1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HK1 MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ LỚP 4

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử & Địa lý
Chuyên ngành Lịch sử & Địa lý
Thể loại Phiếu ôn tập
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Bộ tài liệu được soạn dành cho các bạn học sinh lớp 4 hệ chuẩn trường tiểu học Vinschool nhằm phục vụ cho việc ôn tập và làm bài kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lý. Gửi các phụ huynh và các em học sinh tham khảo

Trang 1

Thứ ……… ngày … tháng …năm 2023

PHIẾU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – Số …

Họ và tên học sinh: ……… Lớp: 4A………

Nhận xét của giáo viên: ………

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1 Những dân tộc nào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi và trung du Bắc Bộ?

A Gia-rai, Ê-đê, Ba-na B H’Mông, Thái, Tày, Nùng, Dao

C Kinh, Chăm, Hoa, Nùng D Chăm, Khơ-me, Xơ-đăng

Câu 2 Khí hậu ở trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm gì?

A khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh nhất cả nước, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi;

B khí hậu nhiệt đới ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi;

C khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng quanh năm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi;

D khí hậu nhiệt hàn đới, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè; chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi;

Câu 3 Đâu không phải cách thức khai thác tự nhiên của người dân miền núi và trung du Bắc Bộ?

A khai thác khoáng sản; C sản xuất linh kiện điện tử, đóng tàu;

B xây dựng công trình thủy điện; D làm ruộng bậc thang

Câu 4 Tại sao người dân miền núi xẻ sườn núi thành bậc phẳng làm ruộng bậc thang?

A tránh hạn hán; C trồng lúa nước trên đất dốc;

B thu hút khách du lịch; D tránh thú dữ, mùa đông lạnh;

Câu 5 Đâu không phải là câu ca dao, câu thơ nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

A Ai về Phú Thọ cùng ta/Vui ngày giỗ Tổ tháng ba

Câu 6 Dân cư của vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào sinh sống?

B dân tộc Tày, Nùng, Dao; D dân tộc Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng;

Câu 7 Đâu là lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ?

A hội Lim, lễ hội chùa Hương; C chợ phiên vùng cao, lễ Lồng Tồng;

B lễ hội Đền Hùng, lễ hội Lồng Tồng; D lễ hội Cổ Loa; lễ hội Xương Giang;

Câu 8 Dòng nào gồm toàn địa danh ở đồng bằng Bắc Bộ?

A Tràng An – Bái Đính, cố đô Hoa Lư; Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột;

B Cột cờ Hà Nội, Đền Hùng, Văn miếu - Quốc Tử Giám; hồ Gươm;

C Cát Bà, Hồ Gươm, Vịnh Hạ Long, Tràng An – Bái Đính;

D Phong Nha Kẻ Bàng, Bà Nà Hill, Chùa Một Cột, cố đô Hoa Lư;

Câu 10 Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?

A năm 1010; B năm 1831; C năm 1070; D năm 700 TCN;

Câu 11 Đâu là đáp án gồm các lễ hội truyền thống của Hà Nội?

A lễ hội Đền Gióng, lễ hội Gò Đống Đa; C lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Gầu Tào;

B lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương; D lễ hội Xương Giang, lễ hội xuân Yên Tử;

Câu 12 Dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc vùng nào ở nước ta?

A Vùng núi phía Bắc

B Duyên hải miền Trung

C Đồng bằng Bắc Bộ

D Thành phố Hà Nội

Câu 13 Đâu là tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội (có thể lựa chọn nhiều đáp án)?

A Tràng An B Văn Lang C Đông Đô D Đại La E Đại Cồ Việt

Trang 2

Câu 14 Dòng nào dưới đây là đúng khi nói về ý nghĩa của lễ hội đền Hùng:

A nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng;

B nhằm tưởng nhớ công lao của đức vua An Dương Vương, người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc;

C nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc;

D nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến những người chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc;

Câu 15 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?

A để ngăn lũ lụt, người dân nơi đây đã đắp đê dọc hai bên bờ sông;

B làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp;

C để ngăn giữ phù sa cho ruộng;

D để trồng cây xanh;

Câu 16 Dòng nào không nói về làng nghề thủ công truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ?

