1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sáng kiến kinh nghiệm: "Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho học sinh lớp 8,9 ở trường THCS Nà Giàng"

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: "Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho học sinh lớp 8,9 ở trường THCS Nà Giàng"

Trang 1

Người thực hiện: Trịnh Xuân Thức.

Đồng nghiên cứu (nếu có):

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

Đơn vị công tác: Trường THCS Nà Giàng – Huyện Hà Quảng

Hà Quảng, tháng 4 năm 2024

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Hà Quảng – Tỉnh Cao Bằng.

I Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:Số

Họ và tênNgàytháng năm

Nơi côngtác

Trình độchuyên

Tỷ lệ (%) đónggóp vào việc tạo

ra sáng kiến

1 Trịnh Xuân Thức 28/01/1985 TrườngTHCS Nà Giàng

GiáoviênTHCS

Đại học 100%

II Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:

“Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và năng lực hợp tác cho học lớp 8, 9 ở trường THCS Nà Giàng’’.

III Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến):

IV Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Lĩnh vực khác.

V Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

VI Mô tả bản chất của sáng kiến:

1 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến: 1.1 Thực trạng ban đầu

Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng, Phòng Giáo dục và Đào tạoHà Quảng tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) thu hút được nhiều giáoviên (GV) học sinh (HS) tham gia Các dự án tham gia bao gồm 05 lĩnh vực:Khoa học xã hội và hành vi; kỹ thuật cơ khí; kỹ thuật môi trường, khoa học thựcvật; hóa học, y sinh và khoa học sức khỏe; năng lực vật lí, hệ thống nhúng Đốitượng dự thi là các em HS lớp 8, 9 có kết quả học tập và rèn luyện xếp từ mứckhá trở lên Thực tế trong nhiều năm hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thiKHKT vẫn còn gặp một số khó khăn sau:

Trang 3

a) Xã Ngọc Đào không có thư viện, trung tâm nghiên cứu hoặc viện nghiêncứu để học sinh sưu tập sách, bài báo, tạp chí, các nguồn thông tin chuyên sâuvề các nghiên cứu dự án khoa học kĩ thuật (KHKT).

b) Nhà trường: có xây dựng và triển khai kế hoạch cuộc thi KHKT đến GVvà HS trong toàn trường Cơ sở hạ tầng của nhà trường chưa đầy đủ, có phònghọc bộ môn Sinh – Hóa, Lý – Công nghệ, Tin học nhưng chưa đúng tiêu chuẩn.Các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ thực hành thiếu hoặc không đảm bảo Kinh phí hỗtrợ cho giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu còn hạn chế Chưa có sự liên kếtvới các trường đại học, trung tâm nghiên cứu để hỗ trợ GV và HS trong quátrình nghiên cứu.

c) Ảnh hưởng của GV: khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đòihỏi GV phải có kiến thức rộng và nhiều kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, khảnăng xử lý tình huống phát sinh linh hoạt trong tổ chức nghiên cứu khoa học kỹthuật Hoạt động tổ chức nghiên cứu KHKT được thực hiện ở trường, phòngchuyên môn, ngoài nhà trường do đó GV và HS cần dành một lượng lớn thờigian và phương tiện di chuyển để nghiên cứu Việc định hướng cho học sinh lựachọn các lĩnh vực nghiên cứu sẽ quyết định đến kết quả của cả quá trình nghiêncứu Lĩnh vực đó có phù hợp với cơ sở vật chất, kinh phí hay không? có phù hợpvới năng lực của GV hướng dẫn và năng lực của HS hay không? Đây là là mộtvấn đề khó đối với GV nếu GV không có hiểu biết chuyên sâu.

d) Ảnh hưởng của học sinh: học sinh chưa nhận thức đầy đủ về cuộc thiKHKT, năng lực giải quyết vần đề và năng lực hợp tác trong nghiên cứu KHKTcủa học sinh còn yếu Bên cạnh đó nội dung các môn học còn nặng về lý thuyếtvà tính trừu tượng cao nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh Sau bài học,HS không biết học bài đó để làm gì? Kiến thức đó ứng dụng gì trong cuộc sống?Làm thế nào để nhớ được lâu kiến thức bài học?

