Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt NamCác nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các nước đang phát triển phải thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ phát triển công nghệ và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để tránh tụt hậu, gia tăng khoảng cách giàu nghèo và thất nghiệp Đầu tư nước ngoài được coi là nguồn vốn quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển Ngoài việc bổ sung vốn cho hình thành vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy thương mại, tạo việc làm, đầu tư nước ngoài còn là kênh quan trọng chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới và phát triển của nước tiếp nhận. Đầu tư thiên thần nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp mà chủ thể là các
“Nhà đầu tư thiên thần” nước ngoài đầu tư vào “Startup” ở nước chủ nhà Theo đó, thông thường nhà đầu tư thiên thần nước ngoài sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn vốn và cùng đồng hành hỗ trợ cho startup về chuyên môn, quản lý, thị trường, công nghệ và cố vấn,… trước khi startup đủ trưởng thành để có thể tiếp cận vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Khác với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), startup thường gắn với mục tiêu tăng trưởng thay vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn; lượng vốn cần thiết cho startup cần thiết ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng được hình thành và thành lập công ty (pre-seed) Tới giai đoạn có sản phẩm mẫu và bán được hàng (seed), công ty bắt đầu mở rộng hoặc tiền tăng trưởng (early stage) là những giai đoạn được gọi là “khoảng trống vốn” khi startup cần thêm vốn đầu tư nhưng chưa đủ lớn để tiếp cận được các quỹ đầu tư mạo hiểm Các nhà đầu tư thiên thần đóng vai trò bước đệm giữa hai giai đoạn quan trọng của startup là giai đoạn khởi đầu và giai đoạn đã định hình nhưng cần số vốn lớn để tăng trưởng nhanh.
Startup là những doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập và hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh mang tính sáng tạo cao, đồng thời cũng gắn liền với rủi ro thất bại cao Các số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% startup thất bại trong 2 năm và khoảng 90% thất bại trong 5 năm hoạt động Điều này có thể được nhìn nhận bởi startup cung cấp các giải pháp mới, mô hình mới có thể chưa thực sự phù hợp với thị trường cũng như bản thân nhà sáng lập startup có thể còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và quản trị rủi ro Tuy nhiên, startup được nhìn nhận là đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia, thể hiện trên một số khía cạnh chính như: có khả năng tạo ra số lượng lớn việc làm mới trong dài hạn do đặc thù có khả năng tăng trưởng nhanh; tạo nhiều việc làm có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy việc phát triển những công nghệ mới, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng thêm sự năng động và cạnh tranh của hệ thống kinh tế Do vậy, tại các quốc gia phát triển, startup được coi là động lực chính trong tạo việc làm và thúc đẩy phát triển một nền kinh tế mạnh và năng động, được chính phủ các nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động Các quốc gia được đánh giá là có điều kiện thuận lợi nhất cho startup gồm có: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Canada, Thụy Sỹ (U.S News, 2024) Đầu tư thiên thần đóng vai trò quan trọng với startup Chính vì vậy, các startup thường tìm các cơ hội để gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng được hình thành và thành lập công ty (pre-seed) Theo số liệu được công bố tại Diễn đàn Đầu tư thiên thần thế giới năm 2020, tổng ước tính toàn cầu quy mô thị trường của đầu tư thiên thần là hơn 50 tỷ USD mỗi năm Hoạt động đầu tư thiên thần phát triển tại các quốc gia được đánh giá là có điều kiện thuận lợi cho startup Số liệu thống kê cho thấy tại Mỹ có trên 250.000 nhà đầu tư thiên thần, đầu tư khoảng 24 tỷ USD vào trên 64.000 startup mỗi năm Tại Anh, số liệu ước tính có khoảng 1,5 tỷ bảng Anh mỗi năm được đầu tư vào các startup bởi các nhà đầu tư thiên thần ở Anh, cao gấp 3 lần so với số vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các startup Các nhà đầu tư thiên thần ở các quốc gia phát triển đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực như y tế, bảo hiểm, công nghệ, khoa học, trí tuệ nhân tạo,
… và đang có ngày càng nhiều các hiệp hội liên kết giữa các nhà đầu tư thiên thần trên toàn thế giới Tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore,Indonesia, Malaysia, Thái Lan là những quốc gia có cộng đồng startup đã phát triển, hoạt động đầu tư thiên thần của các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào các startup tại những quốc gia này có những thành công nhất định Các quốc gia này cũng có những chính sách để thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cho phát triển startup trong nước.
Tại Việt Nam, từ năm 2016 Chính phủ đã dành sự quan tâm cho phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (hay startup trong tiếng Anh) với việc ban hành và triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665) và ban hành một số khung pháp lý như Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo,… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển startup và thực tế Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp với khoảng 3.800 startup đang hoạt động (Trường Nhật, 2023)
Số lượng các startup tại Việt Nam đã không ngừng tăng nhanh và đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần sáng tạo, đổi mới công nghệ, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư thiên thần có vai trò quan trọng cho sự phát triển của startup tại ViệtNam Đầu tư thiên thần cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ cho các startup ở giai đoạn đầu, khi các startup chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà đầu tư thiên thần không chỉ cung cấp vốn cho startup mà nhà đầu tư thiên thần còn hỗ trợ startup trong chiến lược phát triển, quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp, kết nối startup với các quỹ đầu tư, mạng lưới kinh doanh,… vì hầu hết nhà đầu tư thiên thần là những người từng là doanh nhân, nhà quản lý, nhiều người đã về hưu và họ thường không chỉ đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà còn mong muốn được truyền đạt lại kinh nghiệm để phát triển thế hệ doanh nhân kế cận, đồng thời cập nhật về các xu hướng mới trên thị trường Đầu tư thiên thần không chỉ mang lại nguồn vốn cần thiết mà còn có thể cung cấp kinh nghiệm, mối quan hệ và hướng dẫn chiến lược, giúp các startup phát triển bền vững. Đầu tư thiên thần trong nước và đầu tư thiên thần nước ngoài đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tăng khả năng thu hút tài chính của startup, giúp cải thiện chất lượng của startup và giúp cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp Nếu như nhà đầu tư thiên thần trong nước thường có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, bao gồm văn hóa kinh doanh, quy định pháp lý và đặc điểm thị trường; giúp họ cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn cần thiết để các startup phát triển trong môi trường địa phương thì nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có thể mang đến nhiều lợi ích, tác động lớn hơn đối với startup được nhận đầu tư Một số tác động có thể kể đến như: Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư mà startup nhận được không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà có thể được huy động từ các nhà đầu tư ở nước ngoài So với nguồn vốn trong nước thì nguồn đầu tư từ nước ngoài có thể lớn hơn và đa dạng hơn Thứ hai, việc nhận được vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có vai trò như một đảm bảo giúp startup dễ dàng hơn trong việc tiếp tục thu hút được nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác nhau Sở dĩ như vậy vì nhà đầu tư thiên thần nước ngoài thường phải cân nhắc kỹ hơn nhiều vấn đề so với nhà đầu tư thiên thần trong nước khi quyết định đầu tư cho startup Vì vậy các startup nhận được khoản đầu tư thiên thần từ nhà đầu tư nước ngoài thường được đánh giá là những startup tốt, nhiều tiềm năng thành công Điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài cung cấp nguồn tài chính cho startup trong các giai đoạn tiếp theo Thứ ba, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cũng đóng góp cho startup thông qua hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các mạng lưới của nhà đầu tư, tiếp cận thị trường Bên cạnh đó, nếu so với các nhà đầu tư thiên thần trong nước, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài thường có lợi thế hơn trong việc giúp startup tiếp cận với thị trường nước ngoài, xây dựng và áp dụng các mô hình kinh doanh theo chuẩn thế giới và bắt kịp với các xu hướng mới trên thị trường toàn cầu Do đó, với sự hỗ trợ của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, các startup trong nước có thể sẽ có tầm nhìn và cách thức thực hiện các chiến lược hướng tới thị trường toàn cầu một cách thuận lợi hơn Ngoài ra, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có thể giúp kết nối startup với các hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ngoài. Việc tham gia vào các hệ sinh thái khởi nghiệp nước ngoài hứa hẹn mang lại cho startup nhiều cơ hội hợp tác và kinh doanh với các đối tác nước ngoài có chất lượng.
Cùng với sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, hoạt động đầu tư cho startup có xu hướng phát triển Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa Năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ ba ở Đông Nam Á về số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào startup, sau Singapore và Indonesia (NIC, 2024) Số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đang tăng dần và đã hình thành mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Số lượng nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam cũng tăng dần Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sự quan tâm từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) Sự phát triển của các startup tiềm năng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, y tế, và nông nghiệp thông minh,… đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài và thực tế nhiều startup tại Việt Nam đã nhận được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài Tuy nhiên, tỷ lệ thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam vẫn còn thấp so với một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Indonesia và hơn các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Philipines với một tỷ lệ không đáng kể (theo báo cáo của NIC, 2024)
Thực tế cho thấy mặc dù đã có một số nỗ lực về chính sách của chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam và thu hút sự quan tâm đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài nhưng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần vượt qua để thu hút và tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư thiên thần nước ngoài cho sự phát triển của các startup tại Việt Nam.
Từ nhu cầu vốn của các startup, từ kinh nghiệm quốc tế và khu vực cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của đầu tư thiên thần nước ngoài vào các startup trong nước Với một quốc gia đang khuyến khích và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như Việt Nam, nhu cầu thực tiễn đặt ra làm thế nào thu hút các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào các startup tại Việt Nam là rất cần thiết.
Tại Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về đầu tư thiên thần và nghiên cứu riêng về thu hút đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam Nghiên cứu những nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam trở nên rất cần thiết để đề xuất những giải pháp chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này; đồng thời cũng giúp cho startup có lưu ý để thu hút đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài một cách hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của startup tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam” để nghiên cứu trong luận án của mình.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam,qua đó đề xuất một số giải pháp thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tạiViệt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đầu tư thiên thần, đặc biệt là đầu tư thiên thần nước ngoài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của luận án.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam hiện nay.
- Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng, mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam trong thời gian tới thông qua các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài.
Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tiến hành đo lường, đánh giá mức độ và thực trạng của một số nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam.
- Về không gian: Hiện nay chưa có tổ chức hay cá nhân nào đưa ra khái niệm chính xác về nhà đầu tư thiên thần nước ngoài Trong khuôn khổ của đề tài, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài được xác định là nhà đầu tư thiên thần có quốc tịch nước ngoài đầu tư vốn của mình vào startup ở nước khác Nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam Nghiên cứu được tiến hành với mẫu khảo sát là các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đã đầu tư vào startup tại Việt Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu định tính được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022, tiếp đó nghiên cứu định lượng được tiến hành qua khảo sát, thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2022.
Giới hạn nghiên cứu
Đầu tư thiên thần là một loại hình đầu tư vốn tư nhân, trong đó các nhà đầu tư thiên thần (angel investor) đầu tư vốn vào startup (hay doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo định nghĩa của Việt Nam) Quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài trong luận án được hiểu chính xác là quyết định của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại nước chủ nhà Luận án nghiên cứu về các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại ViệtNam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định tính: Thực hiện tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu các hướng nghiên cứu về đầu tư thiên thần và những nhân tố quyết định nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào startup Sau đó tiến hành mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia là nhà quản lý/ nhà nghiên cứu/nhà đầu tư thiên thần nước ngoài/ nhà đầu tư thiên thần trong nước/ Startup nhận được đầu tư thiên thần nước ngoài (phương pháp chuyên gia) về các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài để phát hiện ra các nhân tố phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam Thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả đó để phát triển thang đo các nhân tố quyết định nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê và mô hình hồi quy bội để tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu cũng như để đo lường và giải thích mức độ ảnh hưởng, tác động của từng nhân tố đến quyết định nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup Việc thực hiện được tiến hành qua các bước: thiết kế câu hỏi khảo sát, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 22.
Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về mặt lý luận
Luận án làm rõ được khái niệm về đầu tư thiên thần, nhà đầu tư thiên thần,nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, startup Luận án cũng tổng hợp các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup từ các nghiên cứu quốc tế và trong nước.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án khái quát được mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup, trong đó đã xem xét thêm nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam là “Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài” và “Môi trường đầu tư của nước chủ nhà” Bởi đối với nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup ở nước khác có thể gặp một số khó khăn như khả năng tham gia trực tiếp hỗ trợ cho startup, khoảng cách địa lý, niềm tin dành cho nhà sáng lập và đội ngũ, do vậy có thể thận trọng hơn khi quyết định đầu tư vào startup ở nước ngoài; đồng thời thể chế, môi trường đầu tư ở các quốc gia đang phát triển cũng có thể là rào cản tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài.
Luận án lượng hóa và đánh giá được thực trạng của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng lượng hóa và đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc đánh giá các nhân tố nào là quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup tại Việt Nam trong bối cảnh khởi nghiệp sáng tạo đang rất được quan tâm ở nước ta.
Luận án đề xuất được một số giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam trong thời gian tới thông qua các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo đối với các nhà quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích đầu tư thiên thần nói chung và thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài cho startup tại Việt Nam Các startup cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để tham khảo cách thức hoàn thiện yếu tố con người, nhà sáng lập startup; hoàn thiện chất lượng hoạt động của startup để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài một cách hiệu quả.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm 5 chương chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung chương bao gồm tổng hợp các hướng nghiên cứu và nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan tới việc xác định các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, qua đó thấy được và trình bày khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư thiên thần
Chương này trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư thiên thần, bao gồm các chủ thể của đầu tư thiên thần là nhà đầu tư thiên thần và startup, hệ thống hóa các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu thiên thần nước ngoài để đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam; các bước, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và sơ lược về dữ liệu đã thu thập được.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày về phân tích dữ liệu và các kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu về các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam, so sánh mức độ tác động và phân tích các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số giải pháp
Chương cuối của luận án luận bàn các kết quả nghiên cứu chính của luận án;khái quát tình hình đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất giải pháp thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam thông qua các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam đã được xác định và trình bày ở chương 4 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày ở phần cuối của chương.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu được tiếp cận theo các hướng nghiên cứu chính: hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần; hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup; hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp đồng tối ưu của nhà đầu tư thiên thần
Nghiên cứu sinh tổng hợp nội dung của các hướng nghiên cứu như sau:
1.1.1 Hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần
Theo hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu, nhà đầu tư thiên thần là nhà đầu tư tư nhân nên hành vi đầu tư của nhà đầu tư thiên thần được xây dựng trên nền tảng lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (portfolio selection) (Harry Markowitz, 1952) Theo lý thuyết này, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa phân bổ tài sản của họ giữa các khoản đầu tư khác nhau để đạt được một mức độ lợi nhuận mong muốn với mức rủi ro tối thiểu.
Hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu lý giải hành động đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần dựa trên hành vi đầu tư của các cá nhân trong việc phân bổ tài sản cho một danh mục đầu tư tối ưu Với một danh mục đầu tư gồm tài sản an toàn với lãi suất thấp và tài sản rủi ro với lợi tức kỳ vọng cao, một nhà đầu tư sẽ lựa chọn tỷ lệ cố định trong tổng của cải để đầu tư cho mỗi loại tài sản trong danh mục nhằm tối đa hoá độ thoả dụng Với việc xác định startup là một tài sản trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, đầu tư vào startup là đầu tư vào một loại tài sản có lợi tức và rủi ro cao (Maula và cộng sự, 2005) Khi lựa chọn đầu tư vào startup, các nhà đầu tư thiên thần đã lựa chọn đầu tư vào tài sản rủi ro cao trong một danh mục gồm cả tài sản an toàn (ví dụ trái phiếu chính phủ) và các tài sản rủi ro khác (ví dụ cổ phiếu) Mỗi nhà đầu tư thiên thần sẽ đầu tư một tỷ lệ cố định trong tổng tài sản vào startup.
Theo hướng nghiên cứu này, lợi nhuận trên vốn đầu tư là một trong những nhân tố quyết định chính đến hành vi đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup.
Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản của một nhà đầu tư cho một loại tài sản tỷ lệ thuận với lợi nhuận của tài sản Startup có lợi tức kỳ vọng càng cao thì càng thu hút được tỷ lệ đầu tư cao trên tổng tài sản của nhà đầu tư vì sẽ đem lại nguồn lợi nhuận đầu tư cao hơn trong tương lai, từ đó mang lại độ thoả dụng cao hơn cho nhà đầu tư Ngoài ra, dựa trên lý thuyết này một số nghiên cứu thực nghiệm (Ramy Elitzur, Arieh Gavious, 2003; Maula, M., Autio, E., & Arenius, P., 2005; Douglas Cumming, Alexander Peter Groh, 2018…) đã chỉ ra yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup là vấn đề sở hữu cổ phần, tham gia điều hành với startup
Nhìn chung, hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần và lý thuyết danh mục đầu tư tối ưu nhấn mạnh tới khả năng sinh lời và khả năng kiểm soát startup.
Có nhiều nghiên cứu theo hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần nêu bật các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup liên quan đến khả năng sinh lời và khả năng kiểm soát startup Nghiên cứu sinh đã tổng hợp được một số công trình nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm liên quan tới hướng nghiên cứu này
- Nghiên cứu của Stephen Prowse (1998) phỏng vấn 12 nhà đầu tư thiên thần ở Dallas và Fort Worth là 2 thành phố ở bang Texas (Mỹ) cho thấy nhà đầu tư chủ động (active investor) thường muốn tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp bao gồm tham gia đại diện ban điều hành, quyền biểu quyết và quyền tiếp cận các nguồn tài chính.
- Nghiên cứu của Kevin Hindle và Leo Lee (2002) tiến hành điều tra qua gửi email và nhận được 29 email phản hồi từ các startup nhận được đầu tư thiên thần tại Singapore Kết quả cho thấy đặc điểm của nhà đầu tư thiên thần ở Singapore giống với các quốc gia khác, đa số là những người trung tuổi (75% trong số khảo sát trong độ tuổi từ 40 đến 59) và tới 90% nhà đầu tư thiên thần là nam Tuy vậy, số tiền đầu tư của nhà đầu tư thiên thần Singapore có xu hướng cao hơn mức trung bình và động cơ đầu tư chủ yếu là tài chính Các nhân tố: Khả năng quản lý danh mục đầu tư của nhà đầu tư, Tiềm năng thị trường, Kỳ vọng tài chính tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần theo mức độ ưu tiên giảm dần.
- Theo nghiên cứu của Ramy Elitzur và Arieh Gavious (2003), quyết định của nhà đầu tư thiên thần liên quan đến lượng tiền dự định đầu tư vào startup, cổ phần dự tính nhận được, lượng tiền dự tính thu hút trong vòng gọi vốn sau của startup Tuy nhiên, trên hết nhà đầu tư thiên thần muốn chắc chắn nỗ lực, quyết tâm của sáng lập startup bởi nếu không có quyết tâm của nhà sáng lập thì doanh nghiệp khởi nghiệp ít có cơ hội thành công.
- Nghiên cứu của Heinrich Stedler và Hans Heinrich Peters (2003) đã phỏng vấn trên 230 nhà đầu tư thiên thần tại Đức Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của nhà đầu tư thiên thần tại Đức là nam giới, có độ tuổi từ 40 đến 55, giữ vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp do chính họ thành lập hoặc trong doanh nghiệp khác Mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần tại Đức ngoài cơ hội thu lợi nhuận đầu tư cao còn mong muốn đóng góp cho các dự án khởi nghiệp thành công. Công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng và dịch vụ là 3 lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư thiên thần với tỷ lệ lần lượt 52%, 21% và 20%.
- Nghiên cứu của Ramy Elitzur và Arieh Gavious (2003) đã tiến hành phân tích mô hình toán về mối quan hệ giữa nhà sáng lập, nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm Kết quả phân tích cho thấy nỗ lực, quyết tâm của sáng lập startup, số cổ phần sở hữu của nhà đầu tư, số tiền đầu tư và số tiền dự kiến thu được ở các vòng gọi vốn sau là các nhân tố quan trọng thu hút nhà đầu tư thiên thần.
- Nghiên cứu của Robert Wiltbank và các cộng sự (2009) đã thu thập số liệu từ 121 nhà đầu tư thiên thần đã đầu tư vào 1.038 startup và thoái vốn khỏi 414 startup; qua phân tích đã chỉ ra khả năng của nhà đầu tư thiên thần trong việc dự đoán và kiểm soát hiệu quả hoạt động của startup liên quan tới việc lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư thiên thần.
- Nghiên cứu của Andrew Burke và các cộng sự (2010) đã tìm hiểu các nhân tố quyết định của hoạt động tài trợ vốn từ gia đình, bạn bè và nhà đầu tư thiên thần đối với startup Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ hơn 175.000 cá nhân, bao gồm khoảng 4.000 nhà đầu tư phi chính thức ở 28 quốc gia phát triển trong giai đoạn 2002-2004 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh thuận lợi hoặc dẫn đến việc thoái vốn dễ dàng sẽ thúc đẩy nguồn cung của các nhà đầu tư. Điều này đúng với hoạt động tài trợ vốn của cả bạn bè, gia đình và nhà đầu tư thiên thần.
- Nghiên cứu của Alina Dibrova (2015) phân tích từ số liệu thu thập được từ European Business Angel Network (EBAN) và đánh giá các nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần: Lợi nhuận kỳ vọng, Chiến lược thoái vốn và Lĩnh vực đầu tư yêu thích của nhà đầu tư thiên thần Nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư, khẳng định rằng lợi nhuận kỳ vọng thu về cao là một trong những lý do chính dẫn tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần.
Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, vấn đề khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển startup tại Việt Nam được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016 là thời điểm phong trào khởi nghiệp sáng tạo được thúc đẩy tại Việt Nam với những chủ trương và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Phần lớn các nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo là những nghiên cứu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ startup; có một số ít nghiên cứu về đầu tư thiên thần:
- Bài nghiên cứu “Quy định pháp lý cho nhà đầu tư thiên thần” của Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm
2017 đề cập tới vai trò của nhà đầu tư thiên thần và sự cần thiết phải xây dựng pháp lý để khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam.
- Bài viết “Thiên thần muốn gì ở start-up?”của Vũ Mai Hảo đăng trên Tạp chí doanh nhân online năm 2018 đề cập tới ba nhân tố có thể giúp các start-up tăng cơ hội gọi vốn thành công là: lĩnh vực kinh doanh, con người, lợi nhuận và khả năng thoái vốn của dự án.
