Toà nhà được thiết kế đồng bộ được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới nhằm tối đa hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng.. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp cơ sở lý l
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
- -
SAYPHIN SINGPHAVANH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁT TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TẠI TÒA NHÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
- -
SAYPHIN SINGPHAVANH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁT TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TẠI TÒA NHÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành : Quản lý năng lượng
Mã số : 8510602
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Người hướng dẫn khoa học : TS Đỗ Thị Hiệp
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Điện lực, các thầy cô Khoa Quản lý Công nghiệp và Năng lượng, các thầy cô khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đỗ Thị Hiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận những tài liệu về đề tài này,
đã trao đổi và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng, song do giới hạn về kiến thức, thời gian nghiên cứu, và hạn chế về ngôn ngữ, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, những nội dung nghiên cứu chưa sâu như mong muốn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Quý thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
SAYPHIN SINGPHAVANH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là do tôi tự thực hiện và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Thị Hiệp, không sao chép của người khác Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với thực tế của tòa nhà Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Các dữ liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng, theo đúng quy định Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung viết trong luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
SAYPHIN SINGPHAVANH
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 4
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO TÒA NHÀ 4
1.1 Khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả……44
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò 4
1.2 Các hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà 6
1.2.1 Hệ thống chiếu sáng 6
1.2.2 Hệ thống điều hòa không khí 8
1.2.3 Hệ thống quạt thông gió 11
1.2.4 Hệ thống thang máy 13
1.2.5 Các thiết bị điện khác 13
1.3 Hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà 13
1.3.1 Vòng tròn PDCA 13
1.3.2 Tiêu chuẩn ISO 50001 14
1.4 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại CHDCND Lào 15
1.4.1 Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 15
1.4.2 Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà 17
Tóm tắt chương 1 18
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TẠI TÒA NHÀ
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CHDCND LÀO 19
2.1 Tổng quan về Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư 19
2.1.1 Thông tin cơ bản 19
2.1.2 Đặc điểm tòa nhà 20
2.1.3 Chi phí vận hành tòa nhà 20
2.2 Hiện trạng cung cấp và tiêu thụ điện năng tại toà nhà 22
2.2.1 Hệ thống cung cấp điện 22
2.2.2 Tiêu thụ điện năng giai đoạn 2020 – 2022 23
2.2.3 Tiêu thụ điện năng tại các hệ thống thiết bị điện 24
2.3 Hệ thống quản lý năng lượng tại tòa nhà 31
2.3.1 Bộ máy quản lý năng lượng 31
2.3.2 Vận hành thiết bị quản lý năng lượng 32
2.3.3 Bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị điện 33
2.3.4 Chính sách năng lượng 35
2.3.5 Đầu tư 36
2.3.6 Động viên, thúc đẩy 36
2.4 Đánh giá thực trạng sử dụng điện năng và hệ thống quản lý năng lượng của tòa nhà 36
2.4.1 Đánh giá thực trạng sử dụng điện năng tại tòa nhà 36
2.4.2 Đánh giá hệ thống quản lý năng lượng 38
Tóm tắt chương 2 ……… 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO TÒA NHÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CHDCND LÀO 41
3.1 Định hướng quản lý năng lượng của tòa nhà 41
3.2 Các giải pháp đã và đang áp dụng tại tòa nhà 41
3.3 Đề xuất giải pháp về quản lý, tổ chức, vận hành 41
3.3.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao 41
Trang 73.3.2 Xây dựng kế hoạch hành động 42
3.3.3 Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo ISO-50001 43
3.3.4 Thành lập Ban quản lý tiết kiệm điện năng 45
3.3.5 Xây dựng cơ chế thưởng phạt 47
3.3.6 Giám sát tiêu thụ điện năng 48
3.4 Đề xuất giải pháp về công nghệ kỹ thuật 50
3.4.1 Giải pháp giảm tổn thất điện năng khi sử dụng điều hòa 50
