Ngoài năng lượng tái tạo, các nước đang nỗ lực thay đổi chính sách quốc gia về năng lượng trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng trong
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Khái niệm và sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1.1.1 Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (thường được gọi ngắn gọn là hiệu quả năng lượng) được hiểu đơn giản là những nỗ lực nhằm giảm năng lượng cần thiết cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ Sử dụng hiệu quả năng lượng đã được chứng minh là một chiến lược tiết kiệm và hiệu quả trong việc xây dựng nền kinh tế mà không nhất thiết phải tăng thêm chi phí tiêu thụ năng lượng
Sử dụng tiết kiệm năng lượng là giảm năng lượng tiêu thụ bằng việc áp dụng những giải pháp kỹ thuật và quản lý để giảm tổn thất, lãng phí trong quá trình sử dụng năng lượng
Sử dụng hiệu quả năng lượng là giảm định mức tiêu hao năng lượng bằng việc áp sụng các giải pháp đổi mới công nghệ, sử dụng các thiết bị, phương tiện tiêu thụ ít năng lượng (hiệu suất cao) để giảm năng lượng tiêu thụ với cùng mức sản phẩm đầu ra Sử dụng hiệu quả năng lượng còn được hiểu là lựa chọn nguồn cung năng lượng hợp lý, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là khái niệm có tính tổng hợp và nội hàm của nó được hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu hao năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”
Hình 1.1 Khái niệm Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Như vậy, bản chất của HQNL là giảm tổn thất, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến hiệu suất cao nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng và sử dụng NLTT thay thế năng lượng truyền thống
Một số khái niệm khác được nêu trong Luật số 50/2010/QH12 như sau:
Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích
Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt
Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tổng mức tiêu thụ năng lượng trong một năm quy đổi ra tấn dầu tương đương từ một nghìn tấn (1.000 TOE) trở lên; các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tổng mức tiêu thụ năng lượng trong một năm quy đổi ra tấn dầu tương đương từ năm trăm tấn (500 TOE) trở lên (theo Thông tư số 25/2020/TT-BCT)
Hình 1.2 Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 1.1.2 Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội và các nhu cầu sinh hoạt, văn hoá, nhu cầu đối với năng lượng ngày càng tăng Các nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, chi phí khai thác các nguồn năng lượng hoá thạch tăng cao, khai thác các nguồn NLTT bị giới hạn, chi phí đầu tư lớn, giá thành cao Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá mức đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái, dẫn đến suy thoái môi trường, gia tăng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan
HQNL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và đạt được các mục tiêu khí hậu cũng như phát triển bền vững toàn cầu HQNL tác động trực tiếp đến giảm tiêu thụ NLCC Quá trình khai thác, chế biến vận chuyển từ năng lượng sơ cấp đến năng lượng cuối cùng kèm theo nhiều tổn hao Đối với năng lượng hóa thạch tổn hao này trong khoảng từ 50 đến 90% tùy thuộc dạng năng lượng và công nghệ khai thác, chế biến, vận chuyển Mỗi đơn vị năng lượng cuối cùng giảm được trong hoạt động hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 2 đến gần 3 lần NLSC Chi phí đầu tư khai thác, chế biến và vận chuyển năng lượng giảm, giảm lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường
- Sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được trình bày chi tiết thông qua ba nội dung cơ bản sau:
- Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội và các nhu cầu văn hoá, sinh hoạt khác;
- Các nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống đang cạn kiệt, chi phí đầu tư khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng gia tăng Việc khai thác các nguồn NLTT thay thế năng lượng truyền thống có giới hạn về đất đai, mặt nước, v.v và chi phí đầu tư lớn, giá thành vẫn còn cao;
- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái dẫn đến suy thoái môi trường, làm trái đất nóng lên và gia tăng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với những thay đổi thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo dài, sa mạc hoá, bão lũ, v.v…)
Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả năng lượng tác động trực tiếp tới giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng Do đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại lợi ích đối với quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân hộ sử dụng
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả làm giảm tiêu thụ nguồn NLSC, đồng thời giảm đầu tư vào mức độ khai thác các nguồn năng lượng hoá thạch, giảm phát thải KNK, ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao sức khoẻ và chất lượng đời sống của nhân dân
- Giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí năng lượng, giảm đầu tư vào hệ thống năng lượng cơ sở; tiết kiệm kinh phí chuyển sang đầu tư các dự án nâng cao công suất, cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giúp giảm chi phí, sử dụng năng lượng trực tiếp cho các hộ gia đình, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong cộng đồng
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những yếu tố đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Các yếu tố ảnh hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gốm:
Chính sách năng lượng được xem là yếu tố then chốt trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Chính sách năng lượng sẽ tác động lớn đến việc xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ chi phí đâu tư triển khai
Hiện nay, học tập xu hướng của các quốc gia trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã thông qua Bộ Luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK
& HQ) với mục tiêu hỗ trợ cho các chính sách, biện pháp và thực hành để đảm bảo quá trình cải thiện liên tục trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với tất cả những đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng năng lượng, đặc biệt là các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Tại mục 1, Điều 33 của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiều quả có nêu rõ trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, cụ thể: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; b) Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; c) Chỉ định người quản lý năng lượng theo quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Ba năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc; đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở
❖ Yếu tố về kinh tế
Nền kinh tế của một quốc gia đề cập đến tổng tài sản của quốc gia đó được đo bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) Khi có sự gia tăng GDP hoặc GNP ở một quốc gia, rõ ràng là sẽ có sự mất cân đối trong nhu cầu và cung cấp năng lượng Tăng GDP hoặc GNP có nghĩa là sử dụng nhiều nguyên liệu hơn cho các hoạt động sản xuất
Mặt khác, khi có suy thoái kinh tế, ngành năng lượng nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì lĩnh vực này thâm dụng vốn và liên quan đến kế hoạch dài hạn Trong bất kỳ thời kỳ suy thoái nào, rất nhiều hoạt động kinh doanh bị phá sản và điều này dẫn đến việc thiếu tiền để trả tiền điện Nền kinh tế của một quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như hiện tượng tự nhiên, chính sách của chính phủ và yếu tố xã hội/ cộng đồng
Hình 1.3 Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp của Việt Nam giai đoạn 2010-2019
(Nguồn: Tạp chí Năng lượng Việt Nam)
Trong việc quyết định và áp dụng các cách để cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của việc cung cấp năng lượng, phải có đánh giá toàn diện và định tính về tiềm năng kinh tế của quốc gia/ khu vực đó
❖ Yếu tố nguồn nhân lực
