1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khoá luận tốt nghiệp lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá cửu long

140 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đây chính là lý do em chọn đề tài “Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của em nhầm tìm hiểu rỏ hơn về hoạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG

GVHD: ThS HUỲNH MNH ĐOÀN SVTH: BÙI THỊ HỒNG ĐÀO

LỚP: KẾ TOÁN – K18 MSSV: 1711044001

Vĩnh Long, năm 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG

GVHD: ThS HUỲNH MNH ĐOÀN SVTH: BÙI THỊ HỒNG ĐÀO

LỚP: KẾ TOÁN – K18 MSSV: 1711044001

Vĩnh Long, năm 2021

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Giáo viên hướng dẫn

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

ThS Huỳnh Minh Đoàn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trải qua thời gian học tập tại Trường Đại học Cửu Long và thực tập tại Công ty Thuốc Lá Cửu Long em đã nhận được sự giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu của các thầy cô cùng với sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô chú anh chị tại Công ty đã tạo điều kiện giúp em mở rộng kiến thức, đưa những ý kiến ở trường vào thực tế tại Công ty và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và anh chị phòng kế toán trong Công ty Thuốc lá Cửu Long đã cung cấp số liệu cần thiết và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận

Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Huỳnh Minh Đoàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành tốt được bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại học Cửu Long, các cô chú, anh chị trong Công ty luôn dồi dào sức khỏe, luôn hoàn thành tốt công tác của mình và thành công trong cuộc sống, chúc Công ty ngày càng thịnh vượng

Em xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Long, ngày ……… tháng ……… năm 2021

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hồng Đào

Trang 6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG

Trang 7

DANH SÁCH CẤC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1: BCKQHĐKD theo thông tư 200/TT-BTC 8

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 40

Bảng 2.2: Phân tích báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 (theo chiều ngang) 42

Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 (Theo chiều dọc) 45

Bảng 2.4: Bảng phân tích sự biến động của doanh thu 2018-2020 48

Bảng 2 5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu trong năm 2018-2019 51

Bảng 2.6: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu trong năm 2019-2020 54

Bảng 2.7: Bảng thống kê tình hình chi phí chung năm 2018- 2020 56

Bảng 2.8: Bảng tình hình lợi nhuận 2018-2020 58

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận 60

Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 2018–2020 67

Bảng 2.11: : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 2018–2020 68

Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2018–2020 69

Trang 8

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá 25

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tại Công ty 27

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 29

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ sổ đăng kí chứng từ ghi sổ 31 Sơ đồ 2.5: Trình tự lập BCKQHĐKD tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Cửu Long 36

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN DỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.1.5.3 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD 7

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCKQHĐKD 13

1.2.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa của phân tích BCKQHĐKD 13

1.2.1.1 Khái niệm phân tích BCKQHĐKD 13

Trang 10

1.2.4 Nội dung phân tích BCKQHĐKD 18

1.2.4.1 Phân tích BCKQHĐKD theo chiều ngang 18

1.2.4.2 Phân tích BCKQHĐKD theo chiều dọc 18

1.2.4.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG 21

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG 21

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 21

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 22

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ mục tiêu và quyền hạn của công ty 23

2.1.3.1 Chức năng 23

2.1.3.2 Nhiệm vụ 23

2.1.3.3 Mục tiêu 24

2.1.3.4 Quyền hạn 24

2.1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh 24

2.1.4.1 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 24

2.1.4.2 Các loại sản phẩm trong công ty 24

2.1.4.3 Quy trình sản xuất 25

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý 26

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 27

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 29

Trang 11

2.1.6.6 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán 33

2.1.7 Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 34

2.1.7.1 Thuận lợi 34

2.1.7.2 Khó khăn 35

2.1.7.3 Phương hướng phát triển 36

2.2 THỰC TRẠNG VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 36

2.2.1 Lập BCKQHĐKD 36

2.2.1.1 Cơ sở, trình tự lập báo cáo KQHĐKD 36

2.2.1.2 Nội dung phương pháp lập các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD 37

2.2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long năm 2020 40

2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại giai đoạn 2018-2020 42 2.2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty từ 2018-2020 theo chiều ngang và chiều dọc 42