- Bài nghiên cứu “Nhà đầu tư thiên thần và vai trò đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo” của Trần Văn Bình, Lê Vũ Toàn, Nguyễn Vũ Khuyên trên Tạp chí khoa học và Công nghệ Việt Nam tháng 12/2019 khái quát khái niệm về đầu tư thiên thần, phân biệt nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm, tình hình đầu tư thiên thần trên thế giới và tại Việt Nam, khuyến nghị một số giải pháp để phát triển các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của thiên thần” của Nguyễn Thị Phương Linh đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội tháng 12/2019 đưa ra nhận định về một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của thiên thần dựa trên hai góc độ: góc độ từ startup và góc độ từ chính phủ, môi trường kinh doanh Các nhân tố được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và dẫn chứng còn sơ sài và chung chung; chưa làm rõ được các nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần
- Đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018-2020: Thu hút nhà đầu tư “thiên thần kinh doanh” (Angel Bussiness) nước ngoài cho phát triển Startup ở nước chủ nhà: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - Trường Đại học Kinh tế chủ trì đã nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Israel là các quốc gia có hoạt động đầu tư thiên thần phát triển trong việc thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cho phát triển startup ở nước chủ nhà, từ đó đã đề xuất một số chính sách và giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài phục vụ phát triển startup ở Việt Nam Đề tài xác định một số nhân tố cơ bản thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài với nước chủ nhà gồm có: môi trường, thể chế chính sách; tiềm năng phát triển của dự án; năng lực của nhà sáng lập và chất lượng của đội ngũ sáng lập Kết quả của đề tài có giá trị tham khảo trong việc đề xuất các nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài và đề xuất các giải pháp phù hợp với môi trường thực tế tại Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Nguồn vốn cho phát triển startups tại Israel” của Nguyễn Thị Kim Anh và Triệu Thị Kim Liên trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông tháng 1/2019 đã tổng hợp các nguồn vốn cho phát triển startup tại Israel là quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, được gọi là “quốc gia khởi nghiệp”, trong đó có đề cập tới vai trò của nhà đầu tư thiên thần tại Israel, bao gồm cả nhà đầu tư thiên thần trong nước và nước ngoài.
- Bài nghiên cứu “Đầu tư thiên thần cho phát triển startup tại Israel” của Nguyễn Thị Kim Anh và Trần Thị Thu Trang trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông tháng 8/2019 phân tích vai trò của đầu tư thiên thần với sự phát triển của startup tại Israel, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Môi trường kinh doanh thúc đẩy đầu tư thiên thần tại ViệtNam từ giác độ cán bộ quản lý” của Nguyễn Thị Kim Anh trên Tạp chí Nghiên cứuChâu Phi và Trung Đông tháng 10/2019 đã khái quát chung về hoạt động và vai trò của đầu tư thiên thần tại Việt Nam; quan điểm, chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn trong việc ban hành và thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số quốc gia trong khu vực” của Nguyễn Thị Kim Anh và Đặng Thành Đạt trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 3/2021 đã phân tích chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại 3 quốc gia trong khu vực (Singapore, Thái Lan và Malaysia), đúc kết kinh nghiệm để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Factors Affecting Business Angels Investment in Vietnam” của Nguyễn Thị Kim Anh, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, Đặng Thành Đạt trên Tạp chí Emerging Science Journal (Q1 Scopus) tháng 2/2023. Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu và so sánh các yếu tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần từ góc nhìn của nhà đầu tư thiên thần và startup tại Việt Nam dựa trên khung tổng hợp từ tổng quan tài liệu và dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn sâu với 8 startup và 15 nhà đầu tư thiên thần Kết quả cho thấy nhà sáng lập, nhóm quản lý, các vấn đề tài chính của công ty khởi nghiệp, sản phẩm và thị trường, chiến lược thoái vốn (exit) và vai trò của nhà đầu tư thiên thần là các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam Kết quả của nghiên cứu này có giá trị tham khảo trong việc đề xuất các nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào startup tại Việt Nam Tuy nhiên, đây là nghiên cứu chung cho nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam, bao gồm cả nhà đầu tư thiên thần trong nước và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài; với số lượng phỏng vấn nhà đầu tư thiên thần nước ngoài còn ít (3 người) Do đó, nghiên cứu này chưa thể sử dụng để kết luận về các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Nhìn chung nghiên cứu về đầu tư thiên thần ở Việt Nam còn ít Các công trình nghiên cứu chưa đề cập sâu tới các nhân tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nói chung và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài nói riêng.
Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup và các nhân tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup, nghiên cứu sinh nhận thấy:
- Các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu được tiếp cận theo 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần nhấn mạnh tới khả năng sinh lời và khả năng kiểm soát startup; hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup nhấn mạnh tới khả năng phát triển của startup và mối quan hệ hợp tác giữa nhà đầu tư thiên thần và startup; hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp đồng tối ưu của nhà đầu tư thiên thần nhấn mạnh tới môi trường đầu tư Mỗi hướng nghiên cứu đều góp phần lý giải quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup; tuy nhiên mỗi hướng nghiên cứu đều có điểm hạn chế nhất định, như hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần chưa tính đến các yếu tố về môi trường kinh doanh như thể chế kinh tế, hành lang pháp lý trong việc chi phối đến hành vi đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần; hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup còn hạn chế trong việc đánh giá toàn diện các nhân tố ảnh hưởng trong toàn bộ quy trình nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào startup như quá trình xem xét toàn diện các dự án, quá trình gặp gỡ để thương lượng giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà sáng lập startup; hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp đồng tối ưu tập trung nhiều vào các yếu tố về môi trường kinh doanh mà thiếu đi việc đánh giá các nhân tố khác liên quan đến nhà đầu tư thiên thần và startup Như vậy, để giải thích được tổng thể các khía cạnh của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, cần có sự kết hợp giữa các nhân tố của các hướng nghiên cứu Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu cho thấy các nhà nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, những nơi khuyến khích con người làm giàu từ rất sớm, với các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, cùng với đó là sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả của các hệ thống kinh tế thị trường Các hướng nghiên cứu đơn lẻ nhìn chung chưa xây dựng được một cách đầy đủ về mô hình các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài để áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam.
- Các nghiên cứu về nhân tố quyết định đầu tư thiên thần được thực hiện nhiều tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Châu Âu Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup nước chủ nhà Việt Nam.
- Các nghiên cứu về các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần tại các quốc gia phát triển tập trung luận giải lý do, động cơ, nhân tố quyết định đầu tư của các đầu tư thiên thần nói chung đến startup chứ chưa đề cập trực tiếp đến đầu tư thiên thần nước ngoài Việc xác định chủ thể là nhà đầu tư thiên thần nước ngoài sẽ là điểm đóng góp mới so với các nghiên cứu trước đây.
- Quá trình tổng quan các nghiên cứu về quyết định nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào startup cho thấy sự đa dạng của các nhân tố theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Có nghiên cứu chỉ tập trung và đi sâu vào một nhân tố cụ thể, nhưng cũng có những nghiên cứu đánh giá một tổ hợp nhiều nhân tố khác nhau Trên thực tế, nghiên cứu cho phạm vi tại một quốc gia cần thực hiện với số lượng nhiều các biến sử dụng và chọn lọc phương pháp nghiên cứu phù hợp Vì thế, một nghiên cứu mang tính tổng hợp hơn với phân nhóm gồm nhiều nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần là cần thiết cho nghiên cứu tại Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp với khoảng 3.800 startup đang hoạt động (Trường Nhật, 2023).Việt Nam được đánh giá là địa điểm có tiềm năng phát triển startup và hấp dẫn các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài; với sự quan tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy và hỗ trợ cho startup phát triển Vì thế, việc luận án lựa chọn bối cảnh ViệtNam để nghiên cứu về các nhân tố thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài là cần thiết Khoảng trống nghiên cứu của luận án cho thấy đây là một công trình có tính cần thiết, trong bối cảnh phát triển của startup tại Việt Nam Luận án thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế về chủ thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây và là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Trong Chương 1, nghiên cứu sinh đã trình bày tình hình nghiên cứu về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup và các nhân tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup.
Nội dung trình bày trong Chương 1 cho thấy hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup và các nhân tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần vào startup đã thu hút được nhiều học giả nghiên cứu, chủ yếu là các học giả ngoài nước và có một số học giả trong nước đã nghiên cứu về các vấn đề này.
Tuy nhiên khoảng trống nghiên cứu và căn cứ thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần vào Việt Nam là cần thiết, có sự khác biệt so với các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về chủ đề này Đề tài nghiên cứu có tính cần thiết, trong bối cảnh phát triển của startup tại Việt Nam và là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN
Tổng quan về đầu tư thiên thần
"Đầu tư thiên thần" là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp để mô tả hoạt động đầu tư vốn từ các cá nhân giàu có, doanh nhân thành công (nhà đầu tư thiên thần) có mong muốn hỗ trợ các startup (doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo), đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu khi startup còn non trẻ và rủi ro cao. Để làm rõ hơn các đặc điểm liên quan đến đầu tư thiên thần, nghiên cứu sinh tổng quan về các chủ thể của đầu tư thiên thần là nhà đầu tư thiên thần và startup, sau đó tổng hợp khái niệm chung và các đặc điểm của đầu tư thiên thần.
Hiện nay trên thế giới có một số định nghĩa về startup:
- Theo Eric Ries (2011), tác giả cuốn sách Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup) là cuốn sách nổi tiếng thế giới về khởi nghiệp sáng tạo, startup là một thể chế con người được tạo nên để sáng tạo những sản phẩm và dịch vụ mới dưới điều kiện cực kỳ không chắc chắn (A startup is a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty).
- Theo Steve Blank, Giáo sư tại Đại học Stanford (2012), startup là một tổ chức mang tính tạm thời, được thành lập để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh nhân rộng ra được và lặp lại được (A startup is “a temporary organization designed to look for a business model that is repeatable and scalable”).
- Theo Neil Blumenthal, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của WarbyParker là một công ty của Mỹ chuyên bán kính mắt và gọng kính nổi tiếng trên thế giới (2013): startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo (A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed).
- Ngoài ra còn một số định nghĩa phổ biến khác: startup là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công; startup là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo, đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh về quy mô.
- Tại Việt Nam có khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có hàm ý tương đồng với startup Cụ thể, theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (số 04/2017/QH14 năm 2017) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh Theo Nghị định 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia có định nghĩa: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Các định nghĩa trên đều có điểm chung về startup (thuật ngữ quốc tế) hay doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (định nghĩa tại Việt Nam): là doanh nghiệp được thành lập bởi nhà sáng lập hoặc nhóm những người đồng sáng lập nhằm tìm kiếm, phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới/khác biệt, có khả năng tăng trưởng nhanh Đặc trưng của startup là khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên mô hình kinh doanh có thể nhân rộng và lặp lại được, tuy nhiên phải đối mặt với sự rủi ro cao, không chắc chắn thành công.
2.1.1.2 Các vòng gọi vốn của startup
Theo một số nghiên cứu của Giurca Vasilescu (2009), Sonja Markova và cộng sự (2009), Leach và Melicher (2012), startup thường qua quá trình phát triển trải qua 5 vòng gọi vốn:
- Vòng 1: Pre-seed Round (Vòng tiền hạt giống)
Vòng tiền hạt giống là giai đoạn huy động vốn đầu tiên của startup Đây là giai đoạn nảy ra ý tưởng và tìm một người đồng sáng lập Trong vòng này, startup cần tiền để bắt đầu thử nghiệm và khám phá thị trường Thông thường, đây là vòng gọi vốn từ người thân, bạn bè hoặc nhà tài trợ là những người thân thiết, tin tưởng vào nhà sáng lập, tin vào tiềm năng của ý tưởng mà nhà sáng lập muốn làm Mức đầu tư cho startup ở vòng pre-seed thường ở mức dưới 10.000 USD.
