Tóm tắt các báo cáo tại Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 23 GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI (NGS) TRONG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN TÍNH KHÁNG BỆNH ĐẠO ÔN CỦA CÂY LÚA (Oryza sativa L.) KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG, ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT TÁC NHÂN GÂY BỆNH HẠI CHÍNH (ĐẠO ÔN, BẠC LÁ, RẦY NÂU) TRÊN CÂY LÚA VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TÍCH HỢP ĐA GEN KHÁNG NGHIÊN CỨU TẠO TÍNH KHÁNG BỆNH BẠC LÁ PHỔ RỘNG CHO GIỐNG LÚA CHỦ LỰC TBR225 BẰNG CÔNG NGHỆ CHỌN GIỐNG CHÍNH XÁC
Trang 1HỘI THẢO QUỐC GIA BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM
LẦN THỨ 23 NĂM 2024
TÓM TẮT CÁC BÀI BÁO CÁO TẠI HỘI THẢO
VÀ CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC
Ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Trang 2TÓM TẮT CÁC BÀI BÁO CÁO
TẠI HỘI THẢO QUỐC GIA BỆNH HẠI
THỰC VẬT VIỆT NAM LẦN THỨ 23 NĂM 2024
Trang 4GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI (NGS) TRONG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN TÍNH KHÁNG
BỆNH ĐẠO ÔN CỦA CÂY LÚA (Oryza sativa L.)
Bùi Chí Bửu 1 và Nguyễn Thị Lang 2
1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
2 Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng Sông Cửu Long
Người báo cáo: GS.TS Bùi Chí Bửu
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
NGS hay NextGenSeq là phương pháp mới trong sequencing có tốc độ cao và giá rẻ Nó còn được gọi là giải trình tự song song hàng loạt hoặc giải thế hệ kế tiếp hoặc giải trình tự thế hệ thứ hai Nếu giải trình tự Sanger chỉ cho phép chúng ta đọc được không quá 1500 bp, thì giải trình tự thế hệ mới cho phép giải được trình tự từ 8 Gb đến 600 Gb, có nghĩa
là cho phép giải trình tự nguyên bộ gen Phát triển giống lúa kháng đạo ôn là giải pháp tối ưu trong chiến lược ổn định năng suất lúa Theo phân tích di truyền kinh điển, người ta dễ bị nhầm lẫn bởi sự đồng tiến hóa giữa ký chủ và ký sinh Gen
kháng R và gen Avr có quá nhiều biến thể mới Phương pháp NGS giúp chúng ta tìm hiểu cơ chế di truyền phân tử tính kháng và sự bền vững tính kháng Hiện có khoảng 100 gen kháng (R) với nấm Magnaporthe grisea được phân lập thành
công Trong đó, 26 gen được dòng hóa (cloned) NGS còn cho biết được trình tự haplotype của mỗi gen kháng được dòng
hóa như vậy Người ta xác định được nhiều alen hoặc biến thể tự nhiên của gen kháng phổ rộng: Pib, Pik locus Pi1, Pike,
Pikg, Pi54 a, novel Pi21 haplotypes, alen mới của Pi2/9 locus Nhờ NGS, có 14 gen Avr được dòng hóa thành công; người
ta được công bố thông tin này vào năm 2023 Hệ gen của M grisea có 11.109 gen mã hóa protein, với chuỗi trình tự amino
acid dài hơn 100 aa Kích thước của hệ gen nấm là 37.878.070 bp, với 7 nhiễm sắc thể Sự đa dạng về độc tính của nấm; sự thiếu trình tự tương đồng hoặc trình tự bảo tồn trong các sản phẩm gen mã hóa avirulence của nấm là thách thức phải
nghiên cứu tiếp Người ta xác định thành công 3.151 gen Avr được chú thích di truyền phân theo 24 nhóm chức năng trên
cơ sở dữ liệu KEGG (KEGG Automatic Annotation Server: KAAS) Có 849 trình tự mang mật mã di truyền (CDSs) bao gồm phát sinh bệnh, độc tính, gen mã hóa protein “effector”
Từ khóa: Avr gene, cloning, Magnaporthe grisea, NGS, R gen
KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG, ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT TÁC NHÂN GÂY BỆNH HẠI CHÍNH (ĐẠO ÔN, BẠC LÁ, RẦY NÂU) TRÊN CÂY LÚA VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TÍCH HỢP ĐA GEN KHÁNG
Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1 , Nguyễn Bá Ngọc 1 , Nguyễn Duy Phương 1 , Võ Thị Minh Tuyển 1 , Nguyễn Thị Nhài 1 ,
Lê Hùng Lĩnh 1 , Yoshimichi Fukuta 2 , Obara Mitsuhiro 2 , Kobayashi Nobuya 2 , Saito Hiroki 2 ,
Nguyễn Thị Thanh Thủy 3 , Phạm Xuân Hội 1
