Về lý luận DLNT không phải là hoàn toàn mới, được coi là một trong số các lĩnh vựcquan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn của nhiều quốc gia Pháp, Úc, Anh.Người dân vùng nông th
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH VĂN LỘC
LUAN VAN THAC Si DU LICH
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐINH VĂN LỘC
TAI HUYEN TAM DAO, TINH VINH PHUC
LUAN VAN THAC SI DU LICH
Chuyén nganh: Du lich
Mã số: 8810101.01
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS PHAM HONG LONG
Hà Nội - 2022
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của tôidưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Hồng Long, những nội dung đượctrình bày trong luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ luận văn nào trước đó.Luận văn có tham khảo các tài liệu, thông tin đã được đề cập đến trong danh mụctài liệu tham khảo luận văn Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác,tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi hoàn toan chịu trách nhiệm trước nhà trường VỀ sự
cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Đinh Văn Lộc
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo của Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là PGS.TS Phạm Hồng Long đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Đồng thời, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các giảng viên Khoa Du lịch học,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp tôi chuẩn bị những kiến thức,nền tảng, góp ý để tôi có những định hướng đúng, thực hiện nghiên cứu đề tài
chuyên sâu và hoàn thiện luận văn của mình.
Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
đóng góp của các thay, các cô dé bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hon
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác gia
Đinh Văn Lộc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TU VIET TAT
DANH MUC BANG
DANH MUC BIEU
DANH MỤC HÌNH
0071005 - Ô Ô,ÔỎ 1 1.1 Sự cần thiết nghiên €ứu -EEEÐEÐE2esddsetetteooooovvooooorrrrrsse 1
1.2 Mục tiêu nghiên CỨU 5-5 s< so 9 Họ 90 0920080000 3 890808.00008.088000 080 5
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨu - - ° ©©©©©©©©©osooeoooooooosee 5
1.4 Câu hỏi ngiÏÊn CUU s-s << s94 e9 9 09209 690929 092969900008680000 060 6 1.5 Phương pháp nghiên CỨU -s-s- 5s ososesSssSseEseSseSesesesensensoee 6
1.6 Kết cấu luận Văn -ccccc222°°°©©©22©EEEEEEE22vdarssdd49999900008000022022rrrrrrssse 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN usssssscsssssssssssssssssscccssssssssssesssnssnsnsnsssssccecceseseeee 13
VE PHÁT TRIEN DU LICH NONG THÔN eeeeeeesse 13 1.1 Tổng quan về du lịch nông thom ssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssseseseseeseeees 15
LL.D Cúc Khai HIỆNH THEN Quan o5 5< 5 5< sư nH ghen 13
1.1.2 Nội dung, đặc điểm và tác động của du lịch nông thôn 20
1.1.3 Các loại hình và sản phẩm du lịch nông thôn -cee 22
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn - 26 1.2.1 Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thé giới - 26
1.2.2 Các nguyên tắc, tiêu chí quy định doi với các hoạt động du lịch nông nghiệp,
TONG TON 00000 0Đ8®®8®8®8ee 27
1.2.3 Các điều kiện phát triển du lịch nông thon oui 28
1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch nông thôn -cee 31 13.1 Tré1t thé giGi 1n Nnnnhhh" 31
Trang 61.3.2 Tai Viet ÌNQHH1 s 5< e<ese< Set ChaHHH HH2 nHH0g8000803800.09088038000010080003800m 32
1.3.3 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn cho huyện Tam Đảo, tinh
77,0/,7/2E - 3 1.4 Khung nghiÊn CỨU s s s< s99 e9 6 09599 9909 9 092865900028609086 0m 34
Tóm tắt ChUONG l -s -°°°°°EEEVV22222222222°99999999995552222222222222224499900000P 37
Chương 2 DIEU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DU LICH NONG THÔN TẠI HUYỆN TAM DAO, TINH VĨNH PHÚC - 38
2.1 Điều kiện phát triển du lịch nông thôn huyện Tam Dao, tinh Vĩnh Phúc 38
2.1.1 Vi trí địa lý, ranh giới, và điện lÍCÌ. « -eee -eeeeee<e-eeeeesseeeeeeessseeeeeesstsseteeisseetree 38 2.1.2 Tài nguyên du lịch nông thon ‹ -« -« eee«eeeeeeeeseeeeseeeeeeseeeteeeteetrssetttsstenisreentree 39
2.1.3 Cơ sở vật chất và cơ SONG KÂNg -cccccccccceccsssssseetteteeeeeevrvvvrrrsasssssssssniniid 44
2.1.4 Sự tham gia của cộng đồng dia pÌHOHI‹««««««««««««««««eeeeeeeeeeeeeeeeeeeesesesesesessssnnnnnsee 46
2.1.5 Các chủủ FWOHEĐ, CHINN SÁCÌH 5< 5< << ekeSextExEREkSEkersrrresreersee 48
2.1.6 Cúc điều kiện: KNGC ceesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssss 49
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tinh Vinh
2.2.2 Thực trang phát triển du lịch nông thôn huyện Tam Dao, tỉnh Vĩnh Phúc.54
2.2.3 Các nhân tổ tác động đến phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo,
Cir Vitth ÌPÏLÚ(C - 5< << Se+k*kt*RARHHHHU HH A.00000.070001001007080100 01 0s66
2.3 Đánh giá sự phát triển du lich nông thôn tai huyện Tam Đảo, tỉnh Vinh
]PÚCC -.- 5< 5< %9 SE E01 3.000.809 8008.902890802.908.088928908.0299089088008908802890890886 0” 69 2.4 Nguyên nhânn d << << 9 9 %9 9 999 99994 9994.999.9894 09998 986.980989906 58 72
2.4.1 Nguyên nhân kháCÏ! Quan cc-o o5 5 5 S1 1 5 9 9 999609968996 72 2.4.2 Nguyên NNGN CNU QUAN ả c5 5 5 9 9 99069 9.96899608806906 72
Tóm tắt chương 2 s- 5c s° << s©Ss£Ss£Es£Es£ES4ES4ESsExsExserserserserssssse 74 Chương 3 MOT SO GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH NONG THON TẠI HUYỆN TAM DAO, TINH VĨNH PHÚC 75
Trang 73.1 Dự báo xu hướng phát triển du lịch nông thôn trong tương lai 75
3.1.1 Trên thé gi, cco- se ©ce set EsEsEEESEESEEEESEESESSESEEsEEsErsEsersereerseree 75 3.1.2 Tại Viet ÌN(HH <5 << << 5< < 9 009605696 85.0806005.09600689606 0 76 3.1.3 Tai huyện Tam Dao, tỉnh Vinh PÏLÚC cceosessses se sssss s5 77 3.2 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh ÌPhÚCC d œs- œ5 < ss 2 9 5% 59 589 5998.998.989 96956689688.9609508806 80 77 3.2.1 Quan điểm phát triển du lịch nông thôn tai huyện Tam Dao, tinh Vinh Phúc đến năm 2025, tam nhìn đến năm 2()30 - o5 5s se sss=sesssses 77 3.2.2 Định hướng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vinh P ÏLÍC, - << HH TH cọ ng 79 3.3 Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc — 83
3.3.1 Giải pháp về quan lý và chính sách của Nhà nước - -. - 83
3.3.2 Nâng cao nhận thức và chat lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động AU Lich NON tNON 8000808080886 84
3.3.3 Da dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lich - -. - 85
3.3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường tài nguyên du lịch nông thôn 86
3.3.5 Đầu tư cơ sở ha tang — vật chất kỹ thuật du lịch nông thôn - 86
3.3.6 Giải pháp về xúc tiễn, quảng bá du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo 87 3.4 Một số khUyẾn rig hiị - 5-2 << te +e£EeEEsEksEke+tereersersreererrerrsrrsre 88 3.4.1 Đối với cơ QUAN QUEM lý -es©cscscceceereeteeteetrerrerrerrerrerreree 88 3.4.2 Đối với người MAN cecsessessessessessssssessessessesssssssssessesssssessessessssssssssssesseesess 88 3.4.3 Đối với các công ty dụ lịCH 2 s- se se ©sscssceerrerrsrrrrsrreeree 89 Tóm tắt chương 3 ccccccccsssssscescesssssssessessessesssssssessesssssssussessesssssssessecsecseessenees 90 „000/905 — 91
