1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Điện Ở Việt Nam
Tác giả Lê Trà My
Người hướng dẫn PGS,TS. Đào Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

*********

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số : 9340101

LÊ TRÀ MY

Hà Nội – Năm 2023

Trang 2

2 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại Thương, Số 91,

Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đào Thị Thu Giang

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến môi trường đã trở thành chủ đề cấp thiết mang tính thời sự trên toàn thế giới Trước các sức ép của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với các vấn đề về môi trường Một trong những cách thức để các bên liên quan đánh giá được các vấn đề nêu trên là việc xem xét thông tin mà kế toán môi trường cung cấp

Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng bên cạnh các quy định của pháp luật, việc áp dụng KTQTMT là một quyết định phụ thuộc phần lớn vào vai trò và nhận thức của ban quản trị doanh nghiệp trong mối tương quan với các bộ phận chức năng khác Đặc biệt với các ngành khác nhau sẽ có những quan điểm và nhận thức khác nhau về các áp lực và các yếu tố trên Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá và kiểm định sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT từ góc nhìn của quản lý doanh nghiệp là hết sức cần thiết

Đối với ngành điện Việt Nam, chi phí phát điện chiếm đến gần 80%

cơ cấu giá thành với phần lớn là chi phí cho nguyên nhiên liệu (nhiệt điện than, khí) (Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2023) Việc áp dụng các công cụ của KTQTMT sẽ giúp kiểm soát chi phí nhiên liệu đầu vào

và tối ưu hoá các chi phí chung và chi phí môi trường phân bổ cho giá thành Điều này giúp nâng cao lợi thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến lược hướng đến thị trường điện cạnh tranh của Chính phủ Những kết quả nghiên cứu về các công cụ KTQTMT áp dụng tại các doanh nghiệp điện cũng sẽ là tài liệu tham khảo, đóng góp kinh nghiệm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế

Xuất phát từ tầm quan trọng của KTQTMT, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam” cho luận án tiễn sĩ với mục tiêu tìm hiểu thực trạng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT, đưa vào kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp sản xuất điện Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam nói riêng và đưa ra các hàm ý nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn ở các ngành nghề liên quan

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 4

4 Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân

tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố này đến việc áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất điện

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình Công ty nhiệt điện Thái Bình vì nhiệt điện là nguồn phát điện chính ở Việt Nam, và nhiệt điện cũng là ngành

có tác động lớn đối với môi trường, phát sinh nhiều chi phí môi trường

so với các lĩnh vực sản xuất điện khác

Về thời gian: Để thực hiện đề tài tác giả đã thu thập dữ liệu về ngành điện từ năm 2014-2022 và khảo sát thực trạng áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp điện trong 3 năm 2021-2023

Về nội dung nghiên cứu: thực trạng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện

Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng Cụ thể:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xem xét sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất và phương pháp phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT tại các nhà máy điện ở Việt Nam

Trang 5

5

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập

từ cấp quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam thông qua bảng hỏi Dữ liệu sau đó được mã hoá, nhập liệu và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS để kiểm định mô hình nghiên cứu đã xây dựng, khẳng định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc áp dụng KTQTMT trong các nhà máy sản xuất điện ở Việt Nam

4 Bố cục của luận án:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về KTQTMT trong doanh nghiệp

Chương 2: Cơ sở lý luận về KTQTMT trong doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Giải pháp tăng cường áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

5 Những đóng góp mới và hạn chế của luận án:

Những đóng góp mới của luận án:

Luận án đã nghiên cứu về KTQTMT trong các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam và có những đóng góp về mặt học thuật và lý luận như sau:

Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu, tổng hợp khung lý thuyết về KTQTMT: các nội dung của KTQTMT, các phương pháp kế toán được

sử dụng trong KTQTMT

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp căn cứ trên các lý thuyết là lý thuyết hợp pháp, lý thuyết về quá trình đổi mới, lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế Đồng thời, luận án cũng xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam

Thứ ba, luận án đã tìm hiểu và phân tích được tình huống điển hình áp dụng KTQTMT tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình để làm rõ vai trò của KTQTMT trong việc kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh Thứ tư, luận án đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam, cụ thể: nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm hai nhân tố là nhận thức của lãnh đạo cấp cao và chiến lược môi trường của

Trang 6

6 doanh nghiệp, nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm các áp lực thể chế: áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và áp lực học hỏi

Thứ năm, dựa trên kết quả các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT tại doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp cho doanh nghiệp và các nhóm kiến nghị cho các bên liên quan nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại doanh nghiệp sản xuất điện Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH

NGHIỆP 1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về nội dung của kế toán quản trị môi trường áp dụng tại doanh nghiệp

Các nội dung của KTQTMT đã được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu hướng dẫn của các hiệp hội tổ chức cũng như trong các nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước Trong đó có thể chia ra các hướng nghiên cứu chính như sau:

Nghiên cứu về thông tin KTQTMT

Các nghiên cứu bao gồm các đề xuất về khung lý thuyết toàn diện về thông tin tiền tệ và vật chất mà hệ thống KTQTMT có thể cung cấp cho các nhà quản lý cấp cao (Burritt và cộng sự, 2002) và các tài liệu hướng dẫn về việc nhận diện cũng như phân loại các chi phí môi trường của các

tổ chức quốc tế như Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc UNDSD, Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC, Viện kế toán công chứng Anh ACCA hay các quy định cụ thể của Chính phủ như ở Nhật và Úc

Nghiên cứu về các công cụ và phương pháp kế toán chi phí môi trường áp dụng trong doanh nghiệp

Ngoài các hướng dẫn trên, các nghiên cứu trước năm 2010 hầu hết tập trung mô tả và đánh giá thực trạng việc áp dụng các công cụ của KTQTMT trong các doanh nghiệp, từ việc áp dụng tại các nước phát triển Châu Âu được trình bày trong kỷ yếu “Introducing Environmental Management Accounting at enterprise level” tổng kết lại kết quả áp dụng KTQTMT cho 5 nước tiên phong tại Châu Âu trong khuôn khổ dự án của UNIDO hay nghiên cứu về mô hình ứng dụng KTQTMT cho các trường đại học của Úc (Huei-Chun Chang, 2007) Việc áp dụng công cụ đã được

mở rộng ra các nước đang phát triển như Honduras (Christine Jasch,

Trang 7

7 Daniel Ayres, Ludovic Bernaudat, 2010) và đến Malaysia, Che Zuriana Muhammad Jamil và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về mô hình áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ

1.2 Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc áp dụng Kế toán quản trị môi trường

1.2.1 Nhân tố Áp lực thể chế

Áp lực thể chế bao gồm áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và áp lực học hỏi (DiMaggio và Powell, 1983) Jalaludin (2011) với nghiên cứu được thực hiện về mối quan hệ giữa áp lực thể chế và việc áp dụng KTQTMT trong các công ty sản xuất cho thấy một số ảnh hưởng của áp lực thể chế đối với việc áp dụng KTQTMT Các nghiên cứu khác nhau với các kết quả tác động khác nhau tại các ngành nghề và các quốc gia khác nhau của Jamil, Mohamed, Muhammad, Ali (2015) ở Malaysia, Iredele và Ogunleye (2018) ở Nigeria và Nam Phi, Chang (2007), Latan

và cộng sự (2018) hay Avylin và cộng sự (2020) tuy nhiên đều xác nhận

áp lực thể chế là một trong những nhân tố tác động đến KTQTMT

1.2.2 Nhân tố Nhận thức của nhà quản lý cấp cao

Bài nghiên cứu của Latan và cộng sự (2018) tiến hành khảo sát 107 công ty được chứng nhận ISO14001 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia cho thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa các nguồn lực của tổ chức (chiến lược môi trường của doanh nghiệp, cam kết của lãnh đạo cấp cao và sự không chắc chắn

về môi trường) đến việc áp dụng KTQTMT, từ đó có thể cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của các công ty Ngoài ra các nghiên cứu của Avylin Roziana và Mohd Ariffin (2020) tại Malaysia, Setthasakko (2010) tại Thái Lan hay các nghiên cứu tại các ngành nghề khác nhau ở Việt Nam của Nguyễn Thị Nga (2017), Nguyễn Thành Tài (2020) cũng xác định nhận thức của nhà quản lý cấp cao là một trong những yếu tố tác động đến mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

1.2.3 Nhân tố Chiến lược môi trường của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các chiến lược môi trường khiến các công ty áp dụng một hệ thống quản lý môi trường, với việc thực hiện kế toán môi trường (KTQTMT) một cách phù hợp Thật vậy, Guenther và cộng sự (2016) lập luận rằng cả kế toán môi trường và hệ thống quản lý môi trường đều nhằm mục đích liên kết các mục tiêu của công ty với việc đạt được hiệu suất môi trường của công ty Theo

Trang 8

8 Rodrigue (2013), các chiến lược môi trường của một công ty có thể cải thiện kết quả hoạt động môi trường của công ty (CEP) xuất hiện khi sử dụng các chỉ số kết quả hoạt động môi trường

1.2.4 Nhân tố Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh

Trong tình huống có mức độ không chắc chắn cao, thông tin kế toán môi trường phức tạp giúp các nhà quản lý cải thiện chất lượng ra quyết định và giảm tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động môi trường Các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như Lewis, Harvey (2001), cho thấy rằng sự không chắc chắn trong môi trường bên ngoài đủ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán của một tổ chức Ngoài ra, việc nhận thức được sự biến động của môi trường kinh doanh được xác định là một trong những yếu

tố khuyến khích việc áp dụng kế toán môi trường (Soleimani, Majbouri, 2019) dẫn đến kết quả hoạt động môi trường của công ty (Latan và cộng

sự, 2018) Nghiên cứu của Yusheng Kong và cộng sự (2022) cũng đã chứng minh cho nhận định này