1 Viện Di truyền Nông nghiệp
2 Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JIRCAS)
3 Bộ Nông nghiệp và PTNT Người báo cáo: TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Viện Di truyền Nông nghiệp
Do xu hướng mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong thời gian dài nên dịch hại trên cây lúa tại Việt Nam ngày càng phát triển và khó kiểm soát Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá sự biến động của các tác nhân gây bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu trên cây lúa nhằm kiểm soát hiệu quả sâu bệnh hại và chọn tạo giống lúa chống chịu bền vững với các tác nhân gây bệnh Kết quả đã phân lập, đánh giá độc tính và xây dựng bản đồ phân bố 239 nòi nấm đạo ôn của Việt Nam, hoàn thiện hệ thống đánh giá bệnh đạo ôn tiêu
chuẩn, xác định các gen kháng bệnh đạo ôn hiệu quả (Pik-h, Pish, Pik-m, Pita2, Pi1, Pi9 và Pik) Các gen xa5, Xa7,
Xa21 được xác định có khả năng kháng phổ rộng, kháng hiệu quả với bệnh bạc lá tại Việt Nam Kết quả đánh giá tính
chống chịu với rầy nâu trên nguồn vật liệu IRRI cung cấp đã thu được một số dòng có khả năng chống chịu rầy phục vụ chọn tạo giống Một số thành tựu trong chọn tạo giống lúa tích hợp đa gen kháng của Viện Di truyền Nông nghiệp: Các
giống lúa chất lượng tích hợp 2-3 gen kháng bệnh bạc lá: DT82 (Xa4, Xa7, Xa21), DT88 (xa5, Xa7) Các dòng/ giống lúa AGI-4, AGI-5, AGI-6 tích hợp 4-6 gen kháng bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu (Pi1, Pi9, xa5, Xa7, Bph20, Bph21, nền di
truyền BT7) đang được chọn tạo và gửi khảo nghiệm quốc gia Trong thời gian tới, Viện Di truyền Nông nghiệp tiếp tục hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học và các biện pháp thông minh trong chọn tạo, phát triển giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện bất lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững tại Việt Nam
Trang 5NGHIÊN CỨU TẠO TÍNH KHÁNG BỆNH BẠC LÁ PHỔ RỘNG CHO GIỐNG LÚA CHỦ LỰC TBR225
BẰNG CÔNG NGHỆ CHỌN GIỐNG CHÍNH XÁC Nguyễn Duy Phương 1 , Trần Lan Đài 1,2 , Phạm Thu Hằng 1 , Phùng Thị Thu Hương 1 , Nguyễn Thanh Hà 1 , Nguyễn Thị Thu Hà 1 , Cao Lệ Quyên 1 , Phạm Thị Vân 1 , Nguyễn Văn Cửu 1 , Phạm Phương Ngọc 1 ,
Florence Auguy 3 , Sebastien Cunnac 3 và Phạm Xuân Hội 1
1 Bộ môn Bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3 PHIM Plant Health Institute, Univ Montpellier, IRD, CIRAD, INRAE, Institut Agro, Montpellier, France
Người báo cáo: ThS Phùng Thị Thu Hương
Bộ môn Bệnh học Phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Bệnh bạc lá lúa do Xanthomonas oryzae pv oryzae (Xoo) gây hại trên nhiều giống lúa chủ lực của Việt Nam, bao gồm TBR225 Xoo tiết protein TALE (Transcription-Activator-Like Effector) để hoạt hóa biểu hiện gen nhiễm (susceptibility gene) trong tế bào lúa thông qua tương tác đặc hiệu với yếu tố cis EBE (Effector-binding element) trên vùng promoter của gen đích và giúp vi khuẩn sinh trưởng, gây bệnh OsSWEET13 và OsSWEET14 thuộc họ gen SWEET (Sugars Will Eventually Be Exported Transporter), là hai gen nhiễm quan trọng của các chủng
Xoo châu Á Mục đích của nghiên cứu này là phân tích đa dạng di truyền quần thể Xoo Việt Nam (VXO) và xác định
tương tác phân tử giữa VXO và lúa TBR225 để làm cơ sở cho việc tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá phổ rộng Bộ chủng VXO thu thập từ 2013 - 2024 đã được đánh giá độc tính, phân tích đa dạng di truyền và xác định gen kháng hữu hiệu (xa5 và Xa7) VXO hoạt hóa sự biểu hiện của OsSWEET13 và OsSWEET14 trên TBR225 Thông qua giải trình gen lúa và vi khuẩn, quần thể VXO được chia thành 2 nhóm dựa trên tương tác giữa TALE và EBE Các dòng lúa TBR225 đột biến EBE AvrXa7 và PthXo2A trên promoter OsSWEET13 và OsSWEET14 đã được tạo thành công