TÀI LIEU THAM KHAO -. 2- 2 5£ <£ se Ss£ssessessesserssessess 93 PHU 0090211 - iđdAR::| 98
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT | Từ viết tắt Diễn giải
1 CSHT VCKT | Cơ sở hạ ting vật chất kỹ thuật
2 DLNT Du lịch nông thôn
3 GD&DT Giáo dục va Dao tao
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 HTX Hop tac xa
6 NTM Nông thôn mới
7 PTDLNT Phát triển du lich nông thôn
8 OCDE Tổ chức Hop tác và phát triển kinh tê
9 UNESCO | Tô chức giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hop Quốc
10 UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC BANG
Bang 1.1 Điểm khác biệt của du lịch nông thôn và du lịch nông nghiệp 15
Bang 1.2: Các tác động của du lịch nông thôÔn - - 6xx secseeesereeesersee 22 Bang 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn 2-2-2 22 ++£E+£E£+E++£x+zxzzez 24 Bảng 2.1: Hệ thống hồ đập lớn trên địa bàn huyện Tam Đảo - 41
Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú du lịch huyện Tam Dao giai đoạn 2018 — 2020 45
Bang 2.3: Nguồn lao động du lịch huyện Tam Đảo năm 2016 — 2020 58
Bang 2.4: Khách du lich quốc tế đến Tam Dao giai đoạn 2018 — 2020 63
Bảng 2.5: Khách du lịch nội địa đến Tam Đảo giai đoạn 2018 — 2020 64
Bang 2.6 Doanh thu từ khách du lịch giai đoạn 2018 — 2020 -‹+ «++-+ 65
Bảng 2.7: Đánh giá về Khả năng tiếp cận đối với các điểm du lịch nông thôn huyện Tam Dao 66
Bang 2.8 Đánh giá về ngu6n lực kinh doanh du lịch nông thôn - 67
huyện Tam TĐảO cece 2 21131211 E3 91 11T HH HH 67
Bảng 2.9 Đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn huyện Tam Dao 68 Bảng 2.10 Đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn
huyện Tam ĐảO 1111139111311 9111 1111011 HH nh 68
Bang 3.1: Danh mục sản phẩm OCOP huyện Tam Đảo - 2-55 5c55c552 80
Trang 10DANH MỤC BIEU
Biểu đồ 2.1 Các hoạt động du lịch nông thôn của người dân tại Tam Đảo 47
Biểu đồ 2.2: Mật độ dân số huyện Tam Đảo (người/kmŸ) - 5- 555552552 50Biểu đồ 2.3 Biéu đồ cơ cấu lao động du lịch nông thôn theo trình độ dao tạo huyện
Biéu đồ 2.4 Biêu đồ cơ cau lao động nông thôn theo trình độ ngoại ngữ và vi tính58
Biểu đồ 2.5 Biéu đồ chất lượng lao động du lịch nông thôn huyện Tam Dao năm
20200 - 2-25 21 2212211221221122112112T1 T11 T1 T1 TH 59
Biểu đồ 2.6 Lượng khách du lịch đến Tam Dao năm 2019 va năm 2020 64Biểu đồ 2.7 Doanh thu khách du lịch giai đoạn 2018-2020 5: 52 52 65
DANH MỤC HÌNHHình 1.1 Sơ đồ khái quát về du lịch nông thôn - 2 2 + +££+£++zx+zxzsz 14
Hình 1.2 Mô hình khái niệm du lịch nông thôn như một chuỗi liên tục 16
¬ 18
Hình 1.3 Du lịch nông thôn theo nhận định của Beefon - 55+ << c+<xs++ 18
Hình 1.4 Sơ đồ chuỗi giá tri du lịch nông thôn Việt Nam - -++ ++ 33Hình 1.5 Khung nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng va tác động của DLNT 35
Trang 11MỞ ĐẦU1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
1.1.1 Về lý luận
DLNT không phải là hoàn toàn mới, được coi là một trong số các lĩnh vựcquan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn của nhiều quốc gia Pháp, Úc, Anh.Người dân vùng nông thôn đã quan tâm tới giải trí và người dân thành thị muốn giảitỏa căng thang với sức ép của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa [25] DLNT
là một cơ hội, một con đường dé tái tạo, da dạng hóa nền kinh tế nông thôn va đadạng hoạt động du lịch tại các trang trại, làm cho sỐ lượng cộng đồng dân cư nông
thôn tăng lên rất nhanh, nó được coi như chất xúc tác hiệu quả thúc đây phát triển
nông nghiép.
DLNT được nhiều tác giả nghiên cứu và đánh giá Một số nghiên cứu đưa ra
lý luận về mô hình, vai trò, quy trình, phương pháp và nhân tố ảnh hưởng đến dulịch nông thôn Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2013) đã tiếp cận về DLNT dựa
trên phạm vi địa lý, mục tiêu phát triển, các chủ thể, hệ thống sản phẩm, thị trường,
các nguồn lực phát triển , đưa ra nguyên tắc, mô hình và tương lai của PTDLNT tạiTrung Quốc [45] Tác giả Curtis E Beus đã đưa ra bài học kinh nghiệm tại Châu
Âu, xuất mô hình phát triển các trang trại theo hướng du lịch nông nghiệp, sau khinghiên cứu về du lịch nông thôn tại Mỹ [24] Một số tác giả khác lại ngiên cứu vềtầm quan trọng của Chính Phủ trong PTDLNT Tác giả Ringkar Situmorang, TeddyTrilaksono, Arnold Japutra (2019) [41] nghiên cứu mối quan hệ của các nhà hoạchđịnh chính sách với cộng đồng nông thôn bên cạnh sự tồn tại của các nhà cung cấpđịa phương Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của nhà hoạch định chính sách trongviệc điều phối lợi ích và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp địa phương và
cộng đồng dân cư là cần thiết dé tạo, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh du
lịch trong vùng nông thôn Còn Ling En, Guo Zhu [48] lại nghiên cứu hạnh phúc
chủ quan (SWB) của cư dan trong cộng đồng Dựa trên nghiên cứu này, tác giả chỉ
ra rằng nên khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương một cách rộng rãihơn vào phát triển du lịch từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện Và
người dân địa phương quan tâm nhất đến hai điều là lợi ích và công bằng Do đó,
Trang 12các nhà hoạch định chính sách nên giám sát các hoạt động du lịch dé đảm bảo rằng
người dân cảm thấy họ được đối xử công bằng trong việc chia sẻ lợi ích của du lịch
và cộng đồng địa phương tiếp tục được trao quyền
Khách du lịch là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong PTDLNT, nhưng
những nghiên cứu trước đây ít đề cập đến, và được các nhà nghiên cứu tiếp cận
trong những năm trở lại đây Góc độ nghiên cứu thường tập trung vào hành vi của
khách du lịch như Clifford Lewis, Steve D'Alessandro [23], tác giả nghiên cứu đã
xem xét các động cơ thúc đây DLNT trong nước của những du khách cao cấp ở Úc.Nghiên cứu cho thấy những động cơ khác nhau đã thúc đầy việc đến thăm các vùngkhác nhau và nghiên cứu cũng đã xác định được 3 động cơ thúc day dòng du kháchcao cấp đến các vùng nông thôn là: thư giãn và thoát khỏi; mới lạ và phiêu lưu; và
một nơi nghỉ ngơi lãng mạn Và họ thường đi với bạn đời của mình Trong khi tác giả Wookhyun An, Silverio Alarcón (2021) [51] lại khám phá sở thích của khách du
lịch và xem xét các yếu tố quyết định cá nhân của những sở thích này Kết quả chothay rằng khách du lịch chọn DLNT được mong đợi sẽ có tiện ích cao nhất sau khixem xét toàn diện các thuộc tính khác nhau Cũng nghiên cứu về sở thích nhưng tácgiả Jiaying Lyu, Huan Huang, Zhenxing Mao (2021) [32] lại nghiên cứu về hành vicủa khách du lịch lưu trú dài ngày tại các điểm đến nông thôn trong nước của Trung
Quốc Bài báo này đề xuất và thử nghiệm một mô hình dé hiểu rõ nhu cầu tâm lýcủa khách du lịch lưu trú dài ngày và mối quan hệ của những nhu cầu này với cácthuộc tính và sở thích điểm đến của du khách Kết quả cho thấy năm chủ đề lựachọn điểm đến: quen thuộc, thoải mái, nông thôn, sức khỏe và công khai
Với Wookhyun An, Silverio Alarco’n (2021) [52] đã dùng phương pháp
netnography! nhằm mục đích cung cấp cơ sở dé phát triển các chiến lược ứng phóphù hợp thông qua việc tìm hiểu nhận thức tự nhiên của khách du lịch liên quan đếntrải nghiệm DLNT của họ và đặc điểm của phân khúc thị trường DLNT Nghiêncứu đã xác nhận ba phân khúc thị trường tồn tại trong DLNT ở Tây Ban Nha: khách
