4.2.2 Bài tiết 4.2.2.1 Khái quát về bài tiết Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bả do quá trình trao đổi chấtcủa tế bào cơ thể tạo ra CO2, nước tiểu, mồ hôi,… hoặc
SINH HỌC ĐỘNG VẬT
Quá trình trao đổi và chuyển hóa vật chất
Sự hô hấp là quá trình động vật trao đổi khí với môi trường.
Hô hấp gồm sự thu nhận O2, vận chuyển và cung cấp O2 cho các tế bào, sự vận chuyển và thải CO2.
Cần phân biệt và không bị lẫn lộn giữa sự hô hấp của cơ thể và quá trình hô hấp tế bào (Hô hấp tế bào xảy ra trong ty thể là phản ứng biến dưỡng sử dụng O2 và phóng thích CO2 trong suốt quá trình tổng hợp ATP).
4.2.1.2 Các hình thức hô hấp
4.2.1.2.1 Bề mặt hô hấp Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp ( giun dẹp nhỏ ) khí O2 và CO2 là sự khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào. Ở giun đất và ếch nhái, O2 khuếch tán qua bề mặt ẩm ướt và vào trong các mao mạch nằm dưới da và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại.
Tốc độ trao đổi khí chậm.
Bề mặt có diện tích lớn là nơi diễn ra sự khuếch tán không khí ở động vật: a) Mang thích nghi với quá trình trao đổi không khí trong nước ở bên ngoài b) Mang thích nghi với quá trình trao đổi không khí trong nước ở bên trong c) Phổi d) Khí quản là những cơ quan trao đổi khí trên cạn.
4.2.1.2.2 Mang Ở môi trường nước cơ quan hô hấp là mang, quá trình trao đổi khí được thực hiện khi nước được ép qua các lá mang Mang cá có đặc điểm là nước và dòng máu chảy theo các hướng ngược nhau do đó cải tiến việc thu nhận O2 Ở đằng sau khoang miệng, khi nước đi qua bờ bên trên bề mặt trao đổi khí của mang, đồng thời máu trong các mạng mao mạch ở mang chảy theo hướng ngược lại gọi là trao đổi dòng ngược.
Cá có khả năng hô hấp bằng mang theo phương pháp trao đổi ngược dòng giúp cá có thể thu nhận đến 85% oxy hòa tan trong nước,nếu không có quá trình này cá chỉ thu nhận 50%.
Môi trường cạn ở côn trùng là ống khí, các ống này mở ra ngoài qua lỗ thở Các ống rỗng chứa đầy không khí phân nhánh trong một hệ thống các đường ống dẫn không khí rất nhỏ xuyên sâu vào trong cơ thể động vật.
4.2.1.2.4 Phổi Ở lưỡng cư – bò sát – chim thú là phổi Phổi khác nhau về hình dạng và cấu trúc: Ở ếch nhái phổi là những túi nhỏ, thành nhắn, bề mặt tương đối nhỏ.
Bò sát có phổi phức tạp hơn, với bề mặt rộng hơn
Chim và động vật có vú có nhiều phế nang nhỏ làm tăng diện tích tiếp.
Phổi của lưỡng cư: Ếch nhái, kỳ giống và cá phổi có những túi giống trái banh, thành nhẵn với bề mặt tương đối nhỏ để trao đổi khí.
Cá phổi (Protopterus) là cá có vây mẫu có khả năng hô hấp bằng phối và bảng mang.
Cơ quan hô hấp của chim:
Phổi của chim nhỏ, là 1 túi xốp ít giãn nở vì ẩn sâu vào gốc xương sườn, có vô số vi khí quản.
Phế quản đi tới phổi tạo ra các vi khí quản, xuyên qua thành phổi tạo thành các túi đặc biệt gọi là túi khí.
Chim có 9 túi Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, làm nhẹ cơ thể và điều hòa thân nhiệt
Qúa trình hô hấp của chim gồm 2 chu kì: Chu kì 1: Khi hít vào được dẫn thẳng từ khí quản ra các túi sau và sau đó đi đến phổi Chu kì 2: Không khí được dẫn từ phổi ra các túi không khí trước và sau đó được thở ra ngoài thông qua khí quản.
4.2.1.3 Các sắc tố hô hấp
O2 có độ hòa tan thấp trong nước (~0,5 ml/100 ml nước) do đó huyết tương trong máu không thể mang đủ O2 thỏa mãn cho tổng nhu cầu của các tế bào trong cơ thể, nếu sự trao đổi chất xảy ra ở mức cao Để giải quyết vấn đề này các sắc tố hô hấp đặc biệt chứa trong các tế bào máu Những phân tử này liên kết với O2 một cách thuận nghịch.