A làng Văn Lâm thêu ren (Ninh Bình)

B làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông)

C làng nuôi tằm ươm tơ (Phú Giã – Bắc Giang)

D làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

Câu 17 Tại sao Hà Nội được coi là trung tâm chính trị lớn nhất cả nước?

A Hà Nội là nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển nhất cả nước

B Hà Nội là nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương

C Hà Nội có mạng lưới chợ và siêu thị phát triển mạnh

D Hà Nội tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước

Câu 18 Đúng ghi Đ/ Sai ghi S vào ô trống cuối mỗi ý sau:

a) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn nhất nước ta

b) Lưu vực sông Hồng nằm hoàn toàn ở trên lãnh thổ Việt Nam

c) Khi nhắc đến nền văn minh sông Hồng, người ta thường nhắc đến Nhà nước Văn Lang, Trống

đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa

d) Đứng đầu nhà nước Văn Lang là An Dương Vương, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là Hùng Vương

e) Câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Bánh chưng, bánh dày” là những câu chuyện ra đời vào

a) Văn Miếu Quốc Tử Giám 1 dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long

b) Thành phố Hà Nội 2 đọc Tuyên ngôn Độc lập, tại Quảng trường Ba Đình

c) Vua Lý Thái Tổ 3 được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta

d) Vua Minh Mạng 4 đổi tên Thăng Long thành Hà Nội cho đến ngày nay

e) Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 được gọi với cái tên “Thành phố sông hồ”

Câu 20 Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

(cao, đồ sộ, hẹp và sâu, “nóc nhà” của Tổ quốc, phía Bắc, đỉnh nhọn)

Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở ……… của nước ta, chạy dài khoảng 180km

và trải rộng gần 30km Đây là dãy núi ………, ………, có nhiều

………, sườn núi rất dốc, thung lũng thường ……… Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta và được gọi là………

Trang 3

II TỰ LUẬN

Bài 1: Em thích nhất mùa nào trong năm ở Sa Pa? Vì sao?

………

………

………

………

………

………

………

Bài 2: Sông Hồng được coi là huyết mạch của việc sản xuất hai bên bờ sông Tuy nhiên, hiện nay, sông Hồng đang phải đối mặt với vấn đề gì? Em sẽ làm gì để giảm thiểu điều đó? ………

………

………

……….………

………

………

……….………

Bài 3: Điều gì làm em ấn tượng nhất về Vua Hùng và Giỗ tổ Hùng Vương? Vì sao? Hãy giới thiệu một số đặc điểm của đền Hùng ………

………

………

………

………

………

………

Bài 4: Nếu được chọn đi một nơi ở khu vực phía Bắc Việt Nam, con sẽ chọn đi đâu? Vì sao Khu vực Con sẽ tới ……… Nêu 3 – 5 đặc điểm nổi bật của nơi con chọn Miền núi Bắc Bộ ………

………

………

………

………

………

Trung du Bắc Bộ ………

………

………

………

………

………

Đồng bằng Bắc Bộ ………

………

………

………

………

………

Bài 5: Theo em việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì?

Trang 4

………

………

………

………

………

Trang 5

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Câu 1 Điều kiện tự nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi để phát triển những ngành

nào?

A Thuỷ điện, du lịch B Trồng và chế biến cây công nghiệp, dược liệu

C Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản D Tất cả các đáp án trên

Câu 2 Dòng nào dưới đây gồm những lễ hội của đồng bằng Bắc Bộ?

A Lễ hội Đua Voi, Lễ hội Cồng Chiêng, Lễ hội Chọi

B Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội làng Sình, Lễ hội bà Chúa Xứ

C Hội Lim, Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Gò Đống Đa

D Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Xương Giang

Câu 3 Đỉnh núi nào của Việt Nam được gọi là nóc “nóc nhà” của Đông Dương?

A đỉnh Tả Liên Sơn B đỉnh Phan-xi-păng C đỉnh Ngân Sơn D đỉnh Đông Triều

Câu 4 Địa hình và khí hậu tại miền núi và trung du Bắc Bộ đã ảnh hưởng tới đời sống của người dân nơi

đây là: (có thể chọn nhiều đáp án)

A Thời tiết thất thường, không nhiều cảnh đẹp B Thời tiết lạnh gây khó khăn khi trồng trọt, chăn nuôi

B Đông dân cư, ách tắc giao thông D Nhiều núi cao, dốc, khó đi

Câu 5 Để bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, cần có biện pháp nào?

A Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí

B Xây dựng các công trình thủy điện

C Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai

D Tất cả các đáp án trên

Câu 6 Đồng bằng Bắc bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên?

A sông Đà và sông Gâm C sông Lô và sông Chảy

B sông Hồng và sông Thái Bình D Sông Đà và sống Đuống

Câu 7 Nhận định nào sau đây mô tả đúng đặc điểm dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ?

A ít dân, vùng dân cư thưa thớt C đông dân, dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta

B đông dân, vùng dân cư thưa thớt nhất nước ta D ít dân, phân bố không đồng đều

Câu 8 Điều kiện thuận lợi giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn của cả nước là:

(đánh dấu x để chọn nhiều đáp án)

Đồng bằng lớn thứ hai cả nước Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa

Nguồn nước dồi dào Sông có nhiều thác ghềnh

Đất phù sa màu mỡ Địa hình bằng phẳng, có mùa đông lạnh nhất nước ta

Câu 9 Nối các ý cột A với cột B sao cho phù hợp về làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Bắc bộ:

A (làng nghề)

Bát Tràng Vạn Phúc Kim Sơn Đồng Kỵ

B (sản phẩm)

gốm sứ

đồ gỗ lụa chiếu cói

Trang 6

Câu 10 Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng dưới triều đại nào?

A Nhà Trần B Nhà Hậu Lê C Nhà Nguyễn D Nhà Lý

Câu 11 Nối tên nhân vật lịch sử cột A với thông tin nhân vật cột B sao cho phù hợp:

Tư nghiệp (hiệu trưởng) đầu tiên của Quốc Tử Giám

vị vua đặt ra lệ khắc tên tuổi những người đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng tại Văn Miếu

viết chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010

vị tổng đốc kiên cường và anh dũng bảo vệ thành Hà Nội đến cùng trong trận đánh với thực dân Pháp năm 1882

đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hơn 50 vạn dân

vị vua gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Long Vương (Sự tích Hồ Gươm)

Câu 12 Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A Văn Lang B Âu Lạc C Việt Nam D Đại Cồ Việt

Câu 13 Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A Khoảng năm 600 TCN B Khoảng năm 700 TCN C Năm 1070 D Năm 1010

Câu 14 Điền các từ có sẵn vào ô trống của đoạn văn cho thích hợp:

(theo nhịp trống đồng; hoa tai; nhà sàn; thờ; nhuộm răng đen; đua thuyền)

Người Việt cổ ở để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản Họ thần Đất và thần Mặt Trời Người Việt cổ có tục , ăn trầu, xăm mình, búi tóc Phụ nữ thích đeo

và nhiều vòng tay Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang, vui chơi nhảy múa Các trai làng trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng

Câu 15 Đền Hùng nằm ở vị trí nào?

A Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội C Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

B Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình D Núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Câu 16 Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào:

A Ngày 10/3 (Dương lịch) B Ngày 10/3 (Âm lịch) C Ngày 20/3 (Âm lịch) D Ngày 20/3 (Dương lịch)

Câu 17 Nối ý ở cột A phù hợp với ý ở cột B để tạo thành thông tin hoàn chỉnh:

4 Thiên nhiên của vùng đồng bằng Bắc

Bộ đang có một số vấn đề cần quan tâm

d điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống và sản xuất

Trang 7

Câu 18 Đúng ghi Đ/ Sai ghi S vào ô trống cuối mỗi ý sau:

a Cách đây khoảng 2700 năm, trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã hình thành

nền văn minh đầu tiên của người Việt Cổ

b Sông Hồng bắt nguồn từ Việt Nam, chảy qua Trung Quốc và đổ ra biển Đông

c Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Đông Quan là tên gọi cũ của Hà Nội

e Nghề nghiệp chính của cư dân nền văn minh sông Hồng: dệt vải, trồng lúa, đúc đồng,

làm đồ trang sức

f Đặc trưng văn hoá của vùng đồng bằng Bắc Bộ là: cây đa, giếng nước, sân đình, cổng

làng, nhà 3 gian lợp ngói đỏ

h Hoạt động sản xuất chính của đồng bằng Bắc Bộ là làm muối và khai thác khoáng sản

II TỰ LUẬN

Câu 1 Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, gây thiệt hại về người

và tài sản Chúng ta cần làm gì để chung tay bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai của vùng này?