1 Netnography hay còn sọi là Ethnography trên mang Internet, là một phương pháp nghiên cứu định tinh mới
mà phương pháp này điều chỉnh những kỹ thuật nghiên cứu mang tính dân tộc học để nghiên cứu văn hóa và
các cộng đồng mà những cộng dong này giao tiếp với nhau thông qua trung gian máy vi tính” (Theo
Kozinets (2002, trang 62)
Trang 13du lịch theo hướng thoải mái, người chi tiêu cho môi trường nông thôn vả người tìm
kiếm hoạt động giải trí năng động
Ở trong nước, Nguyễn Thị Thúy Điệp (2015) đã đưa ra phương hướng và giảipháp phát trién bền vững DLNT tại huyện Ba Vì [4], Trần Thị Tuyết Vân (2015) đãđưa ra một cách đầy đủ về thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở An Giang, từ
quy trình phát triển đồng thời đưa ra hiệu quả và chính sách thực hiện du lịch nôngthôn Đặc biệt, luận văn đã dé cập tới hầu hết các khía cạnh của phát triển du lịch
nông thôn ở An Giang [21]
Tác giả Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2018) đá xác định và
đánh giá các yếu tố quyết định đến sự hài lòng của du khách [10] Tác giả Nguyễn
Thị Diễm Phương (2018) nghiên cứu một loại hình du lịch nông thôn vùng nước
nỗi, mang đặc trưng phù hợp với điều kiện và TNDL của vùng Tây Nam Bộ [15].Ngô Thị Huyền Trang (2020) nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tầm ảnh hưởng và
vai trò quan trọng của người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn, từ
đó đề ra những giải pháp cho vấn đề này [19] Mới đây nhất, Trần Thị Yến Anh(2022) với luận án tiến sĩ kinh tế phát triển “Phát triển du lịch nông thôn vùng Đồng
bằng sông Hong” đã khái quát 1 cách chi tiết nhất về tiềm năng du lịch nông thôn
của không chi | tỉnh mà là 1 vùng kinh tế, đưa ra những phương hướng cu thé dé
nâng cao du lịch nông thôn của vùng [1]
Như vậy, có thể thấy DLNT được đề cập thông qua nhiều công trình nghiên
cứu Ở Việt Nam DLNT không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên cả trong thực tiễn vàtrong các công trình nghiên cứu thì vấn đề này vẫn còn rất ít công trình đề cập và còn rấtnhiều khoảng trồng cần phải nghiên cứu giúp cho loại hình DLNT thực sự phát triển ở cácvùng có tiềm năng trên toàn quốc
1.1.2 Về thực tiễnQuá trình PTDLNT trên thế giới đã được hình thành từ những năm 90, nhưnăm 1980 tại Mỹ, Pháp là những năm 1950 [49] Ban đầu, DLNT được phát triểnchủ yếu dưới hình thức PTDL tại các trang trại, nông trại với việc đưa du khách trảinghiệm, tham quan, bởi thế mà tạo ra việc làm và giúp tiêu thụ nông sản cho ngườidân, mang lại thu nhập ([28]; [38]; [43]; [46]; [49]) Nhận thay được tầm quan trọng
Trang 14đó của DLNT mà DLNT đã phát triển trên phạm vi thế giới, và vai trò của ChínhPhủ được đề ra qua nhiều sáng kiến, cụ thể như Chính phủ Mỹ đã khuyến khích và
hỗ trợ người dân phát triển du lịch trang trại ([46], [49])
Như vậy, đối với các quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam, PTDLNT có
vai trò rất quan trọng, từ tiềm năng của một quốc gia nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, dé nâng cao thu nhập, bảo tồn giá trị văn hóa, tạo ra các công việc với kỹ năng
mới, phát triển bền vững cho người dân và đang được Nhà nước quan tâm Tuynhiên, nông thôn là vùng dễ bị tốn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh,diễn biến bat lợi của thị trường trong và ngoài nước và con người, do đó cần hết sứcgiữ gìn môi trường, an ninh và những giá trị truyền thông dé phát triển loại hình du
lịch này.
Thời gian qua, nhiều mô hình DLNT đã được áp dụng tại một số tỉnh nước ta,
đã cho kết quả khả thi như tại An Giang, Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng (du lịchmiệt vườn), Đà Nẵng, Quảng Nam (du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề), LàoCai (du lịch cộng đồng — DLCĐ) Quyết định số 1335/QĐ-UBND, ngày 6 tháng 6
năm 2011 về “Quy hoạch tong thé phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020 tamnhìn 2030” xác định vai trò của du lịch đối với toàn huyện, trong đó du lịch nông
thôn đang là xu hướng đang được dé cập đến Ding thời, xác định huyện Tam Đảo
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, thông qua Đề
án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 09/06/2021 Huyện Tam Đảo được xác định là vùng du
lịch trọng điểm bởi có khu nghỉ mát thị được ví như Đà Lạt thu nhỏ, có quần thể ditích danh lam thắng cảnh Tây Thiên, có Vườn Quốc gia và nhiều tài nguyên du lịchkhác Bên cạnh đó, dưới chân núi vùng Tam Đảo là những ngôi làng của đồng bào
Sán Dìu với nhiều nét văn hóa đặc sắc, đã có một số sản phẩm du lịch đã và đang
được khai thác, đặc biệt là du lịch nông thôn.
Trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, du lịch nôngthôn Tam Đảo đã bước đầu khang dinh duoc tam quan trong đối với kinh tế - xã hộicủa tỉnh Vĩnh Phúc, với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, tuy nhiên kết quả đạt
được còn hạn chế Van đề đặt ra là phải đánh giá đúng thực trang và có những giải
4
Trang 15pháp cụ thé dé khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, xây dựng kế hoạch chiến lượcphù hợp với sự phát triển du lịch của huyện Tam Đảo.
Tóm lại, từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, cơ sở lý luận về PTDLNT vẫnchưa được nghiên cứu chi tiết, còn nhiều vấn đề đặt ra Đồng thời, huyện Tam Đảo cónhiều tiềm năng dé phát triển du lịch nông thôn nhưng chưa thực sự được quan tâm, do đónên tôi chọn dé tài “Phat triển du lịch nông thôn huyện Tam Đảo, tinh Vinh Phúc” là đề
tài luận văn của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
12.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát về du lịch nông thôn, đề tài đánh giá tiềm năng,thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp đây mạnh phát du lịch nông thôn tại huyện TamĐảo, tĩnh Vĩnh Phúc, hướng tới phát triển du lịch bền vững
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thểCác mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Xác định các đối tượng, nội dung và các bên liên quan trong PTDLNT
- Xác định và giải thích được các nhân tố tác động đến DLNT huyện Tam Đảo
- Đề xuất khung nghiên cứu về PTDLNT
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện và hiện trạng hoạt động phát triển du lịch
nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là các vấn đề trong phát triển du lịch nông thôn (baogồm các bên liên quan) tại huyện Tam Đảo, tinh Vĩnh Phúc
1.3.2 Pham vi nghién cứu
- Pham vi không gian: hoạt động du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: được thực hiện từ năm 2017 đến nay
Trang 16- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về tiềm năng để pháttriển du lịch nông thôn ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra nhữngđiều kiện và đánh giá hoạt động phát triển du lịch nông thôn về các mặt kinh tế, vănhóa — xã hội, cơ sở hạ tầng của du lịch nông thôn tại huyện ở huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1 Đối tượng, nội dung trong PTDLNT là gì?
Câu 2 Các bên liên quan trong PTDLNT là ai?
Câu 3 Các nhân tố nào thúc đây và hạn chế trong PTDLNT?
Câu 4 Tiềm năng PTDLNT tại điểm đến vùng nông thôn (huyện Tam Đảo)?
Câu 5 Huyện Tam Đảo đã PTDLNT như thế nào?
Câu 6 Việc PTDLNT Tam Đảo còn những hạn chế nào? Giải pháp nào đề ra cho
PTDLNT Tam Dao hướng tới phát triển bền vững?
