Về kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết được phép thử ngẫu nhiên, kết quả của phép thử từ đó mô tả được không gian mẫu và nêu được số phần tử của không gian mẫu trong một
Trang 1BUỔI 32: ÔN TẬP PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I MỤC TIÊU:
1 Về kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết được phép thử ngẫu nhiên, kết quả của phép thử
từ đó mô tả được không gian mẫu và nêu được số phần tử của không gian mẫu trong một thí nghiệm hay trò chơi được tiến hành liên tiếp hay đồng thời
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan
2 Về năng lực: Phát triển cho HS:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà và hoạt động cá nhân trên lớp
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; trao đổi giữa thầy và trò nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực tính toán: thông qua các bài tính toán, vận dụng các kỹ năng để áp dụng tính nhanh, tính nhẩm
+ Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi với bạn học về phương pháp giải và báo cáo trước tập thể lớp
- Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể nhằm phát triển năng lực sáng tạo
3 Về phẩm chất: bồi dưỡng cho HS các phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập và nhiệm vụ được giao một cách tự giác, tích cực
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ và có chất lượng các hoạt động học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Thiết bị dạy học:
+ Về phía giáo viên: bài soạn, tivi hoặc bảng phụ về nội dung bài ôn tập, bảng nhóm, phấn
màu, máy soi bài
+ Về phía học sinh: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước khi đến lớp; vở
ghi, phiếu bài tập
- Học liệu: sách giáo khoa, sách bài tập, …
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
NV1: Nhắc lại khái niệm về phép thử ngẫu
I Nhắc lại lý thuyết.
1 Phép thử ngẫu nhiên.
Trang 2NV2: Nhắc lại khái niệm về không gian mẫu
của phép thử?
Bước 2: Thực hiên nhiệm vụ:
- Hoạt động cá nhân trả lời
- HS đứng tại chỗ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
NV HS đứng tại chỗ phát biểu
Bước 4: Đánh giá nhận xét kết quả
- GV cho HS khác nhận xét câu trả lời và
chốt lại kiến thức
- GV yêu cầu HS ghi chép kiến thức vào vở
GV nhấn mạnh lại cách mô tả lại không
gian mẫu là thực hiện liệt kê tất cả các kết
quả có thể của phép thử
Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết trước được khi thực hiện, nhưng có thể liệt kê
được tất cả các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là
phép thử
2 Không gian mẫu
- Không gian mẫu của phép thử là: Tập
hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử( gọi tắt là tập các kết quả có thể của phép thử)
Kí hiệu: Không gian mẫu của phép thử là
W
B HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố, rèn kĩ năng nêu được phép thử và kết quả của phép thử trong hành
động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp
b) Nội dung: Các bài tập trong bài học
c) Sản phẩm: Tìm được lời giải của bài toán
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Nêu dạng toán thứ nhất
Dạng 1: Nêu phép thử và kết quả của phép
thử ngẫu nhiên
Chỉ ra phương pháp làm của dạng toán này
Bước 1: Giao nhiệm vụ 1
- GV cho HS hoạt động cá nhân thực hiện
Dạng 1: Nêu phép thử và kết quả của phép thử ngẫu nhiên
Phương pháp:
- Phép thử: Chỉ ra một hoặc một số hành
động liên tiếp hay đồng thời
Bài 1:
+) Phép thử là: Gieo hai đồng tiền một lần +) Kết quả của phép thử là: Mặt xuất hiện của đồng xu ( Mặt sấp: S, mặt ngửa: N)
2
Trang 3bài 1
Bài 1: Gieo hai đồng tiền một lần Kí hiệu
S, N để chỉ đồng tiền mặt sấp, mặt ngửa
Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, vận dụng kiến thức đã học
để giải toán
Bước 3: Báo cáo kết quả
1 HS lên bảng giải toán
HS dưới lớp làm vào vở
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS và
chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài
tập
Bước 1: Giao nhiệm vụ 2
- GV cho HS làm bài theo nhóm
Bài 2 Một hộp đựng 4 tấm thẻ ghi các số
1; 2; 3; 4 Rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm
thẻ từ hộp, tấm thẻ rút ra lần đầu không
trả lại vào hộp
Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, làm việc theo nhóm và
chia sẻ kết quả
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu 1 nhóm báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả
Bài 2
Giải +)Phép thử là: Rút ngẫu nhiên hai tâm thẻ
từ hộp, tấm thẻ lần đầu rút ra lần đầu không trả lại vào hộp
+) Kết quả của phép thử là: Một cặp số (a,b) trong đó a, b tương ứng là số ghi trên thẻ được lấy ra ở lần thứ nhất và lần thứ hai Vì quả bóng lấy ra ở lần đầu không trả lại vào hộp nên a # b
Bước 1: Giao nhiệm vụ 2
- GV cho HS làm bài theo nhóm
Bài 3 Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có
bốn học sinh nam là Khoa, Trí, Đức, Nam;
nhóm II có bốn học sinh nữ là Trang, Linh,
Yến, Vy Giáo viên chọn ngẫu nhiên một
học sinh từ mỗi nhóm
Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
Bài 3.
