1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quan điểm chính trị mác lênin về vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường liên hệ ở việt nam hiện nay

13 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan điểm chính trị Mác - Lênin về vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Vương Thị Thảo
Người hướng dẫn Th.S Đồng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Kinh tế chính trị Mác — Lênin cho rằng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ đó biểu hiện rõ nhất ở thị trường.Muốn làm sáng tỏ những biêu hiện như vậy, cần phải thấy được vai trò của các chủ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

LLTLUU

^

WAIVERSIITY

BAI TAP KINH TE CHINH TRI MAC - LENIN

Dé bai: “Phan tich quan diém chinh tri Mac- Lénin vé vai tro của các chủ thề chính

tham gia thị trường Liên hệ ở Việt Nam hiện nay”

Sinh viên : Vương Thị Thảo

Số báo danh

Lớp : Kinh tế chính trị Mác — Lênin(N08)

Giáo viên giáng dạy: Th.S Đồng Thị Tuyền

Mã sinh viên : 21012426

HA NOI, THANG 9/2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 Quan điểm chính trị Mác- Lênin về thị trường s5 ccccseses 3

1.1 _ Khái niệm về thị trường, - se cseessrserssrsesersesersersrsesee 3

1.2 Vai trò của thị trường - - sọ họ nh TH nhờ 4

1.3 Cơ chế thị trường s-csccsecscseveetsessersesssrseersessersrserke 4 1.4 _ Nền kinh tế thị trường s-sccscsessevsessersesserserssserkesee 5

1.5 _ Một số chủ thể tham gia thị trường cssccsccsecscseseecsee 5

2 Quan điểm kinh tế chính trị Mac- Lênin về vai trò của các chủ thể chính trị tham gia thị rưỜnØ co «có 1 HH TY cà nh TH g1 00 04 5 2.1 Ngur0i SAN XUAT cccsssessessessesssssssessessssssesssssssesscssssnssessssssesssssseecessees 5 2.2 Người tiêu dùng co SG 9 TH TH Họ ng TH g9 ng 6 2.3 Các chủ thể trung gian trong thị trường s c5 se secses 7 2.4 Nhà nước cọ Họ Họ nh HU ni 8

3 Liên hệ vai trò của các chủ thể tham gia thị trường với Việt Nam 8

3.1 _ Người sản xuấẤt «ccecscceererseskerkeskerkeErsskeskskerkesrsessesee 8

3.2 Người tiêu dùng SG TH ng ng ng len, 10 3.3 Các chủ thể trung gian ce-sccsccsccsse he xe geeszrsree 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ nhất định thì xuất hiện hàng hóa

Hàng hoá là sản phâm của lao động được trao đổi mua bán trên thị trường Sẽ là thiếu sót nếu chỉ nghiên cứu bản chất của hàng hóa mà không nghiên cứu các vẫn đề cơ bản về thi trường

Kinh tế chính trị Mác — Lênin cho rằng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ đó biểu hiện rõ nhất ở thị trường.Muốn làm sáng tỏ những biêu hiện như vậy, cần phải thấy được vai trò của các chủ thể tham gia thị trường Muốn làm sáng tỏ những biểu hiện như vậy, cần phải thấy được vai trò của các chủ thê tham gia thị trường Các quy luật của thị trường sẽ điều tiết các quan hệ giữa những người sản xuất và trao đôi, giữa các chủ thê tham gia thị trường Vì vậy, nội dung nghiên cứu về thị trường và vai trò của các chủ thê tham gia thị trường là khía cạnh làm rõ hơn lý luận C.Mác về nền sản xuất hàng hóa trong điều kiện hiện nay qua đó thấy được nền kinh tế Việt Nam

Do trình độ nhận thức vấn đề này còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sẽ nhận được những đóng góp ý kiến của giảng viên NOI DUNG CHÍNH

1 Quan điểm chinh tri Mac-Lénin vé thi trường

1.1 Khải niệm về thị trường

Nghĩa hẹp: Là mơi diễn ra hành vi trao đối, mua bán hàng hóa giữa các chủ thé kinh tế với nhau Nói như vậy, thị trường có thê là một cái chợ, siêu thị, cửa hàng mua bán đó là nơi mà người mua và người bán gặp và mua bán hàng hóa