Quản lý và hoạch định nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào Hiện nay, dường như tồn tại nguồn nhân lực dồi dào, nhưng số lượng nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa nhiều Đây là một trong những nguyên nhân chính của sự khó khăn trong việc phát hiện, triển khai các tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Nguồn nhân lực được đào tạo sẽ có thể phát hiện, đề xuất những cải tiến giúp việc Đầu tư vào sản xuất, truyền tải và phân phối một mình sẽ không phát huy hiệu quả trừ khi có đầu tư đồng thời vào nguồn nhân lực và phát triển nghiên cứu
Vì vậy, hiện nay, Việt Nam đã tiến hành đào tạo nhiều cán bộ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng năng lượng
Hiệu quả của đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã giúp giải quyết một số vấn đề ảnh hưởng đến ngành điện ở các nước phát triển Phần lớn các thiết bị hệ thống điện hiện đang được sử dụng ở các nước đang phát triển khác nhau đã lỗi thời và do đó sản lượng của chúng đã giảm đáng kể
Sử dụng công nghệ hiệu quả có tác động lớn đến sự ổn định của nguồn cung cấp điện Duy trì sự ổn định trong việc cung cấp năng lượng và tối ưu hóa các tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến hiệu quả
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng đưa các công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả Ví dụ: Thay thế các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng cho thiết bị chiếu sáng truyền thông (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang…); Lắp đặt biến tần phù hợp điều khiển hoạt động của các động cơ; Thay đổi công nghệ, phương pháp nghiền trong ngành sản xuất Xi măng
Các giải pháp kỹ thuật và quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam và trên thế giới
1.4.1 Các giải pháp kỹ thuật và quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên thế giới a) Sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống
Việc khai thác và sử dụng các nguồn NLTT sẵn có trên thế giới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, v.v… cho phép đa dạng hóa nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch Theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), bất chấp dịch bệnh Covid-19, năm 2020 có hơn 260
GW công suất NLTT được bổ sung trên toàn thế giới, nâng công suất phát điện toàn cầu từ các nguồn tái tạo lên mức 2.799 GW Trong đó thủy điện giữ vị trí dẫn đầu với 1.211 GW, năng lượng mặt trời là 127 GW và điện gió là 111 GW b) Tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ Đầu tư hoàn thiện công nghệ, nâng cao hiệu suất thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng đang được nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh Theo IEA, đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ HQNL ngày càng tăng Chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng tăng lên 4,5 tỷ USD vào năm 2019
Hiệu quả thu được từ đầu tư phát triển công nghệ là rất cao Theo tính toán của Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản (IEEJ), việc sử dụng các công nghệ HQNL tiên tiến sẽ tiết kiệm được 814 tiệu TOE trong nhóm nước OECD, các nước ngoài OECD tiết kiệm được 1.680 triệu TOE và Châu Á giảm được 1.320 triệu TOE Năm 2035 tiêu thụ NLSC sẽ giảm từ 17.517 tiệu TOE xuống 15.023 triệu TOE, giảm được 2.494 triệu TOE (hình 1.4)
Hình 1.4 Tiêu thụ NLSC toàn cầu khi có và không áp dụng công nghệ tiên tiến c) Chuyển đổi số trong hiệu quả năng lượng
Các tòa nhà cao tầng (dân dụng, thương mại, dịch vụ) chiếm gần 1/3 lượng tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên toàn cầu và 55% nhu cầu điện toàn cầu Nhu cầu sử dụng điện trong tòa nhà sẽ tăng gần gấp đôi, từ 11 PWh năm 2014 lên khoảng
20 PWh vào năm 2040 Việc áp dụng công nghệ số (bao gồm cả bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và chiếu sáng thông minh) sẽ giúp cắt giảm khoảng 10% tổng mức sử dụng năng lượng trong các tòa nhà dân cư và thương mại, năng lượng tiết kiệm tích lũy được trong giai đoạn 2019 - 2040 sẽ lên tới 65 PWh
Ngành điện tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu kỹ thuật số nhằm giảm chi phí hệ thống điện trong vận hành và bảo trì; nâng cao hiệu suất nhà máy điện và lưới điện; giảm thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch và ngoài kế hoạch; kéo dài thời gian hoạt động của trang thiết bị;…Tổng kinh phí tiết kiệm được từ các biện pháp kỹ thuật số này khoảng 80 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn
2016 - 2040, hoặc khoảng 5% tổng chi phí phát điện hàng năm, nếu tăng cường triển khai trên quy mô toàn cầu các công nghệ kỹ thuật số sẵn có cho các nhà máy điện và mạng lưới cơ sở hạ tầng
Kỹ thuật số hóa cho phép tích hợp các nguồn NLTT, tạo điều kiện cho lưới điện đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng vào những thời điểm khi có năng lượng mặt trời và gió Theo tính toán của Liên minh châu Âu, việc tăng cường lưu trữ và sử dụng công nghệ số vận hành lưới điện sẽ hạn chế việc cắt giảm năng lượng mặt trời và năng lượng gió từ cắt giảm khoảng 7% xuống còn cắt giảm khoảng 1,6% và giảm phát thải 30 triệu tấn các-bon đi-ô-xít vào năm 2040
Lưới điện thông minh (Smart-Grid) mang lại cho ngành điện và người tiêu dùng những lợi ích to lớn Nhờ khả năng giám sát được sản lượng điện tiêu thụ gần như theo thời gian thực, người sử dụng điện có thể chủ động điều chỉnh hành vi sử dụng để tiết kiệm chi phí (tăng sử dụng giờ thấp điểm và giảm vào giờ cao điểm) Lưới điện thông minh sẽ nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu suất sử dụng điện năng, giảm thiểu chi phí thu thập và quản lý thông tin, giảm nhân công vận hành d) Chính sách hiệu quả năng lượng trên thế giới
Chính sách năng lượng tại Mỹ được xây dựng và hoàn thiện từ năm 2005 với
12 đề mục và nội dung chính: (1) Hiệu quả năng lượng; (2) Năng lượng tái tạo; (3) Dầu khí; (4) Than đá; (5) Năng lượng vùng dân tộc thiểu số; (6) Các vấn đề hạt nhân và an ninh; (7) Phương tiện và nhiên liệu động cơ, kể cả Ê-ta-non; (8) Hy-đrô; (9) Điện; (10) Ưu đãi thuế năng lượng; (11) Năng lượng thủy điện và địa nhiệt; (12) Biến đổi khí hậu Trong đó, hiệu quả sử dụng năng lượng được đưa lên hàng đầu Để HQNL đạt mức tối ưu, tránh lãng phí từ khâu khai thác, chế biến đến tiêu thụ năng lượng cuối cùng, các tiêu chuẩn và quy định về hiệu suất thiết bị tiêu thụ năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng được xây dựng và ban hành, như: các tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, quy trình kiểm định tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình, tòa nhà, khu công nghiệp Đồng thời, có chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển dịch vụ sản xuất tiên tiến trong các ngành công nghiệp, giảm lãng phí năng lượng trong vận hành
Chính sách năng lượng tại Trung Quốc có vai trò rất quan trọng do Trung Quốc hiện đang là nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, dẫn đầu thế giới về NLTT và triển khai nhiều hoạt động để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng Các luật, chính sách liên quan đến tiêu dùng năng lượng bền vững đã được quan tâm và phát triển từ những năm cuối thế kỷ XX: Luật về sử dụng điện với mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện, bảo vệ các quyền hợp pháp và lợi ích của các nhà đầu tư, nhà khai thác và khách hàng, đảm bảo việc vận hành an toàn và hiệu quả nguồn điện (năm 1996); Luật bảo tồn năng lượng năm
1998 thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong tất cả các lĩnh vực xã hội, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, bảo vệ và thúc đẩy cải thiện môi trường, thúc đẩy toàn diện kinh tế và xã hội cân bằng, bền vững Cuối năm 2006, Trung Quốc đã mở rộng và phát triển các luật về NLTT nhằm thúc đẩy tăng cường sử dụng NLTT, đa dạng nguồn cung cấp năng lượng, cải thiện cấu trúc năng lượng quốc gia, tiến tới phát triển năng lượng bền vững
Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng các chính sách về giá năng lượng nhằm hỗ trợ phát triển các dạng năng lượng sạch, hiệu quả; giảm tỷ trọng của các năng lượng hóa thạch như than, dầu khí bằng các chính sách về thuế và điều tiết giá cả; khuyến khích các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua lượng các-bon được giảm thiểu
Liên minh châu Âu EU đã ký thỏa thuận xanh với mục tiêu biến Châu Âu thành lục địa không phát thải đầu tiên vào năm 2050 Liên minh năng lượng là công cụ chính sách chính để thực hiện sự chuyển đổi này, nhằm mục đích mang lại năng lượng an toàn, bền vững, cạnh tranh và giá cả hợp lý cho tất cả người tiêu dùng EU từ các hộ gia đình đến doanh nghiệp
Quản lý năng lượng trong tòa nhà và xây dựng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà
1.5.1 Quản lý năng lượng trong tòa nhà là gì
Năng lượng trong tòa nhà là tổng hợp các năng lượng dùng để vận hành những hoạt động của bất động sản này Nguồn năng lượng này được phát sinh dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng và chủ tòa nhà
Quản lý năng lượng trong tòa nhà là công việc giám sát, kiểm tra và điều khiển các năng lượng được sử dụng Quá trình quản lý này sẽ giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm và tối ưu hóa nguồn năng lượng trong tòa nhà Bên cạnh đó, quản lý năng lượng còn giúp cho các hoạt động trong tòa nhà được ra bình thường và hiệu quả hơn
1.5.2 Xây dựng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà a) Đo lường năng lượng tiêu thụ và thu thập dữ liệu
Thực hiện khảo sát, thu thập các số liệu về tiêu thụ năng lượng Tiến hành phân tích các dữ liệu và nguồn năng lượng thực tế khi xây dựng quy trình quản lý toà nhà Sau đó, hãy tiến hành nghiên cứu những dữ kiện này để tìm ra hướng cải thiện, khắc phục việc quản lý, sử dụng nguồn năng lượng tòa nhà b) Nhận diện và điều chỉnh các vấn đề lãng phí năng lượng
Nhận dạng các thủ tục quản lý năng lượng cần được cải thiện, xác định các tiềm năng tiết kiệm năng lượng sau:
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống điều hòa không khí;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống chiếu sáng;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống bơm;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống thang máy;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống thông gió;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống kết cấu vỏ bọc tòa nhà;
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng;
Tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, xác định các chi phí đầu tư
Những nội dung cơ bản ở chương 1 có thể khái quát một số điểm như sau:
- Trình bày tổng quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: Khái niệm, sự cần thiết, lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Các giải pháp kỹ thuật và quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới: Phân tích, đánh giá hiện trạng về hiệu quả năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam; Từ đó, các giải pháp kỹ thuật quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới theo từng lĩnh vực, phân ngành và hệ thống tiêu thụ năng lượng
Những nội dung nghiên cứu trên sẽ làm căn cứ để nhận thức được tầm quan trọng cũng như cách thực thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ đó là cơ sở để thực hiện việc đánh giá hiện trạng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại Tòa nhà trụ sở EVN.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA TÒA NHÀ TRỤ SỞ EVN
Giới thiệu tổng quan về Tòa nhà trụ sở EVN
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ
Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu nhà nước
Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-
CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ-
2.1.2 Vị trí địa lý, đặc điểm cấu trúc, tiện ích a) Vị trí địa lý, kết cấu cơ sở hạ tầng:
Hình 2.2 Ví trí địa lý Tòa nhà trụ sở EVN
Tòa nhà Trụ sở EVN có địa chỉ tại số 11 Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, một vị trí vô cùng thuận lợi, không gian thoáng đãng hướng nhìn từ 4 phía, cách Hồ Tây 1 km về phía Đông và cách Trung tâm chính trị Ba Đình 2 km về phía Tây b) Quy mô
- Tòa nhà Trụ sở EVN được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích xây dựng là 15.055 m2 Trong đó diện tích xây dựng là 4.216m 2
- Tòa nhà có 3 tầng hầm, khối đế cao 5 tầng, có 2 tòa tháp: tháp A (33 tầng) và tháp B (29 tầng);
- Tổng diện tích sàn (không kể tầng hầm) : 73.022 m 2 ;
- Diện tích thực tế văn phòng làm việc và cho thuê :45 621 m 2
- Diện tích cho thuê mặt bằng tòa Tòa nhà Trụ sở EVN linh hoạt theo nhu cầu;
- Có giá cho thuê dao động từ 21-23$/m 2 /tháng tùy từng tầng, từng diện tích thuê cụ thể c) Tiện ích:
- Hệ thống thang máy: Được trang bị 16 thang máy Mitsubishi với tốc độ cao 4m/s;
- Sử dụng hệ thống sàn nâng cho khu vực văn phòng, phòng họp, hội nghị, trang thiết bị hiện đại với các cabin dịch các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới Hệ thống mạng internet cáp quang tốc độ cao và các dịch vụ tiện ích khác đều đươc tòa nhà sử dụng;
- Hệ thống điều hoà không khí thông gió, hệ thống phòng chữa cháy hoạt động tự động đạt tiêu chuẩn an toàn Hệ thống điện sử dụng và chiếu sáng đều là các hệ thống tự động kết nối với hệ thống quản lý tòa nhà (BMS);
- An ninh: Sử dụng hệ thống camera quan sát tại khu vực công cộng và ghi hình kỹ thuật số cùng thẻ từ hiện đại (card reader) giúp bảo mật và anh ninh tối đa cho các văn phòng làm việc tại tòa nhà
2.1.3 Tình hình tiêu thụ năng lượng của Tòa nhà trụ sở EVN
Chi phí sử dụng điện năng của Tòa nhà trụ sở EVN được tính theo biểu giá tính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN với cách tính theo khung giờ sử dụng Dưới đây là biểu giá điện áp dụng cho Tòa nhà trụ sở EVN trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.1 Biểu giá bán buôn điện áp dụng cho tòa nhà
STT Khung giờ Giá bán điện
Giá điện trung bình (VNĐ/kWh)
Tỷ lệ tăng giá hàng năm (%) Biểu giá điện năm 2019
Dưới đây tổng tiêu thụ điện theo biểu giá của khách hàng tháp A và B trong 3 năm (2019, 2020 và 2021):
Bảng 2.2 Tổng tiêu thụ điện theo biểu giá của khách hàng tháp A và B năm 2019
Bình thường Cao điểm Thấp điểm Tổng
Tiêu thụ (kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
(kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
Bảng 2.3 Tổng tiêu thụ điện theo biểu giá của khách hàng tháp A và B năm 2020
Bình thường Cao điểm Thấp điểm Tổng
Tiêu thụ (kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
(kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
Bảng 2.4 Tổng tiêu thụ điện theo biểu giá của khách hàng tháp A và B năm 2021
Bình thường Cao điểm Thấp điểm Tổng
(kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
(kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
(kWh) Giá trị (VNĐ) Tiêu thụ
- Năm 2020 chỉ số tiêu thụ điện có tăng so với năm 2019 nguyên nhân do thời điểm này có thêm khách hàng đến thuê dịch vụ văn phòng tại đây Năm 2021 nhu cầu sử dụng năng lượng điện có tăng, tuy nhiên không đáng kể, trong năm 2021 tổng năng lượng điện tiêu thụ tăng xấp xỉ 3,1% so với năm 2020;
- Lượng tiêu thụ điện năng của tòa nhà chủ yếu tập trung vào các tháng nắng nóng trong năm (từ tháng 5 – tháng 10) chiếm trên 50% tổng điện tiêu thụ trên cả năm
- Giai đoạn 2019 – 2021, khách hàng tháp A và B có tỷ lệ tiêu thụ năng lượng chính vào khung giờ bình thường do tòa nhà hoạt động vào giờ hành chính là chủ yếu Lượng điện tiêu thụ chủ yếu vào các khung giờ bình thường khi chiếm trung bình 60% Lượng điện được tiêu thụ trong khung giờ cao điểm chiếm trung bình khoảng 22%, và trong khung giờ thấp điểm lượng điện tiêu thụ trong thời gian này xấp xỉ khoảng 18%
- Do đặc thù hoạt động của của khách hàng tháp A và B nên có thể thấy lượng điện tiêu thụ các khung giờ trong 3 năm (năm 2019, 2020 và 2021) có sự thay đổi không lớn.
Khảo sát, thu thập dữ liệu về thực trạng sử dụng năng lượng trong Tòa nhà trụ sở
2.2.1 Hệ thống điều hòa không khí
Hiện tại, hệ thống điều hòa không khí của Tòa nhà EVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng điện năng tiêu thụ
