Tiểu luận cơ sở Văn hóa Nhật về Lễ hội theo mùa ở Osaka Demo lời mở đầu Khi nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn không bạn sinh viên nào học tại Viện Công nghệ Việt – Nhật lại không biết tới. Nhật Bản, một đất nước không chỉ nổi tiếng về núi Phú Sĩ, các nàng Geisha hát múa xinh đẹp, những món ăn ngon nổi tiếng trên thế giới, hoa anh đào nở rộ lộng lẫy, tinh thần võ sĩ đạo của các chàng Samurai hay những bộ phim hoạt hình gắn liền với tuổi thơ mà Nhật Bản còn nổi tiếng với một nền văn minh độc đáo và nền công nghệ kỹ thuật bậc nhất trên thế giới. Không chỉ có tên gọi là Nhật Bản mà đất nước này còn được gọi với nhiều cái tên khác gây ấn tượng với nhiều người nghe khi nhắc đến lần đầu tiên, nào là xứ sở hoa anh đào, xứ phù Tang hay là đất nước Mặt Trời mọc.
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HOÁ NHẬT BẢN
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI THEO MÙA Ở OSAKA
SINH VIÊN: TRƯƠNG NGUYỄN HOÀNG GIAO LỚP: 19DQTJB1
MSSV: 1911144394 GVHD: TIẾT THỤY TƯỜNG VY
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Lễ hội vào mùa xuân 5
1.1 Lễ hội hoa anh đào 5
1.2 Lễ hội Toka Ebisu (Nishinomiya Shrine) 7
2 Lễ hội vào mùa hè 9
2.1 Lễ hội Tenjin Matsuri 9
2.2 Lễ hội cấy lúa Otaue – Sumiyoshi Taisha 12
3 Lễ hội vào mùa thu 13
3.1 Lễ hội Kishiwada Danjiri 13
3.2 Lễ hội Otsukimi 15
4 Lễ hội vào mùa đông 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn không bạn sinh viên nào học tại Viện Công nghệ Việt – Nhật lại không biết tới Nhật Bản, một đất nước không chỉ nổi tiếng về núi Phú Sĩ, các nàng Geisha hát múa xinh đẹp, những món ăn ngon nổi tiếng trên thế giới, hoa anh đào nở rộ lộng lẫy, tinh thần võ sĩ đạo của các chàng Samurai hay những bộ phim hoạt hình gắn liền với tuổi thơ mà Nhật Bản còn nổi tiếng với một nền văn minh độc đáo và nền công nghệ kỹ thuật bậc nhất trên thế giới Không chỉ có tên gọi là Nhật Bản mà đất nước này còn được gọi với nhiều cái tên khác gây ấn tượng với nhiều người nghe khi nhắc đến lần đầu tiên, nào là xứ sở hoa anh đào, xứ phù Tang hay là đất nước Mặt Trời mọc
Mặc dù Nhật Bản là quốc gia công nghiệp nhưng nền văn hóa nơi này vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống mang bản sắc dân tộc theo thời gian Nền văn hoá Nhật Bản cũng như các lễ hội ở Nhật Bản chính là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây Cũng như Việt Nam, Nhật Bản một năm có bốn mùa, mỗi mùa trong năm lại
có những lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng từng vùng Vì yêu thích Nhật Bản, đặc biệt là lễ hội – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của văn hóa Nhật Bản nói chung và thành phố Osaka nói riêng nên đề tài em
chọn cho tiểu luận lần này là “Lễ hội theo mùa ở Osaka”
Osaka là thành phố trung tâm hành chính thuộc thủ phủ tỉnh Osaka và là thành phố lớn thứ 3 Nhật Bản với dân số 2.746.983 người (2020)(1)
chỉ sau Tokyo và Kanagawa Osaka được chia thành 24 phường và được mọi người biết là trái tim của tam giác đô thị Kansai (Đô thị Kansai gồm 3 thành phố Kyoto, Osaka và Kobe) Không phồn hoa, náo nhiệt như Tokyo, nhưng Osaka lại là thành phố mang đến nhiều màu sắc