1.2 Giải pháp đã sử dụng:

Hàng năm nhà trường triển khai cuộc thi KHKT chủ yếu thông qua hìnhthức tuyên truyền trong tiết chào cờ đầu tuần và giao cho giáo viên chủ nhiệmtriển khai trong tiết sinh hoạt lớp nên hiệu quả chưa cao Ban Giám hiệu giaonhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, tổ chuyên môn giao nhiệm vụ cho một giáoviên nào đó phụ trách hướng dẫn HS nghiên cứu KHKT, dẫn đến tình trạng GVlàm đối phó nên các sản phẩm tham gia cuộc thi đạt chất lượng chưa cao HSnếu được tham gia nghiên cứu KHKT thường được chỉ định, phân công tham gianên các em chưa chủ động, chưa linh hoạt trong quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu KHKT HS là chủ thể, là nhân tố quyết định đếnkết quả của quá trình nghiên cứu Thông qua các hoạt động dưới sự hướng dẫncủa GV HS phải sử dụng rất nhiều các kiến thức, năng lực khác nhau để giảiquyết vấn đề mình đang nghiên cứu, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề vànăng lực hợp tác.

Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng nhận thức, xác định và giải quyếtcác vấn đề một cách hiệu quả Nó bao gồm các kỹ năng sau:

Trang 4

Kỹ năng nhận thức vấn đề: Khả năng xác định và hiểu rõ vấn đề cần giảiquyết.

Kỹ năng phân tích vấn đề: Khả năng thu thập thông tin, phân tích nguyênnhân và xác định các yếu tố liên quan đến vấn đề.

Kỹ năng sáng tạo: Khả năng đưa ra các giải pháp mới mẻ, độc đáo và hiệuquả cho vấn đề.

Kỹ năng đánh giá và lựa chọn giải pháp: Khả năng đánh giá ưu nhượcđiểm của các giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Kỹ năng thực hiện giải pháp: Khả năng triển khai giải pháp một cách hiệuquả và đạt được mục tiêu đề ra.

Kỹ năng đánh giá kết quả: Khả năng đánh giá hiệu quả của giải pháp saukhi thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm.

Năng lực hợp tác là khả năng làm việc hiệu quả với người khác để đạt đượcmục tiêu chung Nó bao gồm các kỹ năng sau:

Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với người khác, bao gồmcả khả năng lắng nghe, chia sẻ thông tin và giải quyết mâu thuẫn.

Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng làm việc hiệu quả với các thành viênkhác trong nhóm để đạt được mục tiêu chung.

Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và hướng dẫnngười khác.

Kỹ năng tôn trọng: Khả năng tôn trọng ý kiến, quan điểm và sự khác biệtcủa người khác.

Kỹ năng thỏa hiệp: Khả năng tìm ra giải pháp chung mà mọi người đều cóthể chấp nhận.

Vấn đề là làm sao có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học để pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác? Qua thực tế nhiều nămhướng dẫn HS nghiên cứu KHKT, tôi nhận thấy để dự án dự thi đạt kết quả caothì việc tổ chức nghiên cứu KHKT tại các nhà trường là vô cùng quan trọng.

Với mong muốn nâng cao chất lượng các dự án dự thi KHKT, góp phầnphát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho HS Tôi đã viết và

áp dụng sáng kiến: “Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, góp

phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho học sinhlớp 8,9 ở trường THCS Nà Giàng”

2 Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học:2.1 Tính mới:

Nâng cao chất lượng các dự án tham gia KHKT các cấp, góp phần hìnhthành và phát triển phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018.

Trang 5

Cuộc thi KHKT sẽ được nhiều GV, HS, phụ huynh và xã hội biết đến nhiềuhơn, từ đó huy động được các nguồn lực đầu tư về vật chất và tinh thần cho cuộcthi Hoạt động nghiên cứu KHKT có sự kết hợp giữa ba môi trường nhà trường– gia đình – xã hội Cụ thể như sau:

Tại nhà trường: HS được tìm hiểu điều lệ, quy định, quy chế cuộc thi, đượcGV hướng dẫn quy trình tham gia cuộc thi KHKT Tìm hiểu các kiến thức, tiếnhành làm thí nghiệm, chế tạo mô hình, … liên quan đến lĩnh vực dự thi Qua đóphát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho HS.

Tại gia đình: Một số kiến thức, thí nghiệm, thử nghiệm học sinh có thể thựchiện ở nhà để củng cố thêm kiến thức, kỹ năng và ý nghĩa của hoạt động nghiêncứu KHKT

Ở xã hội: thông qua các hoạt động tham quan thực tế các mô hình, cơ sởsản xuất; quan sát, tìm kiếm nguyên vật liệu; tìm hiểu, khám phá thế giới quanHS được vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiến.Thông qua hoạt động nghiên cứu KHKT HS được trang bị, củng cố thêm cáckiến thức phổ thông Từ đó có thêm động lực, hứng thú hơn trong học tập cũngnhư trong việc nghiên cứu khoa học.

Dưới đây là một số hình ảnh dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm2022 – 2023 GV đưa ra đề tuyên truyền, giới thiệu cho HS:

Trang 6

2.2.2 Tổ chức tập huấn cho HS nghiên cứu KHKT

Xây dựng kế hoạch tập huấn và tổ chức tập huấn nghiên cứu KHKT dànhcho HS lớp 8, 9, nội dung tập huấn cụ thể như sau:

Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức của học sinh về KHKT.