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm của tòa nhà gồm các thành phần chính sau đây:
- 4 chiller li tâm biến tần đồng bộ giải nhiệt nước hãng Carrier mỗi một chiller có công suất lạnh định mức là 800 ton tương đương với 2.815 kW lạnh, tổng công suất lạnh cho cả 4 máy là 11.260 kW
- Hệ thống bơm bao gồm:
Bảng 2.5 Danh sách các cụm bơm của hệ thống điều hòa
STT Tên thiết bị Số lượng
Công suất định mức (kW)
Giờ làm việc (Giờ) Ghi chú
5 Bơm nước giải nhiệt 5 75 8 Đã lắp biến tần
Hệ thống bơm thứ cấp được kết nối chung vào một ống góp nên có thể chạy song song và hỗ trợ cho nhau trong việc cấp nước lạnh tới toàn bộ các AHU của cả tòa nhà
- Hệ thống AHU bao gồm:
STT Tên thiết bị Số lượng
(bộ) Hãng sản xuất Công suất Khu vực sử dụng
1 Giàn trao đổi nhiệt AHU-1 1 Carrier 15 HP
Phục vụ cho sảnh và các phòng của toàn bộ khối đế từ tầng 1 đến tầng 5
2 Giàn trao đổi nhiệt AHU-2 1 Carrier 25 HP
3 Giàn trao đổi nhiệt AHU-3 1 Carrier 15 HP
4 Giàn trao đổi nhiệt AHU-4 1 Carrier 20 HP
5 Giàn trao đổi nhiệt AHU-5 1 Carrier 15 HP
6 Giàn trao đổi nhiệt AHU-6 1 Carrier 20 HP
7 Giàn trao đổi 2 Carrier 15 HP
STT Tên thiết bị Số lượng
(bộ) Hãng sản xuất Công suất Khu vực sử dụng nhiệt AHU-7 (11,5 kW)
8 Giàn trao đổi nhiệt AHU-7* 1 Carrier
9 Giàn trao đổi nhiệt AHU-8 28 Carrier
Phục vụ tháp A từ tầng 6 đến tầng 33 cho cả văn phòng và hành lang
10 Giàn trao đổi nhiệt AHU-9 25 Carrier
Phục vụ tháp B từ tầng 5 đến tầng 29 cho cả văn phòng và hành lang
- AHU-8 phục vụ cho tháp A đã được trang bị biến tần;
- AHU-9 phục vụ cho tháp B đã được trang bị biến tần;
- Các AHU còn lại phục vụ cho khối đế không lắp biến tần;
Hệ thống tháp giải nhiệt gồm 4 tháp mỗi tháp gồm 4 quạt giải nhiệt mỗi quạt có công suất là 5,5 kW
Hình 2.3 Hệ thống chiller Hình 2.4 Hệ thống bơm
Hinh 2.5 Hệ thống AHU Hình 2.6 Hệ thống tháp giải nhiệt Chế độ vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm:
Hiện tại hệ thống chia làm 4 tổ mỗi tổ bao gồm 1 chiller, 1 bơm sơ cấp, 3 bơm thứ cấp, 1 bơm giải nhiệt, 1 tháp giải nhiệt, các dàn lạnh AHU phục vụ nhu cầu cho từng cấp tải Tùy theo tải của từng ngày mà kĩ thuật tòa nhà vận hành một tổ hoặc nhiều tổ máy Ngoài ra hệ thống bơm được kết nối chung vào một ống góp nên có thể chạy song song và hỗ trợ cho nhau
Hệ thống điều hòa không khí được điều khiển giám sát bằng phần mềm quản lý tòa nhà thông minh BMS
Hình 2.7 Hệ thống điều khiển giám sát bằng phần mềm BMS
Ngoài ra, tòa nhà sử dụng một số điều hòa cục bộ với công suất nhỏ sử dụng một phần điện năng không đáng kể:
Bảng 2.7 Danh sách điều hòa cục bộ và FCU
STT Tên thiết bị Số lượng
(Cái) Hãng sản xuất Công suất
1 Máy lạnh 2 cục PAC-1 2 Carrier 2
Phục vụ cho phòng điện
2 Máy lạnh 2 cục PAC-2 1 Carrier 2
3 Máy lạnh 2 cục PAC-3 2 Carrier 2
4 Máy lạnh 2 cục PAC-4 2 Carrier 2 x 6,5
5 Máy lạnh 2 cục PAC-5 1 Carrier 2 x 6,5
6 Máy lạnh 2 cục PAC-6 1 Carrier 10
7 Máy lạnh 2 cục PAC-7 1 Carrier 5,5
8 Bộ xử lý không khí
FCU-1 7 Carrier 0,9 Phục vụ cho tháp
9 Bộ xử lý không khí
10 Bộ xử lý không khí
11 Bộ xử lý không khí
12 Bộ xử lý không khí
13 Bộ xử lý không khí
14 Bộ xử lý không khí
Tập đoàn Điện lực Việt Nam sử dụng nước từ nguồn nước sạch sinh hoạt của thành phố Nước được bơm tới bồn chứa điều khiển bằng van phao sau đó được đưa đi cung cấp cho cả toà nhà Ngoài ra, toà nhà còn sử dụng bơm cho những mục đích khác, gồm: Bơm PCCC, bơm nước thải, bơm tưới cây tự động,…
Bảng 2.8 Thông số hệ thống bơm
STT Tên thiết bị Vị trí
Thời gian làm việc (giờ/ngày)
1 Bơm PCCC Phòng bơm 4 7,5 Ít sử dụng
2 Bơm điện màng ngăn cháy Phòng bơm 1 75
3 Bơm điện PCCC Phòng bơm 1 185
4 Bơm cấp nước tháp A Phòng bơm 2 90 4
5 Bơm cấp nước tháp B Phòng bơm 2 75 4
6 Bơm nước thải Tầng hầm 3 12 15 -
7 Bơm tưới cây tự động Tầng hầm 3 1 15 0,5
Hệ thống bơm nước được sử dụng phục vụ cán bộ công nhân viên, cũng như khách hàng, khu vực vệ sinh, nhà bếp,…
Hệ thống chiếu sáng là một trong các hệ thống tiêu thụ điện năng tại tòa nhà Tại các khu vực chung và khu vực riêng của 2 tòa tháp A và tháp B đang sử dụng số lượng lớn bóng đèn với mục đích đảm bảo chiếu sáng cho từng khu vực khác nhau như hầm để xe, sảnh tiếp khách, phòng làm việc, nhà ăn… cụ thể:
- Hầm để xe: Sử dụng đèn huỳnh quang T8 (36W – 1,2m);
- Sảnh tiếp khách: Sử dụng đèn Compact PCL;
- Nhà ăn tầng 5: Sử dụng LED Downlight;
- Phòng làm việc tại tháp A: Tầng 21 đến tầng 33 sử dụng bóng Tuýp LED T8 (1,2m);
- Phòng làm việc tại tháp B: Tầng 20 đến tầng 29 sử dụng bóng Tuýp LED T8 (1,2m)
STT Khu vực Hình ảnh
LV(máy cắt trạm biến áp)
STT Khu vực Hình ảnh
Hình 2.8 Một số thiết bị chiếu sáng được sử dụng tại các khu vực của Tòa nhà
Dưới đây là bảng thống kê hệ thống chiếu sáng của Tòa nhà EVN:
Bảng 2.9 Danh sách số lượng thiết bị chiếu sáng tại Tòa nhà EVN
TT Loại đèn sử dụng
Số giờ sử dụng bình quân (Giờ/ngày)
T8 1,2m 14.312 36 8 Hầm để xe, khu vực hành lang tại các tầng, nhà vệ sinh, nhà ăn
16 8 Tại các tầng, nhà vệ sinh, nhà ăn
Khu vực sảnh tiếp khách tầng 1, thang
4 Đèn Tuýp LED T8 1,2m 3192 18 8 Khu vực hành lang và văn phòng làm việc
5 Đèn LED Panel 300×1200 26 36 8 Văn phòng làm việc
Hiện tại, Tòa nhà EVN đang sử dụng tất cả 16 thang máy, trong đó gồm: 2 thang hàng hoá, 1 thang phục vụ cho bếp tháp A, còn lại là thang máy dành cho cán bộ nhân viên và khách hàng
Hình 2.9 Hệ thống thang máy
Dưới đây là thông số hệ thống thang máy tại Tòa nhà trụ sở EVN:
Bảng 2.10 Thông số hệ thống thang máy
TT Tên thiết bị Vị trí Mục đích
Thời gian làm việc (giờ/ngày)
Vị trí làm việc (tầng)
2 Thang máy P7 Tháp A Thang hàng 1 30 8 33
Thang hàng bếp A 1 3,7 Ít sử dụng 1 – 5
Tòa nhà EVN đang sử dụng hệ thống quạt với các mức công suất khác nhau để phục vụ cho thông gió và hút mùi tại các tầng của toàn nhà
Hình 2.10 Quạt hút tầng hầm 1 (7,5kW)
Sau đây là thông tin về hệ thống quạt mà nhóm đã thu thập được trong quá trình khảo sát, đánh giá:
Bảng 2.11 Thống kê hệ thống quạt của Tòa nhà
STT Tên thiết bị Khu vực Số lượng
Thời gian làm việc (giờ/ngày)
STT Tên thiết bị Khu vực Số lượng
Thời gian làm việc (giờ/ngày)
12 Quạt F12 Xung quanh toà nhà 85 0,12 8
14 Quạt FFE-06.1 Hầm B2 9 15 Quạt hút khói
2.2.6 Hệ thống quản lý năng lượng
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý sử dụng năng lượng tại Tòa nhà trụ sở EVN như sau:
Bảng 2.12 Mức độ quản lý năng lượng của công ty theo EMM
TT Các tiêu chí của HT QLNL Đánh giá
Hình 2.11 Đồ thị đánh giá thực trạng quản lý năng lượng theo EMM
Nhìn chung hiện trạng quản lý năng lượng của Tòa nhà trụ sở EVN đạt mức trung bình, điều này cho thấy còn tiềm năng cải thiện hệ thống quản lý năng lượng nhằm đưa đến hiệu quả sử dụng năng lượng cho công, giảm bớt chi phí năng lượng cho vận hành
Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tòa nhà đã được quan tâm thực hiện theo quy định của tập đoàn và các quy định của Bộ Công thương Hiện tại công ty chưa có chính sách năng lượng, mới chỉ có đề cập chung ở các chính sách về bảo trì, bảo dưỡng
Chính sách năng lượng là vấn đề hết sức quan trọng mang tính định hướng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống quản lý năng lượng Do đó mức độ chấp nhận được đối với chính sách năng lượng hiện tại của công là 1 Trong quá trình thiết lập lại hệ thống QLNL cần kịp thời xây dựng một chính sách năng lượng cụ thể rõ ràng, bằng văn bản và có cam kết của lãnh đạo để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống này
B Cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng
- Hiện tại Tòa nhà trụ sở EVN chưa có cán bộ được đào tạo Người QLNL
- Chưa có đại diện lãnh đạo – người có vai trò quyết định trong việc định hướng và hỗ trợ cao nhất cho việc QLNL tại công ty dẫn đến hoạt động QLNL thiếu tính đồng bộ và gặp nhiều khó khăn về vấn đề nguồn lực
- Chưa có cầu nối đến toàn bộ nhân viên thông qua đại diện từ các phòng ban, gây khó khăn cản trở những nỗ lực tổng thể cho bất kỳ hoạt động tiết kiệm năng lượng nào
Vì vậy, mức độ hiện tại về mặt tổ chức QLNL tại công ty là 2, nên trong quá trình triển khai hệ thống QLNL cần tiến hành xây dựng ban QLNL căn cứ năng lực hiện tại đồng thời bổ sung vai trò của đại diện lãnh đạo, nhóm QLNL