3.4.2 Giải pháp cho hệ thống chiếu sáng 50
3.5 Tuyên truyền giáo dục về tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà 54
3.6 Thứ tự ưu tiên triển khai giải pháp 55
Tòm tắt chương 3 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của điều hòa cục bộ 9 Bảng 2.1 Chi phí vận hành tháng 12/2022 của tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư 20 Bảng 2.2 Tiêu thụ điện năng tại các hệ thống tại tòa nhà trong ngày 15/12/2022 21 Bảng 2.3: Các loại bóng đèn sử dụng trong tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư 24 Bảng 2.4: Các loại máy điều hòa không khí trong tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu
tư 26 Bảng 2.5: Một số thông số đo được của hệ thống dàn nóng T1M2 28 Bảng 2.6: Thông gió trên tầng thượng của tòa nhà Bộ kế hoạch và đầu tư 29 Bảng 2.7 Thông số hệ thống thông gió tầng hầm tòa nhà Bộ kế hoạch và đầu
tư 30 Bảng 2.8: Lịch bảo dưỡng các hệ thống các thiết bị của tòa nhà Bộ kế hoạch
và đầu tư 33 Bảng 2.9: Các tiêu chí của hệ thống quản lý nặng lượng 38 Bảng 3.1 Đề xuất cơ chế thưởng phạt đối với sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả 48 Bảng 3.2: Thay thế đèn Neon 36W bằng đèn led 18W 52 Bảng 3.3: Thay thế đèn Neon 18W và đèn Downlight 18w bằng đèn led 13W 53 Bảng 3.4: Đề xuất thứ tự ưu tiên triển khai giải pháp tiết kiệm điện năng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư 55
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang compact 7
Hình 1.2 Điều hòa cục bộ 8
Hình 1.3: Hệ thống điều hòa trung tâm VRV 10
Hình 1.4: Hệ thống thông gió cục bộ 12
Hình 1.5: Hệ thống thông gió tổng thể 12
Hình 1.6 Vòng tròn PDCA trong hoạt động quản lý năng lượng 14
Hình 2.1: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCNDLào 19
Hình 2.2: Tủ điều khiển trạm biến áp của tòa nhà 22
Hình 2.3: Sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp 23
Hình 2.4: Tiêu thụ điện năng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2020, 2021 và 2022 23
Hình 2.5: Đèn Neon 18W 24
Hình 2.6 Hệ thống đèn của toà nhà 25
Hình 2.7: Dàn lạnh được sử dụng trong toà nhà 27
Hình 2.8: Dàn nóng của máy điều hòa không khí 28
Hình 2.9 Hệ thống thông gió tầng hầm tòa nhà Bộ kế hoạch và đầu tư 29
Hình 2.10: Cơ cấu Ban quản lý của tòa nhà tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CHDCND Lào 31
Hình 2.11: Cơ ctòa nhà hoạ điện năng của các hệ thống thiết bị điện tại tòa nhà Bộ kế hoạch và đầu tư 37
Hình 3.1: Mô hình hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 44
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động Ban quản lý tiết kiệm điện năng 47
Hình 3.3: Hệ thống giám sát tiêu thụ điện năng 49
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Thuật ngữ đầy đủ
CS Công suất
ĐHKK Điều hòa không khí
QLNL Quản lý Năng lượng
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năng lượng và tiết kiệm năng lượng là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu Trước những thách thức về cạn kiệt tài nguyên năng lượng và suy thoái môi trường, thế giới đã và đang đồng thời triển khai hai giải pháp cơ bản là tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế (các nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng tái tạo) và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Tuy nhiên, do nhiều rào cản về kỹ thuật và kinh tế, việc khai thác các nguồn năng lượng sạch chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng Do đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) đã trở thành đòi hỏi tất yếu, là yếu
tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, trong đó có Công hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào SDNLTKHQ tác động tích cực đến giảm khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm chi phí năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ trực tiếp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một trong những đơn vị quan trọng của CHDCND Lào Tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào có 6 tầng, là một trong những toà nhà lớn có tính năng hiện đại ở Lào Toà nhà được thiết
kế đồng bộ được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới nhằm tối đa hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng Toà nhà được thiết kế với các ô cửa sổ rộng và thoáng để tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ Nguồn năng lượng tiêu thụ chính tại toà nhà làđiện năng Công suất tiêu thụ điện trung bình của tòa nhà năm 2022 là 650 kWh/ngày Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho toà nhà là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Kế hoạch và đầu tư [5] Vì vậy, nghiên
