Máy nghiền mẫu Laboratory grinder:Công dụng thiết bị: được hiểu là một thiết bị được sử dụng để nghiền nhỏ, làm mịn những vật liệu theo yêu cầu của người sử dụng.Cấu tạo: Thân máy có thể
Trang 1Ứng Dụng Kỹ Thuật Số Trong Nghiên Cứu Sinh Học
Họ và tên: Võ Lê Minh Quân
MSSV: 20126343
Lớp: DH20SHA – ca 2 thứ 7
CÁC THIẾT BỊ CƠ HỌC
1 Máy nghiền mẫu (Laboratory grinder):
Công dụng thiết bị: được hiểu là một thiết bị được sử dụng để nghiền nhỏ, làm mịn những vật liệu theo yêu cầu của người sử dụng
Cấu tạo: Thân máy có thể kết hợp với 1 trong 2 loại buồng nghiền (loại cắt hoặc va đập, khách hàng tùy chọn)
Nguyên lý làm việc: xử lí theo mẻ dựa vào nguyên tắc cắt hoặc tác động
Hình ảnh:
Hình 1: Máy nghiền vật liệu khô IKA A 10 basic
2.Máy khuấy từ - máy khuấy từ gia nhiệt:
Công dụng: khuấy các loại dung dịch, trộn các chất lỏng thì dòng máy khuấy từ này còn có thiết kế cấu tạo kèm thêm một bộ phận gia nhiệt giúp làm nóng dung dịch cần khuấy, trộn
Cấu tạo:
- Phần cơ chuyển động: bộ phận này thông thường sẽ gồm có một mô-tơ điện được gắn buly có dán một nam châm vĩnh cữu và một cảm biến giúp đo vận tốc quay của
mô-tơ Bộ phận này có chức năng tạo ra từ trường để máy hoạt động
- Bộ phận gia nhiệt: đây là một bộ phận mà các máy khuấy từ thông thường không
Trang 2có, chỉ các máy khuấy từ gia nhiệt mới có Bộ phận này giúp máy thực hiện chức
năng hâm nóng và duy trì nhiệt độ của mẫu trong thời điểm khuấy theo yêu cầu cũng có thể được cấu tạo bằng loại sứ bền và chịu đượcnhiều loại dung môi mỗi model có thể cấu tạo của bộ phận gia nhiệt khác nhau nhưng chúng đều có chung một chức năng là gia nhiệt cho mẫu khuấy
- Phần mạch điện tử: phần mạch điện tử sẽ gồm nhiều các bộ vi mạch nhỏ giúp máy tiếp nhận các thông tin, điều khiển, các thiết lập từ người dùng và thực hiện xử lý các thao tác điều khiển đó
Nguyên lý hoạt động: tạo ra từ trường và sử dụng từ trường đó để trộn mẫu Máy khuấy từ có một nam châm điện, máy sẽ kết hợp cùng một thanh nam châm được gọi là
cá từ; thanh cá từ này sẽ được thả vào trong lòng dung dịch cần khuấy và với từ trường cực mạnh quanh bề mặt mà máy khuấy từ tạo ra, chúng sẽ tương tác với các thanh cá từ trong mẫu và tác động làm chúng quay với cường độ có thể điều chỉnh được để phù hợp với dung môi khuấy Và khi các thanh cá từ này quay, nó sẽ sinh ra lực khuấy đảo dung dịch
Hình ảnh:
Hình 2:Máy khuấy từ gia nhiệt VELP ARE (Max 1500 vòng/phút)
3 Máy lắc mẫu (Laboratory Shaker): lắc ngang-lắc đứng-lắc tròn
Công dụng: lắc đều dung dịch trong ống nghiệm diễn ra một cách tự động và đều đặn theo cài đặt trước
Cấu tạo: Giá lắc lò xo, thân máy, chân đế, màn hình để hiển thị tốc độ lắc của thiết bị, núm giúp cài đặt thời gian lắc, núm giúp người dùng điều chỉnh tốc độ lắc, nút nguồn để tắt mở thiết bị