C Tạo động lực và thúc đẩy Để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, Tòa nhà trụ sở EVN đã ban hành quy định vận hành hệ thống lò hơi, hệ thống điều hòa không khí, máy giặt, trạm điện, bơm Tòa nhà trụ sở EVN có cơ chế giám sát và các biện pháp thúc đẩy thực hiện các quy định này Do đó mức độ hiện tại trong vấn đề tạo động lực và thúc đẩy tại Tòa nhà trụ sở EVN đang ở mức 1 Đây vẫn là mức trung bình và cần được đẩy mạnh thông qua việc thiết lập các biện pháp mang tính thường xuyên hơn Tòa nhà trụ sở EVN cần xây dựng các kênh thông tin về quản lý năng lượng giữa các đơn vị
D Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo
Hiện tại, Tòa nhà trụ sở EVN đã quan tâm tới vấn đề đo lường giàm sát, đặc biệt ở hệ thống HVAC đã có hệ thống đo đạc giám sát, nhiệt độ tại các chiller Hệ thống điện có hệ thống đồng hồ đo cho từng trạm biến áp Do đó hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo đang ở mức 3
Khảo sát, đánh giá hiện trạng của kết cấu vỏ bọc tòa nhà
Vị trí Tòa nhà trụ sở EVN
Tòa nhà trụ sở EVN có địa chỉ tại số 11 Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, một vị trí vô cùng thuận lợi, không gian thoáng đãng hướng nhìn từ 4 phía, cách Hồ Tây 2 km về phía Đông và cách Trung tâm chính trị Ba Đình 2 km về phía Tây Bên cạnh đó, Tòa nhà trụ sở EVN gần với đường vành đai Yên Phụ nên không bị ùn tắc các phương tiện như các tuyến phố khác của Hà Nội Đặc điểm
- Tòa nhà trụ sở EVN được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích xây dựng là 15.055 m2 Trong đó diện tích xây dựng là 4.216m2
- Tòa nhà có 3 tầng hầm, khối đế cao 5 tầng, có 2 tòa tháp một tháp 33 tầng (Tháp A), và Tháp B 29 tầng
- Tổng diện tích sàn (không kể tầng hầm): 73.022 m2
- Diện tích thực tế văn phòng làm việc và cho thuê :45 621 m2
- Diện tích cho thuê linh hoạt theo nhu cầu từ 50-75-150-220… m2
- Tòa nhà trụ sở EVN có giá cho thuê dao động từ 21-23$/m2/tháng tùy từng tầng, từng diện tích thuê cụ thể
- Hệ thống thang máy: Được trang bị 16 thang máy Mitsubishi với tốc độ cao 4m/s trong đó có 12 thang máy chở khách từ tầng hầm thứ 3 lên tới tầng 33 và tầng
29, có riêng 2 thang máy chở khách hoạt động cho khu vực khối đế từ tầng 1 lên tới tầng 4, và 2 thang vận chuyên chở thiết bị máy móc nặng lên các tầng, văn phòng trên của Tòa nhà
- Tòa nhà trụ sở EVN sử dụng hệ thống sàn nâng cho khu vực văn phòng, phòng họp, hội nghị (có kết nối trực tuyến theo nhu cầu của khách thuê), trang thiết bị hiện đại với các cabin dịch các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới Hệ thống mạng internet cáp quang tốc độ cao và các dịch vụ tiện ích khác đều đươc Tòa nhà sử dụng
Hình 2.14 Văn phòng làm việc
- Tại các tầng 3, 4 có nhiều phòng họp đạt tiêu chuẩn quốc tế về trang bị nội thất, thiết bị âm thanh hình ảnh hiện đại, đặc biệt là chức năng họp truyền hình trực tiếp hội nghị (họp dạng cầu truyền hình) có thể liên lạc các cuộc hội họp trong nước cũng như quốc tế, tiết kiệm lớn cho chi phí đi lại và cư trú cho các đơn vị và doanh nghiệp từ nhiều nơi khác tham dự cuộc họp Đặc biệt, hội trường với sức chứa 400 chỗ ngồi với chức năng dịch đồng thời được 5 ngôn ngữ trong cùng một lúc để phục vụ họp quốc tế đa phương
- Tầng 5 được thiết kế là khu vực nhà ăn phục vụ ăn trưa và dịch vụ giải khát để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người làm việc trong toà nhà, nhân viên có thể nghỉ ngơi ăn trưa tiếp khách vô cùng thuận tiện không mất thời gian chi phí đi lại
- Hệ thống điều hoà không khí thông gió, hệ thống phòng chữa cháy của Tòa nhà trụ sở EVN hoạt động tự động đạt tiêu chuẩn an toàn, hệ thống điện sử dụng và chiếu sáng đều là các hệ thống tự động kết nối với hệ thống quản lý tà nhà (BMS)
- Anh ninh: Sử dụng hệ thống camera quan sát tại khu vực công cộng và ghi hình kỹ thuật số cùng thẻ từ hiện đại (card reader) giúp bảo mật và anh ninh tối đa cho các văn phòng làm việc tại tòa nhà
- Tầng mái Tòa nhà trụ sở EVN có bố trí đài quan sát với độ cao 147m so với mặt đất có thể nhìn toàn cảnh thành phố và các khu vực lân cận xung qaunh phục vụ nhu cầu thăm quan của khách hàng, tạo không gian mát mẻ, thoáng đang giúp mọi người thư giãn giúp giảm bớt sự stress trong công việc
- Tòa nhà trụ sở EVN sử dụng hệ thống vách và các cửa kính cách âm, dán phim cách nhiệt cho hệ thống vách kính hướng Tây cách nhiệt giảm độ bức xạ phía ngoài Tòa nhà nhằm giảm lượng nhiệt tác động vào tòa nhà, nhất là vào mùa hè sẽ tạo điều kiện làm việc tối ưu cho người sử dụng Đảm bảo sức khỏe cho nhân viên nhất là trong những ngày nắng nóng
Bảng 2.13 Các hệ số của kính phụ thuộc vào bức xạ mặt trời
Tia UV(%) Visible(%) Infrared(%) SHGC(giá trị từ 0-1)
- UV(%): Tia UV đi qua cửa kính;
- Visible(%, VLT): Độ xuyên sáng lọt qua cửa kính;
- Infrared(%, IR): Tia hồng ngoại đi qua cửa kính;
- SHGC: Hệ số hấp thụ nhiệt( Có giá trị từ 0-1, SHGC càng nhỏ thì hiệu quả tiết kiệm năng lượng càng cao)
Hướng Tây của tòa nhà đã được dán phim làm triệt tiêu tia UV và giảm phần trăm các chỉ số bức xạ khác so với các bên không được dán là rất tốt
Còn lại các hướng khác của tòa nhà cũng chịu ảnh hưởng của nắng chưa được dán phim cách nhiệt do đó chưa đạt được những tiêu chuẩn cơ bản trong bộ QCVN 09:2017/BXD.
Tổng hợp, phân tích đánh giá về những tồn tại trong sử dụng năng lượng tại Tòa nhà trụ sở EVN
- Năng lượng sử dụng chủ yếu tại Tòa nhà trụ sở EVN: Điện năng, DO; trong đó: Điện năng chiếm 98 % trong tổng năng lượng tiêu thụ
- Sản lượng tiêu thụ năng lượng nói chung, điện năng nói riêng phụ thuộc lượng khách phục vụ và nhiệt độ môi trường
- Năng lượng tiêu thụ chính tại Tòa nhà trụ sở EVN là điện năng và nhiệt năng Trong đó, phần lớn chủ yếu là điện năng (Chiếm 98% trong tổng năng lượng tiêu thụ của Tòa nhà trụ sở EVN) Các hệ thống tiêu thụ điện năng chính của Tòa nhà trụ sở EVN: Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống bơm, hệ thống chiếu sáng… Trong đó, điện năng tiêu thụ của hệ thống điều hòa không khí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng điện năng tiêu thụ của Tòa nhà trụ sở EVN
- Ngoài các hệ thống chính tiêu thụ năng lượng chính như: Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống động cơ, chiếu sáng… Tại Tòa nhà trụ sở EVN còn có một số hệ thống tiêu thụ năng lượng như: Hệ thống thang máy, thiết bị phòng họp, khu vực công cộng… Tuy nhiên, tỷ trọng năng lượng tiêu thụ của phần hệ thống này không đáng kể
- Về hệ thống quản lý năng lượng: Hiện tại, Tòa nhà trụ sở EVN đã thành lập ban quản lý năng lượng với đội ngũ, chính sách năng lượng Tuy nhiện, về đội ngũ vẫn chưa chuyện môn sâu về vận hành hệ thống quản lý năng lượng một cách hiệu quả; Chính sách năng lượng tại Tòa nhà trụ sở EVN chưa thể hiện dựa thực trạng hiện tại của Tòa nhà trụ sở EVN, mang tính chất chung chung
Những nội dung cơ bản ở chương 1 có thể khái quát một số điểm như sau:
1 Giới thiệu tổng quan về Tòa nhà trụ sở EVN;
2 Trình bày hiện trạng các hệ thống cung cấp, tiêu thụ năng lượng tại Tòa nhà trụ sở EVN Từ đó đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Tòa nhà trụ sở EVN.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TÒA NHÀ TRỤ SỞ EVN
Tiềm năng và cơ hội tiết kiệm năng lượng trong Tòa nhà trụ sở EVN
3.1.1 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng hệ thống chiếu sáng Điều kiện khảo sát, đo kiểm:
- Pham vị khảo sát: Các khu vực sử dụng thiết bị chiếu sáng;
- Thời gian: Tại thời điểm đo kiểm, các hệ thống chiếu sáng vẫn hoạt động bình thường
- Thiết bị đo kiểm: HIOKI 3423
- Thông số đo: Đo kiểm độ rọi tại vị trí, khu vực lựa chọn bằng thiết bị đo kiểm hệ thống chiếu sáng Lux kế Điều kiện tham chiếu:
- Tham khảo quy chuẩn độ rọi duy trì tối thiểu cho các khu vực làm việc QCVN 22:2016/BYT
- Tham khảo đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả QCVN 09:2017/BXD
- Nguyên lý ECGÔNÔMI thị giác chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong nhà TCVN 7114:2008