bằng hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 (Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic associated 9) Các dòng lúa chỉnh sửa gen T2 mang đột biến di truyền ổn định và không khác biệt về các đặc tính nông
Repeats/CRISPR-sinh học so với dòng đối chứng Dòng lúa đột biến OsSWEET14 không thay đổi biểu hiện OsSWEET14 khi lây nhiễm VXO, kháng chủng VXO_11 và kháng nhẹ các chủng VXO khác Đặc biệt, dòng lúa đột biến OsSWEET13 &
OsSWEET14 kháng hoàn toàn tất cả các chủng VXO được nghiên cứu Nghiên cứu này chứng tỏ CRISPR/Cas9 là
công cụ hiệu quả và tiềm năng để cải tiến tính kháng bệnh bạc lá phổ rộng cho các giống lúa chủ lực Việt Nam
Từ khóa: bệnh bạc lá, CRISPR/Cas9, OsSWEET13, OsSWEET14, TBR225, Xanthomonas oryzae pv oryzae
KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH BẠC LÁ
CỦA CAO CHIẾT LÁ SỐNG ĐỜI Phạm Thiết Trình 1 , Trương Văn Xạ 2 , Nguyễn Trần Bảo Duy 1 , Lưu Minh Long 1 ,
Nguyễn Minh Khôi 1 , Nguyễn Đức Độ 1 và Nguyễn Đắc Khoa 1
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Người báo cáo: CN Phạm Thiết Trình
Trường Đại học Cần Thơ
Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) là bệnh quan trọng trên ruộng lúa, đặc biệt vào mùa mưa Độc tính của mầm bệnh
Xanthomonas oryzae pv oryzae có tương quan với sự gia tăng nhiệt độ nên có khả năng gây hại nặng hơn trong điều
kiện biến đổi khí hậu Sử dụng nguồn vật liệu sinh học bản địa để phòng trị bệnh là giải pháp bền vững và thân thiện với
môi trường, giúp giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trong canh tác lúa Dịch trích lá sống đời (Kalanchoe pinnata) có
khả năng phòng trị bệnh bằng cơ chế kích kháng (kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn) Bài báo cáo này trình bày khả năng kích kháng của dịch trích thô và cao chiết lá sống đời ly trích bằng phương pháp tách chiết lỏng-lỏng với dung môi
nước và dung môi methanol Ba phương pháp xử lý gồm (1) ngâm hạt giống, (2) phun lên lá lúa và (3) kết hợp ngâm hạt
và phun lên lá được khảo sát với nhiều nồng độ dịch trích và cao chiết khác nhau Đối với phương pháp phun lên lá, ba
phương pháp phun được khảo sát gồm (i) phun ở thời điểm 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB), (ii) phun ở thời điểm 7 NTCB và (iii) phun kết hợp cả hai thời điểm này Chiều dài vết bệnh được ghi nhận ở 7, 14 và 21 ngày sau chủng bệnh
Dịch trích thô và cao chiết lá sống đời đều giúp giảm chiều dài vết bệnh tương đương với thuốc hóa học Starner 20WP, trong đó ngâm hạt là biện pháp vừa có hiệu quả vừa dễ ứng dụng vào thực tế sản xuất Kết quả này là tiền đề để nghiên cứu xác định các hợp chất sinh học hiện diện trong lá sống đời có khả năng kích thích cây lúa kháng lại bệnh bạc lá
Từ khóa: bạc lá, Kalanchoe pinnata, kích kháng, lúa, Oryza sativa L., Xanthomonas oryzae pv oryzae
Trang 6XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT SINH HỌC TRONG LÁ SỐNG ĐỜI CÓ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH
CÂY LÚA KHÁNG BỆNH BẠC LÁ Trương Văn Xạ 1, 2 , Phạm Thiết Trình 2 , Nguyễn Trần Bảo Duy 2 , Mã Gia Bảo 2 , Trần Duy Uyên 2 ,
Nguyễn Đức Độ 2 và Nguyễn Đắc Khoa 2
1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
2 Trường Đại học Cần Thơ
Người báo cáo: ThS Trương Văn Xạ
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Cao chiết lá sống đời [Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.] ly trích bằng phương pháp tách chiết
lỏng-lỏng với dung môi methanol và cao phân đoạn điều chế bằng phương pháp sắc ký cột silica gel với dung môi
acetone có khả năng giúp giảm bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae pv oryzae) bằng cơ chế kích kháng Bài
báo cáo này trình bày kết quả xác định hợp chất sinh học có trong cao chiết methanol và cao phân đoạn dung môi acetone bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) Tổng số 27 hợp chất sinh học được xác định từ cao chiết methanol và 34 hợp chất từ cao phân đoạn dung môi aceton Trong đó, bốn hợp chất hiện