Trang 12lĩnh vực tiết kiệm điện năng sẽ giảm được chi phí chung, tạo nguồn kinh phí cho việc tái đầu tư vào các hoạt động của Bộ Kế hoạch và đầu tư Từ những
yêu cầu cấp thiết trên đây, tôi chọn “Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện
năng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và khả thi để tiết kiệm điện năng trong các hệ thống thiết bị điện tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CHDCND Lào
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc điểm tiêu thụ điện năng của các hệ thống thiết bị điện trong tòa nhà, hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại CHDCND Lào;
- Phân tích thực trạng sử dụng điện năng, hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà tại toà nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư Từ đó, đánh giá được những tồn tại và xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp;
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hệ thống thiết bị sử dụng điện năng của toà
nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư
- Phạm vi về thời gian: sử dụng điện năng, hệ thống quản lý năng lượng của toà nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào giai đoạn
từ năm 2020 - 2022
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tòa nhà
- Phân tích dữ liệu thứ cấp: tiêu thụ năng lượng, cung cấp năng lượng, sử dụng năng lượng tại các hệ thống thiết bị điện tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu
tư giai đoạn 2020 – 2022
- Khảo sát, đo đạc: các thông số kỹ thuật bằng các thiết bị đo kiểm chuyên dụng (thiết bị phân tích và giám sát thông số năng lượng, thiết bị đo
độ rọi, thiết bị đo độ ẩm, …)
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tòa nhà
Chương 2: Thực trạng sử dụng điện năng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CHDCND Lào
Chương 3: Giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả tại tòa nhà
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CHDCND Lào
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO TÒA NHÀ
1.1 Khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Việt Nam, SDNLTKHQ được hiểu rộng và đầy đủ hơn: SDNLTKHQ là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị
mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống [1]
1.1.2 Vai trò
Năng lượng là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua sản xuất từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo Bởi vì các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu
mỏ, than đá, khí thiên nhiên đang dần cạn kiệt, quản lý năng lượng là việc làm rất cấp thiết, trong đó tiết kiệm năng lượng là mục tiêu hàng đầu tại nhiều quốc gia [2]
Nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh hiện đại thì các nhu cầu về sử dụng năng lượng cũng ngày càng lớn hơn rất nhiều, trong
đó tiêu thụ điện năng là một vấn đề rất lớn Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và sự gia tăng dân số như hiện nay thì việc đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi các nguồn nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt, trong khi việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế [1]
CHDCND Lào là một trong số các quốc gia có nguồn tài nguyên năng lượng nghèo nàn, song việc khai thác và sử dụng lại không tối ưu Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng là vấn đề hết sức cấp
Trang 15bách và cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và khoa học Việc sử dụng năng lượng còn quá nhiều lãng phí do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm và dẫn đến khả năng cạnh tranh về giá cả của sản phẩm rất hạn chế Nhà nước đang triển khai ban hành khung pháp lý cần thiết và chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt, các toà nhà và một số lĩnh vực kinh tế
Tại Lào năng lượng tiêu thụ cho khu vực các toà nhà, đặc biệt các công trình nhà ở và công trình cao tầng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trên tổng số năng lượng tiêu dùng quốc gia Tỷ lệ này đã tăng lên trong thập niên vừa qua, khi các đô thị đặc biệt, loại 1 và 2 đã phát triển nhanh chóng và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã gia tăng một cách đáng kể Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại nhiều nước phát triển, khi tỷ lệ cơ cấu kinh tế thay đổi, tỷ lệ dịch vụ tăng cao thì tỷ lệ năng lượng sử dụng trong các toà nhà sẽ tăng lên trên tổng năng lượng tiêu dùng Để đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao cũng như cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu năng lượng vì vậy cũng tăng trưởng với tốc độ cao trên dưới 10%/năm, đặc biệt nhu cầu điện tăng rất cao, tạo ra áp lực lớn đối với nguồn cung cấp điện Làm thế nào để có thể thỏa mãn các nhu cầu về năng lượng của hiện tại mà không ảnh hưởng tới phát triển trong tương lai đang là vấn đề cấp thiết của hầu hết các nước đang phát triển nói chung, và tại Lào nói riêng [5]