và trải nghiệm văn hóa vô cùng thú vị, đặc biệt là các lễ hội ở Osaka nên bài tiểu luận này em đã chọn thành phố Osaka để tìm hiểu Hy vọng sau bài tiểu luận, em sẽ hiểu thêm nhiều hơn về thành phố Osaka và các lễ hội nơi đây
Trong quá trình làm bài tiểu luận có nhiều điều sơ sót, em mong Cô hỗ trợ để em hoàn thành bài tiểu luận được suông sẻ
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 5LỄ HỘI THEO MÙA Ở OSAKA
1 Lễ hội vào mùa xuân
1.1 Lễ hội hoa anh đào
Lễ hội hoa anh đào là lễ hội truyền thống của Nhật Bản được diễn ra vào tháng
3 đến tháng 5 hàng năm Đây là khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ khắp nơi, mang lại một khung cảnh yên bình, lãng mạn và những trải nghiệm khó quên cho người dân và khách du lịch khi tới đây
Lễ hội hoa anh đào không cố định địa điểm tổ chức cụ thể Hoa anh đào thường
nở từ miền Nam đến miền Bắc Nhật Bản Chính vì vậy, lễ hội này được tổ chức kéo dài trên mọi miền đất nước mặt trời mọc cho đến khi hết mùa Người dân Nhật Bản đã lấy cây hoa anh đào ở đền Yasukuni làm dấu mốc, khi cây bắt đầu nở hoa thì lễ hội mới chính thức bắt đầu
Lễ hội hoa anh đào trong tiếng Nhật là “Hanami” Ở đây, “Hana” có nghĩa là hoa anh đào - biểu tượng của Nhật Bản, còn “mi” có nghĩa là ngắm, nên lễ hội Hanami
có ý nghĩa đơn thuần là một lễ hội ngắm hoa Thời gian diễn ra lễ hội cũng là lúc người dân Nhật Bản cùng các du khách giao lưu, các gia đình đoàn tụ quây quần bên nhau cùng ăn uống, ngắm hoa và cầu chúc mọi điều tốt đẹp trong năm mới Đây chính là những ý nghĩa to lớn mà lễ hội Hanami đem đến cho tất cả mọi người
Ở lễ hội hoa anh đào, có các hoạt động như sau:
Thứ nhất là ngắm hoa anh đào – hoạt động chính ở lễ hội Hanami Tùy thuộc khu vực mà du khách sẽ lựa chọn cho mình hình thức ngắm hoa phù hợp như đi dạo hoặc thuê thuyền ngắm hoa trên sông Ở Nhật Bản có đến hơn 50 giống hoa anh đào khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn nở cùng một thời điểm, nên du khách sẽ có cơ hội ngắm cùng lúc rất nhiều loài hoa anh đào với các màu sắc đa dạng và phong phú
Thứ hai là tổ chức picnic, tiệc trà Tại lễ hội ngắm hoa anh đào, du khách cũng
có thể chọn cho mình một vị trí đẹp để trải thảm, bày biện những món ăn tự chuẩn bị
và có một buổi picnic ngắn ngày cùng gia đình và bạn bè Du khách có thể đi trong ngày hoặc ở lại qua đêm để tận hưởng không khí náo nhiệt nơi đây Bên cạnh đó, việc thưởng thức trà ngon dưới tán cây hoa anh đào cũng là hoạt động rất được yêu thích ở
Trang 6lễ hội Hanami Trà vốn là một trong những đặc sản của xứ sở hoa anh đào, vậy nên thưởng thức tiệc trà ở lễ hội hoa anh đào chính là nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây
Hình 1.1 Du khách ngồi thuyền ngắm hoa anh đào
Nguồn: https://www.freepik.com/free-photo/cherry-blossoms-castle-himeji-japan_108
24394.htm#&position=1
Thứ ba là thưởng thức ẩm thực Nhật Bản tại lễ hội hoa anh đào Đến với lễ hội Hanami, du khách còn có cơ hội khám phá ẩm thực, thưởng thức những món ăn không thể thiếu trong lễ hội như cơm bento được trang trí đẹp mắt, bánh Hanami dango, bánh Sakura mochi với nhiều màu sắc rực rỡ, sushi truyền thống Nhật Bản, rượu sake thơm nhức mũi hay mì lạnh hoa anh đào,