đồng thời xác định một mức giá cụ thê Với khái niệm theo nghĩa hẹp này, thị

trường chỉ tồn tại 2 thực thê là người mua và người bán Thị trường phải có là một địa điểm cụ thể để diễn ra hoạt động mua bản

Nghĩa rộng: 7hj trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu câu của các chủ thê được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định

3

Trang 4

giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nên sản xuất xã hội Thị trường không chỉ giới hạn bởi mối quan hệ giữa người mua và người bán như trước mà nó là tổng hòa các mỗi quan hệ liên quan đến trao đôi, mua bán hàng hóa trong xã hội Có nghĩa là thị trường trở nên phức tạp hơn Thực tế cho thấy, các hàng hóa cung cấp ra thị trường đến tay người mua, song phần lớn người mua không mua trực tiếp từ người sản xuất mà mua từ các đại lý bán lẻ, trung gian Mối quan hệ giữa người sản xuất — tiêu dùng gắn với sự xuất hiện của các đại lý trung gian Mặt khác, hàng hóa khi được đưa ra thị trường phải có sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước

1.2 Mu trò của thị trưởng

Xét trong mỗi quan hệ với thúc đây sản xuất và trao đổi hàng hóa (dịch vụ) cũng như thúc đây tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường có thể được kháiquát như sau:

Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bô nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thê, gắn kết nền kinh tế

quốc gia với nền kinh té thé giới

1.3 Cơ chế thị trường

Vai trò của thị trường luôn không tách rời với cơ chế thị trường Thị trường trở nên sông động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế

Trang 5

Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn von, tai nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tm, trí tuệ, trong nền kinh tế thị trường Đây là một kiêu cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách

quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa hình thành

1.4 Nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường

Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đôi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tựnhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay.Kinh tế thị trường là sản phâm của văn minh nhân loại

1.5 Một số chủ thể tham gia thị trường

- _ Người sản xuất

- Người tiêu dùng

- Cac chi thể trung gian trong thị trường

- Nhà nước

2 Quan điểm kinh tế chính trị Mac- Lenin về vai trò của các chủ thể chính trị tham gia thị trường

Có rất nhiều chủ thể tham gia thị trường, mỗi chủ thê có những vai trò quan trọng riêng Cụ thể, bài báo cáo này sẽ làm rõ vai trò của một số chủ thê chính trị chính: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thê trung gian trong thị trường và nhà nước

2.1 Người sản xuất

Trang 6

Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch

vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu câu tiêu dùng của xã hội Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hoàng hóa, dịch vụ Họ là những người trực tiếp tạo của cái vật chất, sản phâm cho xã hội dễ phục vụ tiêu dùng Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận Nhiệm vụ của họ chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất VỚI các yéu to nao sao cho có lợi nhật

Ngoài mục tiêu kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối đầu với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tốn hại sực khỏe và lợi ích của người tiêu dùng

2.2 Người tiêu lùng

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp với sản xuất Người tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong định hướng sản xuất Hiện nay, trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chỉ phí trên một đơn

vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đối mới cải tiễn các hoạt động, giảm lãng phí về pế phâm hoặc sản phẩm phải sửa chữa Trên bình diện lý thuyết, chúng ta

có thê tính toán chính xác mức tiêu dùng Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vẫn vấp phải một số khó khăn nảy sinh từ việc xử lý hàng tiêu dùng lâu bền Do đó, người

6

Trang 7

tiêu dùng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội

Thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người tiêu dùng cũng vừa là người sản xuất Vì việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương đối đề thấy được chức năng chính của các chủ thê này khi tham gia thị trường

2.3 Các chủ thể trung gian trong thị trường

Chủ thê trung gian là những cá nhân, tô chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.Do sự phát triển của sản xuất và trao đối dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đổi giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc Trên cơ sở đó sản xuất xuất hiện những chủ thẻ trung gian trong thị trường Những chủ thế này có vai trò ngày cảng quan trọng dé kết nồi, thông tin trong các quan hệ mua, bán.Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Các chủ thê trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng ăn khớp với nhau hơn

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các chủ thê trung gian trong thị trường không phải chỉ có các tác động trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thê trung gian phong phú trên tất các các quan hệ kinh tế như: trung gian mua giới chứng khoán, trung gian mô giới nhà đất, trung gian mô giới khoa học công nghệ các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm v1 thị trường mà còn trên phạm vi quốc tế Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, mô giới bất hợp pháp ) Những trung gian này cần phái được loại bỏ khỏi nền kinh tế, có thế thì mới phat triên bên vững được