2.2.2.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu 47

2.2.2.3 Phân tích tình hình biến động chi phí 55

2.2.2.4 Phân tích tình hình biến động lợi nhuận 58

2.2.2.5 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3 GIẢI PHÁP 70

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 70

3.1.1 Về hoạt động kinh doanh tại công ty 70

3.1.2 Về công tác kế toán tại công ty 70

Trang 12

3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP 72

3.2.1 Về công tác kế toán tại công ty 72

3.2.2 Về kế toán lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73

Phần KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 74

1 KẾT LUẬN 74

2 KIẾN NGHỊ 75 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN DỀ TÀI

Việt Nam gia nhập WTO đó là cơ hội các DN trong nước mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng, đối tác Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức là các DN phải tự đổi mới bản thân, đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp với môi trường quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa

dạng và phong phú hơn Do đó việc Do đó việc lập báo cáo tài chính là một vấn đề

cấp thiết và cần thiết cho mỗi DN vì dựa trên những chỉ tiêu, kế hoạch DN có thể định trước khả năng sinh lời của hoạt động từ đó lập, phân tích và dự đoán mức độ thành công của kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua việc đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng sẽ đủa ra quyết định kinh tế thích hợp, xác định đúng được phương hướng, sử dụng quản lý một cách tiết kiệm và hiệu quả về vốn, các nguông nhân lực, vật lực để đàu tư một cách hợp lý, góp phần giúp DN có thể đạt kết quả cao trong kinh doanh Muốn làm được điều đó, DN cần nắm rõ các nguyên nhân, yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Điều này được thực hiện trên cơ sở lập và phân tích BCKQHĐKD tại Doanh nghiệp

Công ty Thuốc lá Cửu Long đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, đường lối đúng đắn phương án kinh doanh, chiến lược phù hợp trong thời kì hội nhập Tuy nhiên, thị trường được mở rộng và sự cạnh tranh của DN ngày càng gây gắt hơn Trong điều kiện phát triển chung, bên canh những thuận lợi để phát triển công ty cũng gặp phải một số khó khăn thách thức

Đây chính là lý do em chọn đề tài “Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

của em nhầm tìm hiểu rỏ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, nhận định được những lợi thế và hạn chế trong quá trình hoạt động từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng kế toán lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh tại công ty TNHH MTV Thuốc Lá Cửu Long.Từ đó đề xuất các kiến nghị

Trang 14

giúp công ty hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra thấy được sự giống nhau và khá biệt giữa lý thuyết và thực tế về công tác kế toán, bên cạnh đó còn có thể học dược những bài học quý báo góp phần hoàn thiện bản thân trong tương lai

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Phương pháp thu nhập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài này được thu nhập chủ yếu từ các sổ sách, chứng từ, hóa đơn các báo cáo tài chính được cung cấp bởi phòng kế toán của công ty Các thông tin số liệu cần thiết có liên quan đều được tính toán dựa trên kiến thức khoa học chuyên ngành tích lũy làm cơ sở cho bước phân tích số liệu

b Phương pháp phân tích số liệu

 Phương pháp hạch toán kế toán: sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Phương pháp trao đổi trực tiếp: hỏi trực tiếp những người làm công tác kế toán cách thức hạch toán công tác kế toán lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những thông tin số liệu cần cho việc nghiên cứu đề tài

 Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Điều kiện so sánh: là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian,

thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp hạch toán

Trang 15

Công thức tính :

Trong đó: ∆A: chênh lệch kỳ hiện hành so với kỳ gốc A0: giá trị kỳ gốc

6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghi, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

Chương 2: Thực trạng về lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long

Chương 3: Giải pháp

X 100(%) A0

Trang 16

1.1.1 Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

KQHĐKD = Doanh thu thuần về BH&CCDV – Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý DN

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

1.1.2 Ý nghĩa của BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu , chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh , từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai của DN Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình , trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho DN

Trang 17

Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp các đối tượng quan tâm đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của DN Một DN tạo ra lợi nhuận tức là DN đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội(lực lượng xã hội và các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh)

