1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Tác giả Tác giả
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại SKKN
Năm xuất bản 2019
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Hiểu được điều đó, trách nhiệm của giáo viên mầm nontrong giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói:

“ Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Vâng đúng vậy! Trẻ em mầm non là những chủ nhân tương lai của đất nước,Người luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và sự quantâm đặc biệt Qua các bài viết và bằng những việc làm cụ thể để đặt nền tảng tưtưởng và nêu tấm gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đặcbiệt lứa tuổi mầm non Hiểu được điều đó, trách nhiệm của giáo viên mầm nontrong giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non

Phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình là một trong năm lĩnh vực giáodục toàn diện cho trẻ Mầm non, đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt độngsáng tạo, thực hiện các kỹ năng tạo hình( Cầm bút, tư thế ngồi, nặn, xé, dán, )thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài Năng khiếu nghệthuật thường được nảy sinh từ tuổi ấu thơ Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ thôngqua hoạt động tạo hình cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồngnhững tài năng nghệ thuật trong tương lai

Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sựphát triển 5 lĩnh vực : “Đức - Trí -Thể- Mỹ”, trong đó công tác đào tạo cần phảithường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và phối hợp với hoạt độngkhác,tôi luôn tìm tòi những bện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạtđộng tích cực trong lĩnh vực này Thế nên, nội dung hoạt động tạo hình trongtrường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu.Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ nhận thức được vẻ đẹp, khả năng trigiác, Tư duy sáng tạo tưởng tượng để tạo ra sản phẩm đẹp và ham muốn tạo racái đẹp Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân

cách Vì vậy, tôi dã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình”

2 Mục đích nghiên cứu.

Trong chương trình chăm sóc và giáo dục có rất nhiều lĩnh vực phát triểncho trẻ, lĩnh vực nào cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cáchcho trẻ Và phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình là một trong nhữnglĩnh vực đó Thực tế tại trường Mầm Non nơi tôi đang công tác, trẻ mẫu giáo 3tuổi các con rất hứng thú với hoạt động tạo hình Nhưng bên cạnh đó, một số các

kỹ năng tạo hình còn kém, năng lực quan sát, tư dy, ghi nhớ, trí tưởng tượngsáng tạo còn hạn chế Việc sử dụng bút màu, bút lông sử dụng màu nước, dùnggiấy màu để xé dán, cách cầm bút, sắp xếp bố cục bức tranh còn chưa thành

Trang 2

thạo, lúng túng Hay cách đặt tên, giới thiệu sản phẩm, nói lí do mình thích bàicủa bạn còn chưa mạnh dạn

Hiện nay, nhà trường thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, toàn diện, tíchhợp và trải nghiệm nhưng đối với trẻ và cô còn gặp khó khăn trong việc tổ chức

các hoạt động tạo hình Vì thế, tôi đã tìm ra “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm giúp trẻ phát

triển toàn diện, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ:

- Góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ học tốt môn tạo hình,giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo đồng thời có sự ghi nhớ có chủ đích

- Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài giúp bản thân tôi có thêm kiếnthức, kinh nghiệm trong việc giảng dạy đặc biệt là ở hoạt động tạo hình

3 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Khảo sát thực nghiệm trên trẻ lớp 3 Tuổi C1 trong hoạt động một ngày

đến lớp của trẻ Đề tài tập trung nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển thẩm

mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Khảo sát thực trạng trên trẻ mẫu giáo 3 Tuổi C1 tại trường mầm non

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận;Phương pháp trò chuyện, tạo tình huống;Phương pháp sử đồ dùng trực quan; Phương pháp trò chơi thông qua hoạt độngtạo hình sáng tạo; Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh; Phươngpháp thực hành trải nghiệm

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng tại Trường mầm non nơi tôi đang công tác và thực hiệngiảng dạy lớp 3Tuổi C1, với 31 học sinh và 2 cô trực tiếp đứng lớp

* Thời gian nghiên cứu.

+ Từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2018: Khảo sát điều tra nắm được thựctrạng, tìm hiểu nguyên nhân

+ Tháng 11/2018 : Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

Trang 3

Hoạt động tạo hình có vài trò to lớn đối với sự nhận thức của trẻ, làphương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ tưởng tượng Thông qua hoạt động tạohình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểubiết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng giúp tăngthêm vốn hiểu biết của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng Giúpgiáo viên hiểu rằng chương trình học chính khóa thường cho trẻ tiếp xúc từ vớicác kiến thức văn hóa trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi cóđược cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng , tư duytưởng tượng cảm xúc và xã hội

Thực hiện Chương Trình giáo dục mầm non, tăng cường các điều kiện đểđổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “Lấy trẻ làm trungtâm”, tăng cường hoạt động vui chơi, đẩy mạnh tích hợp các hoạt động học xen

kẽ các hoạt động vui chơi

Trẻ 3 tuổi khá đặc biệt, tâm sinh lí không ngừng biến đổi, lúc thì ngoanngoãn, lúc rất nghịch, lúc thế này lúc thế kia Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý ,giai đoạn đầu lứa tuổi mẫu giáo vận động của trẻ ở mức độ thấp ( kỹ năng cầmbút, di màu, thao tác cắt, xé dán,…còn vụng) Một mặt do trẻ mới rời gia đìnhđến lớp với cô với bạn lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn mọi

sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về hìnhdạng cụ thể Mặt khác vốn từ của trẻ còn quá ít chưa thể diễn đạt nguyện vọngcủa mình chưa rõ ràng, mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một hìnhthức để trẻ biểu lộ tình cảm với mọi người xung quanh và phát triển tình cảmthẩm mỹ của trẻ

2 Khảo sát thực trạng

*.Đặc điểm tình hình nhà trường

- Trường tôi là một trường nằm trên địa bàn thuộc 7 xã miền núi có điềukiện kinh tế đặc biệt khó khăn Trường có 2 điểm trường với tổng số 294 họcsinh, trong đó mẫu giáo có 234 trẻ, nhà trẻ 56 trẻ gồm 12 nhóm lớp có 12

phòng học kiên cố

- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 34 đồng chí

Cán bộ quản lý: 3; Giáo viên: 23 ; Nhân viên: 8

- Năm học 2018 – 2019 khối 3-4 tuổi có tổng số 80 cháu, với 6 cô giáo trựctiếp đứng lớp giảng dạy và chăm sóc, tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà 3-4tuổi C1 gồm 2 giáo viên với tổng số 31 học sinh.Trong đó có 14 học sinh nam,

17 học sinh nữ, với độ tuổi đồng đều, 27 học sinh là con em dân tộc mường, docác cháu đa phần mới đi học còn chưa có nề nếp với những thuận lợi, khó khănnhư sau:

a Thuận lợi:

* Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh:

Trang 4

- Trường 3 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi với 80 học sinh Trong đó lớp 3Tuổi C1

có 31 cháu với 17 học sinh nữ, 14 học sinh nam, có 27 học sinh là con em dântộc Mường

- Toàn trường có 23 giáo viên trực tiếp đứng lớp, các cô đều có trình độchuyên môn đạt chuẩn

- Các giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinhthần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Tíchcực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sưphạm cho bản thân

- Các cháu hồn nhiên, mạnh khỏe và rất thích đến lớp Trẻ ở cùng một độtuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều Chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp

có nhiều thuận lợi Bản thân đã trải qua nhiều năm được trải nghiệm thực tế trênlớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồngnghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảngdạy

* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Trường có sân rộng rãi với sân cỏ nhân tạo, khung cảnh xanh- sạch – đẹp

và thân thiện với trẻ Các phòng học thoáng mát, thuận tiện cho trẻ tham gia cáchoạt động thẩm mỹ

*Tình hình phụ huynh:

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động củanhà trường và của lớp

b Khó khăn

* Về phía nhà trường, giáo viên:

- Trường nằm ở khu vực 7 xã miền núi, xa trung tâm huyện và các thíđiểm trường của huyện, giáo viên và học sinh ít có cơ hội giao lưu với cáctrường bạn

- Môi trường lấy trẻ làm trung tâm còn sơ sài Việc triển khai thực hiệnchương trình giáo dục Mầm non mới còn nặng nề nhiều vấn đề xây dựng kếhoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ thường thiên vềcảm thụ âm nhạc chưa chú trọng về phát triển nghệ thuật tạo hình cho trẻ Chưabiết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ Khả năngtạo cảm hứng cho trẻ trong tiết dạy còn chưa cao