diện trong cả hai loại cao gồm (1) 5-oxotetrahydrofuran-2,3-dicarboxylic acid, dimethyl ester, (2) linoleic acid, (3) ethyl linolenate và (4) 1,3-benzenedicarboxylic acid, bis(2-ethylhexyl) Ba hóa chất thương mại có
cấu trúc tương đương với các hoạt chất sinh học này được sử dụng để khảo sát đối chiếu khả năng kích kháng
gồm (i) dimethyl furan-2,5-dicarboxylate (FDME) (tương đương với 5-oxotetrahydrofuran-2,3-dicarboxylic acid, dimethyl ester), (ii) linoleic acid-water soluble (thay thế cho linoleic acid và ethyl linolenate) và (iii)
bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) [thay thế cho 1,3-benzenedicarboxylic acid, bis(2-ethylhexyl) ester] Kết quả cho thấy FDME và DEHP có khả năng giúp giảm chiều dài vết bệnh tương đương với thuốc hóa học Starner 20WP đến 21 ngày sau chủng bệnh Như vậy, hiệu quả kích kháng bệnh bạc lá của cao chiết methanol
và cao phân đoạn dung môi acetone của lá sống đời có liên quan đến hai hợp chất dicarboxylic acid, dimethyl ester (thay thế bằng FDME) và 1,3-benzenedicarboxylic acid, bis(2-ethylhexyl) ester (thay thế bằng DEHP)
5-oxotetrahydrofuran-2,3-Từ khóa: bạc lá, Kalanchoe pinnata, kích kháng, sống đời, Xanthomonas oryzae pv oryzae
SO SÁNH KHẢ NĂNG GIẢM BỆNH BẠC LÁ LÚA CỦA
VI KHUẨN Serratia nematodiphila CT-78 VÀ DỊCH TRÍCH LÁ SỐNG ĐỜI
Thái Trần Anh Thư và Nguyễn Đắc Khoa
Trường Đại học Cần Thơ
Người báo cáo: CN Thái Trần Anh Thư
Trường Đại học Cần Thơ
Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae gây ra là bệnh quan trọng trên ruộng lúa Vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 (huyền phù 107 CFU/mL) có khả năng phòng trị bệnh bạc lá khi xử lý ngâm hạt giống hoặc phun lên lá lúa 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB) Khả năng giúp giảm
bệnh của vi khuẩn CT-78 liên quan đến cơ chế đối kháng Ngoài ra, vi khuẩn này còn có khả năng tạo ra IAA giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn Dịch trích lá sống đời (Kalanchoe pinnata) cũng có khả năng giúp giảm
bệnh bạc lá khi ngâm hạt giống với dịch trích 1,5% (w/v) hoặc phun lên lá lúa dịch trích 1% 14 NTCB Khả năng giúp giảm bệnh của dịch trích lá sống đời liên quan đến cơ chế kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (kích kháng) trong cây lúa Bài báo cáo này trình bày kết quả so sánh khả năng giúp giảm bệnh bạc lá của vi khuẩn CT-78 và dịch trích lá sống đời, đồng thời chứng minh cơ chế kích kháng của vi khuẩn CT-78 thông qua hoạt tính của các enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh bạc lá Các biện pháp xử lý ngâm hạt giống hoặc phun lên lá lúa huyền phù vi khuẩn CT-78 hoặc dịch trích lá sống đời đơn lẻ và kết hợp đều có khả năng giúp giảm bệnh bạc lá, trong đó biện pháp ngâm hạt có hiệu quả tốt hơn biện pháp phun lên lá Hiệu quả giảm bệnh này
có liên quan đến cơ chế kích kháng Do vi khuẩn S nematodiphila CT-78 và dịch trích lá sống đời đều có khả
năng phòng trị bệnh bạc lá tương đương nhau nên nông dân có cơ hội chọn vi khuẩn hoặc dịch trích để ứng dụng vào thực tế sản xuất, tùy vào chi phí đầu tư và nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương
Từ khóa: bạc lá, Kalanchoe pinnata, lúa, Serratia nematodiphila, Xanthomonas oryzae pv oryzae
Trang 7PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DỰA TRÊN KỸ THUẬT LAMP CHO
VIỆC PHÁT HIỆN NHANH CÁC BỆNH DO NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG
Nguyễn Bảo Quốc 1 và Nguyễn Ngọc Bảo Châu 2
1 Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
2 Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh
Người báo cáo: PGS.TS Nguyễn Bảo Quốc
Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh
Các loài nấm và vi khuẩn gây hại thực vật được coi là những tác nhân gây ra nhiều loại bệnh cây trồng trong nông nghiệp, dẫn đến sự mất mát nghiêm trọng do giảm sản lượng ở các khu vực canh tác trên toàn thế giới Hiện nay, việc xác định các loài nấm và vi khuẩn gây hại cho thực vật được thực hiện thông qua việc quan sát hình thái của bào tử, các kiểm tra sinh hóa và sự hiện diện của các triệu chứng bệnh đặc trưng, nhằm mục đích xác định tỷ
lệ mắc bệnh trên đồng ruộng Tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng phương pháp phát hiện nhanh các tác nhân gây bệnh cây trồng trên đồng ruộng vẫn là sự thử thách Do đó, một phương pháp phân tích dựa trên kỹ thuật Amplification Isothermal Loop-Mediated (LAMP) đã được phát triển như một công cụ thay thế các phương pháp truyền thống cho chẩn đoán sớm các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại cho cây trồng, với mục tiêu là tạo điều kiện cho việc quản lý bệnh một cách hiệu quả và giảm thiểu mất mát trong canh tác Các yếu tố nhảy (transposon) khác nhau đã được sử dụng để sàng lọc các chỉ thị tiềm năng trên một số loại nấm gây hại thực vật khác nhau, dẫn đến việc xác định và phát triển các chỉ thị SCAR (sequence characterized amplified region) chuyên biệt cho từng loài Các chỉ
thị SCAR này có thể được sử dụng để phát hiện và định danh môt số loài nấm gây hại cho thực vật như Magnaporthe
oryzae, Corynespora cassiicola và Lasiodiplodia theobromae Ngoài ra, toàn bộ hệ gen của một số loài vi khuẩn cũng
được phân tích để xác định các protein chuyên biệt như vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh thối đen sơ mít Kết quả
chỉ ra rằng các bộ mồi PCR và LAMP được phát triển thể hiện tính chuyên biệt đối với mỗi loại nấm, vi khuẩn gây hại cho thực vật Những kết quả thu được trong các nghiên cứu của chúng tôi phù hợp cho việc triển khai chẩn đoán nhanh trên đồng ruộng, cung cấp các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho quản lý bền vững các bệnh gây hại trên cây trồng
Từ khóa: LAMP, phát hiện nhanh, nấm và vi khuẩn gây bệnh cây trồng, bệnh cây, chỉ thị SCAR
SỰ TRỞ LẠI CỦA BỆNH CHỔI RỒNG HẠI SẮN (CASSAVA WITCHES’ BROOM DISEASE - CWBD)
Ở VIỆT NAM: SỰ PHÂN BỐ VÀ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU Nguyễn Văn Liêm, Trịnh Xuân Hoạt, Nguyễn Mạnh Hùng, Bùi Văn Dũng, Bùi Thị Hải Yến,
Ngô Quang Huy, Lê Thị Hằng, Jonathan C Newby, Wilmer J Cuellar
Viện Bảo vệ Thực vật
Người báo cáo: KS Lê Thị Hằng
Viện Bảo vệ Thực vật
Bệnh chổi rồng hại sắn (Cassava Witches’ Broom Diease - CWBD) được ghi nhận lần đầu tiên vào năm
2010 tại tỉnh Quảng Ngãi Sau đó, bệnh được phát hiện và lây lan ra nhiều tỉnh thành trồng sắn phía Nam và Nam Trung Bộ Giai đoạn 2010 – 2015 được coi là làn sóng bệnh chổi rồng sắn đầu tiên ở Việt Nam và được xem là bệnh nghiêm trọng nhất trên cây sắn vì nó có khả năng làm giảm hàm lượng tinh bột trong rễ và làm giảm năng suất tới 90% Các triệu chứng điển hình của bệnh chổi rồng sắn là tăng sinh lá, lá nhỏ, dày và vàng, đốt ngắn, có nhiều chồi nhỏ, mạch dẫn của thân và rễ hóa nâu Vào thời điểm đó, nguyên nhân gây ra bệnh chổi rồng sắn tại Việt Nam được xác định là “Phytoplasma” thuộc 3 phân nhóm 16SrI, 16SrII và 16SrVI Từ năm 2016, triệu chứng chổi rồng sắn gần như biến mất trong các cuộc điều tra đồng ruộng Các cuộc khảo sát được thực hiện trong năm 2021-2023 đối với bệnh chổi rồng trên sắn cho thấy một số triệu chứng tương tự của bệnh ở nhiều vùng sản xuất sắn trên khắp Việt Nam
và được ghi nhận trên diện rộng trên nhiều giống sắn đang được sử dụng trong sản xuất Dấu hiệu đặc trưng trên cây sắn mang triệu chứng chổi rồng thường xuất hiện lớp nấm trắng tại vị trí bệnh biểu hiện như cành, ngọn, cuống lá, nách lá, dấu hiệu này đặc biệt rõ ràng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt Tiến hành phân lập trên môi trường PDA thu
được một loại nấm trắng có đặc điểm hình thái tương đồng với nấm thuộc chi Ceratobasidium Kết quả định danh
phân tử tác nhân gây ra triệu chứng chổi rồng trên sắn cho thấy không có trình tự của Phytoplasma nào được tìm thấy