1.1.3 Nguyên tắc lập BCKQHĐKD

Để đảm bảo những yêu cầu về BCTC thì việc lập BCTC cần phải tuân thủ 6

nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 Trình bày báo cáo tài chính như sau:

- Nguyên tắc hoạt động liên tục:

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu

hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích:

Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ

các thông tin liên quan đến các luồng tiền

Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả

Trang 18

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày

- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp:

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng

Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

1.1.4 Kết cấu của BCKQHĐKD

Báo cáo KQHĐKD gồm 5 cột: Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

Cột 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

Cột 3: Số liệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính.;

Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm; Cột 5: Số liệu của năm trước (để so sánh)

Trang 19

1.1.5 Cơ sở số liệu, trình tự và phương pháp BCKQHĐKD

1.1.5.1 Cơ sở số liệu lập BCKQHĐKD

Căn cứ số liệu từ phòng kế toán;

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước;

Căn cứ vào sổ sách kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 cụ thể là sổ cái TK 511, TK 521, TK 515, TK 641, TK 642, TK 711, TK 811, TK 911

1.1.5.2 Trình tự lập BCKQHĐKD

Trình tự lập BCKQHĐKD gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán, đối chiếu số liệu từ các sổ kế toán liên quan

Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán chính thức

Bước 4: Lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

Bước 5: Lập BCKQHĐKD theo mẫu B02-DN

Bước 6: Tiến hành kiểm tra và ký duyệt sau khi lập xong BCKQHĐKD

1.1.5.3 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD

Nội dung và phương pháp lập được trình bày trên bảng 1.1 như sau:

Trang 20

Bảng 1.1: BCKQHĐKD theo thông tư 200/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm………

Đơn vị tính:…………

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

30

13 Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) 60 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Lập, ngày … tháng … năm …

(Ký, họ tên)

– Số chứng chỉ hành nghề;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

Trang 21

Nội dung các cột trên BCKQHĐKD như sau:

“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính tổng hợp nhất

Số liệu ghi vào cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm

Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay”, như sau:

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái

 Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có các tài khoản 5211 “Chiết khấu thương mại”, TK 5213 “Hàng bán bị trả lại”, TK 5212 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 22

Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02

 Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

 Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Chi phí tài chính (Mã số 22)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Chi phí lãi vay (Mã số 23)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 635

Trang 23

 Chi phí bán hàng (Mã số 24)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Nợ của tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng Doanh thu hoạt động tài chính trừ Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25

 Thu nhập khác (Mã số 31)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng bên Có của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái

 Lợi nhuận khác (Mã số 40)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

Trang 24

 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo

Mã số 60 = Mã số 30 + Mã số 40

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vài chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211)

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thực hiện doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này có số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212)

 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)

 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)

Chỉ tiêu được hướng dẫn cách tính taosn theo thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu”

Trang 25

Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu

=

-Lợi nhuận hoặc lỗ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau:

Lãi suy giảm trên

hành

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN – Các khoản điều chỉnh giảm + Các khoản điều chỉnh tăng

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCKQHĐKD

1.2.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa của phân tích BCKQHĐKD

1.2.1.1 Khái niệm phân tích BCKQHĐKD

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo

-

Trang 26

1.2.1.2 Mục đích phân tích BCKQHĐKD

Đánh giá thực trạng: Tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu nhập, lợi nhuận;

Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự toán;

Đánh giá tình hình thực hiện và ảnh hưởng chính sách, chế độ Nhà nước;

Đánh giá tiềm năng và xu hướng phát triển kinh doanh tại công ty

1.2.1.3 Vai trò phân tích BCKQHĐKD

 Phân tích BCKQHĐKD là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh;

Phân tích BCKQHĐKD là cơ sở quan trọng để ra kết quả quyết định kinh doanh;

Phân tích BCKQHĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp;

Phân tích BCKQHĐKD là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro

1.2.1.4 Ý nghĩa phân tích BCKQHĐKD

 Thông qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất;

 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng sưc mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả;

 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp;

 Tài liệu phân tích báo cáo kết quả kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài như ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp…, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới

Trang 27

có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay… đối với doanh nghiệp

1.2.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh

 So sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Ví dụ: So sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế

∆F= F1-F0 Trong đó: ∆F : Mức hoàn thành kế hoạch

F1 : Chỉ tiêu thực tế F0 : Chỉ tiêu kế hoạch

 So sánh bằng số tương đối: tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt

Trang 28

đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

∆F = F1 x 100%

F0

Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh cho phù hợp Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo các hình thức:So sánh bằng số bình quân, So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô chung

1.2.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đai lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.Mục tiêu cơ bản trong hoạt động doanh nghiệp đó là:

 Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: được áp dụng để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

 Nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: phản ánh mực độ tự chủ và ổn định về tài chính của DN

 Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời:phản ánh hiêu quả sản xuất kinh doanh Tổng hợp nhất của DN

1.2.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng dẫn đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế

Bước 1: Xác định công thức

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định Công thức gồm các tích số ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

Trang 29

Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau

Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích

So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được dó chính là đối tượng phân tích

 Gọi Q là chỉ tiêu phân tích

 Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Thể hiện bằng phương trình: Q= a b c

+ Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế

 Thay thế bước 1: thay thế nhân tố a để tìm được mức độ ảnh hưởng của nhân tố a

Trang 30

∆a + ∆b + ∆c = (a1 b0 c0 - a0 b0 c0) + (a1 b1 c0 - a1 b0 c0) + (a1 b1 c1 - a1 b1 c0)

= a1 b1 c1 - a0 b0 c0

= ∆Q  đúng bằng đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước

thay thế sau

Bước 4: Tìm ra nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố

Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm ra biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn

Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục

Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh và đồng thời, củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau

1.2.4 Nội dung phân tích BCKQHĐKD

1.2.4.1 Phân tích BCKQHĐKD theo chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang các chỉ tiêu trong báo cáo sẽ làm nổi bật lên tình hình biến động của một khoảng mục nào đó qua một thời gian nhất định Qua việc phân tích này làm rõ thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp từ tổng quát đến chi tiết Phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh bằng tuyệt đối lẫn tương đối

Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0

Trong đó : Y1 là trị số của chỉ tiêu cần phân tích Y0 là trị số chỉ tiêu gốc

Số tương đối : Tài chính = (Y1/Y0)*100%

1.2.4.2 Phân tích BCKQHĐKD theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong BCTC trên một chỉ tiêu chung, cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau so với tổng số trong một báo cáo Con số tổng cộng của một báo cáo được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó Đối với BCĐKT con số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hay nguồn vốn và doanh thu đối với báo cáo KQHĐKD Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh Mặt khác, nó cũng chỉ ra những thay đổi

Trang 31

quan trọng và kết cấu của những chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể của một năm so với năm tiếp theo

1.2.4.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Đơn vị tính: (%)

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất sinh lợi của tài sản ( ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở

Trang 32

 Mức độ sử dụng chi phí

Chỉ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại

Chỉ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần =

Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Chỉ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh để

thu được 100 đồng doanh thu thuần, DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm được chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngược lại

Chỉ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần =

Chi phí bán hàng

Doanh thu thuần

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 khóa luận đã thể hiện những nội dung cơ bản chi tiết:

- Những cơ sở lý luận về khái niêm, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc và nội dung kết cấu, phương pháp của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Chỉ tiêu EPS có ý nghĩa đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty.

Trang 33

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

 Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH MTV Thuốc Lá Cửu Long

 Tên viết tắt: Công ty Thuốc Lá Cửu Long

 Tên giao dịch quốc tế: CUU LONG TOBACCO COMPANY LIMITED

 Tên viết tắt: VINATABA CUU LONG

Cơ quan pháp lý cấp trên: Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam

Địa chỉ: 4D Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Điện thoại: 0713.823.165 – 0703.822.692 Fax: 0703827572