- Cô giáo chưa chú ý kỹ năng tạo hình cho trẻ, hoạt động học và chơichưa cho trẻ được hoạt động nhóm nhiều, để trẻ tự sáng tạo theo ý riêng củamình

- Qúa trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm nhiều

- Phòng học có diện tích rộng nhưng cấu trúc chưa hợp lý nên việc tổchức giờ hoạt động tạo hình còn gặp trở ngại: môi trường cho trẻ hoạt độngnghèo nàn, gian trưng bày sản phẩm chưa được hợp lý, không gian sáng tạo củatrẻ chưa được trú trọng chưa thực sự hấp dẫn với trẻ

*Về phía trẻ:

Trang 5

- Trẻ chưa có kỹ năng cầm bút và tô vẽ ; trẻ còn nhút nhát không tích cựchoạt động; ngôn ngữ của trẻ cò hạn chế, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đốivới người khác.

* Từ những thuận lợi, khó khăn và nhận thức của mình về giáo dục thẩm

mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 3 Tuổi C1, tôi định hướng đượcnhiệm vụ của mình và đã tiến hành khảo sát tìm hiểu kết quả khảo sát như sau:

Bảng khảo sát đầu năm học lớp 3 tuổi C1:

Tỉ lệ (%)

3 Trẻ có kỹ năng khi tham giavào hoạt động tạo hình 31 6 19% 25 81%

4 Trẻ nói được tên sản phẩm củamình. 31 5 16% 26 84% Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa hứng thú với giờ học, kỹnăng tạo hình và tạo ra sản phẩm còn rất kém, chưa nói được tên sản phẩm củamình Trẻ còn chưa kỹ năng tạo hình( cầm bút, di màu, sử dụng đất nặn ) Từ

đó tôi đã nghiên cứu các biện pháp cụ thể để giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ

3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

3 Những biện pháp thực hiện:

3.1: Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân 3.2 Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học 3.3: Biện pháp thứ ba: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.

3.4: Biện pháp thứ tư: Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi 3.5: Biện pháp thứ năm: Phát triển không gian sáng tạo.

3.6: Biện pháp thứ sáu: Tích hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động

giáo dục khác

3.7: Biện pháp thứ bảy: Phối kết hợp với phụ huynh.

Trang 6

4 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

4.1 Biện pháp thứ 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân

Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn là rấtcần thiết, việc lập kế hoạch tháng, hoạt động học hằng ngày đặc biệt hoạt độngtạo hình theo hướng đổi mới “ Lấy trẻ làm trung tâm” một cách chi tiết, để trẻđược tham gia hoạt động nhóm và sáng tạo nhiều hơn

Tham gia các hội thảo, hội thi, tập huấn, các liên hoan về giáo dục nghệthuật và thẩm mỹ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp Cáchội thi như: hội "Thi giáo viên mầm non sáng tạo”- giáo viên có nhiều kinhnghiệm tham vấn cho giáo viên trẻ các vấn đề như: “Vẽ trang trí trong trườngmầm non”, Tham gia hội thi trang trí lớp học với mục đích mở rộng không giansáng tạo

Lưu trữ hồ sơ, sản phẩm hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ

Hoạt động độc lập của trẻ nhằm củng cố hứng thú vào các hoạt động vàphát triển khả năng sáng tạo như thể thao, biểu diễn văn nghệ, hoạt động tạo rasản phẩm nghệ thuật

Các hoạt động chung giữa giáo viên với trẻ:Tổ chức hoạt động với trẻcủa lớp mình: tổ chức hội lễ, vui chơi giải trí;Tuần lễ sáng tạo, các cuộc thi vềcác mùa trong năm, ngày hội lễ;Trò chơi học tập; Triển lãm tranh vẽ và hàng thủcông về các mùa trong năm, "Thiên nhiên trong tranh vẽ của trẻ" Hoạt độngtheo nhóm;“Làm sách” theo nội dung các câu chuyện, truyện cổ tích, theo cácchủ đề do giáo viên đưa ra, theo chủ đề tự chọn, chủ đề yêu thích của trẻ

4.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.