trên các mẫu bệnh, nấm Ceratobasidium spp có liên quan chặt chẽ đến triệu chứng chổi rồng sắn ở thời điểm hiện tại
Từ khóa: chẩn đoán, Ceratobasidium, chổi rồng hại sắn, Phytoplasma
Trang 8ĐÁNH GIÁ TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM Pestalotiopsis microspora VÀ
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI Nguyễn Đôn Hiệu 1 , Nguyễn Thị Kim Uyên 1 , Nguyễn Thị Thanh Trang 1 , Nguyễn Ngọc Mai, Bùi
Thanh Tuấn 1 , Đoàn Nhân Luân 1 , Nguyễn Phương Vinh 1 và Nguyễn Anh Nghĩa 1
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
Người báo cáo: TS Nguyễn Đôn Hiệu
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
Ba (3) nguồn nấm Pestalotiopsis microspora, Colletotrichum gloeosporioides và hỗn hợp P
microspora + C gloeosporioides, tác nhân gây bệnh Rụng lá đốm tròn (Circular Leaf Spot) trên cây cao
su, được sử dụng để đánh giá mức độ gây bệnh của chúng trên 5 dòng vô tính (DVT) RRIV 1, RRIV 106, RRIV 114, RRIV 124, RRIV 209 trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới Có sự tương tác giữa hai yếu tố nguồn nấm và DVT lên kích thước vết bệnh (KTVB), một số nguồn nấm có thể gây bệnh mạnh trên DVT này nhưng gây bệnh nhẹ trên DVT khác, nói cách khác, một số DVT cao su nhiễm bệnh nặng với nguồn nấm này nhưng nhiễm nhẹ với nguồn nấm khác Trong điều kiện phòng thí nghiệm, KTVB bệnh
trung bình của mỗi nguồn nấm trên 5 DVT cao su biến thiên từ 12,9 mm đến 20,9 mm Hỗn hợp P
microspora + C gloeosporioides gây bệnh mạnh nhất (KTVB trung bình 20,9 mm), kế đến là C gloeosporioides (KTVB trung bình 19,4 mm), P microspora gây bệnh thấp nhất (KTVB trung bình 12,9
mm) Trong điều kiện nhà lưới, KTVB trung bình của mỗi nguồn nấm trên 5 DVT cao su biến thiên từ 6,0
mm đến 13,4 mm, C gloeosporioides gây bệnh mạnh nhất (KTVB trung bình 13,4 mm), kế đến là hỗn hợp
P microspora + C gloeosporioides (KTVB trung bình 12,6 mm), P microspora gây bệnh thấp nhất
(KTVB trung bình 6,0 mm) Trong cả hai điều kiện thí nghiệm, nguồn nấm C gloeosporioides, hỗn hợp P
microspora + C gloeosporioides gây bệnh mạnh hơn so với P microspora
Từ khóa: Pestalotiopsis microspora, Collectotrichum gloeosporioides, kích thước vết bệnh (KTVD),
dòng vô tính (DVT), mẫu phân lập (MPL)
HIỆU QUẢ GIẢM BỆNH THỐI TRÁI NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG DO
NẤM Lasiodiplodia theobromae GÂY RA CỦA CHITOSAN
Chu Trung Kiên 1,2 , Lê Phước Thạnh 2 và Nguyễn Đắc Khoa 2
1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
2 Trường Đại học Cần Thơ
Người báo cáo: ThS Chu Trung Kiên
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Thối trái nhãn là bệnh hại rất quan trọng ở Thái Lan, Trung Quốc, Puerto-Rico, và là bệnh quan trọng thứ 2 trên cây nhãn ở các tỉnh phía Nam, Việt Nam Hiện nay, các loại hóa chất trị nấm đang được rất nhiều nước giới hạn sử dụng trong phòng trị bệnh thối trái, do gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người Chitosan là một polymer sinh học được sản xuất từ vỏ tôm có khả năng kháng nấm, nhưng rất an toàn và thân thiện với môi
trường nên rất phù hợp trong quản lý bệnh hại trên trái cây Kết quả các thí nghiệm in-vitro cho thấy chitosan phân
tử (dạng kích thước phân tử) có hiệu lực ức chế bào tử Lasiodiplodia theobromae nảy mầm cao hơn nano chitosan
(dạng kích thước nano) Nồng độ ức chế tối thiểu 90% (MIC90) số bào tử L theobromae nảy mầm của chitosan
phân tử và nano chitosan tương ứng là 128 ppm và 284 ppm ở 6 giờ sau ủ trong môi trường lỏng Chitosan phân tử
cũng có khả năng ức chế sự phát triển của hệ sợi L theobromae tốt hơn so với nano chitosan với hiệu lực tương
ứng 43% và 32% ở 1500ppm tại thời điểm 12 giờ sau cấy nấm trên môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) Ở
điều kiện in-vivo, chitosan phân tử ở nồng độ 1500 ppm có hiệu lực phòng trị bệnh thối trái tương đương với hoạt