Hình 1.2 Mọi người cùng nhau ăn uống tại lễ hội hoa anh đào
Nguồn:
https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/nhat-ban-66/tim-hieu-le-hoi-hoa-anh-dao-hanami-tai-nhat-ban_2-20.html
Trang 71.2 Lễ hội Toka Ebisu (Nishinomiya Shrine)
Lễ hội Toka Ebisu là lễ hội lớn đầu tiên trong năm mới, được tổ chức tại đền Kyoto Ebisu trong khoảng thời gian kéo dài năm ngày từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 1
Vị thần được thờ phụng là thần Ebisu – một trong bảy vị thần may mắn Thần Ebisu được coi là vị thần của ngư dân và thương mại Lễ hội được dựa trên ngày sinh nhật Ebisu vào ngày 10 (trong tiếng Nhật, ngày thứ mười là “toka”) vì thế lễ hội được đặt tên là Toka Ebisu
Mặc dù các nghi lễ tôn giáo chủ yếu được thực hiện trước sảnh chính và khuất khỏi tầm mắt của du khách nhưng vẫn có rất nhiều hoạt động diễn ra trên sân đền mỗi ngày khi hàng ngàn người đổ về ngôi đền nhỏ ở khu vực Gion để cầu nguyện sự thành công trong năm tới
Hình 1.3 Hình ảnh của lễ hội Toka Ebisu
Nguồn: https://www.japan-talk.com/jt/new/toka-ebisu-festival
Khi đến đền thờ, có rất nhiều quầy hàng thực phẩm và trò chơi xung quanh Lễ hội lớn đông đúc, tấp nập và phải có cảnh sát giữ gìn trật tự Người dân địa phương và khách du lịch hòa mình để cầu nguyện, mua bùa may mắn cho năm mới để trưng bày trong các doanh nghiệp của mình và thưởng thức các món ăn ngon của lễ hội từ các quầy hàng tập trung trong khu vực trong khi bài hát của Ebisu không ngừng vang lên
Trước một bàn thờ nhỏ, những thiếu nữ trong đền thờ thực hiện các điệu nhảy Kagura linh thiêng để ban phước cho những nhánh tre xanh lá “fukuzasa”, còn những
Trang 8thiếu nữ khác khá bận rộn để giúp mọi người chọn bùa hộ mệnh mà họ muốn gắn vào thân cây như cá tráp biển đỏ, hộp đựng tiền và vựa lúa đầy đủ
Lễ hội Toka Ebisu nổi tiếng vì hai điều Một là Maguro hay còn gọi là cá ngừ đại dương và hai là Fukuotoko hay còn gọi là người đàn ông may mắn
Vào lúc 9:30 sáng ngày 8 tháng 1, một con cá ngừ lớn được dành riêng cho Ebisu-sama, vị thần của đền Nishinomiya Cá ngừ được đưa vào Haiden trong ba ngày của Toka Ebisu
Về Maguro, du khách có thể thử dán một đồng xu vào cá ngừ, cầu nguyện cho việc kinh doanh phát đạt Nếu đồng xu không rơi xuống thì sẽ gặp may mắn Ngoài ra
du khách có thể gắn trên rau quả thay vì cá ngừ Còn với Fukuotoko thì sẽ có một cuộc đua quan trọng vào ngày 10 tháng 1 Khi cổng của đền mở cửa lúc 6:00 sáng, nhiều người đàn ông chạy đua về phía tòa nhà chính của đền thờ và ba người về đầu sẽ được trao danh hiệu Fukuotoko
Hình 1.4 Bùa cầu may tại Toka Ebisu
Nguồn:
https://santourgiare.net/kham-pha-2-le-hoi-lon-nhat-ma-du-khach-nen-di-khi-toi-osaka/#2_Le_hoi_Toka_Ebisu_Nishinomiya_Shrine
Một điều thú vị ở địa phương tại ngôi đền này là nếu quan sát kỹ, những người cầu nguyện sẽ đi vòng ra phía sau tòa nhà sau đó để gõ tay vào một tấm gỗ Người ta nói rằng thần Ebisu hơi lãng tai, vì vậy nếu muốn chắc chắn rằng ngài ấy đã nghe thấy mong muốn của mình, hãy gõ nhẹ vào tấm gỗ đó
Trang 92 Lễ hội vào mùa hè
2.1 Lễ hội Tenjin Matsuri