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thiện kết quả nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụngmột số phương pháp nghiên cứu sau đây:
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.5.1.1 Phương pháp khảo sát, điền dã
Tác giả tiễn hành 03 cuộc khảo sát tại địa bản nghiên cứu nhằm thảo luận, thu
thập tài liệu, số liệu, năm bắt tình hình phát triển DLNT tại huyện Tam Đảo, phỏngvan sâu cộng đồng người dân, hộ kinh doanh du lịch, khách du lịch, làm điều tra xã
hội học
+ Cuộc khảo sát lần 1, vào tháng 11/ 2021, thời điểm có khí hậu thu hút khách dulịch nhất Cuộc khảo sát này giúp tác giả có những quan sát tổng quan ban đầu về hoạtđộng du lịch đang diễn ra tại huyện Tam Đảo, xác định các sản phẩm du lịch đangđược khai thác và các bên liên quan tham gia vào tô chức du lịch tại đây
+ Cuộc khảo sát lần 2, vào tháng 02/2022 khi Tam Đảo tổ chức lễ hội Tây
Thiên Cuộc khảo sát này giúp tác giả tiếp cận sâu hơn đến những người dân làm du
lịch trên địa bàn, quản lý nhà nước cấp địa phương dé thực hiện điều tra thử nghiệm
và thu thập dữ liệu bảng hỏi phỏng van sâu đối với cơ sở kinh doanh du lịch va
khách du lịch, đồng thời nhận định về sản phẩm du lịch nông thôn tai đây
6
Trang 17+ Cuộc khảo sát lần 3, vào tháng 05/2022 trong thời gian Tam Đảo có khí hậunhư Đà Lạt thu nhỏ Cuộc khảo sát này tác giả tổng hợp và phân tích kết quả phỏng
vấn, so sánh và đánh giá nhận định thu được
1.5.1.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu được áp dụng cho ba bên chính là người dân địa phương, cơ sởkinh doanh du lịch, khách du lịch, những nhân tố tác động đến chất lượng du lịch
nông thôn tại huyện Tam Đảo.
Ưu điểm của phương pháp phỏng van sâu cá nhân là thu thập tối đa thông tin
về vấn đề nghiên cứu dựa trên quan điểm, nhận thức của người được phỏng vấn,người phỏng vấn và người được phỏng vấn tương tác trực tiếp với nhau nhằm đưa
ra kết quả nghiên cứu xác thực nhất Tuy nhiên số lượng câu hỏi có thê thay đôi linh
hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể tùy thuộc vào câu trả lời của đối tượng được phỏng
vấn giúp mở rộng dữ liệu thu thập được, cho kết quả khả quan hơn
a Mẫu và cỡ mauTrong nghiên cứu này, mẫu được chọn là mẫu có chủ đích, tùy vào điều kiệnthực tế và nguồn lực của tác giả mà cỡ mẫu được xác định
Đối với người dân địa phương, tiến hành phỏng vấn cả những người dân đã vàđang làm du lịch nông thôn tại huyện Đối tượng được phỏng vấn lựa chọn ngẫu
nhiên nhưng là người tham gia vào hoạt động du lịch ở các mảng công việc khác
nhau: chủ homestay: 5 người; vận chuyên (xe 6m) và hướng dẫn khách: 3 người;biểu diễn văn nghệ và tham gia nấu đặc sản địa phương: 8 người; làm dịch vụ khác:
2 người, người dân đang có định hướng tham gia du lịch: 4 người.
Đối với cơ sở kinh doanh du lịch, việc phỏng vấn được tiến hành tại các địađiểm homestay thu hút du khách gồm: Homestay Bách Xanh, homestay Thiên Phúc,homestay Cầu Mây, homestay Le Vent, Homestay Mây Trang, homestay Brickhouse Chủ yếu là khảo sát về kha năng cung ứng dịch vụ du lịch nông thôn tại các
cơ sở đó.
Đối với khách du lịch là những người đến tham gia trải nghiệm, sinh hoạt
cùng người dân tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên.
Trang 18b Bảng phỏng vấnPhỏng vấn được dựa trên bảng câu hỏi với một số chủ đề nhất định, được thiết
kế phù hợp với từng đối tượng được phỏng vấn Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quátrình phỏng van, các câu hỏi có thé được mở rộng nhằm khai thác thêm thông tindựa trên kinh nghiệm và nhận thức của người được phỏng van Bảng phỏng van chitiết dành cho 03 bên liên quan được đặt tại Phụ lục 02
Đối với người dân địa phương, bảng phỏng vấn được chia thành 02 nội dung
chính bao gồm: thông tin cá nhân của người được phỏng vấn và nội dung về việc
tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn.
Đối với cơ sở kinh doanh du lịch, bảng phỏng vẫn được chia thành 03 nộidung là thông tin chung người được phỏng vấn, khảo sát cơ sở kinh doanh và đánhgiá nhân tố ảnh hưởng đến PTDLNT
Đối với khách du lịch, bảng phỏng vấn bao gồm các câu hỏi nhằm khai thác sự
hài lòng của họ thông qua hoạt động du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, gồm 2nội dung chính là thông tin và nội dung phỏng van
c Tiến trình phỏng van
Các cuộc phỏng vấn được tiễn hành tại nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc
vào sự thuận tiện cho người được phỏng vấn Thời lượng phỏng vấn với các đốitượng khác nhau cũng khác nhau Đối với khách du lịch, tác giả tiến hành phỏngvan trong quá trình lưu trú và trải nghiệm dịch vụ DLNT tại điểm Thời gian phỏngvan thường kéo dai 20 — 30 phút Đối với cơ sở kinh doanh du lịch, cuộc phỏng vanđược thực hiện tại cơ quan thường kéo dài 30 - 40 phút Đối với người dân địaphương, nội dung phỏng vấn được tiến hành tại điểm du lịch, hoặc hộ gia đình cónhu cầu làm du lịch, thời gian 30 phút
Trước khi bat đầu phỏng van, tác giả giới thiệu với người được phỏng van sơlược về thông tin cá nhân, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mục đích của cuộc phỏngvan và trò chuyện ngắn gọn dé hai bên cùng làm quen sau đó xin phép đáp viên ghi
âm lại cuộc phỏng van Trong khi phỏng van, dựa trên bảng phỏng van, tác giả đặt
câu hỏi đồng thời ghi chép lại ý kiến trả lời Đến cuối buổi phỏng vấn, tác giả tóm
Trang 19lược lại toàn bộ nội dung câu trả lời và đề nghị người được phỏng vấn ký xác nhận.Kết thúc cuộc phỏng van, tác giả cảm ơn sự hợp tác của người được phỏng van và nội
dung cuộc phỏng van sẽ được đánh số lưu lại trong máy ghi âm dé tiễn hành giải mã,
phân tích sau này.
1.5.3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được dùng cho đốitượng là khách du lịch nhằm thu thập ý kiến của họ về sự hài lòng đối với hoạt động dulịch nông thôn tại Tam Đảo (xem Phụ lục 02) Ưu điểm của phương pháp này là có thélấy mẫu với số lượng lớn cùng một lúc, thông tin tập trung, có tính định lượng
a Thiết kế mẫu
eMô tả bang hỏi
Bảng hỏi gồm 8 câu hỏi được chia thành 3 nội dung chính như sau:
Phan 1: Trải nghiém cua khach du lich vé san pham DLNT tai Tam Dao Phannày gồm 4 câu hỏi đóng nhằm nắm bắt cách thức tiếp cận điểm đến, mức chi tiêu,những yếu tố hấp dẫn và những trải nghiệm được mong đợi của khách du lịch tại
Tam Đảo.
Phần 2: Mức độ hài lòng của khách du lịch về DLNT tại Tam Đảo Phần này gồm
2 câu hỏi đóng nhằm đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về sản phẩm DLNT và
năng lực tham gia DLNT của người dân địa phương Người được hỏi trả lời các câu hỏi
theo 5 mức độ của thang do Likert từ 1 tương ứng với “rất không hai lòng” đến 5 tươngứng “rất hài lòng”
Phần 3: Thông tin cá nhân của người được hỏi Mục đích của phần này là đểthu thập thông tin nhân khẩu học của người tra lời bảng hỏi bao gồm nghề nghiệp,tudi, giới tính, nghề nghiệp và mức thu nhập bình quân theo thang
Trang 20Dựa trên công thức tính cỡ mẫu của Yamane (1967) khi đã biết khoảng sỐlượng quan thé:
Trong do:
n = số lượng cỡ mau
N =số lượng tổng quan thé
e = giới han mau bị lỗi (+3%; +5%; +7%; +10%)
Với độ tin cậy 95%, và giới hạn mau lỗi khoảng 5% thì yêu cầu cỡ mẫu tối
thiểu là:
48,834
n= ————————=397
1+ 48,834.0,0025
Như vậy, cỡ mẫu đủ dé nghiên cứu cho đề tài phải đạt tối thiểu 397
Đối với phiếu khảo sát khách du lịch: Đề tài đã tiến hành phát ra 410 phiếu và thu về 403 phiếu trong đó có 3 phiếu không hợp lệ Như vậy số phiếu đưa vào phân tích là 400.