Email: cuulongciga@hcm.vnn.vn hoặc ctytlcl@vnn.vn

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Khải Hoàng – Giám Đốc

 Công ty áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng – VND

Trang 34

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Thuốc Lá Cửu Long tiền thân là Xí nghiệp Thuốc Lá Cửu Long được thành lập ngày 20/04/1985 trên cơ sở cải tạo các tổ hợp sản xuất thuốc lá tư nhân để tổ chức sản xuất và quản lý dưới hình thức xí nghiệp quốc doanh, với số vốn ban đầu được cấp là 500.000 đồng và lực lượng lao động trên 500 người Ngày 29/12/1989, Xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Cửu Long và dời trụ sở về số 4D Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Năm 1990, nhà máy đầu tư mua thêm một máy đống bao mềm do Nhật Bản sản xuất tạo thành một dây chuyền vấn điếu đóng bao hoàn chỉnh, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới từ sản xuất hoàn toàn bằng thủ công sang sản xuất bằng máy

Năm 1994, người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ bao mềm sang bao hộp cứng trong khi đó nhà máy lại không có máy đóng bao hộp cứng, sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể Trước tình hình đó, nhà máy chủ trương đầu tư mua thêm máy đóng hộp bao cứng để phục vụ sản xuất

Thực hiện chỉ thị số 13/1999/CT-TTg ngày 20/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp ngành thuốc lá, cùng với sự giúp đỡ của Tổng Công ty Thuốc lá Đầu năm 2001, nhà máy Thuốc lá Cửu Long đã chính thức được làm thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam theo quyết định số 153/2000/QĐ-TTg ngày 31/02/2000 của Chính phủ

Thực hiện quyết định số 322/2005/QĐ-TTg ký ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ đầu năm 2006, Nhà máy Thuốc lá Cửu Long chuyển đổi thành “Công ty TNHH MTV Thuốc Lá Cửu Long” thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 54.0.4.000007 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 29/12/2005

Năm 2007, công ty được tổ chức TUV-NORD của Đức công nhận đạt chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 theo quyết định số 4410007243 ngày 13/02/2007

Tính đến năm 2019, công ty đã có đến 34 tuổi đời, 34 năm là một chặn đường đầy gian nan và thử thách Nhưng bằng sự nổ lực, lòng quyết tâm hăng say lao động của tập thể công nhân viên đã giúp công ty không lạc hậu trước thời thế kinh tế thị trường, xã hội phát triển đến đâu, công ty bắt kịp nhịp độ đến đó

Trang 35

Công ty hoạt động sản xuất liên tục, sản phẩm sản xuất ra theo tình hình thực tế và thị hiếu của người tiêu dùng Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ trọn gói một lần ít sản phẩm tồn kho Với những cố gắng không ngừng nghỉ nên Công ty Thuốc lá Cửu Long nói riêng và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam nói chung đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trên con đường phát triển

 Giải thưởng cho doanh nghiệp:

Huân chương độc lập Hạng Nhì, Hạng Ba;

Huân chương lao động;

 Cờ thi đua của Chính phủ;

 Doanh nghiệp Việt Nam uy tính chất lượng 2006;

 Cúp vàng vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững;

 Giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2006 (Ông Nguyễn Thái Sinh- Chủ tịch hội đồng quản trị);

 Giải trí tuệ 2008

 Giải cho thương hiệu VINATABA:

 Sao vàng đất Việt 2005, 2007 - Top 100 best Brand of VietNam (Gold Star award);

 Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng Quốc Gia 2006;

 Cúp vàng ISO 2007 - Bộ khoa học và công nghệ;

Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu 2008 ( the best Brand and Trade Gold Cup 2008);

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2008

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ mục tiêu và quyền hạn của công ty

2.1.3.1 Chức năng

Công ty Thuốc Lá Cửu Long là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam có chức năng là sản xuất, cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước mặt hàng thuốc lá đầu lọc bao cứng và thuốc lá đầu lọc bao mềm

2.1.3.2 Nhiệm vụ

 Về kinh tế: giữ vững ổn định thị trường tiêu thụ, hoàn thành kế hoạch sản xuất do cấp trên giao và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh;

Trang 36

- Nghĩa vụ đối với Nhà nước: phấn đấu tự lực, tự cường trong đầu tư phát triển, bảo toàn vốn của Ngân sách Nhà nước và làm tròn nghĩa vụ về thuế theo quy định;