+) Phép thử là: Chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm
+) Kết quả của phép thử là: Một cặp số (a,b) trong đó a và b tương ứng là tên học sinh của nhóm I và nhóm II
Trang 4Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, làm việc theo cặp đôi và
chia sẻ kết quả
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu 1 nhóm báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả
Kiểm tra chéo bài làm của nhau
- Giải thích những thắc mắc hoặc vấn đề
chưa rõ của HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ 4
- GV cho HS đọc đề bài 4.
- HS hoạt động cá nhân làm bài tập
Bài 4 Có hai hộp thẻ, hộp thứ nhất chứa
các thẻ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ
hai chứa các thẻ được đánh số từ 6 đến 9
Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 thẻ Phép thử và
kết quả của phép thử là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài và thực hiện theo yêu cầu
của GV
- HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm
vào vở ghi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày trên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
Chốt lại về cách xác định kết quả của phép
thử
Bài tập tương tự
Bài 5 Xếp ngẫu nhiên ba bạn Lan, Trang,
Linh trên một chiếc ghế dài
Phép thử và kết quả của phép thử?
Bài 6 Xếp ngẫu nhiên bốn bạn Anh, Vinh,
Nguyên, Hoàng trên một chiếc ghế dài
Phép thử và kết quả của phép thử?
Đáp án
Bài 4.
+) Phép thử là: Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 thẻ
+) Kết quả của phép thử là: Một cặp số (a,b) trong đó a và b tương ứng là số ghi trên thẻ được lấy ra ở hộp thứ nhất và hộp thứ hai sao cho 1£ £a 5 và 6£ £b 9
Tiết 2:
4
Trang 5Bước 1: Giao nhiệm vụ 1
Bài 1: Gieo hai đồng tiền một lần
Kí hiệu S,N để chỉ đông tiền lật sấp,
lật ngửa
Mô tả không gian mẫu của phép thử
Không gian mẫu có bao nhiêu phần
tử?
- GV cho HS đọc đề bài 1.
- HS hoạt động cá nhân làm bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài và thực hiện theo yêu
cầu của GV
- 2 HS làn lượt lên bảng làm bài tập,
HS dưới lớp làm vào vở ghi
Gv mời HS lên bảng làm
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày trên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của
HS
DẠNG 2: Mô tả không gian mẫu và tìm số phần tử.
Phương pháp:
+ Liệt kê các kết quả có thể của không gian mẫu
+ Đếm các phần tử có thể để xác định số phần
tử của không gian mẫu Bài 1
Ta liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
ĐT số 2
ĐT số 1
S (S S, ) (S N, )
N (N S, ) (N N, ) Không gian mẫu của phép thử là:
{ , ; , S S S N ; N S, ; , N N }
= W
Vậy không gian mẫu có 4 phần tử
Bài 2: Một hộp dựng 5 tấm thẻ ghi
các số 1; 2; 3; 4; 5 Rút ngẫu nhiên lần
lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ rút
ra lần đầu không trả lại vào hộp
Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử?