Đối với phiếu khảo sát người dân địa phương: Đề tai đã tiến hành phát ra
418 phiếu và thu về 400 phiếu trong đó có 2 phiếu không hợp lệ Như vậy số phiếu đưa vào phân tích là 398.
b Tiến trình thu thập dữ liệu
Việc phát bảng hỏi bat đầu từ 06/06/2022 và diễn ra trong vòng | tháng Đến
08/06/2021, số lượng phiếu khảo sát thu về là 400 phiếu Tất cả số phiếu này đềuđạt yêu cầu cho quá trình phân tích kết quả tiếp theo
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
10
Trang 211.5.2.1 Phương pháp xử ly dit liệu định tính
Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu được thực hiện lần lượt cho từng nhóm đối
tượng được phỏng van Dựa trên bảng câu hỏi phỏng van, tác giả lọc ra các dit liệuchính được ghi chú trong quá trình phỏng vấn kết hợp gỡ băng ghi âm tương ứng củatừng cuộc phỏng vấn đề kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của đữ liệu đã thu thập Sau
đó, dữ liệu được nhóm theo các chủ đề đã được xây dựng từ trước phục vụ mục tiêu
nghiên cứu.
1.5.2.2 Phương pháp xử ly dit liệu định lượng
Số liệu khảo sát được phân tích luôn bằng công cụ google docs Phân tíchthống kê mô tả, phân tích tần số của các biến trong từng nhân tố bao gồm thông tin
về trải nghiệm của khách du lịch tại Tam Đảo, mức độ hài lòng của khách du lịch về
sản phẩm và năng lực tham gia hoạt động du lịch của người dân địa phương và các
nhân tố nhân khẩu học
1.6 Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDLNT
Trong chương này tổng quan các nghiên cứu về DLNT, PTDLNT, tiêu chí,nguyên tắc hoạt động du lịch nông nghiệp — nông thôn, đặc điểm và các điều kiệnPTDLNT tại điểm đến, lý thuyết ứng dụng nghiên cứu và đưa ra các mô hình dulịch nông thôn hiện nay, từ đó nghiên cứu cơ sở lý thuyết về DLNT và phương phápnghiên cứu đề tài
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương này khái quát tiềm năng du lịch nông thôn huyện Tam Đảo, tập trungvào nghiên cứu vấn đề người dân tham gia phát triển du lịch nông nghiệp với cácbên liên quan, các nhân tố tác động và đánh giá chính xác PTDLNT Tam Đảo Từ
đó, các kết quả nghiên cứu được phân tích, tổng hợp làm cơ sở đưa ra giải pháp, kết
luận ở chương 3.
11
Trang 22Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc.
Chương này tập trung vào đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch nôngthôn Tam Đảo thông qua dự báo tình hình, góp phần phát triển du lịch bền vững
12
Trang 23Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
VE PHÁT TRIEN DU LICH NÔNG THÔN
1.1 Tổng quan về du lịch nông thôn
1.1.1 Các khai niệm liên quan 1.1.1.1 Du lịch
Tại điều 3, chương I của Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) cho biết Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
dich hợp pháp khác [11]
Theo II Pirogionic ( 1985 ) nhận định “Du lịch là một dạng hoạt động cua
dân cư trong thời gian rồi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bênngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất vàtinh than, nâng cao trình độ nhận thức van hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêuthụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hod” [31]
Theo Tran Đức Thanh thì: “Du lich là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vunhằm thỏa mãn nhu cau nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tamthời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đíchphục hôi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thé giới xung quanh” [L7]
Tóm lại, du lịch là hoạt động đáp ứng nhu cầu của con người ở ngoài nơi côngtác và nơi cư trú, diễn ra vào thời gian rảnh rỗi, không thường xuyên, nhằm mụcđích tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ đưỡng, nâng cao nhận thức về thế giới xungquanh Du lịch và địa bàn tác động qua lại với nhau, hoạt động du lịch tác động đếnmọi khía cạnh của địa bàn du lịch tùy vào loại hình du lịch cụ thể nào đó, còn địabàn thì quyết định sự có mặt của loại hình du lịch đó, tức là tùy từng địa điểm mà có
Trang 24những vùng đất yên bình, mát mẻ, có hoạt động sản xuất của con người, dé trảinghiệm những giá trị tự nhiên và văn hoá địa phương được tổ chức, cụ thé như
Rural tourism (Tai các quéc gia Chau Au), Farmtourism (Tai Uc),
Agro-tourism/Leisure Farm (Tại Đài Loan), Agritourism (Tại Mỹ), Greentourism (Tại Anh).
- Tạo ra hướng kinh doanh mới
cho phát triển nông thôn
- Tạo ra thu nhập cho người dân
- Tạo ra sinh khí cho cộng đồng
CHỦ KHÁCH
- Cộng đồng dân cư Chương trình - Du khách
- Tài nguyên (thiên du lịch nông thôn - Chuyên gia
nhiên, văn hóa) - Nhà đầu tư
- Bao ton tài nguyên địa phương
(văn hóa, thiên nhiên)
- Kế thừa nghề truyền thống
- Xây dựng nông thôn mới
Hình 1.1 Sơ đồ khái quát về du lịch nông thôn
(Nguon: Viện nghiên cứu phát triển du lịch — 2013)
Theo Hilchey và Kuehn (2009) cho răng: “Du lịch nông thôn là việc trang trại
hay nông hộ mở cua đón khách du lich” [29] Như vậy, tai Mỹ thì du lịch nông thôn
chỉ dừng lại ở việc tham quan, trải nghiệm nông trại, chứ chưa đề cập đến các loại
Trang 25tác nông nghiệp, khu vực lâm nghiệp hay khu vực cảnh quan thiên nhiên” [36].
Nhưng tác giả Gannon (1988) thì quan niệm du lịch nông thôn “bao gồm một loạtcác hoạt động, dịch vụ và tiện nghỉ được cung cấp bởi nông dân nhằm thu hútkhách du lịch đến khu vực nông thôn”[22] Hay nói cách khác, tại Phần Lan thì lại
diễn giải du lịch nông thôn được trên góc độ dịch vụ (dịch vụ chỗ ở, dịch vụ ăn
uống) tại khu vực nông thôn
Nhiều nơi sử dụng thuật ngữ du lịch nông thôn thành du lịch nông nghiệp —
agritourism (Italia là Agri-tourism (Du lịch nông nghiệp); ở Nhật Bản là Green — tourism (Du lịch xanh), ở Mỹ là Homestead (Du lich trang trại); ở Anh là Rural tourism (Du lịch nông thôn), còn ở Pháp là Tourisme rural (Du lịch nông thôn))
Bảng 1.1 Điểm khác biệt của du lịch nông thôn và du lịch nông nghiệp
du lịch đơn lẻ hình du lịch ở địa phương
Tài nguyên thiên nhiên và
; ; Tai nguyén san xuat nhân văn dia phương và tài
Giải quyết xung đột lợi
Có thé gây xung độtlợi | ích với cộng đồng Nhấn
Xung đột lợi ích ; \
ích với cộng đông mạnh vai trò của chính
quyền địa phương
(Nguôn: Bùi Thị Lan Hương (2010),
Du lịch nông nghiệp và Du lịch nông thôn, tr.51-53 [8])
15
Trang 26Lukíc lại đề cập đến tính đa dạng của nông thôn, DLNT nên được coi là mộtchuỗi liên tục các hình thức du lịch khác nhau tùy thuộc vào khu vực/ địa điểm nơi
nó đang diễn ra (2013) (Hình 1.2)
Du lịch Dulhvănha
nông thôn a
Hình 1.2 Mô hình khái niệm du lịch nông thôn như một chuỗi liên tục
(Nguồn: Stefan Neumeier, Kim Pollermann (2014) [44])
DLNT còn được hiểu là “mét ngành công nghiệp đặc trưng bởi hoạt độngkinh doanh du lịch diễn ra trên quy mô nhỏ, khu vực diễn ra các hoạt động du lịchchủ yếu chịu sự ảnh hưởng lớn của các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp hoặc các
vùng tu nhiên chưa được con người khai thác sw dung” [50].