Bảng 3.1 Bảng các chỉ tiêu độ rọi theo TCVN 7114:2008, hạn chế chói lóa và chất lượng màu sắc cho các phòng (khu vực) làm việc và các hoạt động
Khu vực Em (lux) URGL Ra
1 Khu vực chung trong nhà
Khu vực lưu thông và hành lang 100 28 40
Phòng thư báo, bảng điện 500 19 80
Khu vực đóng gói hàng gửi đi 300 25 60
Khu vực Em (lux) URGL Ra
Phòng hồ sơ, photocopy, khu vực đi lại… 300 19 80 Các phòng làm việc chung, đánh máy, đọc, viết, xử lý dữ liệu 500 19 80
Phòng đồ họa, thiết kế 750 16 80
2 Nơi để xe công cộng (trong nhà) Đường dốc ra/vào (ban ngày) 300 25 40 Đường dốc ra/vào (ban đêm) 75 25 40 Đường lưu thông 75 25 40
Bảng 3.2 So sánh giữa kết quả đo thực tế và TCVN 7114:2008 tại tháp A
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
Phòng hạ thế Giữa phòng 360 100 Thừa sáng
Các vị trí khác 96 100 Thiếu sáng
Vị trí tại các cột đỗ xe 111-156 75 Đạt tiêu chuẩn
300 Thừa sáng Khu vực có ánh sáng tự nhiên
Sảnh thang máy B1 - tháp B 136 100 Đạt tiêu chuẩn Sảnh thang máy B1 - tháp A 123,5 100 Đạt tiêu chuẩn
Vị trí tại các cột đỗ xe 50-134 75 Đạt tiêu chuẩn
Sảnh thang máy B2 - tháp B 231 100 Thừa sáng
Sảnh thang máy B2 - tháp A 215 100 Thừa sáng
Vị trí tại các cột đỗ xe 36-61 75 Thiếu sáng
Sảnh thang máy B3 - tháp B 153 100 Đạt tiêu chuẩn Sảnh thang máy B3 - tháp A 132 100 Đạt tiêu chuẩn
Dãy ghế ngồi cạnh phòng truyền thống 137 100 Đạt tiêu chuẩn
Gần WC 113 100 Đạt tiêu chuẩn
Cạnh thang máy buồng kính 167 100 Đạt tiêu chuẩn
2 Văn phòng làm việc Quầy tiếp tân 134 300 Thiếu sáng
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
3 Các phòng họp và hội trường, Ban quản lý Dự án điện 2
Quầy tiếp tân 166 300 Thiếu sáng
Hành lang 88 100 Thiếu sáng Có ánh sáng tự nhiên
Hội trường (400 chỗ), phòng họp và văn phòng, Ban Quản lý đự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ
Hành lang 138 100 Đạt tiêu chuẩn Có ánh sáng tự nhiên
Nhà vệ sinh 129 200 Thiếu sáng
Sảnh hành lang 82 100 Thiếu sáng
5 Bếp ăn và khu vực ăn uống
Trung tâm điều độ hệ thống điện
Hành lang 132 Có ánh sáng tự nhiên
Vị trí làm việc 573 500 Đạt tiêu chuẩn
Vị trí làm việc 426 500 Thiếu sáng
8 Trung tâm điều độ hệ thống điện
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
Hành lang 118 Đạt tiêu chuẩn Có ánh sáng tự nhiên
Vị trí làm việc 623 500 Thừa sáng
Vị trí làm việc 512 500 Đạt tiêu chuẩn
Hành lang 132 Đạt tiêu chuẩn Có ánh sáng tự nhiên
Công ty mua bán điện
Sảnh thang máy 143 100 Đạt tiêu chuẩn
Bồn rửa tay 422 200 Thừa sáng
Vị trí trong phòng làm việc khuất đèn 102 500 Thiếu sáng
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
Bồn rửa tay 246 200 Thừa sáng
Vị trí trong phòng làm việc khuất đèn 42,1 500 Thiếu sáng
15 Trung tâm thông tin điện lực
Bồn rửa tay 513 200 Thừa sáng
Vị trí trong phòng làm việc khuất đèn 68 200 Thiếu sáng
Công ty viễn thông điện lực và công nghệ thông tin (EVNICT)
Vị trí phòng làm việc 723 500 Thừa sáng
Vị trí phòng làm việc 614 500 Thừa sáng
19 Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Quầy tiếp tân 301 300 Đạt tiêu chuẩn
Hành lang 418 Có ánh sáng tự nhiên
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
Hành lang 252 Có ánh sáng tự nhiên
21 Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban kế hoạch, Văn phòng tập đoàn)
Hành lang 210 Có ánh sáng tự nhiên
Vị trí phòng làm việc 671 500 Thừa sáng
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Phó
Bí thư thường trực Đảng ủy, Công đoàn Điện lực Việt Nam)
Hành lang 192 Có ánh sáng tự nhiên
Giữa phòng làm việc 1249 500 Thừa sáng
Bàn làm việc 942 500 Thừa sáng
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Tổ chức & Nhân sự, Ban An toàn,
Hành lang 187 Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Kinh doanh, Ban Thị trường điện,
Hành lang 165 Có ánh sáng tự nhiên
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Kỹ thuật - Sản xuất, Ban Quản lý Đầu tư vốn, Ban Viễn thông &
Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Quản lý Xây dựng, Ban Kiểm tra -
Thanh tra, Ban Quản lý đấu thầu)
Hành lang 144 Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Tài chính kế toán, Đản ủy Cơ quan, Công đoàn cơ quan)
Hành lang 346 Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Quản lý Đầu tư, Ban Khoa học
Hành lang 626 Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Ban
Tổ chức & Nhân sự, Ban Quan hệ quốc tế)
Hành lang 211 Có ánh sáng tự nhiên
Tập đoàn điện lực Việt Nam (Các
Kiểm soát viên nhà nước, Ban
Hành lang 248 Có ánh sáng tự nhiên
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
TCVN 7114:2008 (Lux) Đánh giá Ghi chú
31 Tập đoàn điện lực Việt Nam ( Ban
Hành lang 231 Có ánh sáng tự nhiên
32 Tập đoàn điện lực Việt Nam (Hội đồng thành viên)
Hành lang 214 Có ánh sáng tự nhiên
33 Phòng ăn cơ quan EVN
Hành lang 504 Có ánh sáng tự nhiên
Bảng 3.3 So sánh giữa kết quả đo thực tế và TCVN 7114:2008 tại tháp B
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
(Lux) Đánh giá Ghi chú
Ban Quản lý dự án tòa nhà Thủy điện
Sơn La (EVNHPMB Sơn La)
Hành lang 285 Có ánh sáng tự nhiên
Nhà vệ sinh 315 200 Thừa sáng
Phòng làm việc 591 500 Đạt tiêu chuẩn
Hành lang 182,4 Có ánh sáng tự nhiên
Nhà vệ sinh 237 200 Đạt tiêu chuẩn
Phòng làm việc 619 500 Thừa sáng
8 Ban Quản lý dự án thủy điện 1
Hành lang 245 Có ánh sáng tự nhiên
Phòng làm việc 579 500 Đạt tiêu chuẩn
Cục Điều tiết điện lực Sảnh thang máy 126 100 Đạt tiêu chuẩn
Bàn làm việc 692 500 Thừa sáng
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN (EVNCTI)
Hành lang 242 100 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
Bàn làm việc 582 500 Đạt tiêu chuẩn
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
(Lux) Đánh giá Ghi chú
10 Phòng lưu trữ (EVNHPMB Sơn La,
Hành lang 132 Có ánh sáng tự nhiên
Văn phòng làm việc 714 500 Thừa sáng
Nhà vệ sinh 187 200 Thiếu sáng
11 Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
209 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
143 100 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
Tòa nhà Công nghệ thông tin Điện lực
Sảnh thang máy 219 100 Thừa sáng
13 Hành lang 234 100 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
Tòa nhà Tài chính cổ phần điện lực
Hành lang 231 Có ánh sáng tự nhiên
Sảnh thang máy 126 100 Đạt tiêu chuẩn
Bàn làm việc 609 500 Thừa sáng
Hành lang văn phòng 204 100 Thừa sáng
16 Sảnh thang máy 166 100 Thừa sáng
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
(Lux) Đánh giá Ghi chú
Hành lang 442 Có ánh sáng tự nhiên
Quầy tiếp tân 364 300 Đạt tiêu chuẩn
Tổng Tòa nhà Phát điện 1
Sảnh thang máy 213 100 Thừa sáng
Hành lang 297 Có ánh sáng tự nhiên
Hành lang 200 Có ánh sáng tự nhiên
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Vật tư; Phòng trực
CNTT; phòng máy chủ; NEDI 1)
Hành lang 251 Có ánh sáng tự nhiên
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC ( Ban: An toàn; Công nghệ
Thông tin; Kỹ thuật; Thư viện kỹ thuật)
Hành lang 195 Có ánh sáng tự nhiên
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Kiểm tra Giám sát mua bán điện; Quan hệ cộng đồng; Tổ chức
Hành lang 268 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
(Lux) Đánh giá Ghi chú và Nhân sự; Phòng Y tế)
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Thanh tra bảo vệ; Quản lý đầu tư)
Hành lang 197 Có ánh sáng tự nhiên
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Pháp chế; Quản lý Đấu thầu; Quan hệ quốc tế; Văn phòng Đảng ủy)
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Tài chính kế toán;
Hành lang 274 Có ánh sáng tự nhiên
26 Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Ban: Kế hoạch; Kinh doanh)
Hành lang 147 Thừa sáng Có ánh sáng tự nhiên
Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Chủ tịch Công đoàn; Kiểm soát viên chuyên trách; Ban Kiểm soát nội bội; Văn phòng công đoàn)
Hành lang 167 Có ánh sáng tự nhiên
Sảnh tiếp khách 517 200 Thừa sáng
28 Tổng Tòa nhà Điện lực miền Bắc
EVNPC (Các Phó tổng giám đốc,
Hành lang 877 Có ánh sáng tự
Tầng Tên khu vực Vị trí cụ thể Độ rọi
(Lux) Đánh giá Ghi chú