- Vòng 2: Seed Round (Vòng hạt giống)
Vòng hạt giống là giai đoạn mà khi các startup đã có sản phẩm khả dụng tối thiểu (MPV) hoặc đã bán được vài đơn hàng, lúc này startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh Nguồn vốn sẽ được sử dụng để nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường, tuyển dụng các vị trí chủ chốt và phát triển sản phẩm Các nhà đầu tư tham gia vòng này thường là: nhà đầu tư thiên thần (angel investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ (micro VC) với số tiền đầu tư dao động từ khoảng 25.000 đến 500.000 USD Vòng này phần lớn startup nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần nên thường được gọi với tên khác là Angel round. Các nhà đầu tư thiên thần thường chấp nhận rủi ro với việc mất vốn đầu tư nếu startup thất bại.
- Vòng 3: Early Stage (Vòng tiền tăng trưởng), hay còn gọi là Series A
Vòng tiền tăng trưởng là giai đoạn startup bắt đầu mở rộng hoạt động hoặc tăng trưởng nhanh (doanh thu và khách hàng đã ổn định ở một mức độ cụ thể), cần nhiều vốn để tối ưu hóa những gì đã thực hiện nhằm phát triển mô hình có thể nhanh chóng mở rộng sau này Vòng tiền tăng trưởng thường là sự tham gia của các nhà đầu thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) với mức đầu tư vào startup khoảng 1 triệu USD.
- Vòng 4: Growth (Tăng trưởng), hay còn gọi là Series B
Vòng tăng trường là giai đoạn startup xây dựng công ty dựa trên những thành công đã đạt được, với việc mở rộng đội ngũ, không gian địa lý để khám phá các thị trường mới và nhìn chung là mở rộng về mặt quy mô Vòng tăng trưởng thường có sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn và các quỹ đầu tư tư nhân (PrivateEquity - PE) Số tiền startup có thể huy động được ở vòng này có thể lên đến trên 10 triệu USD
(5) Vòng Maturity (Trưởng thành), hay còn gọi là Series C
Vòng trưởng thành là giai đoạn công ty startup gia tăng thị phần và vị trí trên thị trường Đến vòng trưởng thành startup có thể đạt giá trị trên 100 triệu USD và có thể gọi vốn tới trăm triệu USD hoặc có thể lên tới trên 1 tỷ USD Vòng trưởng thành thường là sự tham gia của các các ngân hàng đầu tư, các công ty đầu tư IPO.
Bảng 2.1: Các vòng gọi vốn của startup
Giai đoạn Pre-seed Seed Early stage Growth Maturity
- Vốn startup tự bỏ ra
- Nhà đầu tư thiên thần
- Nhà đầu tư thiên thần
- Quỹ đầu tư mạo hiểm
- Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn
- Công ty đầu tư IPO
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp 2.1.2 Khái quát về nhà đầu tư thiên thần
2.1.2.1 Khái niệm nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Nhà đầu tư thiên thần được sử dụng dưới nhiều tên tiếng Anh khác nhau như
"Angel Investor", "Angel Business", "Business Angel" hay "Infomal Investor" Khái niệm Nhà đầu tư thiên thần dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho startup (Shane, 2009; Mason và Harrison, 2011; Leach và Melicher, 2012) và thông thường để đổi lại họ sẽ có quyền sở hữu cổ phần của startup Các nhà đầu tư thiên thần thường hỗ trợ các startup ở giai đoạn rất sớm (khi nguy cơ thất bại tương đối cao), một lần hoặc liên tục và khi hầu hết các quỹ đầu tư chưa sẵn sàng hỗ trợ họ McKaskill, Tom (2009) Theo Hélène Perrin Boulonne (2013), nhà đầu tư thiên thần là người cung cấp vốn dưới dạng nợ hoặc vốn cổ phần, từ tiền của chính mình cho statup; nhưng nhà đầu tư thiên thần không chỉ đơn thuần là nhà đầu tư, họ tham gia trực tiếp hỗ trợ cho startup: thẩm định, thời gian, chuyên môn và mạng lưới.
Theo Tom McKaskill (2009), nhà đầu tư thiên thần là những nhà đầu tư tư nhân, không thuộc về tổ chức, có tài sản ròng cao, đầu tư một phần tài sản của mình vào các dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) có rủi ro cao, tiềm năng sinh lợi cao, nhằm đổi lấy một phần cổ phần, thu nhập và cuối cùng là lợi nhuận vốn Nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào các startup ở giai đoạn hạt giống, khi mà startup đã cạn kiệt tiết kiệm cá nhân và nguồn vốn từ gia đình, bạn bè Những startup trong giai đoạn này chưa đủ hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm và thường thì đội ngũ quản lý startup thiếu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp; ngoài ra startup không chỉ cần thêm vốn, mà còn cần được tư vấn để tiến được lên giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển.
Theo Akhilesh Ganti (2023), nhà đầu tư thiên thần đầu tư vốn ban đầu cho các startup, thường là để sở hữu cổ phần trong công ty Hầu hết nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân có tài sản khá cao, tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với những cơ hội đầu tư truyền thống Họ tìm kiếm các startup với những ý tưởng hấp dẫn và đầu tư tiền của riêng họ để giúp startup phát triển
Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
Trong luận án, các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần được hiểu là các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần Quyết định đầu tư thiên thần được đo lường bởi nhiều nhân tố; việc nhận định các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần sẽ phụ thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu và môi trường nghiên cứu
Bảng 2.3: Tổng hợp các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần qua các nghiên cứ u
TT Tác giả Năm Các nhân tố
- Mức độ quen biết với startup
- Mức độ tin tưởng với startup
- Mức độ tương thích của nhóm sáng lập startup với nhà đầu tư thiên thần
- Kinh nghiệm của nhà đầu tư thiên thần trong lĩnh vực kinh doanh của startup.
- Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần John D Aram 1989 Kinh nghiệm của nhà đầu tư thiên thần
Sohl, William E Wetzel, Jr 1994 - Đặc tính của nhà đầu tư thiên thần
- Địa điểm của doanh nghiệp gần với nhà đầu tư thiên thần
T Harrison 1997 Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần
Stephen Prowse 1998 - Loại của nhà đầu tư (Chủ động/Bị động).
- Tham gia điều hành doanh nghiệp Joshua Lerner 1998 Chính sách của chính phủ
- Khả năng đáp ứng thị trường
- Năng lực của nhà sáng lập
- Độc đáo của sản phẩm
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phẩm chất của nhà sáng lập (Năng lực, Lòng trung thành, Khả năng lãnh đạo startup, Độ tin cậy và Sức thu hút).
- Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Kevin Hindle & Robert
Wenban 1999 - Đội ngũ sáng lập của startup
- Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư thiên thần trong startup
TT Tác giả Năm Các nhân tố
- Sự cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của startup
- Giai đoạn phát triển của thị trường và công ty, ngành
- Mức độ phù hợp với kinh nghiệm của nhà đầu tư thiên thần
Yasuhisa Tashiro 1999 Đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp trẻ và nền kinh tế đất nước van Osnabrugge, M.,
2000 - Sự đam mê của nhà sáng lập
- Sự đáng tin cậy của nhà sáng lập
- Kinh nghiệm của nhà sáng lập/Chất lượng của đội ngũ quản lý,
- Mức độ nhà sáng lập được yêu thích
- Tiềm năng tăng trưởng của thị trường
- Chất lượng của sản phẩm,
- Lợi tức đầu tư (ROI)
- Hồ sơ của nhà sáng lập.
Mason & Harrison 2000 - Chất lượng của đội ngũ quản lý, sáng lập startup
- Tiềm năng phát triển của startup
Landstrửm 2001 - Nhà sỏng lập cú năng lực
- Khoảng cách địa lý giữa nhà đầu tư thiên thần và startup
- Chất lượng đội ngũ quản lý
- Tiềm năng tăng trưởng của thị trường
- Khả năng cạnh tranh George Lipper & Bruce
Sommer 2002 Hội, nhóm các nhà đầu tư
- Khả năng quản lý danh mục đầu tư của công ty
- Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Heinrich Stedler & Hans
Heinrich Peters 2003 Lĩnh vực đầu tư ưu tiên
Malte Brettel 2003 Lĩnh vực đầu tư ưu tiên
TT Tác giả Năm Các nhân tố
- Chất lượng của đội ngũ quản lý của startup.
- Khả năng thương mại hóa sản phẩm/dịch vụ
- Giá trị mang lại cho dự án
- Cổ phần sở hữu của nhà đầu tư
- Số tiền tài trợ thu được trong các vòng tài trợ sau này từ các nguồn khác
- Nỗ lực, quyết tâm của sáng lập startup
- Cổ phần sở hữu của nhà đầu tư
- Kỹ năng tạo dựng một mô hình kinh doanh mới
- Giới tính của nhà sáng lập startup
- Môi trường cho đồng đầu tư
- Sự sẵn sàng đầu tư
- Khả năng phát triển của startup
- Trình độ giáo dục của nhà đầu tư thiên thần
- Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần
- Sự đam mê của nhà sáng lập
- Sự đáng tin cậy của nhà sáng lập
- Chất lượng của đội ngũ quản lý
- Sự nhiệt tình của nhà sáng lập
- Mức độ đáng tin cậy của nhà sáng lập
- Tiềm năng của sản phẩm
- Kinh nghiệm của nhà sáng lập.
& Janette Wyper 2007 Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần
Jeffrey E Sohl 2007 Giới tính của sáng lập startup
Becker-Blease & Sohl 2008 Giới tính của nhà đầu tư thiên thần Ibrahim, Darian M 2008 - Sự thích thú với cơ hội tham gia vào phát triển của dự án kinh doanh
TT Tác giả Năm Các nhân tố
- Sự gần gũi về địa lý Robert Wiltbank, Stuart
2009 Kinh nghiệm của nhà đầu tư thiên thần
(dự đoán và kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp)
S Isidro 2009 Môi trường đầu tư
Levie 2010 - Đặc tính của nhà sáng lập startup.