Theo các định nghĩa này, có năm khía cạnh của DLNT: đặc điểm địa điểm,
mục đích tham quan, hoạt động, quy mô hoạt động và tính bền vững Đặc điểm vị
trí đề cập đến khu vực nông thôn hoặc môi trường sống ở nông thôn Mục đích của
chuyến thăm có nghĩa là ly do khách du lịch đến các vùng nông thôn dé trải nghiệm
cá nhân Các hoạt động phản ánh mặt nhiều mặt của DLNT Trong khi quy mô hoạt
16
Trang 27động chỉ ra những nơi nông thôn có mật độ dân số thấp, tính bền vững có nghĩa là
sử dụng tài nguyên lâu dài Khi các định nghĩa về DLNT ở các quốc gia khác nhau
được xem xét, ba khía cạnh cốt lõi được xác định: đặc điểm địa điểm, hoạt động vàmục đích của chuyến thăm Nghiên cứu đã chỉ ra ba thuộc tính chính của DLNTxuất phát từ các định nghĩa khác nhau về DLNT từ các quốc gia khác nhau [45]
17
Trang 28Hình 1.3 Du lịch nông thôn theo nhận định của Beeton
(Nguôn: Tao Li, Qiuyun Li, Jiaming Liu (2021) [47])
Các thuộc tính nay được xép thành các thuộc tinh văn hóa, tự nhiên va lich sử Theo các tác giả, các thuộc tính văn hóa và tự nhiên được nhân mạnh hơn các thuộc
tính lịch sử Ví dụ, các sản phẩm DLNT thường dựa trên giường và bữa sáng, với
18
Trang 29chỗ ở trong các phòng được trang bị nội thất truyền thống và bữa sáng truyền thống
thường dựa trên các sản phẩm tự làm - ví dụ như ở Hy Lạp
Sau đó các nghiên cứu về du lịch nông thôn được mở rộng hơn như Bùi Thị
Lan Huong đã đưa ra khái nệm “Dw lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một
loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiễu loại hình du lịch trong mộtkhông gian lãnh thé của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó” [6]
Nhìn chung từ các định nghĩa, khái niệm nghiên cứu, chúng ta nhận thấy du lịch
nông thôn không phải là một loại hình du lịch riêng lẻ nao như là du lịch nông nghiệp, du
lịch sinh thái, du lịch sức khỏe (điều này thường gây ra những hiểu lầm trong kháiniệm) Đồng thời khái niệm về DLNT thường khác nhau giữa các nước khác nhau, điều
này phụ thuộc vào đặc điểm nông thôn của mỗi quốc gia Dựa vào thực tế vùng nôngthôn ở Việt Nam, tác giả luận án đưa ra khái niệm về DLNT như sau:
“Du lịch nông thôn là loại hình du lich diễn ra ở khu vực nông thôn dựa vào cộngdong dân cu, trong do du khách được trải nghiệm các đặc trưng về tự nhiên, lịch sử, vănhóa, lối sống và các hoạt động làng quê độc đáo nhát, từ đó tạo ra những lợi ích về kinh
tế, văn hóa, xã hội và môi trường cho điểm đến nông thon”
Từ định nghĩa trên, có thé thay DLNT bao hàm những yếu tố sau:
- Diễn ra tại vùng nông thôn
- Cộng đồng nông thôn đóng vai trò chủ đạo: Giao tiếp giữa cộng đồng nông thôn
và khách du lịch là một thành phần quan trọng của trải nghiệm nông thôn Người dân địa
phương giúp khách du lịch khám phá các vùng nông thôn và tận hưởng kinh nghiệm Họ
cũng chia sẻ kiến thức của họ về lịch sử, văn hóa và cấu trúc tự nhiên của khu vực
Người dân địa phương đóng vai trò như một nhà môi giới văn hóa, giảm khoảng cách
giữa khách du lịch và điểm đến Nói cách khác, người dân địa phương cho phép khách
du lịch có trải nghiệm đi xa [33] Người dân địa phương đóng góp vào kiến thức củakhách du lịch về truyền thống và văn hóa dân gian, và kết quả là trải nghiệm DLNT củakhách du lịch [35] Mọi hoạt động DLNT diễn ra xung quanh cộng đồng dân cư, từ trảinghiệm môi trường xung quanh cộng đồng, trải nghiệm và tham gia trực tiếp vào hoạt
động thường ngày của người nông dân: từ lưu trú, ăn uống, tham gia quá trình lao động
19
Trang 30sản xuất và hưởng những giá trị xung quanh cộng đồng tạo ra như phong cảnh làng quê,
các di sản như các công trình kiến trúc, đình chùa, miéu mạo, các lễ hội truyền thống, các
làng nghé, âm nhạc, âm thực, các hoạt động nông thôn như đạp xe, câu cá, đi bộ đườngdài, săn bắn, cưỡi ngua, CUỠI Voi
- Duy tri được các tính nông thôn đặc trưng va phát triển bền vững: bởi loại hình
DLNT diễn ra dựa vào những đặc trưng của nông thôn.
- Tạo ra những lợi ích về kinh tế và xã hội cho điểm đến nông thôn: DLNT pháttriển cải thiện cuộc sống nông thôn, từ cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm giáo
dục nhận thức người dân cũng được tăng lên, tạo cảnh quan nông thôn đẹp hon
1.1.1.3 Phát triển du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được tiến hành trong không gian nông thôn rộng mở tiếpxúc với thiên nhiên, di sản, xã hội truyền thống, có sự kết hợp với cộng đồng địa
phương Việc phát triển du lịch nông thôn được thạc sĩ Bùi Thị Lan Hương định
nghĩa “Phát triển DLNT là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liênkết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổchức lam du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương Có sự tham gia của cộng
dong và quan tâm chỉ đạo của chính quyển địa phương nhằm góp phan phát triển
nông thôn của địa phương theo hướng bên vững” [7]
1.1.2 Nội dung, đặc điểm và tác động của du lịch nông thôn
1.1.2.1 Nội dung cua du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn hướng tới việc bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường xanh,
những nét đẹp của tự nhiên vùng nông thôn, tham gia vào việc xóa đói giảm nghèo,
nâng cao mức sống cho người dân, thông qua phát triển kinh tế nông thôn
Du lịch nông thôn mang đặc trưng của những vùng nông thôn đó, gắn với hoạt
động nông nghiệp, đa dạng trải nghiệm mới lạ.
Du lịch nông thôn là việc du khách cùng với cộng đồng dân cư, khiến họ ý
thức được việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Du lịch tìm hiểu văn hóa và lịch sử hay tham quan và nghỉ dưỡng thì du lịchnông thôn góp phần bảo tồn những di tích, truyền thống lịch sử đây cũng là điềukiện để du lịch tìm hiểu phát triển Môi trường thoáng đãng rất phù hợp cho nghỉ
20
Trang 31ngơi hay dưỡng bệnh vì vậy du lịch nông thôn cũng thúc đây loại hình này pháttriển tại các vùng quê.
1.1.2.2 Đặc điểm của du lịch nông thônTrần Thị Tuyết Vân (2015) sau khi nghiên cứu đặc điểm về nông thôn đã đưa
ra các đặc điểm về du lịch nông thôn như sau :
* Địa điểm hoạt động du lịch diễn ra tại vùng nông thôn
* Tìm hiểu đặc trưng vùng nông thôn tại các khu vực có không gian mở, gắnliền với tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, di sản, yếu tố xã hội truyền thống, các hoạt
động canh tác nông, lâm, ngư nghiệp.
» Ty lệ các công trình nhân tạo và sự định cư thường ở mức độ thấp.
* Các đặc trưng truyền thống van còn được lưu giữ, chi phối, điều khiển cáchoạt động tại địa phương tạo nên nét văn hóa, truyền thống của cộng đồng vùng
nông thôn.
* Mô hình của du lịch nông thôn có thé thay đổi theo thời gian và không gian chophù hợp với tình hình và chịu sự chi phối của tính mùa vụ nông nghiệp trong du lich
¢ Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát
triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch nông thôn phát triển Tuy nhiên, sựcạnh tranh trong ngành thì rất lớn
* Dễ phát sinh những hình thái biến tau của du lịch nông thôn
¢ Du lịch nông thôn có tính liên ngành và liên vùng cao Tính liên ngành
không chỉ thể hiện giữa du lịch với nông thôn mà còn với các ngành khác Liênvùng bởi phát triển du lịch nông thôn là phát triển bền vững, những sản phẩm dulịch giống nhau, hoặc những vùng chỉ có một sản phẩm du lịch đặc trưng nhất định,
có thé kết hợp với nhau tạo thành một chuỗi sản phẩm dé cùng nhau phát triển [9]
Nhìn chung du lịch nông thôn cần dam tính công bằng cho các chủ thé thamgia, nhất là cộng đồng địa phương; đồng thời bao tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ
môi trường; giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du
khách'”[21].