Chánh văn phòng, Thư ký tổng hợp,
Phòng Văn thư; Hành chính; Photo;
- Theo thiết kế ban đầu Tòa nhà lắp đặt đèn huỳnh quang T8 (36W – 1,2m), tuy nhiên Tòa nhà đã thay thế dần sang sử dụng đèn tuýp LED T8 18W, đèn Compact chiếu sáng cho khu vực hành lang, thang máy và WC Ngoài ra nhiều khu vực đã lắp đặt đèn LED âm trần Khu vực hành lang tại các tầng cao đang tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên và cắt giảm số lượng bóng bật để tiết kiệm điện;
- Dựa trên các thông số đo chiếu sáng thực tế và dựa theo TCVN 7114 – 2008 thì gần như toàn bộ các khu vực trong Tòa nhà đều đạt tiêu chuẩn chiếu sáng;
- Hệ thống chiếu sáng tại Tòa nhà được thiết kế và điều khiển thông qua hệ thống BMS cho phép điều khiển rất linh hoạt, cụ thể ở những khu vực hành lang lắp máng 3 bóng thì chỉ bật 1 bóng để tiết kiệm điện và tận dụng ánh sáng tự nhiên
Vì Tòa nhà cao tầng nên việc tận dụng ánh sáng từ cửa sổ và hành lang là rất tốt
Cụ thể như ở sảnh tầng 1 đã lắp đặt tường kính giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Khu vực hầm để xe bật xen kẽ bóng để tiết kiệm điện, ngoài ra việc bật xen kẽ giúp dự phòng cho hệ thống chiếu sáng Tuy nhiên số lượng bóng hỏng còn nhiều cần được thay thế
- Hầu hết loại bóng mà Tòa nhà sử dụng là bóng huỳnh quang T8 36W 1m2, bóng PCL Compact, … cho nên tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng là rất lớn
Các cơ hội, tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng
- Thay thế bóng huỳnh quang T8 36W 1m2 bằng bóng LED T8 20W 1,2m, điện năng tiết kiệm hằng năm: 515.232 kWh;
- Thay thế bóng Compact PCL 13W bằng bóng LED Bulb 9W, điện năng tiết kiệm hằng năm: 8.755,2 kWh;
- Thay thế bóng Compact PCL 18W bằng bóng LED Bulb 12W, điện năng tiết kiệm hằng năm:7.354,8 kWh;
3.1.2 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí Điều kiện khảo sát đo kiểm
- Phạm vi thực hiện: Hệ thống điều hòa không khí Tòa nhà trụ sở EVN;
- Nội dung thực hiện: Thu thập dữ liệu, khảo sát, đo kiểm hệ thống điều hòa không khí;
- Thực hiện khảo sát: Tại thời điểm đo kiểm, các thiết bị, máy móc đang làm việc theo chế độ bình thường;
- Thông số đo: Đo lường điện bằng thiết bị phân tích điên năng chuyên dụng HIOKY 3360, thiết lập chu kỳ đo 5s;
- Quan sát phụ tải: Đặt máy đo điện năng tại tủ điều khiển, cùng lúc kiểm toán viên năng lượng có mặt tại các vị trí các phụ tải đang vận hành để quan sát sự thay đổi của phụ tải
Bảng 3.4 Kết quả đo kiểm các thiết bị hệ thống điều hòa không khí
Công suất định mức (kW)
Công suất thực tế (kW)
Hệ số công suất Đánh giá Ghi chú
1 Có 4 tổ chiller mỗi tổ 800ton, tại thời điểm đo kiểm chỉ có 1 tổ máy vận hành;
2 Chiller sẽ chạy số tổ theo nhu cầu tải thực tế, cosφ cao
2 Chiller số 2 550 500 0,99 1 Chiller chạy theo nhu cầu tải thực tế, cosφ cao Phụ lục
1 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 80%P đm ;
2 Hệ số công suất cao;
3 Sơ đồ tải đều hầu như không thay đổi nhiệm vụ chạy nền cùng bơm thứ cấp
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 80%Pđm;
2 Hệ số công suất cao;
3 Sơ đồ tải đều hầu như không thay đổi nhiệm vụ chạy nền cùng bơm thứ cấp
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 99% Pđm Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ;
Công suất định mức (kW)
Công suất thực tế (kW)
Hệ số công suất Đánh giá Ghi chú
3 Hệ số công suất cao
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 83%Pđm Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ;
3 Hệ số công suất cao
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 70%Pđm Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ;
3 Hệ số công suất cao
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 90%Pđm Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ;
3 Hệ số công suất cao
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 81 %Pđm Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ;
3 Hệ số công suất cao
11 AHU 5 tầng 3 11 10,55 0,85 1 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức 99%Pđm AHU chạy đều Phụ lục
Công suất định mức (kW)
Công suất thực tế (kW)
Hệ số công suất Đánh giá Ghi chú tải;
2 Hệ số công suất cao
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức cao AHU chạy đều tải;
2 Hệ số công suất cao
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức không đáng kể Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức không đáng kể Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
1 Hoạt động qua điều khiển của biến tần;
2 Mức tải tại thời điểm đo kiểm ở mức không đáng kể Mức tải này có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng nhiệt độ
Kết luận: Tiềm năng tiết kiệm không đáng kể
Ngoài kết quả đo kiểm thông số vận hành các thiết bị vận hành của hệ thống điều hòa không khí, một số nhận xét, đánh giá như sau:
- Một số vị trí bảo ôn đã bị xuống cấp
Tại thời điểm đo, Tòa nhà vận hành 1 tổ máy bao gồm:
- Một chiller với 90% tải trung bình;
- 2 bơm sơ cấp với 80% công suất định mức;
- 3 bơm thứ cấp đã được trang bị biến tần nhưng lại không hoạt động theo tải mà đang được cài đặt tại một mức công suất gần bằng công suất định mức;
- AHU tại tháp A,B được trang bị biến tần chạy theo tín hiệu nhiệt độ phòng với tần số tại thời điểm đo là 12Hz-20Hz hiệu quả rất cao
Hình 3.1 Kết quả đo AHU-9 điều khiển bằng biến tần
- Các AHU của khu vực khối đế với tải không đổi hiệu suất làm việc cao Sau khi khảo sát, nhận thấy các AHU từ tầng 5 đến tầng 29 và 33 của của cả
2 tháp được trang bị biến tần chạy theo tín hiệu nhiệt độ của gió hồi về, đồng thời lưu lượng gió tươi được kiểm soát bằng van điện từ lấy tín hiệu từ cảm biến CO2, đảm bảo ít tổn thất nhiệt do dư thừa lưu lượng khí tươi
Van cấp gió tươi cho AHU Cảm biến CO2 và khói
Hình 3.2 Hình ảnh hiện trạng phòng AHU
Tại mức tải thấp các AHU được trang bị biến tần hoạt động trong chế độ giảm tải nhưng lưu lượng nước lạnh không thay đổi theo tải, dẫn đến tổn thất cho bơm cấp nước lạnh mặc dù hệ thống bơm nước lạnh đã được trang bị biến tần hiện tại van bypass tại các phòng AHU đang cài đặt góc mở van là 100% tại đường nước lạnh hồi về chiller Đường ống bypass Góc mở van Bypass 100%
Hình 3.3 Hình ảnh đường bypass tại AHU
Qua hiện trạng, một số đề xuất nhận xét, đánh giá như sau:
Các cơ hội, tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa
- Khắc phục các vị trí bảo ôn bị xuống cấp;
- Khóa van bypass lại, lắp đặt cảm biến áp suất nước đưa tín hiệu về biến tần tại các bơm thứ cấp để điều chỉnh tốc độ bơm theo tín hiệu áp suất
3.1.3 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bơm
Như đã nêu , hệ thống bơm của toà nhà gồm nhiều loại bơm với nhiều mức công suất khác nhau, hầu hết động cơ bơm được khởi động sao tam giác nhằm giảm dòng khởi động a Bơm nước sinh hoạt b Bơm cứu hoả Hình 3.4 Hệ thống bơm tại toà nhà
Hình 3.5 Kết quả đo kiểm của bơm nước sinh hoạt
Hình 3.6 Hệ số công suất của bơm nước sinh hoạt
Qua đặc tính tải của bơm nước sinh hoạt, một số nhận xét về hệ thống bơm như sau:
- Bơm nước sinh hoạt: o Bơm nước sinh hoạt tại Tòa nhà sử dụng khởi động sao tam giác; o Bơm có mức tải cao (pmax,47kW, pavgy,66kW), đều tải, hệ số công suất cao (cos φ=0,87);
- Thời gian hoạt động: Dựa vào van phao o Bơm cứu hoả của Tòa nhà ít được sử dụng; o Bơm nước thải và bơm tưới cây tự động thời gian hoạt động trong ngày ít (từ 2 – 4h/ngày)
3.1.4 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng hệ thống quạt
Trong các hệ thống tiêu thụ năng lượng điện, hệ thống quạt chỉ chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện nhỏ tại Tòa nhà Các động cơ quạt được lắp đặt với công suất khác nhau để phục vụ cho từng khu vực, đa phần các động cơ quạt của Tòa nhà có công suất nhỏ (0,055kW – 18,5 kW)
Dưới đây là thống kê kết quả đo kiểm
Hình 3.7 Kết quả đo kiểm của quạt hút tầng hầm – B1A – 01
Hình 3.8 Kết quả đo kiểm của quạt hút tầng hầm – B1A – 02
Hình 3.9 Kết quả đo kiểm của quạt đẩy tầng hầm – B1B – 01
Hình 3.10 Kết quả đo kiểm của quạt đẩy tầng hầm – B1B – 02
Hình 3.11 Kết quả đo kiểm của quạt đẩy tầng hầm – B2B – 01