1.2.5 Các nhân tố khác

Ngoài những nhân tố chính được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu

đã đưa ra ở trên, do đặc điểm khác nhau của các ngành nghề khác nhau cũng như đặc điểm kinh tế chính trị khác nhau, các nghiên cứu cũng phát hiện một số nhân tố mới như truyền thông nội bộ, vai trò của bộ phận kế toán quản trị, hay quy mô và tài chính doanh nghiệp…

1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã được tiến hành tại các quốc gia khác nhau với các ngành nghề khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo sát các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam Thứ hai, các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ tiếp cận ở các góc độ của

kế toán tài chính môi trường hay kế toán quản trị chi phí môi trường, chưa xem xét đến doanh thu môi trường Như vậy cần có nghiên cứu xem xét tổng thể cả hai khía cạnh vật chất và tiền tệ của KTQTMT

Thứ ba, các nghiên cứu cùng một nhân tố độc lập được thực hiện ở các bối cảnh khác nhau hoặc với các phương pháp nghiên cứu và xử lý

dữ liệu khác nhau sẽ cho ra các kết quả không đồng nhất

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI

TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm chung về kế toán quản trị môi trường

Trang 9

9

2.1.1 Các quan điểm và khái niệm về KTQTMT

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, trong luận án này KTQTMT được hiểu

là “hệ thống các phương pháp kế toán giúp cung cấp thông tin tài chính

và vật chất liên quan đến môi trường làm cơ sở cho quá trình ra các quyết định kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp”

2.1.2 Tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường

KTQTMT là một công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp điện nói riêng, nhất là trong điều kiện ngày càng

có nhiều quy định và chế tài mới liên quan đến việc bảo vệ môi trường yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực để thực hiện Vai trò của KTQTMT được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Hỗ trợ ra quyết định

Thước đo và cải thiện hiệu quả hoạt động

Kiểm soát chi phí góp phần tối đa hoá lợi nhuận

2.2 Các lý thuyết căn bản liên quan đến KTQTMT trong DN

Nhiều lý thuyết khác nhau đã được sử dụng trong các nghiên cứu về KTQTMT trên thế giới và ở Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đã

sử dụng lý thuyết hợp pháp (legitimacy theory) để giải thích cho động cơ

mà KTQTMT được sử dụng như một công cụ để tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm đạt được sự hoạt động hợp pháp Lý thuyết về quá trình đổi mới (diffusion of innovations) và lý thuyết ngẫu nhiên (contingency theory) được sử dụng để giải thích cho các nhân tố từ nội tại doanh nghiệp tác động đến việc áp dụng KTQTMT: nhận thức của nhà quản lý cấp cao, chiến lược môi trường của doanh nghiệp và nhận thức

về sự biến động của môi trường kinh doanh Cuối cùng lý thuyết thể chế (institutional theory) được sử dụng để giải thích cho 3 áp lực từ các bên liên quan khiến doanh nghiệp có động lực hơn trong việc áp dụng KTQTMT: áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và áp lực học hỏi

2.3 Nội dung của Kế toán quản trị môi trường

Bảng 2.1 Khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường

Nguồn: Schaltegger & Burritt, 2000

Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) KTQTMT tiền tệ

(KTQTMTT) KTQTMT vật chất (KTQTMTV) Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn

Trang 10

10

Định hướng

hiện tại

Thông tin thu thập thường

xuyên

Kế toán chi phí môi trường

Chi phí vốn

và các khoản thu

do môi trường gây

ra

Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu và năng lượng

Kế toán tác động nguồn vốn tự nhiên

Thông tin thu thập không thường

xuyên

Đánh giá hiệu quả các quyết định chi phí môi trường

Chi phí vòng đời sản phẩm (và mục tiêu đặt ra)

Đánh giá lại tác động môi trường ngắn hạn

Đánh giá kiểm kê vòng đời sản phẩm Đánh giá sau đầu tư của các

dự án môi trường vật chất

Định hướng

tương lai

Thông tin thu thập thường

xuyên

Ngân sách hoạt động môi trường (tiền tệ) và ngân sách đầu

tư môi trường (huy động vốn)

Kế hoạch môi trường tài chính dài hạn

Ngân sách môi trường vật chất

Kế hoạch môi trường vật chất dài hạn

Thông tin thu thập không thường

xuyên

Chi phí môi trường tương ứng (số lượng, giá cả)