Đối với xã hội: thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý tài sản và bảo vệ tài nguyên,

môi trường, trật tự an toàn xã hội

2.1.3.3 Mục tiêu

Mục tiêu của công ty trong giai đoạn sắp tới phải đạt được kết quả như sau:

 Có nguồn nguyên liệu thay thế hàng ngoại nhập, chất lượng đảm bảo, giảm bớt độc hại;

 Đào tạo một đội ngũ ngân viên có trình độ tay nghề cao và một lực lượng chuyên viên kỹ thuật giỏi

2.1.3.4 Quyền hạn

Công ty Thuốc Lá Cửu Long là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng theo quy định của pháp luật và hoạt động theo nguyên tắc của công ty trách nhiệm hữu hạn và luật doanh nghiệp

2.1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh

2.1.4.1 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty

Hoạt động chính của công ty là sản xuất thuốc bao cứng, bao mềm tiêu thụ tại thị trường trong nước, gia công mặt hàng thuốc lá cho các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhãn bao có thể do chủ hàng ở nước ngoài, cũng có thể do chính công ty hoặc sản xuất đặt tùy theo đơn đặt hàng và hợp đồng Tuy nhiên, dù tên sản phẩm do ai quyết định nhưng vẫn giữ thương hiệu Công ty Thuốc lá Cửu Long

2.1.4.2 Các loại sản phẩm trong công ty

Cơ cấu sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng với hơn 20 nhãn hiệu khác nhau với 2 đặc tính nặng và nhẹ Các loại thuốc nặng như: Cửu Long, Du Lịch được tiêu thụ nhiều bởi nhóm khách hàng là những người nông dân và người lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu,… Các loại còn lại như: Bastion, Roman,… Là các loại thuốc nhẹ và được tiêu thụ ở các vùng thành thị

Trang 37

2.1.4.3 Quy trình sản xuất

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá

Quá trình sản xuất theo dây chuyền từ khi nguyên vật liệu được đưa ở khâu đầu vào đến khi lên thành phẩm được đóng thùng xuất xưởng bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn chế biến sợi: ở phân xưởng chế biến sợi thuốc lá được đưa đến phân xưởng từ kho nguyên vật liệu lần lượt qua các khâu: hấp chân không với áp suất 60m/Hg, nạp hơi bão hòa với áp suất 1.5 At, giữ tươi, tẩm gia liệu nhằm khắc phục nhược điểm của nguyên vật liệu và tăng độ dẻo, tăng độ tự nhiên của nguyên vật liệu sau khi sấy Các nguyên vật liệu sau khi được tẩm ướp được đưa vào hấp ủ phối trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định.Sau đó thuốc nguyên liệu được đưa vào máy xắt thành những sợi mỏng, sau khi xắt thành từng sợi thì trộn đều với các loại thuốc đưa vào lò sấy Sợi thuốc sau khi sấy được phun hương liệu trộn đều rồi đưa vào máy gia liệu để loại bỏ tạp chất nhằm tránh sự cố khi vận hành máy và chuyển sang phân xưởng máy vấn

Giai đoạn vấn và ghép đầu lọc: ở phân xưởng máy vấn khâu thuốc, ghép đầu lọc và sấy sáp vàng vào điếu thuốc được sử dụng trên 2 máy vấn Trên máy vấn sợi đi từ trên xuống và được hút lên bằng hệ thống động học, ưu điểm khi hút lên là loại bỏ được tạp chất Công suất máy vấn là 2500 điếu/phút

Nguyên liệu lá

và nguyên liệu sợi

Hấp chân không

Thái sợi và

giữ tươi tẩm hương Rang sợi,

Bán thành phẩm Thuốc

lá sợi Máy vấn điếu

(Nguyên phụ liệu, giấy vấn, giấy sáp vàng, đầu lọc)