- Kích thích tư duy sáng tạo và ham học hỏi KHKT.

- Giúp học sinh tiếp cận và ứng dụng KHKT vào thực tiễn.- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu KHKT.

Đối tượng:

Học sinh lớp 8, 9

Thời gian:

Đầu tháng 9 năm 2023.

Trang 7

Nội dung tập huấn:

Giới thiệu về cuộc thi KHKT:

Khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của KHKT.Các lĩnh vực KHKT

Các dự án tham gia KHKT các cấp

Kỹ năng nghiên cứu KHKT:

Xác định đề tài nghiên cứu.Tìm kiếm tài liệu.

Thiết kế thí nghiệm.Phân tích dữ liệu.Viết báo cáo khoa học.

Quy trình nghiên cứu KHKT:

Quy trình nghiên cứu khoa học.Quy trình nghiên cứu kỹ thuật.

Trang 8

2.2.3 Tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT

Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng có tính khả thi nhất với các tiêu chí: chiphí rẻ, nguyên vật liệu dễ tìm kiếm; sản phẩm dễ làm; không bị trùng lặp về nộidung, hình thức, thiết kế, cấu tạo, thành phần với các sản phẩm đã dự thi ở cácnăm trước hoặc trên mạng; phù hợp với năng lực của HS thì GV hướng dẫn HSthực hiện nghiên cứu KHKT theo quy trình sau:

Trong năm học 2023 – 2024 trường THCS Nà Giàng có 02 sản phẩm tham gia dự án cấp trường, đó là các dự án sau:

Dự án 1: Xà phòng thân thiện với môi trường (Triệu Anh Thư, 9A)

Trang 9

Dự án 2: Kem dưỡng da và son dưỡng môi thảo dược (Hoàng Thị Tuệ Thanh, 9A và Đàm Hà Phương, 9B)

Sau khi tổ chức đánh giá, chấm điểm cấp trường thì dự án 2 được đánh giá cao hơn và được lựa chọn tham gia thi cấp huyện.

Hình ảnh kem dưỡng da và son dưỡng môi thảo dược.

Sau khi đã lựa chọn dự án tham gia cấp huyện, dưới sự hướng dẫn của GVhướng dẫn HS sẽ hoàn thiện các loại hồ sơ theo quy định của cấp trên Điềuchỉnh lại các thành phần của sản phẩm (nếu cần) Cần lưu ý các nội dung sau:

Kế hoạch nghiên cứu: Viết đúng theo câu trúc quy định của cuộc thi và

đảm bảo các nội dung sau:

* Tên đề dự án: Phải bao quát, mang tính thời đại, tính cấp thiết.

* Câu hỏi nghiên cứu: dự án nghiên cứu vấn đề gì? Câu hỏi phải ngắn gọn,rõ ràng, trực tiếp Có thể chia thành các mục tiêu thứ cấp, câu hỏi phải có tínhcập nhập.

* Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết tình huống cho vấn đề nghiên cứunhưng phải gắn liền với tính khả thi.

* Phương pháp nghiên cứu: Trình bày chi tiết các phương pháp được sửdụng trong đề tài/dự án nghiên cứu Nêu được tính sáng tạo (nếu có) so vớiphương pháp nghiên cứu khác

* Kết quả nghiên cứu: Cần trình bày chi tiết các kết quả thu được quanghiên cứu Trình bày kết quả dữ liệu dưới dạng bảng, đồ thị…Phân tích, bìnhluận, thảo luận, so sánh kết quả thu được qua các hình ảnh, biểu đồ…

* Kết luận: Cần trình bày khái quát nội dung và kết quả nghiên cứu Mỗikết luận cần liên quan logic, thể hiện mục tiêu nghiên cứu Nội dung kết luậngắn liền với việc giải quyết các giả thuyết khoa học, yêu cầu thiết kế

* Kiến nghị: mở ra hướng phát triển mới, hướng nghiên cứu tiếp theo chodự án Những điều kiện cần có để hoàn thiện dự án.

(Phụ lục1 đính kèm)

Trang 10

Báo cáo nghiên cứu: Viết đúng theo câu trúc quy định của cuộc thi và trả

lời được các câu hỏi sau:

* Dự án nghiên cứu vấn đề gì?

* Tại sao lại thực hiện nghiên cứu dự án này?* Nghiên cứu được thực hiện như thế nào?* Kết quả nghiên cứu được là gì?

* Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu là gì?