chất Hexaconazole (Anvil 5SC) ở nồng độ 150 ppm như khuyến cáo phun trên cây ăn trái của nhà sản xuất Trong điều kiện canh tác nhãn, chitosan phân tử ở nồng độ 1500 ppm đạt hiệu lực phòng trị bệnh thối trái khoảng 74 – 78% đến 14 ngày sau phun Áp dụng 3 lần phun chitoasan phân tử ở nồng độ 1500 ppm định kỳ 15 ngày/lần từ 45 ngày đến 15 ngày trước thu hoạch làm giảm được 80% mức độ bệnh thối trái nhãn trong suốt vụ
Từ khóa: chitosan, thối trái nhãn, Lasiodiplodia theobromae
Trang 9MỘT SỐ LOÀI TUYẾN TRÙNG KÝ SINH CÂY DƯỢC LIỆU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG
TỚI NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA DƯỢC LIỆU Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Hồng Tuyên, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Thúy,
Tạ Hoàng Anh, Phạm Thị Lương, Lê Thị Phương Thảo
sinh thuộc 3 bộ, 10 họ Phổ biến là Meloidogyne spp., Pratylenchus spp và Helicotylenchus spp Khi cây
cây atisô, tam thất và xuyên khung bị nhiễm tuyến trùng ở các mức độ khác nhau thì hàm lượng acid clorogenic, saponin tổng số và axít ferulic (theo thứ tự) không có sự sai khác nhưng khối lượng chất khô có
sự sai khác thống kê Trong nghiên cứu các biện pháp phòng chống chúng tôi đề xuất sử dụng cây cúc vạn thọ, bổ sung chất hữu cơ bên cạnh việc sử dụng các chế phẩm sinh học, hóa học trừ tuyến trùng khi thật cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu ảnh hưởng đến con người, môi trường và chất lượng dược liệu
Từ khóa: cây dược liệu, cúc vạn thọ, Lào Cai, Meloidogyne, tuyến trùng
KHẢ NĂNG KÍ SINH TRỨNG VÀ PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG
CỦA MỘT SỐ DÒNG VI SINH VẬT Nguyễn Văn Nam 1 , Đỗ Thị Kiều An 1 , Đào Thị Lan Hoa 2 , Nguyễn Văn Bốn 3
1 Trường Đại học Tây Nguyên
2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
3 Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguuyên
Người báo cáo: PGS.TS Nguyễn Văn Nam
Trường Đại học Tây Nguyên
Tuyến trùng kí sinh thực vật thường hiện diện trong hệ sinh thái cây trồng và một số trường hợp gây bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trên một số cây trồng cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả vùng tây nguyên Nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn được nghiên cứu và ghi nhận có khả năng kí sinh trên tuyến
trùng Trong kết quả nghiên cứu này nấm Trichoderma, Paecilomyces, Metarhizium, Beauveria,
Verticillium, vi khuẩn Bacillus, Acinetobacter, và xạ khuẩn Streptomyces có khă năng kí sinh trứng tuyến
trùng Meloidogyne hoặc Pratylenchus trên 70% Bên cạnh đó, hợp chất dimethyl fumarate và bis ethylhexyl) phthalate sinh tổng hợp trong môi trường nuôi cấy nấm Auxarthron reticulatum DY-2 có khả năng diệt tuyến trùng Bursaphelenchus mucronatus Một số enzyme và hợp chất liên quan đến khả năng kí
(2-sinh bước đầu được nghiên cứu Kết quả này đóng góp cho việc sử dụng vi (2-sinh vật trong quản lý tuyến trùng gây hại trên cây trồng
Từ khóa: tuyến trùng, Trichoderma, Paecilomyces, Metarhizium, vi khuẩn, xạ khuẩn
Trang 10XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG
Hà Viết Cường
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Người báo cáo: PGS.TS Hà Viết Cường
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong nghiên cứu phòng chống bệnh cây, đánh giá hiệu lực phòng trừ của bất cứ biện pháp nào trong điều kiện đồng ruộng luôn là yêu cầu quan trọng Đánh giá hiệu lực phòng trừ đúng đòi hỏi tiêu chí đánh giá phù hợp Trong bài báo này, dựa trên phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh cây, tốc độ tăng bệnh (r) được chứng tỏ là tham số phù hợp dùng để đánh giá hiệu lực phòng trừ Tham số r có thể được sử dụng theo công thức Abbott ngay cả khi các chỉ số cường độ bệnh trước thí nghiệm như tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khác nhau giữa công thức đối chứng và công thức xử lý