Máy bọc giấy kiếng, kéo chỉ đóng thành cây vào thùng

Thành phẩm

Trang 38

Giai đoạn thành phẩm: sau khi vấn, ghép đầu lọc và dán giấy sáp vàng thuốc điếu được đưa vào máy đóng bao thuốc, hàn kiếng Đối với loại thuốc đầu lọc bao mềm sau khi đóng bao hàng kiếng thì được phong cắt bằng thủ công, đóng thùng nhập kho thành phẩm Đối với loại thuốc đầu lọc bao cứng khi đóng bao hàng kiếng được chuyển sang máy đóng tút 10 bao, rồi đóng thùng nhập kho thành phẩm

 Quy cách điếu thuốc sản xuất như:

 Tổng chiều dài điếu là 84mm;

 Chiều dài đầu lọc là 20mm ;

 Chiều dài điếu trắng là 64mm ;

Đường kính điếu là 8,1mm

Mạng lưới kinh doanh của công ty được tổ chức khá chặt chẽ và được phân theo hệ thống đại lý, số đại lý được cấp phép theo kinh doanh của công ty gồm 20 đại lý trải dài từ Phan Thiết đến Mũi Cà Mau

Hiện nay sản phẩm của công ty còn xâm nhập đến thị trường nước ngoài như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Triều Tiên và các nước Trung Đông,… với sản lượng tiêu thụ hàng năm ước tính 50.000.000 – 60.000.000

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Cho đến nay, sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra một cách ổn định là nhờ tổ chức một cách tương đối hoàn chỉnh bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng Trong cơ cấu này giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thực hiện theo mối quan hệ trực tiếp, tức là người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh duy nhất từ người lãnh đạo trực tiếp Các bộ phận chức năng này trở thành bộ phận tham mưu đóng vai trò trợ lý và cố vấn cho người lãnh đạo Bao gồm các bộ phận theo sơ đồ sau:

Trang 39

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tại Công ty

Tổ chức nhân sự: tổng số cán bộ công nhân viên là 189 người Trong đó có: 110 nữ, 79 năm Cán bộ kỹ thuật và quản lý chiếm trên 26,5%, còn lại đa số là lao động phổ thông

Tại các phòng ban nghiệp vụ, đa số các trưởng phòng, phó phòng đều có trình độ Đại học, Trung cấp trở lên

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

+ Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, trong đó:

 Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật để điều hành hoạt động của Công ty

 Phó giám đốc là người giúp Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty, có quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc có liên quan đến lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công Trực tiếp điều hành phòng hành chánh tổ chức, phòng kỹ thuật công nghệ - KCS, phòng kỹ thuật cơ điện

Phòng kế toán tài

chính

Phòng kế hoạch vật

Phòng hành chánh tổ

chức

Phòng kỹ thuật cơ

điện

Phòng kỹ thuật

công nghệ KCS

Phòng tiêu thụ

thị trường Xưởng máy vấn – đóng bao

Kho nguyên liệu Kho phụ

liệu Kho thành

phẩm

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sửa chữa

Tổ bốc vác

Trang 40

+ Phòng Kế toán – Tài chính:

 Có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý về các lĩnh vực kế toán, tài chính, giá cả theo pháp luật, các văn bản pháp quy của nhà nước và của tổng công ty thuốc lá Việt Nam

 Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty  Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện công tác thống kê thông tin kinh tế

 Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của nhà nước

 Lập tất cả các báo cáo quyết toán tài chính cho công ty

+ Phòng Hành chánh tổ chức: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc trong

các công tác tổ chức, lãnh đạo về tiền lương, về công tác hành chánh văn phòng, về công tác vệ sinh y tế, về công tác bảo vệ, về sử dụng quản lý phương tiện vận tải

+ Phòng Kỹ thuật cơ điện: Là phòng nghiệp vụ làm công tác tham mưu cho

Giám đốc về công tác kỹ thuật cơ điện, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất

+ Phòng Kỹ thuật công nghệ KCS:

 Là phòng nghiệp vụ làm công tác tham mưu cho Giám đốc và thực hiện công tác kỹ thuật công nghệ Phối chế nguyên liệu thuốc lá thành những sản phẩm thuốc lá bao với nhiều đặc trưng về mùi vị, độ cảm quan hay tính lý hóa của sản phẩm…

 Đồng thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 22/07/2024, 21:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w