Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy kiến thức, thực hành của người dân trong cộng đồng về dự phòng lây nhiễm HBV vẫn còn nhiều hạn chế [10], [11].. Một số nghiên cứu đã cho thấ
Đại cương về Vi rút viêm gan B
1.1.1 Hình thể và cấu trúc của Vi rút viêm gan B
HBV thuộc chi Orthohepadnavirus, họ Hepadnaviridae, có dạng hạt hình cầu đường kính khoảng 42 nm với cấu trúc 3 lớp gồm:
- Lớp vỏ bọc ngoài gồm 2 lớp lipoprotein, trong đó có 3 protein có chung một quyết định kháng nguyên bề mặt của vi rút, đó là HBsAg
- Lớp Nucleocapside ở giữa gồm nhiều mẩu protein mang quyết định kháng nguyên HBc (HBcAg)
- Lớp lõi trong cùng chứa genome của HBV là một phân tử DNA cấu trúc vòng kép không hoàn toàn và các men DNA polymerase có khả năng phiên mã ngược, proteinkinase có khả năng phospho hóa các protein của nucleocapside và các loại protein nhỏ khác [6],[14]
Nguồn: Tsukuda và cộng sự [15]
Hình 1.1 Cấu trúc của Vi rút viêm gan B
1.1.2 Đường lây truyền của Vi rút viêm gan B
1.1.2.1 Lây truyền qua đường máu và các sản phẩm từ máu
HBV lây truyền chủ yếu bằng đường máu hoặc các sản phẩm từ máu với thời gian ủ bệnh sau truyền máu từ 60-180 ngày Vi rút cũng có thể lây truyền qua việc dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma tuý, qua một số hoạt động sinh hoạt đời sống như xăm mình, xâu khuyên,… không bảo đảm an toàn Đường lây truyền này thường hay gặp ở khu vực có tỷ lệ lưu hành HBV trung bình và thấp [16]
1.1.2.2 Lây truyền qua đường tình dục
Tỷ lệ lây nhiễm HBV qua đường tình dục trực tiếp và lâu dài nếu đối tượng có HBsAg (+) nhất là HBeAg (+) và AND polymeraza có hoạt tính cao lên đến 78,3% [17]
1.1.2.3 Lây truyền từ mẹ sang con
Lây truyền dọc từ mẹ sang con chủ yếu diễn ra quanh thời kỳ chuyển dạ, chỉ khoảng 2-5% các trường hợp là lây truyền trong tử cung và chưa có bằng chứng lây truyền qua sữa mẹ Nguy cơ lây truyền từ mẹ qua con phụ thuộc vào tải lượng vi rút và sự có mặt của kháng nguyên HBeAg Nguy cơ lây nhiễm tăng từ 10-40% ở những bà mẹ có HBeAg (-) lên đến 70-90% ở những người có HBeAg [18] Đường lây truyền này chiếm đến 60% trường hợp nhiễm vi rút ở trẻ em và hay gặp nhất ở các vùng lưu hành dịch cao, như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và phần lớn Châu Phi [19]
1.1.3 Tiến triển của nhiễm Vi rút viêm gan B
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HBV sẽ nhân lên trong khi cơ thể đáp ứng lại bằng phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại vi rút [20], [18] Biến đổi huyết thanh với sự có mặt của các kháng nguyên vi rút và các kháng thể tương ứng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, xác định thể bệnh cũng như giai đoạn bệnh
- Kháng nguyên bề mặt (HBsAg) là bằng chứng nhiễm HBV, thường xuất hiện rất sớm từ 2-6 tuần trước khi có triệu chứng, tăng cao dần và biến mất sau 4-8 tuần sau đó nhưng cũng có thể tồn tại kéo dài trên 6 tháng khi nhiễm vi rút mạn tính Anti-HBs (HBsAb) là kháng thể kháng HBsAg, trong đó IgM xuất hiện trong giai đoạn cấp, khoảng 2-16 tuần sau khi HBsAg (-) và biến mất trước, còn IgG xuất hiện muộn hơn và tồn tại lâu hơn HBsAb (+) là dấu hiệu bệnh đã được cải thiện và có khả năng tạo miễn dịch suốt đời [19]
- Kháng nguyên lõi (HBcAg) thường chỉ xuất hiện trong nhân tế bào gan, không có trong huyết thanh HBcAg (+) rất có giá trị trong chẩn đoán nhiễm HBV bởi HBcAg (+) thường đi kèm với HBsAg (+) trên màng tế bào và hàm lượng DNA polimerase tăng cao [21], [22] IgM Anti-HBc là kháng thể được hình thành sớm nhất và thường được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HBV cấp tính, đặc biệt trong giai đoạn cửa sổ khi HBsAg đã (-) còn Anti-HBs và Anti-HBc týp IgG chưa xuất hiện [22]
- Kháng nguyên vỏ hay kháng nguyên E (HBeAg) phản ánh mức độ lây nhiễm của bệnh HBeAg (+) chứng tỏ nhiễm trùng ở giai đoạn sớm và đang hoạt động mạnh và có giá trị tiên lượng về khả năng lây nhiễm, nguy cơ mạn tính, cũng như chẩn đoán phân biệt người lành mang vi rút và người mắc viêm gan mạn tiến triển Kháng thể Anti-HBe thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của viêm gan cấp, là dấu hiệu tiên lượng tốt nói lên có sự đáp ứng miễn dịch, và có thể tồn tại lâu dài tới 1-2 năm sau khi viêm gan đã hồi phục [6]
- DNA của vi rút (HBV-DNA) chỉ thấy trong huyết thanh có chứa các hạt vi rút nguyên vẹn Đây là bằng chứng về việc vi rút đang có mặt trong máu; định lượng HBV-DNA cho phép đánh giá mức độ nhiễm HBV [6]
1.1.3.2 Biểu hiện lâm sàng nhiễm Vi rút viêm gan B
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HBV có liên quan với biến đổi miễn dịch, vi rút học và thường trải qua các giai đoạn chính sau
- Giai đoạn nhiễm trùng cấp: Sau thời gian ủ bệnh khoảng 45-180 ngày, phần lớn người nhiễm HBV không có triệu chứng; chỉ khoảng 30-50% trường hợp có các triệu chứng, thường không đặc hiệu như sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hoá,… Chưa tới 1% trường hợp nhiễm trùng cấp tính tiến triển thành thể viêm gan tối cấp với tổn thương tế bào gan nặng nề dẫn tới suy gan cấp, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời [20]
- Giai đoạn hồi phục và tạo miễn dịch: Trong hơn 90% trường hợp nhiễm HBV, lượng kháng thể tạo ra có khả năng tiêu diệt được vi rút, cơ thể loại bỏ được vi rút sau vài tháng Lượng kháng thể tăng lên, tồn tại kéo dài và tạo được miễn dịch bền vững giúp cơ thế bảo vệ chống lại HBV suốt đời [20]
Hình 1.2 Nhiễm HBV mạn tính liên quan đến tiến triển bệnh gan
- Nhiễm vi rút mạn tính: Khi lượng kháng thể không đủ để tiêu diệt vi rút, HBsAg có thể tồn tại kéo dài trong cơ thể trên 6 tháng dẫn đến tình trạng mang vi rút mạn tính Tình trạng này chiếm