- Khả năng tăng trưởng của startup
- Giá trị mong đợi khi thoái vốn Andrew Burke, Chantal
Kashifa Suddle 2010 - Hoạt động kinh doanh thuận lợi
8 nhân tố tạo cơ hội nhận vốn đầu tư thiên thần: 1) Khả năng thích ứng, 2) Hiện trạng sản phẩm, 3) Khả năng bảo hộ, 4) Cam kết với khách hàng, 5) Khả năng gia nhập thị trường, 6) Tiềm năng thị trường, 7) Kinh nghiệm liên quan, 8) Dòng tiền
- Chính sách ưu đãi thuế
- Thị trường đầu tư thiên thần minh bạch
- Thị trường chứng khoán với những yêu cầu không quá khắt khe về điều kiện niêm yết công ty trên sàn
Weicheng Wang 2011 - Kinh nghiệm của nhà sáng lập trong quản lý startup
- Loại sản phẩm của startup Cheryl Mitteness, Richard
Sudek, Melissa S Cardon 2012 Đam mê của nhà sáng lập
Thawatchai Jittrapanun 2012 - Môi trường đầu tư
- Hỗ trợ của Chính phủ
- Sự dễ dàng trong việc tiếp cận và đầu tư vào các cơ hội kinh doanh tốt
- Hệ thống pháp lý ổn định, bảo vệ nhà đầu tư
- Sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ giữa các nhà đầu tư
- Sự ấn tượng với startup
TT Tác giả Năm Các nhân tố
Hacklin 2013 Đặc tính của đội ngũ sáng lập (Đáng tin cậy, Không giấu giếm, Năng lực)
- Chính sách phát triển mạng lưới đầu tư thiên thần trong nước
- Chương trình đào tạo nhà đầu tư thiên thần
- Chính sách khuyến khích đầu tư
- Chính sách phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp với sự tham gia của chính phủ, trường đại học và doanh nghiệp
- Nhạy bén thị trường -Tính tin cậy Đối tượng: người nghệ sĩ
Zhujun Ding, Sunny Li Sun và Kevin Au 2014
Các nhà đầu tư thiên thần điều chỉnh các tiêu chí quyết định đầu tư của họ để phù hợp với các điều kiện thể chế địa phương
Alina Dibrova 2015 - Lợi nhuận kỳ vọng
- Lĩnh vực đầu tư yêu thích
- Kỹ năng của nhà sáng lập
- Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh Charles Y Murnieks,
2016 Đam mê và sự kiên trì của nhà sáng lập startup
Cong Wu, Zhenyu Wu, Li
2016 Chính sách của chính phủ
- Đội ngũ sáng lập startup: kinh nghiệm, kỹ năng, động lực, những gì mang họ tới với nhau
- Cốt lõi trong kế hoạch kinh doanh
TT Tác giả Năm Các nhân tố
2017 Thành viên mạng lưới nhà đầu tư thiên thần (BAN) BAN tác động tới quyết định đầu tư của thành viên.
Alexander Peter Groh 2018 - Giám sát
- Quyền điều hành Thomas J Boulton,
Pengcheng Zhu 2018 - Kỹ năng quản lý của nhà sáng lập
- Nhiều mối quan hệ kinh doanh
Sokolinski , Karen Wilson 2018 Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp của quốc gia
- Đam mê của sáng lập doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm và dịch vụ.
- Đam mê thành lập và phát triển doanh nghiệp
- Có lợi thế cạnh tranh với đối thủ
- Khả năng tăng trưởng của startup
- Phong cách quản lý của sáng lập doanh nghiệp
Kevin P Taylor 2019 - Niềm đam mê của nhà sáng lập
- Tính cách cá nhân của nhà sáng lập Scott Shane, Will Drover,
2020 Đam mê của nhà sáng lập
- Khả năng khai thác tiềm năng thị trường
- Lợi nhuận kỳ vọng từ đầu tư thiên thần
Nguyen Thi Kim Anh, Vu
- Các vấn đề tài chính của startup
- Sản phẩm và thị trường
- Chiến lược thoái vốn (exit)
- Vai trò của nhà đầu tư thiên thần
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp
Tổng hợp nghiên cứu cho thấy sự đa dạng trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư thiên thần Có nghiên cứu chỉ tập trung và đi sâu vào một nhân tố cụ thể, nhưng cũng có những nghiên cứu đánh giá một tổ hợp nhiều nhân tố khác nhau Tuy nhiên về cơ bản, những nhân tố này có thể được phân loại theo 3 hướng nghiên cứu như đã được tổng quan tại Chương 1
- Hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup nhấn mạnh tới khả năng phát triển của startup và mối quan hệ hợp tác giữa nhà đầu tư thiên thần và startup
- Hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần nhấn mạnh tới khả năng sinh lời và khả năng kiểm soát startup.
- Hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp đồng tối của nhà đầu tư thiên thần ưu nhấn mạnh tới môi trường đầu tư. Để nghiên cứu về các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài, nghiên cứu sinh tham khảo chọn lọc những nhóm nhân tố như sau:
Tham khảo hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, nghiên cứu của Van Osnabrugge (2000) đưa ra 4 nhóm nhân tố chính thu hút nhà đầu tư thiên thần:
1) Đặc điểm nhà sáng lập startup
2) Sản phẩm và thị trường của startup
3) Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần
4) Kế hoạch kinh doanh của startup
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh tổng hợp các yếu tố trong nhóm nhân tố khác được nêu trong nghiên cứu của Van Osnabrugge (2000) và được nêu trong nhiều nghiên cứu đã được tổng quan (John Freear và cộng sự, 1994; Stephen Prowse,1998; Roger Sứrheim và Hans Landstrửm, 2001; Haines, G.H., Madill, J.J., Riding,A.L., 2003; Rudy Aernoudt, 2005; Ibrahim và Darian M, 2008; Robert Wiltbank và cộng sự, 2009; Douglas Cumming, 2018;…) thành nhóm nhân tố mới: Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài được phân tích bao gồm cả khía cạnh địa lý do khoảng cách địa lý giữa nhà đầu tư thiên thần ở nước ngoài với startup trong nước có thể rất xa; điều này khác biệt so với các nghiên cứu về đầu tư thiên thần trong một quốc gia
Sự chọn lọc 5 nhóm nhân tố trên có 4 nhóm nhân tố (Đặc điểm nhà sáng lập startup, Sản phẩm và thị trường của startup, Kế hoạch kinh doanh của startup, Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài) dựa trên hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup, kết hợp với nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần thuộc về hướng nghiên cứu dựa vào hành vi đầu tư của nhà đầu tư thiên thần.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần dựa trên lý thuyết “tìm kiếm và gặp gỡ” tỏ ra hữu dụng khi mở rộng các kết quả trong môi trường có thể chế đang phát triển Cụ thể, sự chưa đầy đủ của thể chế tại các nước đang phát triển khiến cho các nhà đầu tư cần phải điều chỉnh hành vi để thích nghi với môi trường kinh doanh Như vậy, các kết quả nghiên cứu dựa trên lý thuyết “tìm kiếm và gặp gỡ” cần kết hợp với lý thuyết về thể chế để hiểu thêm các rào cản mà thể chế gây ra và cách mà các nhà đầu tư xoay sở để vượt qua chúng Nghiên cứu sinh bổ sung thêm nhóm nhân tố: Môi trường đầu tư của nước chủ nhà vào nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Tổng hợp lại, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn 6 (nhóm) nhân tố: 1) Đặc điểm nhà sáng lập startup, 2) Sản phẩm và thị trường của startup, 3) Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, 4) Kế hoạch kinh doanh của startup, 5) Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, 6) Môi trường đầu tư của nước chủ nhà vào nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam.
Ý nghĩa của các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
Mỗi nhân tố được lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa khác nhau Ý nghĩa của các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài được mô tả như sau:
2.3.1 Đặc điểm nhà sáng lập startup
Nhiều nghiên cứu (Hans Landstrom, 1998; Rudy Aernoudt, 1999; Kevin Hindle, 1999; Van Osnabrugge, 2000; Roger Sứrheim & Hans Landstrửm, 2001; Haines, 2003; Sudek, 2006; Cheryl Mitteness, 2012; Nguyen Thi Kim Anh, 2023, ) đã chỉ ra rằng đối với phần lớn các nhà đầu tư thiên thần, nhà sáng lập là điểm thu hút lớn nhất đến việc đầu tư Khi đã quyết định đầu tư, nhà đầu tư thiên thần sẽ cần làm việc với các nhà sáng lập trong một số năm đồng hành cùng startup và vì vậy nhà đầu tư thiên thần muốn đảm bảo rằng nhà sáng lập tương thích và đạt tiêu chuẩn Các nhà đầu tư thiên thần thường quan tâm vào con người (nhà sáng lập) Việc chọn được một nhà sáng lập có năng lực và đủ tin cậy sẽ giúp tăng cơ hội thành công của startup, đồng thời giảm đi sự lo lắng của nhà đầu tư thiên thần về việc nhà sáng lập không sử dụng tiền của nhà đầu tư vì lợi ích tốt nhất của startup.
Mặc dù nhà đầu tư thiên thần cảm thấy rằng đầu tư vào đúng nhà sáng lập là quan trọng, họ cũng nhận ra rằng các startup thường không thể có một đội ngũ quản lý ổn định ngay trong giai đoạn đầu Do vậy, các nhà đầu tư thiên thần thường có ý định sử dụng kỹ năng của họ để hướng dẫn cân bằng, ổn định đội ngũ quản lý. Ngược lại, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường không coi trọng startup nếu đội ngũ quản lý không ổn định Khi quyết định đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm có thể tuyển dụng người quản lý mới hoặc bổ sung người của quỹ vào đội ngũ quản lý để cải thiện chất lượng của đội ngũ quản lý Sự khác biệt này phù hợp với vai trò của nhà đầu tư thiên thần với startup đã được nêu ở chương 2.
2.3.2 Sản phẩm và thị trường của startup
Một số nghiên cứu (Hans Landstrom, 1998; Kevin Hindle, 1999, 2002; Hill,B., & Power, D, 2002; Haines, G.H, 2003; Cécile Carpentier, 2015; Nguyen ThiKim Anh, 2023,…) đã chỉ ra đối với các nhà đầu tư thiên thần, một trong những yêu cầu chính với startup là phải có sản phẩm sáng tạo độc đáo và nằm trong một thị trường ngách có lợi nhuận Sản phẩm của startup phải có tính khác biệt, là thứ các doanh nghiệp khác chưa làm, chưa có trên thị trường Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư thiên thần (Mason, Harrison, và Chaloner, 1991) Nhà đầu tư thiên thần có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro với một startup có sản phẩm tốt và có thị trường dù chưa chứng tỏ được vị thế cạnh tranh của mình.
Giống như các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng thích các dự án kinh doanh trong một thị trường ngách thực sự có khả năng phát triển. Tuy vậy, các quỹ đầu tư mạo hiểm đòi hỏi startup phải có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với đòi hỏi từ nhà đầu tư thiên thần Do đó, khác với nhà đầu tư thiên thần thì các quỹ đầu tư mạo hiểm thường tập trung vào các ngành mới có nhiều cơ hội phát triển Ngoài ra, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường chỉ đầu tư vào startup đã chứng tỏ vị thế cạnh tranh của mình nhưng vẫn còn thiếu vốn Sự khác biệt này phù hợp với vai trò của nhà đầu tư thiên thần với startup đã được nêu ở chương 2.
2.3.3 Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài Đầu tư thiên thần thường được coi là một hình thức đầu tư rủi ro cao và nhà đầu tư thiên thần thường đặt kỳ vọng vào sự phát triển và thành công của startup trong tương lai Tuy nhiên, nhà đầu tư thiên thần cũng thường đặt kỳ vọng lợi ích tài chính khi đầu tư vào một startup Cụ thể, nhà đầu tư thiên thần mong muốn có được lợi nhuận từ đầu tư của họ thông qua việc bán lại cổ phần hoặc thoái vốn (exit) sau khi startup phát triển và có giá trị cao hơn Ngoài ra, nhà đầu tư thiên thần cũng có thể mong muốn nhận được cổ tức hoặc lợi nhuận khác từ startup nếu có Nhà đầu tư thiên thần cũng xác định rằng không phải tất cả các startup đều thành công và sẽ có rủi ro khi đầu tư, do đó họ thường đánh giá, chấp nhận rủi ro khi đầu tư và mong muốn có lợi nhuận hợp lý trong một khoảng thời gian thường từ 5 đến 7 năm.