(Phụ lục 2 đính kèm)

Trình bày POSTER: theo đúng quy định của cuộc thi và đảm bảo có các

nội dung sau: mục tiêu, giả thuyết, quy trình thực hiện, kết quả, tóm tắt quá trìnhnghiên cứu Hạn chế trình bày bằng chữ tăng cường cung cấp thông tin bằng sơđồ, biểu đồ, hình ảnh.

Hình ảnh Poster tham gia cuộc thi KHKT năm học 2023 – 2024.

Vì dự án là liên quan đến sức khỏe con người nên sau khi hoàn thiện sảnphẩm thì cần có giấy xác nhận của các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm Đâycũng là một nội dung lấy được điểm khá cao từ Ban giám khảo cuộc thi

Trang 11

Hình ảnh phiếu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm

Tiếp theo HS sẽ tiến hành thí nghiệm để chế tạo hoàn thành sản phẩm.

Em Hoàng Thị Tuệ Thanh đang thực hiện dự án

Em Đàm Hà Phương đang thực hiện dự án

Trang 12

Hình ảnh HS và sản phẩm kem dưỡng da

Hình ảnh HS và sản phẩm son dưỡng môi

Trang 13

Hình ảnh thầy và trò tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm học 2023 –2024

Cuối cùng GV hướng dẫn HS kỹ năng thuyết trình và trả lời các câu hỏicủa Ban giám khảo đưa ra Qua mấy năm tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh vànghiên cứu tài liệu thì GV chuẩn bị cho HS trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Lí do nào dẫn đến các em đến ý tưởng của đề tài? Đề tài em thựchiện trong thời gian nào? Ở đâu? Cuộc thi này dành cho đối tượng nào?

Câu 2: Việc thực hiện đề tài giúp các em trả lời được câu hỏi nào?1 Vì sao lại bị khô da?khô môi?

2 Cơ sơ khoa học nào để sử dụng các nguyên liệu dưỡng da và dưỡngmôi?

3 Vì sao phải sử dụng sản phẩm của nhóm em?

4 Sản phẩm của nhóm em có an toàn với người sử dụng không?5 Vì sao phải sử dụng nguyên liệu và thảo dược như vậy?

6 Vì sao em lại kết hợp các loại thảo dược trên?7 Đề tài mang lại lợi ích gì?

8 Điểm sáng tạo của đề tài là gì?

Câu 3: Đề tài này được thực hiện theo các em nó mang lại lợi ích gì cho xãhội?

Câu 4: Để thực hiện đề tài này các em các em sẽ tiến hành những công việcgì?

Câu 5: Sản phẩm khác gì so với sản phẩm khác trên thị trường như thế nào?Câu 6: Quy trình làm một dự án KHKT như thế nào?

Câu 7: Tại sao em lại tạo ra 2 sản phẩm cùng một lúc?

Trang 14

Câu 8: Giá thành của mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu?

2.3 Tính khoa học

Nội dung của sáng kiến căn cứ vào các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đàotạo và các công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng, PhòngGiáo dục và Đào tạo Hà Quảng.

Các luận điểm, luận cứ của sáng kiến được trích từ tài liệu của: Viện Hóahọc – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Tiến trình tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT đảm bảo phù hợp với cáchoạt động khác của nhà trường.

Các em HS được biết và tham gia vào nghiên cứu khoa học theo đúng trìnhtự và đúng quy trình.

HS biết sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vẫn đề thực tiễntrong cuộc sống

Qua việc tham gia cuộc thi KHKT giúp các em học sinh hình thành và bồiđắp thêm 05 phẩm chất và 09 năng lực chung mà mục tiêu của Giáo dục nước tađang hướng tới Đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác

VII Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):VIII Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:1.Khả năng áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến “Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, góp phầnphát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác cho học sinh lớp 8,9 ởtrường THCS Nà Giàng” có thể áp dụng ở các trường THCS

2 Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối với Ban Giám hiệu:

- Xác định mục tiêu rõ ràng: Ban giám hiệu cần xác định rõ mục tiêu của

cuộc thi, ví dụ như: khơi dậy niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật cho họcsinh, phát hiện tài năng trẻ, hay tạo sân chơi học tập bổ ích.

- Lập kế hoạch chi tiết: Cần lập kế hoạch chi tiết cho từng khâu của cuộc

thi, bao gồm: thời gian tổ chức, nội dung thi, tiêu chí đánh giá, kinh phí, cơ sởvật chất, v.v.

- Khen thưởng và động viên.

- Công bố thông tin rộng rãi: Thông tin về cuộc thi cần được công bố

rộng rãi đến học sinh, giáo viên và phụ huynh thông qua các kênh như: website,bảng tin, mạng xã hội, v.v.

Đối với GV hướng dẫn:

- Hỗ trợ học sinh lựa chọn đề tài:

Ngày đăng: 17/07/2024, 20:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w