Từ thời Edo đến nay, Tenjin Matsuri được biết đến không chỉ như một lễ hội đặc sắc của Osaka mà còn là một trong ba lễ hội mùa hè nổi tiếng toàn quốc, cùng với Kanda Matsuri ở Tokyo và Gion Matsuri ở Kyoto
Lễ hội được tổ chức tại đền Tenmangu để tưởng nhớ Sugawara no Michizane (845 - 903) – một nhân vật có thật trong lịch sử Nhật Bản Ông được xem là một học giả và một nhà chính trị tài ba vào thời Heian (794 - 1185) Sau khi qua đời, ông được tôn vinh tại đền Tenmangu như vị thần tượng trưng cho sự thông thái và nghệ thuật Hàng năm, lễ hội được tổ chức vào hai ngày hạ tuần tháng 7 Lễ Yoimiya diễn ra vào ngày 24 và lễ Honmiya diễn ra vào ngày 25 với ý nghĩa rước thần linh ra khỏi đền để chiêm ngưỡng sự phồn vinh của thành phố
Vào sáng sớm ngày 24, nghi lễ cầu bình an, thịnh vượng cho người dân sẽ được
tổ chức trọng thể tại đền Tenmangu Sau đó, đám rước lễ sẽ rời khỏi đền, hướng về sông Dojima và tổ chức nghi lễ Hoko-nagashi nhằm cầu nguyện thần linh phù hộ cho
lễ hội diễn ra tốt đẹp Hai nghi lễ này được thực hiện bởi các tu sĩ Thần đạo và được xem như phần lễ quan trọng chuẩn bị cho các hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra vào ngày tiếp theo Ngày 25 chính là điểm nhấn của lễ hội, được gọi là Honmiya với hai hoạt động đặc sắc là Rikytogyo và Funatogyo
Đầu tiên, vào lúc 15 giờ 30 phút của ngày 25, nghi lễ Rikutogyo được thực hiện tại đền Tenmangu để đưa thần linh ra khỏi đền và đi tham quan thành phố với sự hộ tống của một đoàn diễu hành gần 3.000 người trong các trang phục lộng lẫy, được chia thành 3 đoàn chính
Đi đầu đoàn diễu hành thứ nhất là Moyooshi Daiko, một chiếc kiệu được khiêng bởi hàng chục thanh niên lực lưỡng Trên chiếc kiệu đó là sáu người đàn ông trong trang phục màu xanh, trắng, đầu đội mũ đỏ, xếp thành hai hàng đối diện nhau và cùng đánh những nhịp điệu sôi nổi từ những chiếc trống Daiko Tiếp theo là sự xuất hiện của Sarutahiko, một vị thần có chiếc mũi dài màu đỏ, biểu tượng của sức mạnh và sự thanh tẩy trong tín ngưỡng Thần đạo Sau cùng là các nhân vật gắn liền với Thần đạo như nữ
Trang 10quan Uneme, hài nhi Chigo và cô bé hay cậu bé dắt bò thiêng Ushihikidoji Dẫn đầu đoàn thứ hai là các vị chức sắc của tỉnh và thành phố trên lưng ngựa Tiếp đó là hàng loạt các kiệu rước như Haguruma và Horen, vốn là những phương tiện được quý tộc thời Heian sử dụng Đoàn thứ ba là đoàn rước kiệu dành riêng cho thần linh như Tama-Mikoshi và Otori-Mikoshi Cứ như thế, các đoàn diễu hành sẽ lần lượt đi qua các khu phố chính và hướng về cầu Tenman để tiếp tục tiến hành nghi lễ Funatogyo
Hình 2.1 Đoàn diễu hành hộ tống thần linh tham quan thành phố
Nguồn:
https://kilala.vn/le-hoi-nhat/tenjin-matsuri-le-hoi-mua-he-cua-thanh-pho-osaka.html
Vào khoảng 18 giờ, đoàn diễu hành sẽ đến sông Okawa Tại đây, họ sẽ tiếp tục lên những chiếc thuyền đã đợi sẵn ở đó để tiếp tục nghi lễ Funatogyo Đoàn diễu hành
sẽ bắt đầu từ phía hạ lưu của dòng sông hướng về phía thượng nguồn với hai cột mốc
là cầu Tenman và cầu Hisho Vào thời điểm này, dòng sông Okawa bỗng trở nên nhộn nhịp với gần 100 chiếc thuyền lộng lẫy Trung tâm của đoàn thuyền này là những chiếc thuyền chở kiệu Tama-Mikoshi, Otori-Mikoshi và Horen Xung quanh là những chiếc thuyền đại diện cho các hiệp hội trong thành phố và nhiều thuyền nhỏ khác Xen kẽ là những chiếc thuyền dành để biểu diễn kịch Noh, múa Kagura, trình diễn trống Taiko