Theo một số nghiên cứu (Van Osnabrugge, 2000; Kevin Hindle, 2002; EliGimmon, 2010; Alina Dibrova, 2015; Matthew S Wood, 2020;…), các nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào các startup với mục đích thuận lợi là tạo ra lợi nhuận tài chính trong tương lai; tuy nhiên lợi ích tài chính không phải là mục đích chính của nhà đầu tư thiên thần Nhà đầu tư thiên thần thường đặt kỳ vọng vào sự phát triển và tăng trưởng của startup, nhằm tạo ra giá trị cao hơn cho startup Họ cũng muốn hỗ trợ và đóng góp ý kiến để giúp startup phát triển Với vai trò của mình, các nhà đầu tư thiên thần sẽ cung cấp nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý cho startup, hỗ trợ cho các quá trình như phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh Những đóng góp này giúp các startup có thể phát triển một cách nhanh hơn và tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
2.3.4 Kế hoạch kinh doanh của startup
Kế hoạch kinh doanh của startup có vai trò quan trọng trong việc định hướng và quản lý hoạt động kinh doanh của startup Kế hoạch kinh doanh của startup là bản mô tả chi tiết về mục tiêu kinh doanh, cách thức hoạt động của startup, kế hoạch tài chính và các chiến lược quản lý khác.
Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng với startup, thể hiện trên các khía cạnh:
- Hướng dẫn định hướng kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh giúp startup xác định mục tiêu kinh doanh và định hướng cho hoạt động của startup trong tương lai.
- Hỗ trợ quản lý kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của startup, giúp cho các quyết định kinh doanh trở nên đúng đắn và có hướng tiến tới mục tiêu.
- Tạo niềm tin đối với nhà đầu tư: Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng để tạo niềm tin đối với nhà đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư.
- Giúp đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: Kế hoạch kinh doanh giúp cho startup đánh giá các kết quả kinh doanh và điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Tóm lại, kế hoạch kinh doanh của startup có vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi và quản lý hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là công cụ quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư.
Theo một số nhà nghiên cứu, kế hoạch kinh doanh được các nhà đầu tư thiên thần coi là cần thiết Theo Colin Mason và Matthew Stark (2004), hầu hết các nhà tài trợ tiềm năng đều mong muốn xem kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên trong việc quyết định có nên đầu tư hay không Nghiên cứu của Mason and Harrison (1996) chỉ ra hơn ba phần tư số nhà đầu tư thiên thần yêu cầu startup phải có một kế hoạch kinh doanh được xây dựng chuyên nghiệp khi xem xét đầu tư bởi nếu nhà sáng lập startup không thể trình bày một kế hoạch kinh doanh, thì nhà đầu tư thiên thần có thể không tin rằng nhà sáng lập có thể điều hành startup đúng cách Nghiên cứu của Suat Teker và Dilek Teker (2016) cũng chỉ ra cốt lõi trong kế hoạch kinh doanh của startup là tiêu chí quan trọng quyết định đầu tư thiên thần Theo Barrow và cộng sự (2001), xây dựng kế hoạch kinh doanh có lẽ là bước quan trọng nhất trong việc khởi động bất kỳ dự án kinh doanh mới nào hoặc mở rộng một dự án hiện có Quyết định của nhà tài trợ tiềm năng (nhà đầu tư thiên thần) về việc xem xét đề xuất đầu tư một cách cụ thể hơn sẽ phụ thuộc vào chất lượng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp (startup)
2.3.5 Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Khả năng hỗ trợ của nhà đầu tư thiên thần nhìn chung mang nhiều ý nghĩa với startup, bao gồm:
- Cung cấp nguồn tài chính: Nhà đầu tư thiên thần có khả năng cung cấp nguồn tài chính cho startup, giúp cho startup có thể tập trung vào phát triển sản phẩm và mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.
- Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm: Nhà đầu tư thiên thần thường là những người có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực kinh doanh mà startup đang hoạt động Việc được hỗ trợ về mặt kiến thức và kinh nghiệm từ nhà đầu tư thiên thần sẽ giúp cho startup có thể xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo
Dựa trên những lý luận trình bày ở Chương 2 của luận án, nghiên cứu sinh tiến hành khái quát nên mô hình nghiên cứu của luận án có dạng như sau:
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Với mô hình nghiên cứu như trên, cùng với phân tích ý nghĩa của các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài đã được nêu ở chương 2, các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
H1 Đặc điểm nhà sáng lập startup có mối tương quan thuận với quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
H3 Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có mối tương quan thuận với quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
H4 Kế hoạch kinh doanh của startup có mối tương quan thuận với quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài H5
Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có mối tương quan thuận với quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
H6 Môi trường đầu tư của nước chủ nhà có mối tương quan thuận với quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài
Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất
Mô hình hồi quy mô tả các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam như sau:
+ Y: Quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam (biến phụ thuộc).
+ X (X1, X2, X3, X4, X5, X6): Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam (biến độc lập).
+ β (β1, β2, β3, β4, β5, β6): hệ số hồi quy riêng phần
+ ε: biến độc lập ngẫu nhiên
3.1.3 Thang đo các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
Dựa trên các nhân tố đã được xác định, kết hợp với chọn lọc các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần vào startup đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong các nghiên cứu trước, nghiên cứu sinh khái quát lại thang đo các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam như sau:
- Thang đo nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup: được ký hiệu là NSL và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.2: Thang đo nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
NSL1 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của startup
Sudek, R (2006) Cheryl Mitteness và cộng sự (2012, 2016)
Benjamin J Warnick và cộng sự (2018)
Scott Shane và cộng sự (2020) Stephen G Morrissette (2007) Andrew L Maxwell (2011) Suat Teker và Dilek Teker (2016) Hans Landstrom (1998)
Rudy Aernoudt (1999) Roger Sứrheim & Hans Landstrửm (2001)
Ottavia, O (2014) Mason và Harrison (2000) Hill, B., & Power, D (2002) Haines, G.H và cộng sự (2003)
NSL2 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có đam mê kinh doanh
NSL3 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup đáng tin cậy
NSL4 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có năng lực, phẩm chất cá nhân tốt NSL5 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup xây dựng được đội ngũ quản lý startup tốt
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố sản phẩm và thị trường của startup: được ký hiệu là SPTT và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố sản phẩm và thị trường của startup
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
SPTT1 Ông/bà cho rằng sản phẩm/dịch vụ của startup có tính độc đáo
Hans Landstrom (1998)Cécile Carpentier, Jean-Marc Suret(2015)
Hill, B., và Power, D (2002) Joern Block và Christian Fisch (2019)
R (2000) Kevin Hindle và Leo Lee (2002) Haines, G.H và cộng sự (2003) Andrew L Maxwell (2011) Cécile Carpentier, Jean-Marc Suret (2015)
Eli Gimmon và Jonathan Levie (2010)
Mircea Epure và Martí Guasch (2019)
SPTT2 Ông/bà cho rằng startup có lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm
SPTT3 Ông/bà cho rằng startup có tiềm năng thị trường
SPTT4 Ông/bà cho rằng startup thực sự có khả năng tăng trưởng
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài: được ký hiệu là KVTC và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
Khi quyết định đầu tư vào startup, ông/bà có đặt mục tiêu tài chính kỳ vọng đến khi thoái vốn khỏi startup
Kevin Hindle và Leo Lee (2002) Cécile Carpentier và Jean-Marc Suret (2015)
Matthew S Wood và cộng sự (2020)
Ramy Elitzur và Arieh Gavious (2003)
Maula, M (2005) Heinrich Stedler và Hans Heinrich Peters (2003)
Malte Brettel (2003) Kevin Hindle và Robert Wenban (1999)
KVTC2 Ông/bà có đầu tư để nắm giữ đủ cổ phần phủ quyết trong startup KVTC3
Startup ông/bà đã đầu tư trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư của ông/ bà KVTC4 Ông/bà có đặt kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận từng năm với startup ông/bà đã đầu tư KVTC5 Ông/bà đã có chiến lược thoái vốn cho startup ông/bà đã đầu tư
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup: được ký hiệu là KHKD và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
KHKD1 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh linh hoạt, thích ứng và cân bằng
Zacharakis và Meyer (1995) Keeley, Roure và Loo (1991) Annaleena Parhankangas, Michael Ehrlich (2013)
Suat Teker, Dilek Teker (2016) Joern Block, Christian Fisch, Silvio Vismara, René Andres (2019)
Mason and Harrison (1996) Colin Mason và Matthew Stark (2004)
Barrow và cộng sự (2001) Nguyen Thi Kim Anh và cộng sự (2023)
KHKD2 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
KHKD3 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
KHKD4 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh thực tế
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài: được ký hiệu là KNHT và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
KNHT1 Ông/bà có kinh nghiệm cá nhân trong lĩnh vực hoạt động của startup
Rudy Aernoudt (2005) Stephen Prowse (1998) Douglas Cumming (2018) Nancy E.Haar và cộng sự (1988)
KNHT2 Ông/bà có tham gia vào ban điều hành của startup mà ông/bà đã đầu tư
John D Aram (1989) Robert Wiltbank và cộng sự (2009)
John Freear và cộng sự (1994) Roger Sứrheim và Hans
KNHT3 Ông/bà luôn sẵn sàng và chủ động tư vấn chiến lược để startup phát triển
Khoảng cách địa lý giữa ông/bà và startup không phải là vấn đề lớn với ông/bà
KNHT5 Ông/bà muốn nhiều nhà đầu tư thiên thần cùng đầu tư vào startup
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà: được ký hiệu là MTDT và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.7: Thang đo nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
MTDT1 Ông/bà cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp của nước chủ nhà tạo điều kiện cho startup phát triển
Joshua Lerner (1998) William Scheela và Thawatchai Jittrapanun (2012)
Changhong Li và cộng sự (2016)
Gianni Romaní và cộng sự (2013)
Josh Lerner và cộng sự (2018) Colin M Mason và Richard T. Harrison (1997)
Rudy Aernoudt (1999, 2015) Kevin Hindle và Leo Lee (2002)
Stuart Paul và cộng sự (2007) Stefano Bonini và cộng sự (2017)
MTDT2 Ông/bà cho rằng nước chủ nhà có thị trường chứng khoán phát triển tốt
MTDT3 Ông/bà cho rằng chính sách của Chính phủ nước chủ nhà khuyến khích cho đầu tư thiên thần
MTDT4 Ông/bà cho rằng mạng lưới nhà đầu tư thiên thần ở nước chủ nhà phát triển tốt
MTDT5 Ông/bà cho rằng nước chủ nhà có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
- Thang đo nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài: được ký hiệu là QDDT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:
Bảng 3.8: Thang đo nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo
QDDT1 Ông/bà nắm bắt được quy trình, thủ tục đầu tư vào startup tại Việt Nam
Andrew Burke, Chantal Hartog, André van Stel & Kashifa Suddle (2010)
Dirk De Clercq, Miguel Meuleman, Mike Wright (2012) Tom Lahti (2011)
Gianni Romaní , Miguel Atienza & José Ernesto Amorós (2013)
Josh Lerner, Antoinette Schoar, Stanislav Sokolinski ,
QDDT2 Ông/bà đặt niềm tin vào việc lựa chọn và đầu tư vào startup tại Việt Nam
QDDT3 Ông/bà không cảm thấy nhiều khó khăn, thách thức khi quyết định đầu tư vào startup tại Việt Nam
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
Như vậy, mô hình nghiên cứu có 6 thang đo các biến độc lập với 28 biến quan sát và 1 thang đo biến phụ thuộc với 3 biến quan sát.