………

………

………

………

………

Câu 2 Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xem là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam a) Điều này thể hiện truyền thống gì của dân tộc? b) Theo em, cầm làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám? ………

………

………

………

………

………

………

Trang 8

Câu 3 Sông Hồng được coi là huyết mạch của việc sản xuất hai bên bờ sông Tuy nhiên, hiện nay, sông Hồng đang phải đối mặt với vấn đề gì? Em sẽ làm gì để giảm thiểu điều đó?

………

………

………

………

………

Câu 4 Hình ảnh dưới đây gợi cho con nhớ đến địa điểm nổi tiếng nào? Địa điểm đó gắn liền với lễ hội gì? Hãy chia sẻ những hiểu biết của con về lễ hội đó (Thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩa, ý tưởng bảo tồn,…) ……… … …………

……….… …………

……… ………

………

……… ……

……… …………

……… ………

………

………

Trang 9

I TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Câu 1 Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm tự nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ?

A Địa hình chủ yếu là đồi núi, khoáng sản phong phú bậc nhất nước ta

B Địa hình khá bằng phẳng, dạng hình tam giác, mở rộng về phía biển

C Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh nhất nước ta

D Có nhiều sông lớn, sông nhiều thác ghềnh

Câu 2 Phân bố dân cư ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm là:

A Dân cư thưa thớt C Mật độ dân số cao

B Dân cư đông đúc D Dân cư phân bố đều khắp các vùng miền

Câu 3 Hoạt động sản xuất ở vùng núi phía Bắc có mối liên hệ với địa hình đất dốc là:

A Trồng trọt trên ruộng bậc thang B Sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử

C Làm nghề thủ công (dệt, thêu, rèn, đúc,…) D Đánh bắt và nuôi thủy hải sản

Câu 4 Điều kiện tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi để phát triển những

ngành nào?

A Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, trồng cây công nghiệp và dược liệu, du lịch

B Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, trồng lúa nước, các nghề thủ công truyền thống

C Thủy điện, khu công nghiệp với diện tích rộng, đắp đê, làng nghề thủ công truyền thống

D Chợ phiên vùng cao, khai thác và chế biến khoáng sản, buôn bán hàng hóa với nhiều vùng miền

Câu 5 Điều kiện tự nhiên gây ra những khó khăn gì cho sản xuất và đời sống của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

(Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng - Có thể chọn nhiều đáp án) Gây ra lũ quét, sạt lở đất Rét đậm, rét hại, sương muối

Địa hình dốc, phức tạp nên giao thông khó khăn Xâm nhập mặn trên diện rộng

Câu 6 Dòng nào dưới đây ghi lại một số nét văn hóa nổi bật của vùng trung du và miền núi Bắc

Bộ?

A Lễ hội nổi tiếng (hội Lim, hội Gióng), hát múa dân gian, chợ phiên vùng cao

B Lễ hội nổi tiếng (Gầu Tào, Lồng Tồng), hát múa dân gian, chợ phiên vùng cao

C Làng quê truyền thống với cây đa, giếng nước, sân đình; nhà ba gian khang trang

D Nhiều lễ hội nổi tiếng, hát Quan họ, chợ phiên vùng cao, thờ các vị thần

Câu 7 Các lễ hội được tổ chức ở trung du và miền núi Bắc Bộ mang ý nghĩa gì?

A Vinh danh những người đỗ tiến sĩ trong các kì thi

B Thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần

C Tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng

D Cầu năm mới mạnh khỏe, may mắn, mùa màng bội thu

Trang 10

Câu 8 Loại đất chính của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

A đất đỏ ba dan C đất cát pha

B đất phù sa bạc màu D đất đỏ vàng

Câu 9 Dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta có tên gọi là gì?