Trang 8

2.4 Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp đề khắc

phục những khuyết tật trong thị trường Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất từ phía nhà nước sẽ kiềm hãm động lực sáng tạo của các chủ thế sản xuất kinh doanh Các rào cản như vậy phải được loại bỏ, việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đây phát triển, không gây cán trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động

hiệu quá hơn

Tóm lại, mỗi chủ thể có những vị trí và vai trò khác nhau Hoạt động của mỗi chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường: đồng thời tuân thủ sự điều tiết, định hướng của Nhà nước thông qua hệ thông pháp luật và chính

sách kinh tế

._ Liên hệ vai trò của các chủ thể tham gia thị trường với Việt Nam

Trên một khía cạnh nhất định, lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường là lịch

sử của quá trình giải quyết môi quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường với

thị trường Cũng như bắt kì nền kinh tế nào, ở Việt Nam, mỗi chủ thể đều có vị trí,

vai trò quan trọng, được khăng định cá trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lẫn trong thực tiễn

3.1 Người sản xuất

Người sản xuất doanh nghiệp kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng kinh tế Những năm gần đây, hoạt động doanh nghiệp nước ta có bước phát triển kinh tế xã

8

Trang 9

hội, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, tăng kim gạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách Ở Việt Nam, người sản xuất cũng đã giải quyết được cho Nhà nước một vẫn đề lo ngại trong xã hội — vấn đề việc làm như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo Hiện nay, số lượng người sản xuất đang tăng nhanh từ sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể đến sở hữu Nhà nước, do vậy, tỷ lệ lực lượng ở độ tuổi lao động thất nghiệp cũng giảm đáng kể Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch COVID — 19 diễn

ra đã làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng này Cụ thể, lực lượng lao động

từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2020 là 55, triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 860,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Nhưng Dang va Nhà nước đã có nhiều hành động cụ thê kịp thời đề hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với mong muốn có thê vực dậy nên kinh tế sau

những tốn thất mà đại dịch dé lại

Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp thì vấn

đề cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục nâng cao sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khăng định được vị thế của chính mình, khăng định được vị trí của kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính vì vậy việc xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật đối với nhà sản xuất là một vấn đề

cần thiết và tất yêu Đề thực hiện điều này, Đảng ta đã xác định gắn liền quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình phát triển của người sản xuất

Cụ thê là đưa ra đường lỗi phát triển kinh tế theo hướng đây mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển các nhà sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Mặt khác, do số lượng nhà sản xuất tăng mạnh, Nhà nước lại phải đối mặt với nguy cơ nhiều cơ sở sản xuất không hợp pháp nhưng vẫn được hoạt động tràn lan,

9

Trang 10

tạo ra nhiều sản phẩm không đạt chất lượng quy định trong thị trường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sông của người dân

3.2 Người tiêu lùng

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nền sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển, mức sông của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Và người tiêu dùng Việt Nam cũng không là ngoại lệ Nếu cách đây 5 năm về trước, người tiêu dùng có thu nhập thấp, khi bước vào cửa hàng, họ chỉ quan tâm đến có sản phẩm họ cần hay không

mà không để ý đến thương hiệu hay chất lượng Nhưng hiện nay, thu nhập của người tiêu dùng đã nâng cao đáng kể, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt tăng cao, nên khi bước vào cửa hàng họ không chỉ quan tâm rằng có loại sản pham họ cần không mà còn rất chú trọng và chất lượng của loại sản phâm đó Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm từng ngày, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người mua Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không giúp tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm đời sống khó khăn, phát triển nền kinh tế nước nhà

Hiện nay, hàng hoá sản xuất ra đang phải cạnh tranh bởi hàng hoá nước ngoài trên thị trường quốc tế và trên cả thị trường trong nước Nâng cao chất lượng sản pham sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và góp phần khẳng định vị thế sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế

3.3 Các chủ thể trung gian

Những năm gần đây, số lượng các tô chức trung gian của thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường Khoa học và Công nghệ ngày càng phát triển, đóng

góp đáng kể vào việc kết nối, hình thành và phát triển thị trường Việt Nam

10

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w