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và định lượng
Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ.
Sau khi nghiên cứu sinh đã tổng hợp được 6 nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam để đưa vào nghiên cứu cho đề tài này, để đảm bảo tính chặt chẽ của mô hình nghiên cứu, các nhân tố phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và bảng hỏi được thiết kế ra phù hợp với các nhân tố trong mô hình, nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, là các nhà quản lý/nhà đầu tư thiên thần/nhà nghiên cứu có am hiểu và thực tiễn trong đầu tư quốc tế, đầu tư thiên thần và startup nhận được vốn đầu tư thiên thần nước ngoài Nội dung thảo luận chủ yếu xoay quanh việc xác định lại các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam, nội dung bảng hỏi khảo sát, mô hình nghiên cứu… Việc lựa chọn đối tượng phỏng vấn là ngẫu nhiên, thông qua các mối quan hệ của nghiên cứu sinh, với các tiêu chí như sau:
- Về kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực khởi nghiệp trên 3 năm (với nhà quản lý); Kinh nghiệm công tác và nghiên cứu về đầu tư quốc tế, đầu tư thiên thần trên 5 năm (với nhà nghiên cứu); Đã đầu tư thiên thần vào startup (với nhà đầu tư thiên thần); Đã được nhận đầu tư thiên thần nước ngoài (với startup).
- Về trình độ: Đối với nhà nghiên cứu cần có học vị từ tiến sỹ trở lên.
Các bước phỏng vấn sâu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: Nghiên cứu sinh tiến hành chuẩn bị thông tin về chuyên gia được phỏng vấn (15 chuyên gia) và thiết kế bảng hỏi về các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài Nội dung câu hỏi phỏng vấn được chia làm 3 phần chính:
(1) Phần 1: Giới thiệu thông tin về người được phỏng vấn
(2) Phần 2: Tìm hiểu về kiến thức chung của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến đầu tư thiên thần, đầu tư thiên thần nước ngoài nhằm để củng cố hơn nữa về mặt lý thuyết cho đề tài
(3) Phần 3: Tập trung tìm hiểu đánh giá của chuyên gia về các nhân tố quyết định nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam theo đề xuất của nghiên cứu sinh và đánh giá mức độ phù hợp của thang đo các nhân tố đó theo dựa trên bảng tổng hợp của nghiên cứu sinh
Bảng câu hỏi phỏng vấn được chi tiết tại Phụ lục 1 của luận án.
- Bước 2: Thực hiện phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn thực hiện kéo dài khoảng 30 phút Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng việc gặp mặt trực tiếp chuyên gia tại văn phòng của người được phỏng vấn/địa điểm tại được chuyên gia lựa chọn hoặc thực hiện phỏng vấn thông qua ứng dụng họp trực tuyến Nghiên cứu sinh sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khai thác thông tin nghiên cứu
- Bước 3: Kết thúc các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu sinh tự so sánh, tập hợp các ý kiến của từng chuyên gia, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa để điều chỉnh lại nhân tố (nếu cần) làm mô hình nghiên cứu chính thức
Thời gian bắt đầu phỏng vấn: Tháng 2/2022, hoàn thành phỏng vấn: Tháng 5/2022.
Số lượng chuyên gia đã phỏng vấn được như sau:
Bảng 3.9: Số lượng chuyên gia đã phỏng vấn
STT Đối tượng phỏng vấn Số lượng
3 Nhà đầu tư thiên thần trong nước 3
4 Nhà đầu tư thiên thần nước ngoài 3
5 Startup nhận được đầu tư thiên thần nước ngoài 3
Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng
Nội dung phỏng vấn chuyên gia xoay quanh hai vấn đề sau:
(1) Việc xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố: Đặc điểm nhà sáng lập startup, Sản phẩm và thị trường của startup, Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, Kế hoạch kinh doanh của startup, Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, Môi trường đầu tư của nước chủ nhà có phù hợp hay cần điều chỉnh thế nào cho phù hợp.
(2) Nội dung bảng hỏi phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng đã được khái quát cần điều chỉnh thế nào cho phù hợp.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 3.10: Tổng hợp tóm tắt kết quả phỏng vấn chuyên gia
STT Người trao đổi thông tin Ý kiến cá nhân
1 Theo tôi, khi chọn một startup để đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhìn vào là con người là chính (nhà sáng lập và nhóm thực hiện), sau đó mới đến sản phẩm và thị trường. Môi trường đầu tư cũng có thể có tác động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tương tự như thu hút vốn đầu tư FDI
2 6 nhân tố nghiên cứu sinh đưa ra là phù hợp, có ý nghĩa và có tính đại diện cao.
3 Nội dung bảng hỏi rõ ràng, tỉ mỉ, phù hợp với mô hình nghiên cứu
2 Nhà quản lý 2 1 Tôi cho rằng yếu tố con người sẽ là yếu tố chen chốt quyết định tới việc nhà đầu tư thiên thần nói chung và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài nói riêng có đầu tư vào startup hay không Nghiên cứu sinh có phân tích và lựa chọn các yếu tố khác liên quan đến phát triển dự án như: Sản phẩm và thị trường của startup, Kế hoạch kinh doanh của startup và liên quan đến sự tham gia và quyền lợi của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài như: Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài tôi cho rằng phù hợp Với vai trò tham gia trong công tác quản lý vĩ mô tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, tôi cũng cho rằng môi trường đầu tư cũng là yếu tố tác động đến việc nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup.
Như trên thực tế, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đang ngày một hoàn thiện và theo thống kê thì số lượng các startup của Việt Nam nhận được đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần, trong đó có nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ngày càng tăng.
2 Nghiên cứu sinh có nội dung nào đó luận giải phân loại yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài thì sẽ dễ hiểu hơn.
3 Các mệnh đề ở bảng hỏi đặt ra rõ ràng, logic với cơ sở lý luận
1 Nếu như các quỹ đầu tư tập trung vào việc thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào thì nhà đầu tư thiên thần sẽ đóng vai trò giúp cho các startup vượt qua được khó khăn ban đầu Do vậy, nhà đầu tư thiên thần nói chung và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài nói riêng vừa đóng vai trò nhà đầu tư, vừa cố vấn, đồng hành hỗ trợ cho startup phát triển và khi phát triển đến mức độ nhất định sẽ có thể gọi vốn lớn hơn từ các quỹ đầu tư mà hiện nay ở Việt Nam đã có khá nhiều quỹ đầu tư. Như vậy nghiên cứu sinh lựa chọn 6 nhân tố tôi cho rằng phù hợp Đối với nhân tố
“Kế hoạch kinh doanh của startup”, theo tôi nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu xem đổi tên “Chiến lược phát triển của startup” thì có thể mang hàm ý bao trùm hơn.
2 Các câu hỏi trong bảng khảo sát rõ ràng và logic
4 Nhà nghiên cứu 1 1 Chắc chắn có nhiều nhân tố tác động tới quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài Có nhiều nghiên cứu về các nhân tố quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và đối với quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài sẽ có khác biệt với nhà đầu tư trong nước và theo tôi nghiên cứu sinh lựa chọn yếu tố về môi trường đầu tư để nghiên cứu là phù hợp với bối cảnh nước đang phát triển như Việt Nam Bên cạnh đó các yếu tố về con người và dự án là những yếu tố mà trong nhiều nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu và đánh giá là có tác động
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam 98 1 Kiểm định độ tin cậy thang đo
4.1.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Nghiên cứu sinh tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 22 để sàng lọc, loại bỏ các quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn:
4.1.1.1 Kiểm định Cronbach Alpha Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach's Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phàn tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyền Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyền Mộng Ngọc, 2008).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Loại biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally và Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyền Thị Mai Trang, 2009).
- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trờ lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994;Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyền Mộng Ngọc, 2008).
Bảng 4.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo đặc điểm nhà sáng lập startup
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted Đặc điểm nhà sáng lập startup
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Đặc điểm nhà sáng lập startup: Thang đo đặc điểm nhà sáng lập startup có
05 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.802 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.559 đến 0.607 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo sản phẩm và thị trường của startup
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Sản phẩm và thị trường của startup
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Sản phẩm và thị trường của startup: Thang đo sản phẩm và thị trường của startup có 04 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.788 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.498 đến 0.730 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài: Thang đo kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có 05 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.763 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.486 đến 0.582 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo kế hoạch kinh doanh của startup
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kế hoạch kinh doanh của startup
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Kế hoạch kinh doanh của startup: Thang đo kế hoạch kinh doanh của startup có 04 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.813 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.583 đến 0.683 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài: Thang đo khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có 05 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.857 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.591 đến 0.760 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo môi trường đầu tư của nước chủ nhà
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Môi trường đầu tư của nước chủ nhà
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Môi trường đầu tư của nước chủ nhà: Thang đo môi trường đầu tư của nước chủ nhà có 05 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.910 (>0.6) Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.730 đến 0.802 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
- Quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài: Thang đo quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài có 03 biến quan sát với với hệ số Cronbach’s Alpha: 0.845 (>0.6).
Hệ số tương quan biến - tổng biến nằm trong khoảng từ 0.693 đến 0.726 đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích khám phá EFA.
Căn cứ vào kết quả phân tích như nêu trên, nghiên cứu sinh có đánh giá như sau:
- Các thang đo nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 và các biến quan sát có tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 như sau: Đặc điểm nhà sáng lập startup (Cronbach’s Alpha: 0.802), Kế hoạch kinh doanh của startup (Cronbach’s Alpha: 0.813), Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài (Cronbach’s Alpha: 0.857), Môi trường đầu tư của nước chủ nhà (Cronbach’s Alpha: 0.910) Do vậy, đây là thang đo lường tốt, đáp ứng độ tin cậy.
- Các thang đo nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 và các biến quan sát có tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 như sau: Sản phẩm và thị trường của startup (Cronbach’s Alpha: 0.788), Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài (Cronbach’s Alpha: 0.763) Do vậy, đây là thang đo lường sử dụng được, đáp ứng độ tin cậy.
Thang đo Quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam có hệ số Cronbach’s Alpha 0,845 lớn hơn 0,8 và các biến quan sát có tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 Do vậy, đây là thang đo lường tốt, đáp ứng độ tin cậy.
Phân tích các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam 125 1 Phân tích nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup
4.2.1 Phân tích nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup
Bảng 4.25 Thống kê mô tả nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
NSL1 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của startup 4.29 0.631
NSL2 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có đam mê kinh doanh 4.31 0.639
NSL3 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup đáng tin cậy 4.27 0.634
NSL4 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup có năng lực, phẩm chất cá nhân tốt 4.34 0.628
NSL5 Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup xây dựng được đội ngũ quản lý startup tốt 4.35 0.639
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup gồm 05 biến quan sát Các biến quan sát được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá ở mức độ tương đối cao, giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 4.27 đến 4.35 điểm Trong đó, tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup đáng tin cậy” và cao nhất là tiêu chí “Ông/bà cho rằng nhà sáng lập startup xây dựng được đội ngũ quản lý startup tốt”.