Bước 1: Giao nhiệm vụ 2
- GV cho HS đọc đề bài 2.
- HS hoạt động cá nhân làm bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài và thực hiện theo yêu
cầu của GV
- HS làn lượt lên bảng làm bài tập, HS
dưới lớp làm vào vở ghi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày trên bảng
Bài 2.
Ta liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
Vì tấm thẻ rút ra lần đầu không trả lại vào hộp nên hai tấm thẻ lấy ra mang hai số khác nhau Vậy loại bỏ các cặp số (1,1) ; (2;2), (3, 3); (4,4); (5, 5)
Không gian mẫu của phép thử là:
W={(1,2); (1,3); (1,4); (1,5); (2,1); (2,3); (2, 4); (2; 5);(3,1); ( 3,2); (3, 4); (3,5), (4,1); (4,2); (4,3);( 4,5); (5,1); (5,2); (5, 3); ( 5,4)}
Không gian mẫu có 20 phần tử
Lần 2
Lần 1
1 (1,1) (1,2) (1,3) (1,4) (1,5)
2 (2,1) (2,2) (2,3) (2,4) (2,5)
3 (3,1) (3,2) (3,3) (3,4) (3,5)
4 (4,1) (4,2) (4,3) (4,4) (4,5)
5 (5,1) (5,2) (5,3) (5,4) (5,5)
Trang 6Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS
Bài 3: Một hộp có hai bi trắng được
đánh số từ 1 đến 2, ba viên bi xanh
được đánh số từ 3 đến 5 và hai viên
bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7 Lấy
ngẫu nhiên hai viên bi:
Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử?
Bước 1: Giao nhiệm vụ 3
- GV phát phiếu học tập, HS hoạt
động nhóm giải toán
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, trao đổi thảo luận và
trình bày bài ra phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện 1
hs lên bảng trình bày
- Các nhóm đổi bài, lắng nghe và theo
dõi bài làm của nhóm bạn để nhận
xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét chéo bài làm
của các bạn
GV chú ý trong trường hợp các kết
quả có thể của không gian mẫu rất
nhiều ta có thể viết không gian mẫu
dưới dạng tổng quát
Bài 3.
Ta liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
Vì hai quả bóng lấy ra mang hai số khác nhau nên loại bỏ các cặp số (1,1) ; (2;2), (3, 3); (4,4); (5, 5); ( 6,6); ( 7, 7)
Không gian mẫu của phép thử là
W= { (a, b) / 1£ £a 7;1£ £b 7, a # b} Không gian mẫu có 42 phần tử
Bài 4 Có hai hộp thẻ Hộp thứ nhất
chứa các thẻ được đánh số từ 1 đến
5, hộp thứ hai chứa các thẻ được
đánh số từ 6 đến 9 Lấy ngẫu nhiên ở
mỗi hộp 1 thẻ
Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
Bài 4
Ta liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
6
Lần 2
Lần 1
1 (1,1) (1,2) (1,3) (1,4) (1,5) (1,6) (1,7)
2 (2,1) (2,2) (2,3) (2,4) (2,5) (2,6) (2,7)
3 (3,1) (3,2) (3,3) (3,4) (3,5) (3,6) (3,7)
4 (4,1) (4,2) (4,3) (4,4) (4,5) (4,6) (4,7)
5 (5,1) (5,2) (5,3) (5,4) (5,5) (5,6) (5,7)
6 (6,1) (6,2) (6,3) (6,4) (6,5) (6,6) (6,7)
7 (7,1) (7,2) (7,3) (7,4) (7,5) (7,6) (7,7)
Hộp 2
Hộp 1
Trang 7phần tử?
