong khu vực Báocáo chi tiết sẽ được gửi đến trung tâm giám sát chung một cách thường xuyên.Trong trường hợp xảy ra cháy rừng, một cảnh báo được gửi đến phòng kiểmsoát, đồn cảnh sát và đội cứu hỏa Do đó, IoT giúp các cơ quan chức năng lậpkế hoạch và phản ứng nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Trang 16

* Ô tô tự lái

- Ô tô tự lái là một trong những dòng ô tô thông minh đã và đang phát triểnvới việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ cảm biến thông minhtrong IoT Một trong những thành phần quan trọng của IoT trong ô tô là cáccảm biến thông minh liên tục thu thập các thông tin về xe, tình trạng giaothông, các phương tiện khác và các đối tượng khác trên đường đi.

- Hệ thống bao gồm các đơn vị camera, cảm biến khoảng cách, RADAR,mảng ăng-ten RF để thu thập thông tin và giúp xe đưa ra quyết định dựa trênnhững thay đổi đột ngột trên đường Các phương tiện và đồ vật thông minh cóthể chia sẻ thông tin với nhau bằng công nghệ RF.

- Khi dữ liệu khổng lồ được thu thập, AI có thể dự đoán được các tình huốngnhất định trên đường đi, cảnh báo tình trạng trên đường và phương tiện, hỗ trợngười lái xe an toàn, tránh va chạm.

- Ví dụ: Hỗ trợ kiểm soát hành trình, quản lý nhiên liệu, thông báo có tai nạntrên tuyến đường, tình trạng giao thông đông đúc ở một tuyến đường cụ thể…

Ngày đăng: 27/07/2024, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w