Hình 3.12 Kết quả đo kiểm của quạt hút tầng hầm – B2A – 01
Hình 3.13 Kết quả đo kiểm của quạt đẩy tầng hầm – B3B – 01
Hình 3.14 Kết quả đo kiểm của quạt hút mùi F7
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đo kiểm của hệ thống quạt, thông gió:
Bảng 3.5 Kết quả đo kiểm hệ thống quạt
TT Mã/tên thiết bị P đm
Công suất tiêu thụ (kW) Đánh giá
P avg = 7,35 Cosφ = 0,6 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải cao (98% P đm ), đều
Hệ số công suất trung bình
P avg = 4,4 Cosφ= 0,6 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải đều (58,7% P đm ) Hệ số công suất trung bình
P avg = 4,75 Cosφ= 0,62 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải thay đổi liên tục (63,3% P đm ) Hệ số công suất trung bình
P avg = 7,82 Cosφ= 0,75 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải cao (104,27% P đm ) Hệ số công suất trung bình
P avg = 6,69 Cosφ= 0,57 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải đều (60,82% P đm ) Hệ số công suất trung bình
P avg = 7,39 Cosφ= 0,58 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải đều (67,18% P đm ) Hệ số công suất trung bình
TT Mã/tên thiết bị P đm
Công suất tiêu thụ (kW) Đánh giá
P avg = 6,57 Cosφ= 0,59 Động cơ sử dụng khởi động sao tam giác Mức tải đều (59,72% P đm ) Hệ số công suất trung bình
Lựa chọn, đề xuất giải pháp quản lý năng lượng cho Tòa nhà trụ sở EVN
Vai trò của HTQLNL đối với mỗi đơn vị, tổ chức là:
- Cho phép quản lý hệ thống tiêu thụ năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng;
- Nâng cao nhận thức của người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Xây dựng được kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng;
- Xây dựng được quy trình kiểm soát việc sử dụng năng lượng tại đơn vị từ đó giúp cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng;
- Hỗ trợ các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường…
Từ những vai trò quan trọng như trên, cho thấy việc có được một hệ thống quản lý năng lượng trong một tổ chức là rất hữu ích Để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, trước tiên chúng ta cần đánh giá được hiện trạng quản lý năng lượng của tổ chức Mục tiêu chính là để thấy rõ hiện trạng quản lý năng lượng của tổ chức và xác định các lĩnh vực cần củng cố thêm để đảm bảo việc triển khai hệ thống quản lý năng lượng bền vững
Hình 3.18 Mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
3.2.1 Hoàn thiện chính sách năng lượng
A Cam kết của lãnh đạo cấp cao
Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao về triển khai quản lý năng lượng rất quan trọng cho sự thành công của việc xây dựng mô hình quản lý năng lượng Với mong muốn giảm tiêu thụ năng lượng dài hạn và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong một quá trình liên tục Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao cần phải cam kết thực hiện các mục tiêu sau:
- Liên tục tìm kiếm các giải pháp hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng;
- Nâng cao nhận thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách bền vững cho toàn thể cán bộ nhân viên trong tòa nhà;
- Chính sách năng lượng thường xuyên được xem xét để luôn phù hợp với điều kiện hoạt động của tòa nhà;
- Cam kết mức tiết giảm năng lượng sử dụng (Ví dụ: 5% trong 5 năm tiết theo);
- Cam kết dành ngân sách tương đương (Ví dụ: 15% chi phí năng lượng tiêu thụ năm trước) để đầu tư cho hoạt động quản lý năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà;
- Cam kết cung cấp nhân lực phục vụ hoạt động tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà;
- Giám sát chặt chẽ năng lượng tiêu thụ tại các bộ phận tiêu thụ năng lượng chính trong tòa nhà
B Thiết lập cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng
Hiện tại các hoạt động QLNL đang diễn ra dưới hình thức kiêm nhiệm Nếu tiếp tục giữ cơ cấu này thì tòa nhà sẽ gặp nhiều hạn chế trong hoạt động QLNL do chưa có bộ máy tổ chức hoàn chỉnh (gồm đại diện lãnh đạo, người QLNL và nhóm QLNL) Vì vậy, cần thiết lập ban QLNL tại tòa nhà và chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Ban lãnh đạo tòa nhà có trách nhiệm bổ nhiệm lãnh đạo đại diện, người quản lý năng lượng và đội quản lý năng lượng Về cơ cấu tổ chức và vai trò, trách nhiệm của ban QLNL được thành lập trong hồ sơ năng lượng của tòa nhà và được tuyên truyền cho các phòng ban trong tòa nhà
3.2.2 Xây dựng quy trình hoạch định năng lượng
A Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng Đường cơ sở năng lượng được sử dụng làm cơ sở so sánh, xác định hiệu quả năng lượng, làm chuẩn đối chiếu trước và sau khi thực hiện các hoạt động cải tiến Đường năng lượng cơ sở có thể được chuẩn hóa bằng cách sử dụng các biến số ảnh hưởng đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng
Chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPIs) là giá trị hoặc thước đo định lượng của hiệu quả năng lượng, do tòa nhà xác định dựa trên hiệu quả tốt nhất có thể đạt được
Tòa nhà phải thiết lập các đường cơ sở năng lượng sử dụng thông tin trong xem xét năng lượng ban đầu có xét đến kỳ dữ liệu phù hợp tới việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng của tòa nhà Các thay đổi trong hiệu suất năng lượng phải được đo lường, đối chiếu với các đường cơ sở năng lượng
B Nhận dạng các cơ hội cải tiến năng lượng
Qua việc xem xét năng lượng cũng như thiết lập đường cơ sở năng lượng và EnPI, cần thực hiện những công tác tiếp theo là:
- Ban QLNL có trách nhiệm đưa ra các cơ hội cải tiến năng lượng đem lại hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà;
- Người quản lý năng lượng có trách nhiệm đánh giá và báo cáo lên giám đốc các cơ hội cải tiến năng lượng phù hợp với tòa nhà Hiện tại, tòa nhà chưa xây dựng các tiêu chí này, gây ảnh hưởng đến hoạt động triển khai cũng như tính khả thi toàn diện của dự án
Trong phạm vi thực hiện, nhóm kiểm toán đề xuất các cơ hội cải tiến năng lượng được trình bày ở phần trên trong báo cáo này
C Xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Hiện tại, tòa nhà đã thiết lập, áp dụng và duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng dạng văn bản ở các bộ phận chức năng, các cấp hoặc cơ sở thích hợp trong phạm vi tổ chức
Mục tiêu năng lượng: Là kết quả hay thành tựu quy định được lập ra để đáp ứng chính sách năng lượng của tòa nhà liên quan đến hiệu quả năng lượng được cải tiến
Chỉ tiêu năng lượng: Là yêu cầu chi tiết và định lượng về hiệu quả năng lượng, áp dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục tiêu năng lượng và cần được thiết lập và đáp ứng để đạt được mục tiêu này Với các đề xuất cơ hội cải tiến năng lượng như đã nêu có thể xây dựng các chỉ tiêu và mục tiêu năng lượng như ví dụ sau:
Bảng 3.7 Ví dụ cách xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
TT Mục tiêu Chỉ tiêu
1 Giảm tiêu thụ điện năng cho toàn bộ
Tòa nhà Giảm 1% lượng điện năng tiêu thụ
D Xây dựng kế hoạch hành động
Hiện tại, tòa nhà đã thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng bằng văn bản tại các chức năng, các cấp, quá trình hoặc phương tiện liên quan trong tổ chức Trình tự thời gian phải được thiết lập để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
- Ấn định rõ trách nhiệm các đối tượng tham gia;
- Phương thức và khuôn khổ thời gian đạt được các chỉ tiêu riêng lẻ;
- Tuyên bố về phương pháp kiểm tra xác nhận cải tiến hiệu quả năng lượng;
- Tuyên bố về phương pháp kiểm tra, xác nhận kết quả
Các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng phải nhất quán với chính sách năng lượng Chỉ tiêu phải nhất quán với mục tiêu Kế hoạch hành động đưa ra nhằm cụ thể hóa để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Theo kinh nghiệm, việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng sẽ giúp Tòa nhà tiết kiệm được khoảng 1 - 5% năng lượng tiêu thụ hàng năm nhờ:
- Có cơ chế thường xuyên kiểm tra, khắc phục các vấn đề, sự kiện gây lãng phí năng lượng Ví dụ: thường xuyên kiểm tra việc tắt bật hệ thống chiếu sáng khi ra và phòng làm việc, kho,