1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mẫu bài kiểm tra kiến thức ATLĐ đầu vào cho công nhân công trường

2 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Kiểm Tra Kiến Thức Về An Toàn - Vệ Sinh Lao Động
Chuyên ngành An Toàn Lao Động
Thể loại Kiểm tra kiến thức
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hoà Bình
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Mẫu bài kiểm tra kiến thức an toàn, vệ sinh lao động đầu vào cho công nhân công trường. Dành cho cán bộ quản lý HSE

Trang 1

BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mã số: 02/BM-ATLĐ Lần ban hành/sửa đổi: 01 Ngày ban hành: 20 / 04 /2024

Người làm bài: Tổ đội/ Nhà thầu phụ: Ký tên:

Hoà Bình , ngày tháng năm 2024

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1: Người lao động phải đảm bảo đủ điều kiện nào mới được phép vào làm việc tại Công trình?

A Phải đủ 18 tuổi trở lên và mang theo chứng minh nhân dân.

B Được huấn luyện an toàn lao động trước khi vào làm việc.

C Được cấp phát các Phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết: quần áo, mũ, giày

D Nắm được nội quy công trường, nội quy và quy định về An toàn - vệ sinh lao động và Phòng chống cháy

nổ trong Công trình

E Cả 04 phương án trên.

Câu 2: Theo anh (chị) việc đảm bảo công tác An toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của những ai?

A Của Ban chỉ huy công trình.

B Của cán bộ an toàn.

C Của công nhân.

D Của tất cả mọi người

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết khi vào làm việc tại công trình người lao động bắt buộc phải sử dụng những Phương tiện bảo vệ cá nhân nào?

A Mũ bảo hộ lao động.

B Giày bảo hộ lao động.

C Quần áo bảo hộ lao động.

D Dây an toàn khi làm việc trên cao.

E Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Người lao động ĐƯỢC PHÉP đi lại ở khu vực nào?

A Khu vực được phân công làm việc.

B Đi lại trong khu vực hành lang an toàn đã được quy định rõ (là nơi không có biển cấm, biển cảnh báo,

không có dây cảnh giới)

C Đi lại ở khắp mọi nơi.00

D Phương án A và B là đúng.

Câu 5: Sắp xếp ngăn nắp nguyên vật liệu, dọn vệ sinh tại chỗ trong và sau quá trình làm việc giúp:

A Đảm bảo an toàn khi đi lại, tránh trơn, trượt, ngã.

B Tiết kiệm nguyên vật liệu.

C Môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của anh (chị).

D Cả 3 phương án trên.

Trang 2

BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mã số: 02/BM-ATLĐ Lần ban hành/sửa đổi: 01 Ngày ban hành: 20 / 04 /2024

Câu 6: Anh(chị) phải sử dụng dây an toàn khi nào?

A Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên.

B Khi làm việc gần khu vực hố sâu nguy hiểm (hoặc dưới hố sâu nguy hiểm).

C Cả 02 phương án trên.

Câu 7: Những ai được phép vận hành máy, thiết bị trên công trình?

A Bất kỳ ai.

B Những người có chứng chỉ nghề phù hợp.

C Những người đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được giao nhiệm vụ.

D Cả B và C.

Câu 8: Khi sử dụng điện từ tủ điện, ta PHẢI:

A Cắm trực tiếp đầu dây điện vào ổ cắm.

B Sử dụng phích cắm bằng vật liệu cách điện, chất lượng còn tốt và đấu dây đảm bảo kỹ thuật.

Câu 9: Những ai được mở và thao tác với tủ điện cố định, sửa chữa các thiết bị điện, đấu nối hệ thống dây dẫn điện và xử lý các sự cố liên quan đến điện?

A Bất kỳ ai.

B Thợ điện có chứng chỉ nghề, được giao nhiệm vụ và đã được huấn luyện an toàn.

Câu 10: Phải treo dây dẫn điện trên công trường như thế nào?

A Chôn lấp dưới cát khi các máy, thiết bị, phương tiện cơ giới đi qua.

B Treo cao lớn hơn 2,5m so với nền và cao hơn 5m khi qua đường có xe cộ đi lại và phải được kiểm tra

thường xuyên

C Cứ rải trên sàn.

Câu 11: Khi xảy ra sự cố cháy anh (chị) sẽ làm gì?

A.Tự mình xử lý đám cháy.

B Không được tự ý gọi 113 Việc gọi công an phòng cháy chữa cháy do Ban chỉ huy Công trường quyết

định

C Xử lý theo trình tự:

 Báo cháy: Bằng kẻng, còi và hô to CHÁY! CHÁY! CHÁY!

 Biện pháp cứu chữa: Tập trung cứu người, tài sản và chữa cháy

 Cúp điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy

 Sử dụng phương tiện: Dùng các bình chữa cháy hiện có để khống chế ngọn lửa

 Sử dụng thông tin liên lạc: bằng điện thoại báo cho Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy theo số điện thoại tại bảng tin

D Cả B và C.

Câu 12: Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nó có

nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa

được khắc phục Đúng hay sai?

A Đúng B Sai

Ngày đăng: 23/07/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w