Bước 1: Giao nhiệm vụ 4
- GV phát phiếu học tập, HS hoạt
động nhóm giải toán
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, trao đổi thảo luận và
trình bày bài ra phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện 1
hs lên bảng trình bày
- Các nhóm đổi bài, lắng nghe và theo
dõi bài làm của nhóm bạn để nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét chéo bài làm
của các bạn
Không gian mẫu của phép thử là
W= {(1,6); (1,7); (1,8); (1, 9); (2,6); (2, 7); (2,8); (2, 9); (3,6); (3,7); (3, 8); (3, 9); (4,6); (4, 7); (4, 8); (4,9); (5,6); (5,7); (5, 8); (5, 9)}
Không gian mẫu có 20 phần tử
Tiết 3:
- GV cho HS đọc đề bài 1.
Bài 1 Xếp ngẫu nhiên ba bạn Văn,
Anh, Nghĩa trên một ghế dài
a Phép thử và kết quả của phép
thử là gì?
b Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử
- HS hoạt động cặp đôi làm bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài và thực hiện theo
yêu cầu của GV
- HS lên bảng làm bài tập, HS dưới
lớp làm vào vở ghi
Giáo viên hỗ trợ học sinh có nhận
thức chậm trong giải bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày trên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của
HS
Bài 1
a Phép thử là: Xếp ngẫu nhiên ba bạn Văn, Anh, Nghĩa trên một ghế dài
Kết quả của phép thử: là vị trí của ba bạn đặt trên ghế dài được viết là (a, b, c) trong đó ba bạn Văn, Anh, Nghĩa kí hiệu theo thứ tự là V, A , N
b Không gian mẫu là
W= {(V, A, N); (V, N, A); (A,N,V); (A,V,N); (N, A,V);
(N, V,A)}
Không gian mẫu có 6 phần tử
Trang 8Bước 1: Giao nhiệm vụ 2
- GV cho HS đọc đề bài 2
Bài 2: Từ các chữ số 1,2,3,4 người
ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số
khác nhau
a Phép thử và kết quả của phép
thử là gì?
b Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử
- HS hoạt động nhóm bàn làm bài
tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài và thực hiện theo
yêu cầu của GV
- HS lên bảng làm bài tập, HS dưới
lớp làm vào vở ghi
Giáo viên hỗ trợ học sinh có nhận
thức chậm trong giải bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày trên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét bài làm của
HS
Bài 2.
a Phép thử là: Từ các chữ số 1,2,3,4 người ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau
Kết quả của phép thử: là các số tự nhiên có ba chữ
số được viết dưới dạng abc trong đó a, b,c Î {1;2; 3; 4} và a# b # c
b Không gian mẫu là
W= {123; 132; 124; 142; 134; 143; 213;231; 234; 243; 214; 241; 312;321; 324; 342; 314; 341; 412; 421; 423; 432; 431; 413}
Không gian mẫu có 24 phần tử
Bước 1: Giao nhiệm vụ 3
- GV phát phiếu học tập, HS hoạt
động nhóm giải toán
Bài 3: Gieo ngẫu nhiên ba đồng
xu phân biệt một lần Kí hiệu S, N
lần lượt chỉ đồng xu lật sấp, lật
ngửa
a Phép thử và kết quả của phép
thử là gì?
b Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bài 3
a Phép thử là: Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần
Kết quả của phép thử: là mặt xuất hiện của ba đồng
xu được viết dưới dạng (a, b, c) trong đó a, b, c là mặt xuất hiện của 3 đồng xu kí hiệu S, N lần lượt
là chỉ mặt sấp, ngửa
b Không gian mẫu là
W= {(S, S, S); (S, N, N); (S, N,S); (S, S, N); (N, N, N); (N,N, S); (N, S, N), (N,S,S)}
Không gian mẫu có 8 phần tử
8
Trang 9- HS đọc đề bài, trao đổi thảo luận
và trình bày bài ra phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện
1 hs lên bảng trình bày
- Các nhóm đổi bài, lắng nghe và
theo dõi bài làm của nhóm bạn để
nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét chéo bài làm
của các bạn
Bước 1: Giao nhiệm vụ 4
Bài 4 Xét phép thử tung con xúc
xắc 6 mặt hai lần Tính số phần tử
của:
a Phép thử và kết quả của phép
thử là gì?