Có thể nói, khác với vẻ trầm lặng ngày thường, vào thời điểm này, dòng sông Okawa trở nên sôi động lạ thường trong tiếng hò reo phấn khích của mọi người cùng với những thanh âm nhộn nhịp của đàn và trống Nhưng có lẽ cao trào nhất của Funatogyo là màn bắn pháo hoa trên sông như một nghi lễ chào mừng thần linh Đây cũng là hoạt động được du khách háo hức chờ đón nhất Trong suốt 3 tiếng đồng hồ, từ
Trang 1119 giờ đến 21 giờ, có khoảng 4000 phát được bắn lên trên bầu trời Hình ảnh những bông pháo sáng rực trên trời phản chiếu xuống mặt nước khiến cho dòng sông trở nên lung linh và huyền ảo trong đêm hè thực sự trở thành một ấn tượng khó phai đối với những người tham gia lễ hội
Hình 2.2 Sông Okawa sôi động trong tiếng hò reo
Nguồn:
https://kilala.vn/le-hoi-nhat/tenjin-matsuri-le-hoi-mua-he-cua-thanh-pho-osaka.html
Sau khi Funatogyo kết thúc, từ thuyền chở Otori-Mikoshi, thần linh sẽ được rước bờ và về lại đền Tenman Tại đây sẽ tiếp tục diễn ra một nghi lễ đón thần Kangyosai kéo dài đến 10 giờ 30 phút tối Lễ hội kết thúc trong bầu không khí mãn nguyện vì thần linh đã trải qua một chuyến tham quan thành phố trọn vẹn và hào hứng cùng với người dân của mình
Hình 2.3 Pháo hoa sáng rực trong đêm hè
Nguồn:
https://kilala.vn/le-hoi-nhat/tenjin-matsuri-le-hoi-mua-he-cua-thanh-pho-osaka.html
Trang 122.2 Lễ hội cấy lúa Otaue – Sumiyoshi Taisha
Lễ hội cấy lúa Otaue ở Osaka là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất ở vùng Kansai của Nhật Bản Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 hàng năm tại đền Sumiyoshi Taisha, phường Sumiyoshi của Osaka Đây là ngôi đền chính và nổi tiếng nhất trong số hơn 2.000 ngôi đền thần đạo Sumiyoshi trên khắp Nhật Bản và được người dân địa phương trìu mến gọi là "Sumiyoshi-san" Các đền thờ Sumiyoshi thờ thần kami (các vị thần Shinto) – những người bảo vệ du khách, ngư dân và thủy thủ
Hình 2.4 Những con bò sẽ kéo lưỡi cày gỗ canh tác trên những cánh đồng
Nguồn:
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/otaue-le-hoi-cay-lua-co-xua-cua-vung-kansai-nhat-ban-20210513221735779.htm
Lễ hội được gọi là Otaue vì trong tiếng Nhật “Otaue” có nghĩa là "cấy lúa" Bạn
có thể thấy lễ hội trồng lúa được tổ chức trên khắp Nhật Bản, nhưng lễ hội này là nổi tiếng và độc đáo nhất vì sự tái hiện chân thực nhất nghi thức cấy lúa cổ xưa, một nghi thức đã tồn tại trong văn hóa của người Nhật hàng nghìn năm Những con bò sẽ kéo lưỡi cày gỗ canh tác trên những cánh đồng Sau đó, các nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ thanh tẩy và phân phát cây giống cho những người tham gia lễ hội trong trang phục truyền thống gieo trồng
Điểm nổi bật của lễ hội là có các nghi lễ Thần đạo cổ đại, các màn biểu diễn khiêu vũ ngoạn mục và các bài hát truyền thống Trong khi những nông dân cấy lúa thì
ở trên bờ sẽ diễn ra các màn nhảy múa và ca hát trong tiếng nhạc từ các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, bao gồm trống shamisen và taiko