Thẩm định đầu tư môi trường tiền

tệ

Tác động môi trường ngắn hạn

Phân tích vòng đời sản phẩm của các

dự án riêng biệt

Tổng chi phí môi trường

5 Doanh thu môi trường

Trang 11

11

2.5 Các phương pháp kế toán sử dụng trong KTQTMT

Trên thực tế, KTQTMT có bốn phương pháp được sử dụng để hạch toán chi phí môi trường bao gồm: phương pháp kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC), phương pháp kế toán dòng chi phí nguyên vật liệu (MFCA), phương pháp kế toán chi phí đầy đủ (FCA), và phương pháp chi phí vòng đời sản phẩm (LCA) Các phương pháp này có những ưu nhược điểm riêng biệt như ABC giúp nhận diện kích tố chi phí môi trường

và cho phép phân bổ chi phí tiếp theo hay MFCA là phương pháp rất hữu ích đối với các tổ chức có tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu cao trong tổng chi phí hoạt động FCA kêu gọi kế toán không chỉ chi phí nội bộ mà còn các chi phí bên ngoài và LCA xem xét các chi phí môi trường theo dõi từ tổ chức tạo ra các tác động đối với môi trường (nếu có), và cũng cần có các nhà cung cấp, xử lý sản phẩm vào xem xét Tùy từng bối cảnh doanh nghiệp cụ thể mà có thể chọn lựa phương pháp áp dụng phù hợp nhất, từng phương pháp tiếp cận chi phí môi trường được mô tả cụ thể dưới đây

2.6 Kinh nghiệm áp dụng KTQTMT tại một số quốc gia trên thế giới

Số lượng các tình huống thực tiễn về KTQTMT ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp khác nhau Xu hướng phát triển KTQTMT cho thấy phương pháp này đã thu hút được sự chú ý và quan tâm, nhưng nó cũng cho thấy vẫn còn thiếu các tình huống thực tiễn trong một số lĩnh vực (Burritt, 2004) Vì vậy, những nỗ lực để thúc đẩy KTQTMT đang được tập trung vào các công cụ phát triển nhằm nhận diện hoặc xác định các chi phí môi trường và giải thích việc sử dụng và ứng dụng của KTQTMT trong các tổ chức Do đó, để tìm hiểu kĩ hơn về KTQTMT, trong phần này luận án tập trung tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng thực tiễn tại hai doanh nghiệp điển hình trên thế giới để làm rõ vai trò của KTQTMT trong việc kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh: Công

ty Canon của Nhật Bản và Công ty Nitrokémia của Hungary

Từ kinh nghiệm triển khai KTQMT của hai doanh nghiệp có thể rút ra được một số bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất điện nói riêng: (1) nâng cao nhận thức của nhà quản trị về KTQTMT, (2) xây dựng kế hoạch cụ thể, (3) thiết lập hệ thống thông tin về môi trường hỗ trợ quy trình KTQTMT, (4) thực hiện KTQTMT tích hợp cùng các phương pháp và công cụ khác, (5) xác định

và cân nhắc lợi ích và chi phí khi áp dụng KTQTMT

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 12

12 3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính

Kết quả sau khi tổng hợp các nghiên cứu đi trước, tác giả xác định được 10 nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp như trong bảng tổng hợp 3.1 dưới đây và các thang đo sơ bộ trong Bảng khảo sát dự kiến

Latan và cộng sự 2018

2 (Normative pressure) Áp lực quy chuẩn

Jamil và cộng sự 2015, Shanyong Wang và cộng

sự 2018

3 Áp lực học hỏi (Mimetic pressure) Shanyong Wang và cộng Jamil và cộng sự 2015,

sự 2018

Trang 13

5 Chiến lược môi trường của doanh nghiệp Yusheng Kong và cộng sự Latan và cộng sự 2018,

2022

6

Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh (perceived environmental uncertainty)

Latan và cộng sự 2018, Yusheng Kong và cộng sự

(2022)

7 Vai trò của bộ phận kế toán quản trị Roger 1995, Nguyễn Thị Nga 2017

8 Thành viên của các hiệp hội kế toán Jalaludin 2011

9 Truyền thông nội bộ Jamil và cộng sự 2015, Nguyễn Thị Nga 2017

10 Quy mô, tài chính doanh nghiệp Chang 2007, Avylyn 2020, Nguyễn Thành Tài 2020

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính trong nghiên cứu của mình thông qua việc phỏng vấn 08 chuyên gia, đây là những người có kinh nghiệm, am hiểu về kế toán trong các doanh nghiệp điện hoặc những người có nghiên cứu về KTQTMT, kết quả thảo luận giúp xác định 4 nhóm nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp điện ở Việt Nam với 26 biến quan sát đo lường các nhân tố và 13 biến quan sát để đo lường việc áp dụng KTQTMT như mô hình nghiên cứu và bảng 3.2 Bảng tổng hợp các thang đo dưới đây

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: tác giả

Ngày đăng: 25/07/2024, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w