Hemocyanim: Ở huyết tương của động vật chân đốt và thần mềm (Cu)
Hemoglobin: Ở động vật có xương sống (Fe)
Hệ hô hấp chia thành hai phần chính:
Phần dẫn khí: khoang mũi, mũi họng, thanh quản, khí phế quản, các tiểu phế quản và tiểu phế quản tận.
Phần hô hấp: các tiểu phế quản hô hấp, các ống phế nang và phế nang.
Hít vào: Tăng kích thước khoang ngực Các cơ tham gia hít vào: các cơ liên sườn ngoài (nâng lồng ngực lên) cơ hoành (co lại).
Thở ra: Làm giảm kích thước khoang ngực.Các cơ tham gia thở ra: sự thả lỏng của các cơ tham gia vào quá trình hít vào (quá trình thụ động),cơ liên sườn trong và các cơ
Sự vận chuyển O2 và CO2 trong máu thông qua hai dạng là hòa tan và kết hợp:
Dạng hòa tan: Khả năng hòa tan của O2 (2 - 3%)và CO2 trong huyết tương là rất nhỏ. Trong 100 ml máu có khoảng 0,18 ml O2 và 0,2 ml CO2 hòa fan.
Dạng kết hợp: Oxy được vận chuyển trong máu ở dạng kết hợp với hemoglobin để tạo thành oxyhemoglobin (HbO2) (97 – 98%), 100 ml máu kết hợp được 20 ml O2 CO2 có thể kết hợp với H2O của huyết tương, với H2O của hồng cầu, nhưng quan trọng nhất là kết hợp với hemoglobin để tạo thành carboxyhemoglobin (HbCO2) 100 ml máu kết hợp được 1,5 ml CO2.
4.2.2.1 Khái quát về bài tiết
Bài tiết là quá trình cơ thể lọc và thải các chất thải do quá trình trao đổi chất tế bào sản sinh (như CO2, nước tiểu, mồ hôi) cũng như một số chất đưa vào cơ thể gây hại (ion, thuốc, ).
Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó -> các chất thải bị tích tụ trong máu -> biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể ->cơ thể bị nhiễm độc -> mệt mỏi, nhức đấu, thậm chí hôn mê và chết.
4.2.2.2 Cấu tạo của hệ bài tiết
Gồm: thận, ống dẫn nước tiểu bóng đái và ống đái Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
Gồm vỏ và phần tủy với các chức năng cùng các ống góp và bể thận
Thận gồm 2 quả, mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chúc năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm nang cầu thận và các ống thận Nang cầu thận là một túi mao mạch dày đặc, gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song tạo thành một khối cầu nằm bên trong nang cầu thận.
4.2.2.3 Hệ bài tiết nước tiểu
Gồm 2 quá trình là: tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu.
Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:
Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.
Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-…
Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+ )
Cả hai quá trình này đều diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.
Qúa trình thải nước tiểu diễn ra như sau:
Nước tiểu chính thức -> bể thận -> ống dẫn nước tiểu -> bóng đái -> ống đái -> thải ra ngoài.
Cầu thận lọc 1440 lít máu và tạo khoảng 170 lít tiểu đầu Nhờ quá trình hấp thu lại mà chỉ có khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức tiết ra.
Giữa ống đái và bóng đái có cơ vòng bịt chặt nằm bên ngoài là cơ vân
Khi nước tiểu tích ở bóng đái lên 200ml ->căng bóng đái ->tăng áp suất thẩm thấu -
> cảm giác thềm đi tiểu ->cỏ vòng mỏe ra-> nước tiểu được thải ra ngoài.
4.2.2.4 Vệ sinh bài tiết nước tiểu
Vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận -> cầu thận bị hư hại -> suy thoái dần -> suy thoái toàn bộ.
Tác nhân tới hoạt động hấp thu lại và bài tiết thận: thiếu oxi làm việc quá sức các chất đọc hại…-> ống thận bị xưng -> tắc ống thận -> nước tiểu hòa thẳng vào máu.
Thói quen sống khoa học.
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu.
Khẩu phần ăn hợp lí(không quá mặn, nhiều protein, quá chua, thức ăn ôi thiêu, độc hại…)
Không nên nhịn khi muốn đi tiểu.
4.2.3.1 Tổng quan về quá trình tiêu hóa.
Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.