21
Trang 321.1.2.3 Tac động cua du lịch nông thôn
Bảng 1.2: Các tác động của du lịch nông thôn
Xã hội Văn hóa
Túc động tích cực
v Tăng cường kha năng tiếp cận thông tin
(thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và
truyền thông)
v Xây dung năng lực và giáo dục * Tăng giá trị văn hóa
Trao quyền * Khôi phục văn hóa+ Day mạnh các thiết chế cộng đồng v Tăng giá trị các sản pham
Công bằng giới thủ công tại địa phương
* Khoan dung và tôn trong
Y Tiêp thu được nhiêu kiên thức về văn hóa xã
hội khác.
Tac động tiêu cực
Xói mòn giá tri xã hội Xói mòn văn hóa địa phương
* Tội phạm, mại dâm và bóc lột trẻ em Mất văn hóa
v Gây ra mâu thuẫn giữa người dân đia | Suy thoái các khu vực văn
phương, tạo ra sự chênh lệch về sự giàu có của | hóa
khách du lịch.
Mất tài nguyên
Y Gia tăng tình trạng nguy hiểm đối với trẻ
em, quây rôi tình dục
Nguồn: Tác giả tong hợp
Nhìn chung, hoạt động du lịch nông thôn một mặt tạo thời cơ cho nông thôn phát
triển, một mặt còn tồn tại nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củangười dân như làm mat tự do của các hộ gia đình, chất lượng nguồn lao động
1.1.3 Các loại hình và sản phẩm du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được coi như là những trải nghiệm của du khách ở vùng nông
22
Trang 33thôn với nhiều hoạt động đa dạng (chứ không chỉ là dựa trên du lịch nông nghiệp) Theo
đó nếu xét theo tong quan về du lịch nông thôn, người ta chia ra hai loại hình chính là:
Du lịch di sản và du lịch dựa vào thiên nhiên.
Theo Đào Thế Tuấn và Nguyễn Xuân Hoản (2012) có 5 hình thức du lịch
nông thôn:
- Du lịch thiên nhiên: hay còn gọi là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên Với
điều kiện tự nhiên tại vùng nông thôn đó, khai thác những đặc trưng tự nhiên hấp dẫn,khác biệt nhất của vùng nông thôn đó dé phục vụ cho nhu cầu của du khách
- Du lịch sinh thái: Đây là loại hình du lịch nhấn mạnh tới việc bảo vệ nguồn
lợi tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương;
- Du lịch văn hóa: Quan tâm tới các giá tri văn hóa và lịch sử của địa phương;
- Du lịch làng xã: Trong đó du khách được chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng
được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại;
- Du lịch nông nghiệp: Trong đó, khách du lịch tham quan và tham gia vào các
hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng của địa phương [18]
Cuốn sách “Rural Tourism and Sustainable Business”, cung cấp những kiếnthức mang tính xây dựng về sự phát triển và đa dạng của du lịch nông thôn từ cáctrường hợp nghiên cứu [26] Ở các nước đang phát triển, nếu các nguồn lực cộngđồng dân cư nông thôn được huy động tốt sẽ giúp người dân nông thôn thực hiệnquá trình chuyên đổi từ nông nghiệp sang lĩnh vực đa dạng và bền vững hơn [22]
Tác giả Humaira Ishad (2010) đã đưa ra 3 loại hình cơ bản trong du lịch nông
thôn, cụ thê:
- Loại hình du lịch di sản văn hóa: là loại hình khai thác tiềm năng di sản văn hóa đadạng, đặc sắc, riêng biệt của địa phương: văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, cácsản phẩm thủ công truyền thống của địa phương
- Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (du lịch sinh thái): đầy được coi là loại
hình du lịch thứ hai của hoạt động du lịch nông thôn Là loại hình du lịch có trách
23
Trang 34nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn hoang sơ với mục đích thưởngngoạn thiên nhiên, hệ động thực vật hoang dã Đồng thời gắn với việc giáo dục môitrường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cựccủa cộng đồng địa phương.
- Loại hình du lịch nông nghiệp: là hình thức du khách tham quan, tìm hiểu
các công việc ở các trang trại, làm vườn, kinh doanh nông nghiệp với mục đích là
được học hỏi, tìm hiểu các hoạt động tại nông trại: chợ nông sản, đêm trại, tham
quan lễ hội nông nghiệp [30]
Bảng 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn
nông gia, hướng dẫn
viên địa phương hướng
dẫn du khách đi thăm
lang
Du lịch văn hóa
Du lịch sử dụng các đặc
trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ
thuật truyền thống và văn hóa
phi vật thê độc đáo của làng
Tham quan các budi
trình diễn nghệ thuật
truyền thống, tour thamquan nguồn gốc văn hóa
truyền thống, tham quan
và trải nghiệm các nghi
với nghệ nhân, mua các
24
Trang 35phâm nghệ thuật, nghề gôm,
CÓ nguôn gôc từ nông thôn
sản phẩm nghé truyềnthống, tham gia tour đitham quan nguồn gốc
họ.
Trải nghiệm và giao
lưu liên quan đến nghề
nghề
truyền thống,
nghiệp do người dân
sinh sống trong làng kinh
doanh, tour tiếp xúc đờisống nông thôn, tour vận
dụng môi trường tự nhiên trong lang,
Du lịch sinh thái
Du lịch vận dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vuon
Tour khám pha môi
trường thiên nhiên như
sông nước, phong cảnh,
sản, giao lưu voi người
dân làm nông nghiệp
Lý giải đời sông của
người dân tộc thiêu sô, trải nghiệm văn hóa dân
25
Trang 36tộc, tham gia các buôi trình diễn, âm nhạc của
người dân tộc thiêu sô.
(Nguon: Cam nang thực tiên phát triển nông thôn, 2013 [16])
Ở Trung Quốc, du lịch nông thôn gồm các loại hình sau: du lịch tham quan
phong cảnh đồng quê, du lịch tìm hiểu phong tục tập quán dân tộc, du lịch làng xã[48] Trong khi đó, ở Thái Lan một trong những chủ đề du lịch bền vững hấp dẫnnhất hiện nay là du lịch nông thôn [37] Dưới các quan điểm khác nhau, du lịch nôngthôn được phân loại với nhiều hình thức khác nhau như du lịch môi trường, du lịch xanh,
du lịch mạo hiểm, du lịch bản địa
Nhìn chung, có nhiều loại hình DLNT nhưng có thé thấy rang các loại hìnhDLNT này đều xuất phát từ vùng nông thôn, thông qua sự tìm hiểu về văn hóa cưdân tại điểm đến, và từ đó đưa ra những loại hình phù hợp với từng vùng đó
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn1.2.1 Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới
Từ khi ngành đường sắt ở Châu Âu được hình thành, thì khái niệm du lịch
nông thôn cũng được biết đến giống với các loại hình du lịch nông trại, du lịch disản, du lịch xanh ở nông thôn [4] Đến những năm 1700, xuất hiện hoạt động dulịch nghỉ ngơi cùng với hình thức du lịch tôn giáo, giáo dành cho các tầng lớp trí
thức quý tộc trẻ châu Âu Những năm cuối thé ky XVII, hoạt động du lịch dần trởnên phổ biến và bắt đầu xâm nhập vào tang lớp trung lưu trong xã hội với mục đích
không còn giới hạn trong loại hình du lịch giáo dục, tham quan mà có loại hình du lịch khám phá thiên nhiên ở các vùng nông thôn [21]
Năm 1863, Thomas Cook — người đặt nền móng cho ngành du lịch Việt Nam
đã đi đến Thuy Sĩ và phát triển du lịch nông thôn với loại hình hoạt động chủ yếu là
leo núi và nghỉ dưỡng và được nhiều người ưa thích với nhu cầu ngày một tăng
Từ năm 1945 số lượng phương tiện di chuyển cá nhân trong cộng đồng dân
cư ngày một tăng, tạo đòn bây cho du lịch nông thôn phát triển Ở Anh, phương tiện
xe ô tô lưu thông khoảng hai triệu xe năm 1939, va tăng lên khoảng hai mươi hai
26
Trang 37triệu chiếc vào năm 1990 Xã hội hiện đại hóa, nhiều loại hình du lịch mới ra đời,
chất lượng cuộc sống nâng cao đồng nghĩa với việc thời gian rỗi cũng ngày một gia
tăng khiến du khách nảy sinh nhu cầu đi du lịch đến những vùng nông thôn mới mẻ [40]
Từ đầu thập niên 1980, các quốc gia phát triển đã bắt đầu có sự quan tâm lớnđến các loại di sản ở các vùng nông thôn, cùng với sự quan tâm đến sức khỏe, cuộcsông lành mạnh, có xu hướng gần gũi với thiên nhiên cũng như dễ dàng thưởngthức phong cảnh vùng nông thôn và việc bảo tồn các giá trị văn hóa tại địa phương