Tiết kiệm năng lượng được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cũng
là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề năng lượng trong tương lai Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích như sau:
- Góp phần đảm bảo năng lượng thiết yếu cho hoạt động đời sống và phát triển kinh tế - xã hội
- Giảm áp lực về thiếu nguồn năng lượng đồng nghĩa với việc giảm vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở năng lượng cho nhà nước
Trang 16- Nguồn năng lượng tự nhiên được khai thác, sử dụng cảnh nhắc, hợp lý
và hiệu quả hơn góp phần làm giảm bớt tốc độ hủy hoại môi trường sống
- Giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng góp phần vào sự phát triển bền vững
- Giúp giảm chi phí sử dụng năng lượng cho cơ quan, doanh nghiệp, chủ động điều phối được nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ quan, doanh
nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực canh tranh
1.2 Các hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà
bị lóa mắt bởi ánh sáng trực tiếp của ánh sáng đèn Không nên để ánh đèn chiếu sáng trực tiếp vào màn hình máy tính Khu vực bàn làm việc nên có đèn bàn bóng tròn nhằm cung cấp ánh sáng trực tiếp khi đọc sách báo hay viết lách Thường lắp đèn rọi phía trên có thể chọn bóng đèn LED văn phòng cho phòng họp Ánh sáng tại bàn phòng họp là yếu tố quan trọng cần được xem xét Điều này giúp đảm bảo sự thuận tiện cho việc ghi chép và tập trung của mọi người Theo kết quả khảo sát, độ rọi trung bình của phòng họp sẽ cao hơn
so với phòng tập thể, và theo tiêu chuẩn TCVN, nó thường sẽ nằm trong khoảng 300-500lux Ánh sáng trắng 6,000K-6,500K thường được ưu tiên sử dụng để tạo không gian yên tĩnh và trang nhã Để đảm bảo được độ rọi sáng đúng yêu cầu khi sử dụng laptop để bàn cần kết hơp thêm đèn LED dây
Có nhiều loại đèn khác nhau phù hợp với mục đích, yêu cầu và không gian chiếu sáng Các hệ thống chiếu sáng trong nhà phổ biến gồm đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang compact, đèn hơi thủy ngân, đèn hơi natri
Trang 17cao áp, đèn natri thấp áp, đèn hơi kim loại Trong đó, đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact được đánh giá là phù hợp với chiếu sáng văn phòng
Hình 1.1 Đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang compact
Lựa chọn những đèn phù hợp có hiệu suất cao có thể giảm chi phí chiếu sáng Ví dụ, nên dùng đèn huỳnh quang led và đèn huỳnh quang triphosphor cho văn phòng; sử dụng đèn natri cao áp trong Công nghiệp, cho bảng quảng cáo lớn và chiếu sáng ngoài trời Tuỳ theo chất lượng của nguồn đèn, hệ số sử dụng (CU) của đèn khoảng từ 30 đến 90% Vì vậy, lựa chọn nguồn đèn có CU cao sẽ giúp giảm số đèn sử dụng, vì vậy giảm chi phí năng lượng chiếu sáng Đối với không gian của các khu phụ: Các khu phụ nên lựa chọn các loại đèn có ánh sáng khuếch tán nhằm tạo cảm giác thư giãn, êm dịu Thường lựa chọn các bóng đèn quả lê mờ (60 – 75W) Khu vực có gương cũng nên gắng đèn phía trên
Trang 181.2.2 Hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí chiếm khoảng 40-50% điện năng tiêu thụ của tòa nhà [4]
Điều hòa không khí làm cho không khí trong một không gian ở điều kiện nhất định tạo ra sự thoải mái mong muốn Nói cách khác, nó điều hòa nhiệt
độ, độ ẩm, tốc độ không khí, phân bố không khí và độ sạch không khí trong một không gian nhất định Có nhiều loại điều hòa không khí phù hợp với các nhu cầu sử dụng và không gian khác nhau
Điều hòa cục bộ là máy điều hòa không khí gồm các máy cục bộ đơn
chiếc Chúng được lắp đặt cho khu vực điều hòa đơn lẻ Điều hòa cục bộ bao gồm điều hòa cục bộ 1 khối (điều hòa không khí loại cửa sổ) và điều hòa cục
bộ 2 khối (điều hòa không khí loại tách rời) Công suất của điều hòa 1 khối từ 7,000 BTU đến 24,000 BTU Công suất của điều hòa 2 khối từ 9,000 BTU đến 60,000 BTU
Hình 1.2 Điều hòa cục bộ
Trang 19Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của điều hòa cục bộ
Hệ thống điều hòa cục bộ
Hoạt động hoàn toàn tự động, lắp
đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng,
sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung
bình cao, độ tin cậy cao, giá thành rẻ
thích hợp với các phòng và căn hộ
nhỏ
Khó áp dụng được cho các phòng lớn, hội trường, phân xưởng, và các tòa nhà cao tầng như văn phòng, khách sạn vì khi đó việc bố trí cụm dàn nóng khó khăn và làm mất cảnh quan của tòa nhà
Hệ thống điều hòa trung tâm (Variable Refrigerant Volume - VRV) là
kiểu hệ thống điều hòa công suất lớn bao gồm một dàn nóng đặt ở ngoài trời
và hệ thống dàn lạnh nhiều cục, đường ống dẫn tới các phòng trong Hệ thống điều hòa trung tâm ứng dụng cho các tòa nhà cao tầng kiểu văn phòng và khách sạn,chủ yếu dùng cho điều hòa tiện nghi Công suất của hệ thống điều hòa trung tâm rất lớn, lên tới 80,000 BTU
Đặc điểm máy điều hòa VRV
- Các thông số vi khí hậu được khống chế phù hợp với từng nhu cầu vùng, kết nối trong mạng diều khiển trung tâm
- Các máy VRV có các dãy công suất hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau từ 7kW đến hàng ngàn
kW cho các tòa nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức năng
- VRV giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể đặt cao hơn dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể cách nhau cao tới 15m Đường ống dẫn môi chất lạnh từ cụm dàn nóng đến cụm dàn lạnh xa nhất tới 150m tạo điều kiện cho việc bố thống trung tâm nước đảm nhiệm
Trang 20Hình 1.3: Hệ thống điều hòa trung tâm VRV
- Do đường ống dẫn gas dài, năng suất lạnh giảm các hãng đã dùng máy biến tần điều chỉnh năng suất lạnh, làm cho hệ thống lạnh không những được cải thiện mà còn vượt nhiều hệ thống máy thông dụng
- Độ tin cậy cao do các chi tiết được lắp ráp, chế tạo toàn bộ tại nhà máy với chất lượng
- Hiệu suất cao
Hệ thống sưởi ấm – thông gió – điều hòa không khí (Heating,
Ventilation and Air Conditioning – HVAC) được sử dụng để cung cấp cho hệ
thống sưởi và làm mát cho các tòa nhà Hệ thống HVAC đã trở thành yêu cầu tiêu chuẩn công nghiệp cho xây dựng tòa nhà mới
Hệ thống HVAC là hệ thống điều khiển tập trung làm việc dựa trên nguyên lý làm việc điều tiết luồng không khí đã làm lạnh hoặc sưởi nóng tới
Trang 21từng khu vực trong tòa nhà Luồng không khí được làm lạnh hoặc sưởi nóng bởi các thiết bị nhiệt như máy lạnh (Chiller) và nồi hơi (Boiler) hoặc sợi đốt (Heating coil)
Hệ thống HVAC có thể được chia làm 2 khối chính: Khối giải nhiệt cho nước và khối điều hòa không khí
Khối giải nhiệt nước: Để làm lạnh nước, người ta dung một thiết bị gọi
là chiller Chiller bao gồm 1 máy nén, 1 bình ngưng, 1 bình bay hơi Các bộ phận này của chiller trao đổi nhiệt với 2 hệ thống dẫn nước riêng biệt Hệ thống thứ nhất tuần hoàn nước được làm lạnh bằng máy nén và bình bay hơi tới dàn trao đổi nhiệt (dàn lạnh) để lấy nhiệt của luồng không khí thổi qua giàn trao đổi nhiệt này Hệ thống thứ 2 bơm nước đã lấy nhiệt của luồng không khí qua tháp làm mát để trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài Không khí là môi chất trao đổi nhiệt bên trong tòa nhà Nó được đều đặn thổi qua các khu vực của tòa nhà bằng 2 hệ thống quạt cấp và quạt hồi
Khối AHU hoạt động trên nguyên tắc duy trì áp suất tĩnh không đổi trong đường khí cấp đồng thời duy trì một độ lệch lưu lượng nhất định giữa đường khí cấp và đường khí hồi Điều này được thực hiện bằng cách điều khiển đồng bộ các cửa gió trên đường khí cấp và đường khí hồi
Hệ thống HVAC là hệ thống có hiệu suất cao hơn so với các hệ thống điều hòa riêng lẻ Hệ thống này phù hợp với công trình có quy mô lớn, không gian các phòng lớn như trung tâm hội nghị, các hội trường lớn, các rạp chiếu phim, nhà thi đấu, công trình có phụ tải nhiệt ổn định nên thiết kế các điều hòa trung tâm có chiller để sản xuất nước lạnh sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm năng lượng và đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu
1.2.3 Hệ thống quạt thông gió
Hệ thống quạt thông gió chiếm khoảng 8-10% tổng lượng điện tiêu thụ của tòa nhà [5]
Các quạt thông gió sử dụng cho các Công trình thường có 2 loại chủ yếu:
Trang 22Thông gió công gi Trong các Công trình dân dcho các Công trình
thường có 2 loại chủ yếu: các hộcác h các Côn các rạcác h các Công trình dân
d công trình có phrìnải nhiệt ổn đị Thông gió cục bộ g công
suấug0.034-0.8kW
Hình 1.4: Hệ thống thông gió cục bộ Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể là thông gió cho một vùng rộng
hoặc một tập hợp gồm nhiều phòng Quạt sử dụng thông gió tổng thể thường
là quạt dạng ống hoặc các quạt ly tâm Để thông gió cho các phòng lớn hoặc nhiều phòng một lúc người ta sử dụng thông gió kiểu tổng thể Thông gió tổng 1.1 - 18.5 kW