b Mô tả không gian mẫu của phép
thử Không gian mẫu có bao nhiêu
phần tử
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc đề bài, trao đổi thảo luận
và trình bày bài ra phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện
1 hs lên bảng trình bày
- Các nhóm đổi bài, lắng nghe và
theo dõi bài làm của nhóm bạn để
nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV cho HS nhận xét chéo bài làm
của các bạn
Bài 4
a Phép thử là: Tung con xúc xắc 6 mặt hai lần Kết quả của phép thử: là mặt xuất hiện của hai đồng xu được viết dưới dạng cặp số (a, b) trong đó avà b lần lượt là mặt xuất hiện của hai con xúc xắc
b Ta liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
Không gian mẫu là
W= {(1,1);(1,2); (1,3); (1,4); (1, 5);
(1,6); (2,1); (2,2); (2,3); (2,4); (2,5); (2,6); (3,1); (3,2); (3,3); (3,4); (3,5); (3,6); (4,1); (4,2); (4,3); (4,4); (4,5); (4, 6); (5,1); (5,2); (5,3); (5,4); (5,5); (5,6); (6,1); (6.2); (6,3); (6,4); ( 6,5); (6,6)} Không gian mẫu có 36 phần tử
Vận dụng: Bài tập trắc nghiệm.
Giáo viên phát phiếu bài tập trắc nghiệm
HS làm theo nhóm bàn, nộp kết quả
GV chữa nhanh một số bài tập
XX 2
XX 1
) (1,3) (1,4) (1,5) (1,6)
) (2,3) (2,4) (2,5) (2,6)
) (3,3) (3,4) (3,5) (3,6)
) (4,3) (4,4) (4,5) (4.6)
) (5,3) (5,4) (5,5) (5,6)
) (6,3) (6,4) (6,5) (6,6)
Trang 10A Hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó;
B Hoạt động mà ta có thể biết trước được kết quả của nó;
C Hoạt động mà ta gieo xúc xắc;
D Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 2 Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ
sinh lớp Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là:
Câu 3 Gieo hai đồng tiền một lần Kí hiệu S, N lần lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa.
Mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
C Ω = {SN, NS}; D Ω = {SN, NS, SS, NN}
Câu 4 Bạn Hoa dự định chọn ngẫu nhiên một trong các loại hoa: hoa hồng, hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc để trồng trong vườn Không gian mẫu của phép thử trên là:
A Ω = {hoa hồng; hoa cẩm chướng};
B Ω = {hoa hồng, hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc};
C Ω = {hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc};
D Ω = ∅
Câu 5 Xét phép thử T: “Tung ba đồng xu đồng chất và cân đối” Số phần tử của không gian mẫu là:
Câu 6 Một nhóm bạn có 4 bạn gồm 2 bạn Mạnh, Dũng và hai nữ là Hoa, Lan được xếp
ngẫu nhiên trên một ghế dài Kí hiệu (MDHL) là cách sắp xếp theo thứ tự: Mạnh, Dũng, Hoa, Lan Tính số phần tử của không gian mẫu
A 6 B 24 C 1 D 4
Câu 7 Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm 4 hình quạt bằng nhau, đánh số 1; 2; 3; 4
và được gắn vài trục quay có mũi tên cố định ở tâm Quay tấm bìa liên tiếp hai lần và quan sát mũi tên chỉ vào tấm bìa hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại Tính số phần tử của không gian mẫu?
A 12 B 14 C 16 D 18
Câu 8 Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có 4 học sinh là Nam, Chiến, Trung, Tú; Nhóm II
có ba học sinh là Hồng, Hoa, Huệ Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm Tính số phần tử của không gian mẫu?
A 10 B 12 C 14 D 16
Câu 9 Một hộp kín đựng 4 tấm thẻ được đánh số từ 1; 2; 3; 4 Lấy ngẫu nhiên lần lượt hai
thẻ từ hộp, tấm thẻ được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp Quan sát hai số ghi trên hai thẻ được lấy ra Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
A 12 B 14 C 16 D 18
Câu 10. Gieo một đồng tiền và một con súc sắc Số phần tử của không gian mẫu là:
10