Số liệu cho thấy nhà sáng lập startup được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá cao ở nhiều khía cạnh quan trọng, từ đam mê và kinh nghiệm đến phẩm chất cá nhân và khả năng quản lý đội ngũ Điều này có thể làm tăng khả năng startup thu hút sự quan tâm và quyết định đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần nước ngoài Nhà sáng lập được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá cao về năng lực và phẩm chất cá nhân Tuy nhiên, điểm số xây dựng đội ngũ quản lý cao hơn so với điểm đánh giá khác, chỉ ra rằng nhà sáng lập không chỉ cần có năng lực và phẩm chất cá nhân tốt mà còn cần có khả năng quản lý và xây dựng đội ngũ quản lý startup với độ hiệu quả cao Điều này có thể là một dấu hiệu tích cực cho sự thành công của startup, vì một đội ngũ quản lý tốt thường là chìa khóa để vận hành một doanh nghiệp thành công.
4.2.2 Phân tích nhân tố sản phẩm và thị trường của startup
Bảng 4.26 Thống kê mô tả nhân tố sản phẩm và thị trường của startup
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
SPTT1 Ông/bà cho rằng sản phẩm/dịch vụ của startup có tính độc đáo 4.17 0.761
SPTT3 Ông/bà cho rằng startup có tiềm năng thị trường 3.74 0.893
SPTT4 Ông/bà cho rằng startup thực sự có khả năng tăng trưởng 4.08 0.712
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nhân tố sản phẩm và thị trường của startup gồm 03 biến quan sát Các biến quan sát được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá ở mức độ tương đối cao, giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 3.74 đến 4.17 điểm Trong đó, tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Ông/bà cho rằng startup có tiềm năng thị trường” và cao nhất là tiêu chí “Ông/bà cho rằng sản phẩm/dịch vụ của startup có tính độc đáo”.
Số liệu cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài khi quyết định đầu tư vào startup có sự lạc quan về tính độc đáo của sản phẩm/dịch vụ và khả năng tăng trưởng của startup Tiêu chí sản phẩm/dịch vụ có tính độc đáo được đánh giá cao nhất (4.17/5) gợi ý rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của startup được đánh giá là có tính độc đáo sẽ được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá cao khi xem xét đầu tư.Sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo có thể là một ưu điểm lớn khi cạnh tranh trên thị trường, vì tính độc đáo có thể tạo ra giá trị đặc biệt và thu hút khách hàng Trong khi đó, tiêu chí startup có tiềm năng thị trường có điểm thấp hơn tương đối so với điểm đánh giá về tính độc đáo của sản phẩm/dịch vụ Điều này có thể chỉ ra rằng, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá mặc dù sản phẩm/dịch vụ có tính độc đáo nhưng có thể còn một số thách thức hoặc cạnh tranh trên thị trường.
So sánh giá trị trung bình giữa nhân tố nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup và nhân tố sản phẩm và thị trường của startup cho thấy giá trị trung bình của các tiêu chí trong nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup thấp nhất là 4.27, cao hơn giá trị trung bình cao nhất trong các tiêu chí của nhân tố sản phẩm và thị trường của startup là 4.17 Điều này cho thấy sự đánh giá cao hơn của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài về đặc điểm nhà sáng lập startup hơn là sản phẩm và thị trường của startup khi quyết định đầu tư.
4.2.3 Phân tích nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Bảng 4.27 Thống kê mô tả nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Khi quyết định đầu tư vào startup, ông/bà có đặt mục tiêu tài chính kỳ vọng đến khi thoái vốn khỏi startup
KVTC2 Ông/bà có đầu tư để nắm giữ đủ cổ phần phủ quyết trong startup 4.22 0.694
KVTC3 Startup ông/bà đã đầu tư trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư của ông/bà 4.17 0.724
KVTC4 Ông/bà có đặt kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận từng năm với startup ông/bà đã đầu tư 4.21 0.689
KVTC5 Ông/bà đã có chiến lược thoái vốn cho startup ông/bà đã đầu tư 4.22 0.701
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài gồm
05 biến quan sát Các biến quan sát được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá ở mức độ tương đối cao, giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 4.17 đến trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư của ông/bà” và cao nhất là tiêu chí “Khi quyết định đầu tư vào startup, ông/bà có đặt mục tiêu tài chính kỳ vọng đến khi thoái vốn khỏi startup”, trong khi các tiêu chí còn lại có mức điểm không quá chênh lệch.
Số liệu cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài khi quyết định đầu tư vào startup không chỉ có chiến lược đầu tư mà còn có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng liên quan đến tài chính và quản lý cổ phần trong startup mà họ đầu tư Tiêu chí mục tiêu tài chính kỳ vọng đến khi thoái vốn khỏi startup được đánh giá cao nhất (4.29/5) hàm ý rằng Việt Nam là thị trường tiềm năng và có nhiều cơ hội đầu tư vào startup nên nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đặt kỳ vọng đạt được lợi ích tài chính khi đầu tư vào startup Bởi có nhiều cơ hội đầu tư, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có thể không chỉ đầu tư vào startup trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư mà có thể cân nhắc đầu tư vào startup trong các lĩnh vực khác mà họ quan tâm và dự đoán có khả năng phát triển trong tương lai Do đó, tiêu chí đầu tư trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư có điểm thấp hơn so với các tiêu chí khác Điểm đặc biệt trong nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài là một số tiêu chí có mức điểm bằng nhau, cụ thể: nắm giữ đủ cổ phần phủ quyết trong startup, kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận từng năm với startup, chiến lược thoái vốn chứng tỏ sự chủ động của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài trong đầu tư vào startup Mặc dù đầu tư thiên thần mang bản chất là hỗ trợ và đồng hành cùng startup; tuy nhiên có thể thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có sự cẩn trọng nhất định khi họ có ý định duy trì sự kiểm soát trong quyết định chiến lược của startup, có kỳ vọng rõ ràng về hiệu suất tài chính của startup trong thời gian đầu tư và tính đến một kế hoạch thoái vốn với startup họ đầu tư
Tuy vậy, so sánh giá trị trung bình giữa nhân tố nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup và nhân tố nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cho thấy giá trị trung bình của các tiêu chí trong nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup thấp nhất là 4.27, cao gần bằng giá trị trung bình cao nhất trong các tiêu chí của nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài là 4.29 Điều này cho thấy mặc dù nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có chiến lược và mục tiêu rõ ràng khi đầu tư vào startup nhưng họ vẫn đánh giá cao hơn là về đặc điểm nhà sáng lập startup khi quyết định đầu tư.
4.2.4 Phân tích nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup
Bảng 4.28 Thống kê mô tả nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
KHKD1 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh linh hoạt, thích ứng và cân bằng
KHKD2 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp 3.83 0.893
KHKD3 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh rõ ràng 3.84 0.909
KHKD4 Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh thực tế 3.93 0.941
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup gồm 04 biến quan sát Các biến quan sát được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá ở mức độ trung bình (đều dưới 4 điểm), giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 3.82 đến 3.93 điểm. Trong đó, tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh linh hoạt, thích ứng và cân bằng” và cao nhất là tiêu chí “Ông/bà đánh giá startup có kế hoạch kinh doanh thực tế” Bên cạnh đó, sự chênh lệch mức điểm giá trị trung bình giữa các biến quan sát cao hơn biến thấp nhất là không đáng kể, chỉ 0,01 điểm.
Số liệu cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài khi quyết định đầu tư vào startup khá quan tâm tới kế hoạch kinh doanh của startup Kế hoạch kinh doanh thực tế có điểm số cao nhất trong tất cả các tiêu chí, cho thấy startup được đánh giá cao về tính thực tế của kế hoạch kinh doanh Điều này có thể chỉ ra rằng startup sẽ được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá cao ở việc xây dựng được kế hoạch kinh doanh dựa trên thông tin và dữ liệu cụ thể và có khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế của thị trường và doanh nghiệp Trong khi đó, điểm số thấp hơn của tiêu chí kế hoạch kinh doanh rõ ràng và kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp có thể gợi ý rằng theo đánh giá của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, kế hoạch kinh doanh của startup có độ rõ ràng và độ chuyên nghiệp ở mức trung bình, có thể còn nhiều khía cạnh trong kế hoạch kinh doanh của startup cần được hoàn thiện hơn Mặt khác tiêu chí kế hoạch kinh doanh linh hoạt, thích ứng và cân bằng có mức điểm thấp nhất cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài chưa đánh giá cao tiêu chí này khi đầu tư vào startup.
Nhìn chung, startup có kế hoạch kinh doanh tốt có thể được coi là một điểm mạnh và có thể làm tăng khả năng thành công của startup trong quá trình triển khai kế hoạch và thực hiện chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, với nhà đầu tư thiên thần nước ngoài khi đầu tư vào startup, họ có thể tham gia cùng nhà sáng lập và đội ngũ điều hành để có sự điều chỉnh về chiến lược kinh doanh cho phù hợp Điều này giải thích tại sao mức độ đánh giá với các tiêu chí trong nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup ở mức trung bình.
4.2.5 Phân tích nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Bảng 4.29 Thống kê mô tả nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
KNHT1 Ông/bà có kinh nghiệm cá nhân trong lĩnh vực hoạt động của startup 4.31 0.845
KNHT2 Ông/bà có tham gia vào ban điều hành của startup mà ông/bà đã đầu tư 3.99 0.866
KNHT3 Ông/bà luôn sẵn sàng và chủ động tư vấn chiến lược để startup phát triển 4.17 0.791
KNHT4 Khoảng cách địa lý giữa ông/bà và startup không phải là vấn đề lớn với ông/bà 3.83 0.849
KNHT5 Ông/bà muốn nhiều nhà đầu tư thiên thần cùng đầu tư vào startup 3.89 0.797
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài gồm 05 biến quan sát Các biến quan sát được nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đánh giá ở mức độ từ trung bình đến khá cao, giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 3.83 đến 4.31 điểm Trong đó, tiêu chí được đánh giá thấp nhất là
“Khoảng cách địa lý giữa ông/bà và startup không phải là vấn đề lớn với ông/bà” và cao nhất là tiêu chí “Ông/bà có kinh nghiệm cá nhân trong lĩnh vực hoạt động của startup”
Số liệu cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài khi quyết định đầu tư vào startup khá cân nhắc tới khả năng tham gia và hỗ trợ cho startup, trong đó có cả yếu tố địa lý Sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là ở khoảng cách địa lý Nhà đầu tư thiên thần sẽ hoạt động chủ yếu trong các khu vực mà họ làm việc và sinh sống và với khoảng cách địa lý gần giúp nhà đầu tư thiên thần có một số hình thức tham gia hoạt động trực tiếp vào startup họ đầu tư Trong khi đó với nhà đầu tư thiên thần nước ngoài không ở Việt Nam, khoảng cách địa lý có thể xa với startup họ đầu tư Mức điểm số thấp nhất của tiêu chí khoảng cách địa lý chứng tỏ có sự cân nhắc của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài về vấn đề khoảng cách địa lý, tuy nhiên nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cũng có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này Điểm số chỉ ra rằng mặc dù có một khoảng cách địa lý nhưng nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cảm thấy khả năng tương tác và quản lý từ xa là khả thi.
Số liệu cũng cho thấy nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có kinh nghiệm sâu sắc và hiểu biết đáng kể về lĩnh vực mà startup hoạt động Điều này có thể tạo ra một ảnh hưởng tích cực đối với quyết định đầu tư và hỗ trợ chiến lược phát triển của startup.
Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính được trình bày ở Chương 4, nghiên cứu sinh đưa ra nhận định về các giả thuyết nghiên cứu như sau:
- Giả thuyết H1 Đặc điểm nhà sáng lập startup tác động cùng chiều đến quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số beta = 0.349 với mức ý nghĩa sig = 0.000 (