Hình 1.5: Hệ thống thông gió tổng thể
Trang 231.2.4 Hệ thống thang máy
Hệ thống thang máy chiếm khoảng 20-30% tổng lượng điện tiêu thụ của tòa nhà [4] Hệ thống thang máy bao gồm thang máy và các hệ thống sử dụng động cơ (máy nén không khí, bơm và bản thân động cơ) Công suất khoảng 3.5 kW – 5.5kW
Việc sử dụng “phương pháp hệ thống” để tối ưu cả phần cung cấp và sử dụng năng lượng thường đạt được mức tiết kiệm cao Ví dụ, trong hệ thống bơm, phương pháp hệ thống phân tích cả phần cung và cầu, sự tương tác giữa chúng, chuyển sự tập trung từ việc phân tích các thành phần sang phân tích hiệu quả toàn hệ thống Các phương pháp ta đưa ra ở dưới đây bao gồm làm phù hợp tốc độ và tải (biến tốc), thay đổi công suất hệ thống phù hợp, và nâng cấp thiết bị hệ thống
1.2.5 Các thiết bị điện khác
Bên cạnh các hệ thống thiết bị tiêu thụ điện chính như đã trình bày ở trên, tòa nhà văn phòng còn sử dụng các thiết bị điện như máy tính, máy in, máy photo… Thời gian sử dụng máy tính quyết định đến lượng điện năng mà máy tính tiêu thụ mỗi tháng
1.3 Hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà
Các hệ thống quản lý năng lượng tuân theo quy trình thực hiện của vòng tròn PDCA và ISO-15001
1.3.1 Vòng tròn PDCA
Trong bối cảnh quản lý năng lượng, vòng tròn PDCA được tóm tắt lại thành các hoạt động như được minh họa tại Hình 1.4
Trang 24Hình 1.6 Vòng tròn PDCA trong hoạt động quản lý năng lượng
Plan: Tiến hành rà soát đánh giá năng lượng và thiết lập đường cơ sở, các chỉ số đánh giá kết quả (EnPIs), mục tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động cần thiết để đạt được kỳ vọng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và các chính sách năng lượng của tổ chức
Do: Triển khai kế hoạch hành động quản lý năng lượng
Check: Hiển thị, đo lường và kiểm soát các quá trình và những đặc điểm chính của hoạt động nhằm xác định các kết quả của chính sách sử dụng năng lượng và các mục đích Cuối cùng là báo cáo kết quả
Act: Thực hiện các hành động để liên tục cải tiến hiệu quả năng lượng và
hệ thống quản lý năng lượng EnMS
1.3.2 Tiêu chuẩn ISO 50001
Tiêu chuẩn ISO 50001 là một tiêu chuẩn được đưa ra bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) nhằm xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý năng lượng Các tiêu chuẩn này xác định rõ các yêu cầu cho việc thiết lập, triển khai, duy trì và cải tến hiệu quả sử dụng năng lượng nhằm mục đích đàm bảo cho tổ chức và doanh nghiệp vân hành theo một cách tiếp cận có hệ thống trong việc đạt được cải tiến liên tục hiệu suất sử dụng năng lượng, an ninh năng lượng, tiêu thụ năng lượng [6]
Trang 25ISO 50001:2018 cung cấp mô hình khung về các yêu cầu cho tổ chức để:
- Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
- Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp với chính sách
- Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về sử dụng năng lượng
- Đo lường các kết quả
- Xem xét chính sách năng lượng được triển khai tốt như thế nào
- Liên tục cải tiến về quản lý năng lượng
Hệ thống ISO-50001 được coi là một công cụ hiệu quả cho tổ chức và doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Giúp doanh nghiệp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại
- Tìm ra các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết
bị sử dụng năng lượng hiện tại
- Giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các máy móc, thiết bị
do đó giảm mức năng lượng được sử dụng và giảm được chi phí đáng
kể cho doanh nghiệp
- Ngoài ra, thông qua việc thiết lập và áp dụng các thủ tục kiểm soát điều hành liên quan tới sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng, ISO-50001:2011 còn giúp doanh nghiệp tránh được các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng
- Bên cạnh đó, với mục đích sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả ISO-50001 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản
lý năng lượng đối với các dự án giảm phát thải khí nhà kính
1.4 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại CHDCND Lào
1.4.1 Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Chính sách năng lượng của một quốc gia bao gồm một hoặc nhiều biện pháp sau:
Trang 26- Pháp luật về kinh doanh năng lượng
- Pháp luật tác động đến sử dụng năng lượng, chẳng hạn như ban hành các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng, tiêu chuẩn khí thải,
- Tuyên bố chính sách quốc gia về vấn đề quy hoạch năng lượng, phát điện, truyền tải và tiêu thụ