Từ khóa: hiệu lực phòng trừ, bệnh cây, thí nghiệm đồng ruộng, tốc đô tăng bệnh (r)
SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY
CÁT SÂM (Nanhaia speciosa Champ ex Benth.) TẠI VĨNH PHÚC
Ong Xuân Phong 1 , La Việt Hồng 1,* , Nguyễn Huy Thịnh 2 và
Nguyễn Văn Thiệp 1
1 Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2 Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Người báo cáo: PGS.TS La Việt Hồng
Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Cát sâm (Nanhaia speciosa (Champ ex Benth.) J Compton & Schrire (2019)) là loại cây thuốc,
được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, viêm nhiễm, chống ô xy hóa Hiện nay, cây Cát sâm được trồng và sản xuất hàng hóa, sau trồng 3-5 năm, năng suất đạt 25-40 tấn/ha/3-5 năm, thu nhập từ 240-260 triệu đồng/ha/chu kỳ Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học canh tác cây Cát sâm đã tuyển chọn 10 chủng vi sinh vật từ vùng rễ cát sâm, các chủng đã được định danh bằng giải trình tự gen ITS Các chủng tuyển chọn có hoạt tính enzym mạnh với cellulose, hemicellulose, tinh bột, lipit, protein Năm chủng có hoạt tính phân hủy mạnh phosphate khó tan Chế phẩm mới có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng cây Cát sâm con và trưởng thành Chế phẩm còn có khả năng ức chế bệnh mốc trắng lá cát sâm, ở điều kiện phòng thí nghiệm, hiệu quả ức chế nấm bệnh sau 7 ngày đạt 56,59%
Từ khóa: cát sâm, chế phẩm vi sinh, enzyme phân hủy chất hữu cơ, nấm mốc trắng
Trang 11QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY CHANH LEO TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Nam Dương, Phạm Thị Dung,
Đỗ Duy Hưng, Ngô Thị Thanh Hường và Vũ Duy Minh
Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người báo cáo: TS Nguyễn Nam Dương
Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,5 nghìn ha chanh leo (chanh dây) với sản lượng đạt 188,9 nghìn tấn, trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu chanh leo top 10 thế giới Sâu, bệnh hại đặc biệt là bệnh cứng trái do virus gây ra đang là yếu tố hạn chế sự phát triển của ngành trồng chanh leo trên cả nước Các sâu bênh hại khác như thối gốc phình thân, đốm nâu, chàm quả, ruồi đục quả, tuyến trùng… cũng là các đối tượng gây hại nghiêm trọng Viện Bảo vệ Thực vật đã xây dựng quy trình Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chanh leo được áp dụng thành công cho các mô hình tại Gia Lai, Sơn La, Đăk Nông… với các giải pháp về giống, canh tác, sinh học, hoá học… Cụ thể như, sử dụng cây giống sạch bệnh được ghép trên gốc cây chanh leo vàng, huấn luyện cây con trước khi trồng, loại bỏ các cây là ký chủ của virus, các cây là ký chủ của môi giới, cắt bỏ và thu dọn các cành, lá, quả bị sâu bệnh gây hại đem tiêu hủy Khi cây chưa lên giàn, nhổ bỏ các cây có biểu hiện triệu chứng của bệnh virus Khi mật độ dịch hại thấp, dùng tay bắt hoặc cắt các cành, lá, quả bị hại đem ra khỏi vườn tiêu hủy Trước khi trồng bón các chế phẩm sinh học có chứa
VSV đối kháng như Tricoderma, Bacillus… Sử dụng các chế phẩm Bt, Metarhizium, bả protein, bẫy
pheromon để phòng trừ côn trùng gây hại Bảo vệ cây con bằng cách nhúng cây con trước khi trồng bằng các thuốc có chứa hoạt chất Cyantraniliprole (Minecto Star 60WG, Benevia 200 SC…) Phun phòng trừ
môi giới truyền virus bằng các thuốc có chứa hoạt chất như: Spirotetramat, Abamectin, Emamectin
benzoate, Matrine… ngay từ khi cây mới trồng, giai đoạn sau trồng cho tới khi cây lên giàn Khi bệnh mới
xuất hiện, sử dụng thuốc có các hoạt chất như Tebuconazole, Mancozeb, Propineb, Metalaxyl…
để phòng trừ
Từ khóa: chanh leo, EAPV, quản lý dịch hại tổng hợp, huấn luyện cây con
Trang 12TÓM TẮT CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC
THAM GIA HỘI THẢO QUỐC GIA
BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM
LẦN THỨ 23 NĂM 2024