A Hoàng Su Phì B Hoàng Liên Sơn C Phan-xi-păng D Mộc Châu

Câu 10 Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức hàng năm có ý nghĩa gì?

A Ghi nhớ thành tựu nền văn minh sông Hồng C Tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng

B Thờ cúng Trời, Đất, Tổ tiên D Thi gói bánh chưng, giã bánh giầy để thờ cúng

Câu 11 Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào?

(Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng - Có thể chọn nhiều đáp án) Địa hình chủ yếu là đồi núi, có nhiều dãy núi lớn

Trong vùng có một số cao nguyên và vùng đồi thấp

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25m

Có dạng hình tam giác và vẫn tiếp tục mở rộng ra phía biển

Câu 12 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cuối mỗi ý sau:

a Sa Pa là thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ S

b Ở miền núi phía bắc thường có các lễ hội như: hội Lồng Tồng, lễ hội chùa Hương,… S

c Hệ thống đê giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ hạn chế ngập lụt và trồng cấy quanh năm Đ

d Dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc Kinh Đ

e Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi để tìm hiểu và tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Đ

f Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm 1010 Đ

g Thăng Long Tứ Trấn là tên gọi chỉ 4 trường học nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa S

h Cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các vị thần; tục nhuộm răng đen, ăn trầu,… Đ

i Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm bạc, dệt lụa, làm gốm,

làm ruộng bậc thang

S

Câu 13 Câu sau nói về công trình nào trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

“…là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.”

A Nhà bia tiến sĩ C Giếng Thiên Quang

B Đền Thượng D Khuê Văn Các

Câu 14 Việc dựng nhà bia tiến sĩ ghi danh người đỗ đạt nhằm mục đích gì?

A Khuyến khích tinh thần hiếu học trong nhân dân C Ghi nhận công lao, đóng góp cho đất nước

B Nơi học tập của các nhân tài trong cả nước D Thờ Khổng Tử và các học trò của ông

Câu 15 Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?

A Hùng Vương C An Dương Vương

B Lạc Tướng D Quan Lang

Trang 11

Câu 16 Chọn các từ ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ chấm thể hiện rõ lí do vì sao vua Lý Thái Tổ

chọn vùng đất Đại La làm kinh đô:

(ngập lụt, cuộc sống ấm no, trung tâm, miền núi chật hẹp, tốt tươi)

Vua thấy đây là vùng đất ở đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ., muôn vật phong phú Càng nghĩ vua càng tin rằng muốn con cháu đời sau xây dựng được thì phải dời

đô từ Hoa Lư về vùng đồng bằng màu mỡ này Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La

Câu 17 Nối cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:

A

Tổng đốc Hoàng Diệu (C)

Chủ tịch Hồ Chí Minh

(D) Chiến thắng

“Điện Biên Phủ trên

b) gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Long Vương (Sự tích Hồ Gươm)

c) Năm 1882, thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì, ông đã dốc sức bảo vệ thành Hà Nội

d) Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

e) người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam, đóng đô tại Phong Khê

Câu 18 Cột cờ Lũng Cú được xây dựng ở:

A đỉnh núi Rồng, Hà Giang B đỉnh Phan-xi-păng C núi Nghĩa Lĩnh D Cổ Loa, Đông Anh

Câu 19 Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là:

A Tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ

B Nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

C Là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu của Việt Nam dưới thời nhà Hồ), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa

D Tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị

và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á

Câu 20 Chọn từ trong ngoặc và điền vào chỗ chấm cho phù hợp:

(độ cao, mùa đông, lạnh nhất, nhiệt đới ẩm, núi cao)

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu gió mùa với mùa đông cả nước Khí hậu của vùng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi của địa hình Ở các vùng nhiệt độ hạ thấp, vào các tháng đôi khi có tuyết rơi

Trang 12

II TỰ LUẬN:

Câu 1 Các điều kiện thuận lợi để vùng đồng bằng Bắc Bộ phát triển ngành trồng lúa nước là:

Câu 2 Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của các thiên tai, gây thiệt hại về người và tài sản Con hãy nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai

Câu 3 Hãy nêu một số biện pháp giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Ngày đăng: 21/07/2024, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w