Phan tich cac nhan to chinh yeu anh huong den mot doanh nghiep bat ky Phân tích các nhân tố chính yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp Giá trị cốt lõi của Vinamilk Ông Phạm Nhật Vượng
Trang 1Đề bài: Phân tích các nhân tố chính yếu ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của một
doanh nghiệp bất kỳ
Bài Làm:
Doanh nghiệp tìm hiểu: Tập đoàn Vingroup
* Giá trị cốt lõi của Vingroup là “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”
1 Tín: Đặt chữ Tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo
vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình
2 Tâm: Đặt chữ Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của kinh doanh
Thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất
3 Trí: Coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển; đề cao tinh thần dám nghĩ,
dám làm; chủ trương xây dựng một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học,
tự học và “vượt lên chính mình”
4 Tốc: Lấy “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “quyết
định nhanh – đầu tư nhanh – triển khai nhanh – bán hàng nhanh – thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc
5 Tinh: Con người tinh hoa – Sản phẩm/ Dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa –
Xã hội tinh hoa
6 Nhân: Xây dựng các mối quan hệ với tinh thần nhân văn; coi trọng người lao
động như là tài sản quý giá nhất; tạo dựng “Nhân hòa” trên cơ sở công bằng, chính trực
và nêu cao sức mạnh đoàn kết
* Nhà sáng lập của doanh nghiệp:
- Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 có quê gốc tại Hà Tĩnh nhưng sinh sống
và làm việc tại Hà Nội Ông là con cả của một gia đình nghèo với ba anh em Cha ông là Phạm Nhật Quang một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, còn mẹ bán trà rong trên phố
Ông ảnh hưởng giáo dục từ gia đình, từ phong cách quân nhân của cha mình và còn ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa con người Việt Nam, điều này được thể hiện qua:
Trang 2+ Giá trị cốt lõi số 1: Đối với mỗi cán bộ, quân nhân thì việc giữ lời hứa có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nhân cách và đạo đức, việc không giữ đúng lời hứa của mình là một trong những biểu hiện của sự suy thoái Ngay cả trong kinh doanh thực tế, việc giữ chữ tín là phẩm chất cao quý Điều này đã được Vingroup đặt lên đầu tiên khi nói về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
+ Giá trị cốt lõi số 2: Trong văn hóa đời sống Việt Nam, khi nhắc đến chữ Tâm là nói đến cuộc sống đạo đức, luôn làm theo lẽ phải Nói đến “Tâm” là nói đến tấm lòng, trái tim của mỗi con người Trong kinh doanh thì đây được xem là đạo đức đáng quý Người kinh doanh tôn trọng pháp luật, không lừa đảo, luôn bảo vệ lợi ích của khách hàng
và người tiêu dùng, sẽ không vì lợi ích trước mắt mà làm những việc tổn hại đến người khác
+ Giá trị cốt lõi số 5: Trong văn hóa Việt Nam, “Tinh” là phần tinh tuy, tốt đẹp nhất, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới Ông đặt chữ
“Tinh” làm giá trị cốt lõi để thể hiện mong muốn trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn, kèm theo Đức lẫn Tài
+ Giá trị cốt lõi số 6: Chữ “Nhân” trong văn hóa Việt Nam là lấy con người làm thước đo, lấy “Nhân tức” làm nền tảng, sống lương thiện, nhân nghĩa với mọi người Chữ
“Nhân” đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ứng xử với mọi người Phạm Nhật Vượng
đã từng chia sẻ “Thiên thời địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay chúng ta” Việc Vingroup tạo dựng “Nhân hòa” trong doanh nghiệp thể hiện sự coi trọng đối với những người lao động, khẳng định họ là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp
* Những giá trị học hỏi được:
- Ông từng học tại trường THPT Kim Liên (Hà Nội) Sau khi tốt nghiệp THPT, ông thi đỗ Đại học Mỏ Địa chất Nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã dành được một suất học bổng du học tại Moscow và học về chuyên ngành kinh tế và địa chất Tại đây, ông cũng bắt đầu kinh doanh, khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nơi
có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990 Sau khi kết hôn, ông cùng vợ tìm đường sang Ukraine Ông vay mượn bạn bè và người thân 10,000 USD để mở một cửa
Trang 3hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long Sau khi nhận thấy việc người dân Ukraine hưởng ứng tích cực với ý tưởng về một nhà hàng mì ăn liền, vào ngày 8/8/1993 ông thành lập công ty Technocom lấy thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mì ăn liền trên một dây chuyền nhập từ Việt Nam Để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup,… Ông đã tiếp tục vay thêm 10,000 USD từ những bạn
bè, người thân và vay ngân hàng châu Âu để mở rộng sản xuất kinh doanh Đã có thời điểm Phạm Nhật Vượng đã chấp nhận dấn thân vào rủi ro Thay vì kinh doanh một cửa hiệu mỳ qui mô nhỏ, ông đem thế chấp mọi thứ mà ông có để vay vốn với lãi suất “cắt cổ” 8% mỗi tháng để mở rộng sản xuất
Phản ánh giá trị cốt lõi số 3, 4: Việc ông vay tiền từ bạn bè, từ ngân hàng hay thậm chí thế chấp mọi tài sản để có vốn đầu tư trong việc kinh doanh cho thấy ông là một người liều lĩnh, dám nghĩ dám làm Ông lấy “Trí” để không ngừng học tập dù có khó khăn trong hoàn cảnh nào, tạo đòn bẩy phát triển và vượt lên chính mình, lấy “Tốc” để quyết định, đầu tư và thích ứng nhanh, hiệu quả trong từng hành động với ngành nghề mình đang kinh doanh Điều này thể hiện được những giá trị mà ông đã tích lũy được từ những kinh nghiệm kinh doanh của mình