- Khuyến khích và ưu đãi các nghiên cứu và phát triển việc thăm dò nguồn năng lượng, về năng lượng mới
- Chính sách tài chính liên quan đến sản xuất và dịch vụ năng lượng (thuế, miễn giảm thuế, trợ cấp, )
Thời gian qua, Lào đã có nhiều chính sách về SDNLTKHQ như: hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng Công nghệ tiên tiến SDNLTKHQ Phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Lào góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường Nhiều chiến lược, quy hoạch, chương trình SDNL thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý Công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo ở Lào đa dạng và có thể sử dụng để sản xuất điện và nhiệt thay thế nhiên liệu truyền thống
Những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nguồn
và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước và đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, nguồn điện trong nước vẫn còn nguy cơ thiếu hụt Trong khi đó, việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng còn chưa được thực hiện triệt để, chưa nhận được quan tâm của cộng đồng xã hội, người dân và các doanh nghiệp, gây lãng phí tài nguyên quốc gia, ảnh hưởng xấu đến môi trường
Trang 271.4.2 Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà
a) Tăng cường áp dụng Quy chuẩn tiết kiệm năng lượng trong quá trình xây dựng mới và cải tạo lại đối với tòa nhà có quy mô lớn
- Tăng cường kiểm soát, thúc đẩy thiết kế các Công trình xây dựng đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ quản lý năng lượng, tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát, trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện tốt việc áp dụng Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế Công trình, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thi Công và quản lý quy hoạch xây dựng, thiết kế các tòa nhà phù hợp với quy chuẩn xây dựng;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà và trong hoạt động xây dựng; xây dựng định mức sử dụng năng lượng cho các loại hình tòa nhà;
- Giám sát việc áp dụng, tuân thủ quy chuẩn xây dựng cho các toà nhà mới, quy mô lớn;
b) Triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng; tổ chức các cuộc thi tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng
- Lựa chọn, triển khai áp dụng các giải pháp, Công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà;
- Xây dựng các dự án mẫu thay thế thiết bị sử dụng trong tòa nhà có hiệu suất năng lượng thấp bằng thiết bị có hiệu suất năng lượng cao;
- Xây dựng các dự án mẫu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà;
- Xây dựng và từng bước áp dụng mô hình quản lý năng lượng cho các tòa nhà;
Trang 28- Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu sử dụng, quản lý năng lượng trong các tòa nhà quy mô lớn;
c) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
- Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng tiết kiệm năng lượng;
- Áp dụng các giải pháp quản lý, sử dụng thiết bị điều khiển trong các hệ thống chiếu sáng Công Công nhằm tiết kiệm năng lượng;
- Xây dựng các mô hình thí điểm về chiếu sáng Công Công hiệu suất cao, chiếu sáng tiết kiệm năng lượng
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tòa nhà tại CHDCND Lào được giới thiệu Chương 2 sẽ đi phân tích thực trạng sử dụng điện năng tại các hệ thống thiết bị điện và hệ thống quản lý năng lượng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TẠI TÒA NHÀ
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CHDCND LÀO
2.1 Tổng quan về Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.1.1 Thông tin cơ bản
Tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCND Lào nằm trên đường Souphanouvong, bản Sithanneua, huyện Sikottabong, thủ đô Viêng Chăn, Lào Tòa nhà được xây dựng năm 2010, có 6 tầng với tổng diện tích là 835.39 m²
Hình 2.1: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, CHDCNDLào
Trang 302.1.2 Đặc điểm tòa nhà
Tòa nhà có 6 tầng với 50 phòng, 1 căn tin, 1 nhà ăn và 1 nhà gửi xe, có
300 cán bộ và nhân viên làm việc tại tòa nhà, là một trong những toà lớn có tính năng hiện đại ở Lào Toà nhà được thiết kế đồng bộ được ứng dụng các
kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới, với các ô cửa sổ rộng và thoáng để tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho toà nhà.Phần lớn diện tích xung quanh được bao bọc bởi các vách tường màu trắng xanh xen kẽ với các ô cửa kính màu xanh nhằm tận dụng tối đa ánh sáng
