1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

8 bai 8 Đinh luat tuan hoan

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 367,94 KB
File đính kèm 0 hoÁ 10 bt.rar (3 MB)

Nội dung

Bài tập mô tả củng cố kiến thức các bài học môn hóa học 10 bộ kết nối tri thức, chương trình giáo dục THPT 2018

Trang 1

BÀI 8: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

HÓA HỌC Câu 1 [KNTT - SGK] Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn

Câu 2 [KNTT - SGK] Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12 , chu kì 3 , nhóm IIA của bảng tuần hoàn a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium

b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn

Câu 3 [KNTT - SGK] Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người Nguyên

tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1

a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn

b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium

Câu 4 [KNTT - SBT] Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A 1s²2s²2p6 B 1s²2s²2p 3s²3p¹ C 1s²2s²2p3s³ D 1s²2s²2p3s².

Câu 5 [KNTT - SBT] Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn

và đánh bóng bề mặt Nguyên tử chromium có cấu hình electron viét gọn là [Ar] 3d54s1 Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là

A ô số 17, chu kì 4, nhóm IA B ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB

C ô số 24, chu kì 3, nhóm VB D ô số 27, chu kì 4, nhóm IB

Câu 6 [KNTT - SBT] Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

X (1s22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và Z (1s22s22p63s23p1)

Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là

A Z, Y, X B X, Y, Z C Y, Z, X D Z, X, Y.

Câu 7 [KNTT - SBT] Anion X2- có cấu hình electron [Ne] 3s23p6 Nguyên tố X có tính chất nào sau đây ?

A Kim loại B Phi kim C Trơ của khí hiểm D Lưỡng tính.

Câu 8 [KNTT - SBT] Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 Công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tinh acid – base của chúng là

A R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính) B RO3 (acidic oxide), H RO₂RO 4 (acid)

C RO2 (acidic oxide), H RO₂RO 3 (acid) D RO (basic oxide), R(OH)2 (base)

Câu 9 [KNTT - SBT] Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4 Công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid - base của chúng là

A X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tinh B XO3, H2XO4, tính acid

C XO2, H2XO3, tỉnh acid D XO, X(OH)2, tỉnh base

Câu 10 [KNTT - SBT] X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base Cách phân loại X , Y , Z nào sau đây là đúng?

A X là kim loại; Y là chất lưỡng tính; Z là phi kim

B X là phi kim; Y là chất lưỡng tỉnh; Z là kim loại

C X là kim loại; Z là chất lưỡng tinh; Y là phi kim

D X là phi kim; Z là chất lưỡng tinh; Y là kim loại.

Câu 11 [KNTT - SBT] Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X

b) Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?

Trang 2

c) Electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?

d) X là kim loại hay phi kim?

Câu 12 [KNTT - SBT] Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19

a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn

b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tinh kim loại tăng dần Giải thích

Câu 13 [KNTT - SBT] Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17

a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn

b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tinh phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn A)

Câu 14 [KNTT - SBT] Cấu hình electron theo lớp của năm nguyên tố X, Q, Z, A, D như sau:

X: 2, 2; Q: 2, 8, 8, 2; Z: 2, 7;

A: 2, 8, 8, 7; D: 2

a) Nêu vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn

b) Xác định kim loại mạnh nhất, phi kim mạnh nhất, nguyên tố kém hoạt động nhất trong số chúng Giải thích

Câu 15 [KNTT - SBT] Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108 Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 24 hạt

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử A Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn

b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của A và nêu tính acid – base của chúng

Câu 16 [KNTT - SBT] Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5 Ion Y– có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6

a) Xác định cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y

b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn

Câu 17 [KNTT - SBT] Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống D là nguyên tố rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp đồ gốm, men sứ, thuỷ tinh, vật liệu bản dẫn, vật liệu y tế, Oxide ứng với hóa trị cao nhất của hai nguyên tố A và D đều có dạng RO2 Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25 % hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của D chứa 87,5 % D về khối lượng a) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố A và D

b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của A, D vả hydroxide tương úng So sánh tỉnh acid – base giữa các oxide, hydroxide đó Giải thích

Câu 18 [KNTT - SBT] Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận Cho 1,2 g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 L khí (đo

ở 25° C và 1 bar)

a) Xác định M và cho biết vị trí của M trong bảng tuần hoàn

b) So sánh tính kim loại của M với 19K và 12Mg Giải thích

5 CÂU VẬN DỤNG CAO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Câu 1. Đơn chất của nguyên tố R có nhiều ứng dụng trong công nghiệp Thông qua dẫn xuất chính của

nó là acid (H2RO4), đơn chất của R được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới R là một nguyên tố phi kim Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2 Tổng số proton và nơtron của R nhỏ hơn 34

a Xác định R

b X là hợp chất khí của R với hiđro, Y là oxit của R có chứa 50% oxi về khối lượng Xác định công thức phân tử của X và Y

Câu 2 Chọn các từ và cụm từ thích hợp cho sẵn để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trang 3

Bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH) do nhà bác học Nga Men-de-le-ep phát minh vào năm 1869, đã có

vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hoá học và các ngành khoa học khác Khi biết vị trí của một nguyên tố hoá học trong bảng HTTH ta có thể suy ra số lượng (1) và (2) trong hạt nhân, .(3) nguyên tử và số (4) ngoài cùng Từ đó có thể suy ra (5) hoá học cơ bản của nó

a proton b nơtron c electron

d tính chất e số hiệu f hạt nhân

Thứ tự điền từ: 1 … …; 2 ……; 3 …… ; 4… ……; 5… …

Câu 3 Nguyên tố R là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người Trong cơ thể R

chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng R tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu R kết hợp với phosphorus là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2

a Viết cấu hình electron của nguyên tử R

b Vị trí trong bảng tuần hoàn

c Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho:

R + H2O  hydroxide + H2

oxide của R + H2O 

Muối carbonate của R + HCl 

Hydroxide của R + Na2SO4

Câu 4 Đồng (copper) là một thành phần kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt Ở dạng

nguyên chất kim loại đồng mềm và dễ uốn nắn, các loại đồng tươi thường có màu cam đỏ Đồng là thành phần của rất nhiều hợp kim quan trọng và có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống Ban đầu thì kim loại này

có tên gọi là cyprium (kim loại Síp), bởi nó được khai thác chủ yếu ở Síp Sau này thì chúng được gọi tắt

là cuprim (tên latin của Đồng)

1 Trong bảng tuần hoàn có một ô ghi:

a Hãy cho biết ý nghĩa của chữ và các số có trong ô

b Xác định vị trí của Cu trong bảng tuần tuần hoàn

2 Cho 0,2 mol CuO (ở câu trên) tan trong H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4 g/100 gam H2O

29 số hiệu nguyên tử, Cu kí hiệu nguyên tử, 3d104s1 cấu hình electron nguyên tử, 63,546 nguyên tử khối

b Xác định vị trí của Cu trong bảng tuần tuần hoàn: cấu hình electron nguyên tử

Câu 5 Có bao nhiêu tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số electron; (3) tính kim loại, tính phi kim; (4) số electron lớp ngoài cùng; (5) độ âm điện; (6) nguyên tử khối; (7) tính acid, base của oxide và hydroxide; (8) hóa trị của các nguyên tố; (9) năng lượng ion hóa

29 Cu

3d104s1

63,546

Ngày đăng: 16/07/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w