Với trẻ 3 tuổi, khái niệm về hình ảnh còn chưa rõ nét và những hình ảnhcần cụ thể Việc xây dựng một không gian trong và ngoài lớp học thật đẹp là vôcùng quan trọng Khi sống trong một môi trường "đẹp", trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ

và tiếp thu cái đẹp một cách tự nhiên Cô giáo có thể cùng trẻ sắp xếp, bố trí các

đồ dùng trong lớp sao cho ngăn nắp, có trật tự, có mỹ quan, và có tính nghệthuật Một không khí lớp học có cô luôn gần gũi và những người bạn tốt giúp trẻcảm nhận được sự quan tâm và yêu thương giống của người thân, nó sẽ tạo nênnhững điều tốt đẹp cho trẻ, đi sâu vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên

Vì thế, trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ

về nghệ thuật tạo hình.Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấntượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớphọc của bé Vì vậy, tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúcphòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi 3 tuổi mà tạo môitrường nghệ thuật xung quanh trẻ

Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm,các tiêu đề của các góc Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế cáchình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gầngũi với trẻ

Trang 7

Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủđiểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt têncho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình Nội dung của các góc tôi giớithiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ

có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật Từ đó kích thích lòng hammuốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp họccủa mình

VD: Góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình của bé từcác hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường, tôi thường làm bằng nhựahoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làmtranh trang trí cho góc đó Các bức tranh, hoạch bản thiết kế được cô hướng dẫntrẻ tô màu từ góc tạo hình mang sang góc xây dựng để sử dụng

(Góc xây dựng- lắp ghép)

VD: Ở mảng hoạt động tạo hình :

Tôi giới thiệu đây là khu triển lãm tranh của chúng mình Chúng mìnhhãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé Nào ai có ý kiến cô gợi ýcác tên như sau: Bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon, góc tạo hình Cho trẻ thảo luận vàlựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góchoạt động

Trang 8

( Sản phẩm của trẻ)

Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiếnhành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phùhợp và phong phú về chủng loại

Hay khi trẻ vào các góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằngcách cô chia các nhóm sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sảnphẩm để trẻ tự chọn nhóm, sau đó cô đặt câu hỏi mở:

Ví dụ như: - Theo con, cô có bức tranh gì? Các cách để tạo ra sản phẩm

Trang 9

được hình thành trong tâm trí của trẻ Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹnăng về tạo hình

Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quantrọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ

4.3 Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.

Xuất phát từ thực tế cho thấy : Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng

tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạohình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sửdụng đường nét vụng về Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nétthẳng, nét xiên để vẽ và tô màu Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, mộttrong những phương pháp của quá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phảiđược hoạt động nhiều, tự do sáng tạo và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phongphú, sáng tạo.Để giúp trẻ tạo được sản phẩm tôi áp dụng dạy trẻ một số kỹ năng

cơ bản về tạo hình

*Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:

Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi

tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạtđộng đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng

VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ Sau đó dimàu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi chotrẻ tập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng,

vẽ nét ngang )

*Cô cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước:

Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn làcho trẻ làm quen với bút lông, màu nước, ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước làrất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻrất hứng thú Khi làm tôi tổ chức như sau:

Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước( đặc tính của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh) Đẻ gâyhứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở chủ điểm bảnthân) Từ những bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khácnhau đem trang trí lên tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làmhoạ sĩ

Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu yêu cầu kỹnăng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vungvãi lung tung Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút một khoảng cách từ 25 - 30

cm, khi sử dụng quết màu ưa thích vào bức tranh hay làm theo yêu cầu của cô, ở

kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh cómàu sắc đẹp

Trang 10

(Trẻ sử dụng màu nước)

* Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán:

Sau khi được giảng dạy trẻ 3 tuổi, tôi nhận thấy vận động tinh của trẻ phát triển

ở mức độ thấp Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất

để tạo ra sản phẩm

VD: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc

Khi nặn tôi cho trẻ tập các thao tác nặn từ đơn giản đến phức tạp đó là: Chiađất, làm mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, miết đất, ấn bẹt, Dạy trẻ kỹ năng miết, ấnbẹt, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi Vì vậy khi trẻ nặn cô dạy trẻ kỹ năngsắp xếp bố cục trước, cho trẻ chơi tự do với đất nặn cho trẻ ngồi về nhóm để tựtạo ra sản phẩm cho riêng mình thông qua học các kĩ năng nặn được cô hướngdẫn Sau đó thực hiện các thao tác đơn giản cho đến phức tạp Làm như vậy trẻ

dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó.Tóm lại từ cácviệc làm tỉ mi thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tănglên rõ rệt

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w