Nguyên lý hoạt động: Máy lắc hoạt động bằng cách tạo ra chuyển động lắc (tròn – ngang – dọc) ở tốc độ 25-500 vòng/ phút Nó chứa một vỏ với động cơ và bảng điều khiển, nơi có một nền tảng được gắn vào Bệ giữ bình để trộn, khuấy hoặc trộn các chất
Nó có thể có các rãnh đơn giản để đỡ các bình và ống theo chiều ngang Hoặc nó có thể
Trang 3có giá đỡ kiểu giỏ để giữ cho giá đỡ mẫu thẳng đứng Tùy thuộc vào ứng dụng, nền tảng, hình dạng và kết cấu của máy lắc có thể khác nhau Điều này bao gồm chính chuyển động lắc Các yếu tố này cũng có thể xác định số lượng bình hoặc ống mà máy lắc có dung tích May mắn thay, bạn có thể tùy chỉnh bộ lắc nền theo nhu cầu của mình
Hình ảnh:
Hình 3: Máy lắc ngang và máy lắc đứng
4 Máy ly tâm tách mẫu (Laboratory Centrifugal Machine):
Công dụng: thực hiện quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân tách hỗn hợp chất có khối lượng riêng khác nhau tồn tại ở dạng hai pha rắn – lỏng hoặc lỏng - lỏng thành các cấu tử riêng biệt
Cấu tạo: gồm 2 phần chính: Phần động cơ tạo truyền động quay trực tiếp, Phần rotor
và Adapter phần mang ống nghiệm và quay
Nguyên lý hoạt động: Trong quá trình ly tâm lắng và lọc, nguyên liệu sẽ chuyển động quay cùng với roto của máy Lực ly tâm sẽ làm cho các phần tử có khối lượng riêng khác nhau phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực
Hình ảnh:
Hình 4: Máy tâm lắng
Trang 45 pH kế (pH Meter):
Công dụng: để xác định độ axit hoặc tính kiềm của các dung dịch nước
Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính: Đầu dò và đồng hồ điện Đầu dò được tạo từ 2 điện cực
có tác dụng truyền tín hiệu đến đồng hồ điện để hiển thị kết quả pH vừa thu được
Nguyên lý hoạt động: xác định nồng độ của các ion hydro Axit hòa tan trong nước tạo thành ion hydro tích điện dương (H +) Nồng độ của các ion hydro càng lớn tính axit càng lớn Kiềm hoặc bazơ hòa tan trong nước tạo thành ion hydro âm (OH-) Khi nồng độ càng mạnh, nồng độ các ion hydro tích điện âm càng cao Khi độ pH=7 chứng tỏ dung dịch có tính trung hòa Giá trị pH dưới 7 cho biết dung dịch có tính axit Độ pH lớn hơn 7 thì dung dịch có tình kiềm
Hình ảnh:
Hình 5: pH kế
6 Brix kế (Refractometer): quang học-điện từ
Công dụng: được hiểu như là một thiết bị dùng để đo độ brix của một dung dịch dựa trên nguyên lí khúc xạ ánh sáng
Cấu tạo: Đánh giá các thông số thành phần hóa học quan trọng như chất rắn hòa tan trong các sản phẩm thực phẩm có tiêu chuẩn nhận dạng, tính chỉ số đường (tỷ lệ% Brix / axit), đánh giá vị ngọt đánh giá năng suất lên men
Nguyên lý hoạt động: Các máy đo brix (khúc xạ kế – refractometer) sẽ phân tích tia sáng khúc xạ sau khi đi qua dung dịch để xác định chỉ số khúc xạ và từ đó suy ra nồng độ chất rắn hòa tan – hay độ brix của dung dịch đó
Hình ảnh:
Trang 5Hình 6: Brix kế