tự nhiên, đem lại môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên trong toà nhà Ngoài những hiệu quả từ thiết kế của toà nhà, một ưu điểm nữa mà toà nhà được hưởng đó chính là vị trí địa lý thuận lợi, đó không chỉ là thuận lợi về giao thông, mà còn thuận lợi về khoảng không gian xung quanh
2.1.3 Chi phí vận hành tòa nhà
Bảng 2.1 trình bày cơ cấu các loại chi phí hoạt động của tòa nhà tháng 12/2022
Bảng 2.1 Chi phí vận hành tháng 12/2022 của tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư
(VNĐ)
Tỷ lệ (%)
1 Chi phí an ninh 3,359,657 7
2 Chi phí công tác quản lý vệ sinh 2,399,755 5
3 Công tác bảo trì - sửa chữa kỹ thuật tòa nhà 9,599,022 20
4 Công tác quản lý hành chính 3,359,657 7
5 Công tác quản lý khách hàng 2,399,755 5
6 Công tác quản lý tài chính 2,879,706 6
7 Chi phí cho điện năng 23,997,555 50
Trang 31vận hành tòa nhà Chi phí cho công tác bảo trì – sửa chữa kỹ thuật tòa nhà chiếm 20% tương đương hơn 9.5 triệu VNĐ Các loại chi phí còn lại chiếm tỉ trong nhỏ, dưới 10% trong tổng chi phí vận hành hàng tháng của tòa nhà Tiêu thụ điện năng tại các hệ thống thiết bị điện ngày 15/12/2022 tại tòa nhà được tập hợp chi tiết theo Bảng 2.2
Bảng 2.2 Tiêu thụ điện năng tại các hệ thống tại tòa nhà trong ngày
hệ thống quạt – điều hòa, thiết bị-máy móc phục vụ tòa nhà, chiếu sáng, bơm góp phần giảm chi phí điện năng của tòa nhà
Giá điện cho tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư, được xác định theo mức giá điện bán lẻ cho sản xuất kinh doanh Giá điện được xác định trên cơ sở Công
bố giá mua bán điện bởi Bộ Năng Lượng và Mỏ Lào Đơn giá điện bình quân
Trang 32của tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2022 là 734 Kip/kWh (đã bao gồm VAT) (tương đương khoảng 945.023 VNĐ/kWh) [6] Chi phí tiền điện ngày 15/12/2022 của tòa nhà vào khoảng 533,279 Kip (tương đương khoảng 686,595 VNĐ)
2.2 Hiện trạng cung cấp và tiêu thụ điện năng tại toà nhà
2.2.1 Hệ thống cung cấp điện
Hình 2.2: Tủ điều khiển trạm biến áp của tòa nhà
Trang 33Tòa nhà có 1 trạm biến áp Công suất 1,000 kVA phục vụ cho toàn bộ hệ thống thiết bị điện của toà nhà Trạm biến áp này đã được lắp tủ tụ bù nhằm giảm tổn thất điện áp, điện năng cho tòa nhà (Hình 2.2)
Hình 2.3: Sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp 2.2.2 Tiêu thụ điện năng giai đoạn 2020 – 2022
Hình 2.4: Tiêu thụ điện năng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2020,
2021 và 2022
Trang 34Hình 2.4 minh họa tình hình sử dụng điện năng tại tòa nhà qua các tháng trong ba năm 2020 – 2022 Tiêu thụ điện năng năm 2021 và 2022 tăng đáng
kể so với năm 2020 Do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, tiêu thụ điện năng cao điểm vào các tháng giữa năm (tháng 6 đến tháng 8) Năm 2022, tiêu thụ điện năng của tòa nhà vào tháng 6 và tháng 8 lên trên 20,000 kWh/tháng Ngược lại, tiêu thụ điện năng ở mức thấp (khoảng 6,000 kWh/tháng năm 2022) vào các tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 3) và cuối năm (tháng 11 và tháng 12)
2.2.3 Tiêu thụ điện năng tại các hệ thống thiết bị điện
2.2.3.1 Hệ thống chiếu sáng
Bảng 2.3 liệt kê các thiết bị chiếu sáng tại tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bảng 2.3: Các loại bóng đèn sử dụng trong tòa nhà Bộ Kế hoạch và đầu tư
ST
T Loại đèn
Công suất (W)
Số lượng (Bóng)
Số giờ sử dụng TB (giờ/ngày)
Lượng điện tiêu thụ (kWh/ngày)
Toà nhà sử dụng số lượng lớn bóng đèn các loại (2,855 bóng đèn) Trong
đó đèn Neon 36W là 55 chiếc, đèn Neon 18W là 2,000 chiếc và đèn Downlight 3u – 18W là 800 chiếc Thời gian sử dụng trung bình là 5 giờ/ngày Ước tính tổng tiêu thụ điện năng bởi hệ thống chiếu sáng là 145.522 kWh/ ngày
Hình 2.5: Đèn Neon 18W
Trang 35Hình 2.6 Hệ thống đèn của toà nhà
Độ rọi tại khu vực hành lang đo được từ 100 – 250 lux; khu vực văn phòng là từ 250-500 lux Chất lượng chiếu sáng đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn chiếu sáng
Trong các hệ thống đèn, một số đèn đã được lắp chao chụp, máng âm trần nên độ rọi của đèn đạt hiệu quả tốt Tuy nhiên, một số đèn chưa lắp được lắp chao chụp, máng âm trần, chưa đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng
Chiếu sáng là một hệ thống thiết bị điện lớn trong tòa nhà Vì vậy, cần có những giải pháp đem lại hiệu quả cao góp phần tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ của toà nhà và đem lại một cảm giác thoải mái cho cán bộ khi làm việc tại toà nhà
2.2.3.2 Hệ thống điều hòa không khí
Đây là hệ thống lớn và có mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất của tòa nhà với số lượng là 66 chiếc điều hòa cục bộ, công suất lạnh từ 12,000 BTU đến