Các cơ quan, tô chức, cá nhân tại nông thôn ngày càng nhận thức được vaitrò, tầm quan trọng cũng như lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại cho cộng đồngđịa phương đã góp phần thúc day sự phát triển du lịch của vùng tăng cường quảng
bá, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước
1.2.2 Các nguyên tắc, tiêu chí quy định đối với các hoạt động du lịch nông
nghiệp, nông thôn
1.2.2.1 Các nguyên tắc về du lịch nông thônTác giả Bùi Xuân Nhàn đưa ra các nguyên tắc về du lịch nông thôn như sau :
V Bảo đảm tính công bang cho các chủ thé tham gia
VY Dem lại lợi ích cho người dân địa phương
V Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường
Luôn đôi mới và tao sự khác biệt
w Giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương
⁄ Xây dựng hình anh đẹp trong lòng du khách [14]
Đây là các nguyên tắc chung mà hau hết các tác giả và các nhà nghiên cứu sửdụng để xác định du lịch nông thôn
1.2.2.2 Tiêu chí quy định đối với các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thônTheo Công văn 3818/VPCP-NN ngày 21/6/2022 về xây dựng Nghị định vềchính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của Văn phòng Chính phủ, tại
điều 6 đã đưa ra những tiêu chí đối với hoạt động du lịch nông thôn như sau:
a) Tiêu chí vê sản xuât nông nghiệp
27
Trang 38- Lao động sản xuất nông nghiệp
- Lao động phục vụ du lịch nông thôn
d) Tiêu chí về tài nguyên du lịch nông thôn:
đ) Tiêu chí về bảo vệ môi trường:
e) Tiêu chí và quy định khác [20]
1.2.3 Các điều kiện phát triển du lịch nông thôn
1.2.3.1 Tài nguyên du lịch nông thôn
Tài nguyên du lịch nông thôn được xét bao gồm:
Nhóm 1: Cảnh quan nông nghiệp, nông thôn Trong khu vực nông thôn, những cảnh quan (nông thôn, cảnh quan nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp): tổng thể điều kiện tự nhiên sẵn có tại các vùng
nông thôn: nguồn nước (sông, hồ, suối, vùng ngập nước), rừng, bờ biển, đồng cỏ,
đầm lầy, khu bảo tồn — dự trữ sinh quyên, vườn quốc gia, công viên thiên nhiên, các
loài động vật hoa dã, thực vật quý, các cánh đồng, các vườn cây trồng, các phong
cảnh làng xã cộng đồng với đặc điểm môi trường không khí trong lành dé có thê
giúp cho quá trình tham quan của du khách được thuận lợi, thư giãn, giải tỏa những
sức ép của cuộc sông đô thị
Nhóm 2: Các giá trị tài nguyên văn hóa
Bao gồm các yếu tô nhân văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng của
thôn xóm, cùng với các yêu tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động
sản xuất, canh tác của người dân, va các giá trị văn hóa phi vật thé (lễ hội, phươngthức sinh hoạt, không gian song, văn hóa nghề truyền thống, âm thực thê hiện ở cácmón ăn truyền thống với các cách thức chế biến đặc thù) Đối với nhóm tài nguyên
này đường như được bảo tồn trong các gia đình nông dân và có giá trị thu hút mạnh
mẽ đối với khách du lịch
28
Trang 39Nhóm 3: Các hoạt động thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Khách du lịch đặc biệt thích thú việc tìm hiểu với những cách thức trồng trọt,thu hái mùa màng, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản trong các hoạt động thuộc
nông, lâm, ngư nghiệp tại vùng nông thôn Hoạt động canh tác, thu hoạch: là cách
thức trồng cấy, thu hái hay cách thức chăm sóc và chăn nuôi gia cầm, gia súc; hoạtđộng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; hoạt động tại các vùng nông thôn mà hoạtđộng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Vùng hoạt động sản xuất lâm nghiệp thì hoạtđộng chính ở đây là cách thức bắt các nguồn lợi từ biển hoặc cách thức chăn nuôithuỷ hải sản Đối với vùng nông thôn mà hoạt động ngư nghiệp chiếm ưu thế thì tàinguyên của hoạt động sản xuất chính là cách thức chăm sóc và khai thác tài nguyênrừng sao cho phù hợp mà không làm tốn hại đến môi trường tự nhiên
Với những hoạt động này, khách du lịch được trải nghiệm nhiều hoạt động
mang tính đặc trưng, độc đáo, mới lạ, hấp dẫn qua đó thỏa mãn nhu cầu hiểu biết,
tăng vốn tích lũy kinh nghiệm của khách du lịch trong suốt quá trình tham gia vào
các hoạt động du lịch tại nông thôn.
1.2.3.2 Cộng đồng dân cư
Yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược du lịch, đặc
biệt là loại hình du lịch nông thôn chính là sự tham gia của cộng đồng địa phương.Khi cộng đồng địa phương chủ động tham gia, phối hợp với hoạt động du lịch sẽđảm bảo thu được những kết quả tốt nhất Vì cư dân địa phương là người hiểu rõnhất những giá trị di sản truyền thống văn hóa, ban thân cộng đồng, và là lời camkết tin cậy về chất lượng dịch vụ đành cho khách du lịch
Có thê nói, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch góp phần vào
việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại địa phương, tăng sự gắn kết, đoàn kếtgiữa cộng đồng, làm hài lòng, thỏa mãn những nhu cầu của du khách, phân phối côngbang chi phí và lợi ích cộng đồng,
1.2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tang
Co sở lưu tru: có hai loại hình co sở lưu trú cơ ban cua khách du lịch nông thôn: tại khách sạn và tại nhà dân (homestay) Với loại hình lưu trú homestay, thì
29
Trang 40các homestay cần phải đảm bảo đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định khi cung cấptiện nghi và dịch vu, van đề vệ sinh của nhân viên dich vụ và môi trường sống xung
quanh gia đình, hệ thống sân vườn, môi trường xung quanh, nguồn nước
Dịch vụ ăn uống: bao gồm chuẩn bị, phục vụ và dọn thức ăn, đồ uống Khicung cấp dịch vụ ăn uống hiệu quả, chu đáo và đáp ứng nhu cầu được thưởng thức
âm thực đặc trưng của vùng, miễn, làm hài lòng du khách dựa trên các nguyên tắc
vệ sinh tốt, sạch, sẽ đem lại hiệu quả cao Do vậy, dịch vụ ăn uống phục vụ tại vùngnông thôn không chỉ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà còn cần phải hiểu rõmong muốn của khách, những khác biệt về 4m thực của họ, dé lại ấn tượng đối với
du khách.
Dịch vụ vận chuyển: với các hoạt động trải nghiệm trên những phương tiện
vận chuyển mà người dân sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt: xe kéo (bò, râu,
ngựa ), thuyền, ghe Đây được coi là nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách để trải
nghiệm những giá tri văn hóa của vùng quê.
Các dịch vụ bồ sung khác: Trong quá trình tham gia vào các hoạt động tại khu vựcnông thôn, khách du lịch tương tác với cộng đồng địa phương trong những việc hàngngày Đây là cách đề họ tìm hiểu văn hóa, lối sống của người dân: Điều khiển trâu kéocày trên nương; học cách làm đồ thủ công mỹ nghệ truyền thong (thêu thùa, đan lát ),giúp chuẩn bị bữa toi/trwa; giúp câu cá; hoc cách trông/gặt lúa Đặc biệt, những dukhách này đều tôn trọng những giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa nên không có quá nhiềuyêu cầu làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa địa phương [9]
1.2.3.3 Các chủ trương, chính sách
Các chính sách, đầu tư cũng tạo điều kiện thuận lợi đề cho du lịch phát triển, nhất
là khả năng tiếp cận của khách du lịch tới vùng nông thôn ngày càng thuận tiện Cácvùng nông thôn chính là lựa chọn lý tưởng cho những cư dan thành thi mong muốn tìmđến và được tận hưởng phong cảnh hữu tình, không khí trong lành
Sự thay đổi về số lượng thời gian của các kỳ nghỉ từ thời gian nghỉ dài ngàychuyên sang những kì nghỉ ngắn ngày hơn cũng là một trong những yếu tổ tác động
tạo cho du lịch nông thôn phát triển Các kỳ nghỉ ngắn ngày rất phù hợp với loại
30