Giải pháp dự thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THCS: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong môn ngữ văn thcs"
Trang 1TRƯỜNG THCS AN THẠNH TÂY
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Thạnh Tây, ngày 03 tháng 11 năm 2020
BÁO CÁO BIỆN PHÁP “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS AN THẠNH TÂY”
Phần I: Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao
- Họ và tên:
- Năm sinh:
- Quê quán:
- Năm vào ngành:
- Chuyên môn đào tạo: Đại học Sư phạm Ngữ văn
- Đơn vị công tác:
- Nhiệm vụ được giao: Dạy môn Ngữ văn; giáo viên Tổng phụ trách Đội
Phần II: Nội dung biện pháp
1 Tên biện pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Ngữ văn ở
trường Trung học cơ sở An Thạnh Tây.
2 Thời gian thực hiện: Năm học 2019 - 2020.
3 Quá trình hoạt động để áp dụng biện pháp:
3.1 Lý do chọn biện pháp:
- Về mặt lý luận: Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì học sinh là trung tâm, là đối tượng chủ yếu của các hoạt động dạy và học, giáo viên là người thiết kế, hướng dẫn, gợi mở cho các em trao đổi, thảo luận để đưa ra những ý kiến, tự bày tỏ cách hiểu, cách cảm về bài học Trong xu thế dạy học Ngữ văn theo phương pháp hiện đại, người ta nghĩ ngay đến việc ứng
dụng công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
Trang 2và trao đổi thông tin số (Theo Khoản 1 Điều 4 - Luật Công nghệ thông tin 2017) Kĩ
thuật hiểu theo nghĩa công nghệ máy móc và thiết bị kĩ thuật, đồng thời kĩ thuật trong dạy học cũng được hiểu là những chiến lược dạy học nhằm phát huy tối đa nội lực của người học, giúp họ phát triển đạt tới giá trị chân - thiện - mĩ trong cuộc sống
- Về thực tiễn: Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống Đặc biệt, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là mặt phương pháp
- Về tính cấp thiết: Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đặt ra một cách cấp thiết nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh Một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện tiện ích Nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ văn còn chậm và ít hơn các bộ môn khác Chính vì thế, từ đầu năm học 2019 - 2020, với mong
muốn nâng cao chất lượng dạy học, tôi tiến hành xây dựng biện pháp: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở An Thạnh Tây”.
3.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng: Bộ môn Ngữ văn là môn học về ngôn từ, ít sử dụng đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học nên việc đầu tư đồ dùng dạy học cho môn này là còn chưa nhiều Từ đó làm cho học sinh đôi lúc cảm thấy không hứng thú trong học tập, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình lĩnh hội kiến thức của các em Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công dạy Ngữ văn lớp 6 3 và lớp 9 2 Để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát (mỗi lớp làm một bài kiểm tra tổng hợp), kết quả (trước khi thực hiện biện pháp) như sau: Lớp Tổng
số HS
- Thuận lợi:
Trang 3+ Phương tiện dạy học được đầu tư nhiều hơn trước (trường trang bị thêm ti vi,
giáo viên trang bị thêm máy tính xách tay, điện thoại thông minh,…)
+ Trình độ tin học, khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ của giáo viên khá tốt
+ Ban giám hiệu luôn khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học
+ Học sinh rất hứng thú với những tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin
- Khó khăn: Do phòng học ở điểm lẻ (các lớp tôi phụ trách đều học ở điểm lẻ) còn khá thô sơ nên không thể bố trí cố định các phương tiện dạy học Vì thế khá mất thời gian để chuẩn bị một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin
3.3 Các biện pháp, giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
Việcứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy Ngữ văn mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào tình trạng “chiếu chép”, biến tiết dạy thành tiết
“trình diễn” các Slide (ghi sẵn nội dung bài học)… Vì thế, trong biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục này tôi sẽ trình bày việc ứng dụng công nghệ thông tin qua từng bước trong một tiết học
3.3.1 Khởi động:
- Cho học sinh xem video giới thiệu về tác giả (sự nghiệp sáng tác, thời đại,
xuất thân,…) hay xem một tác phẩm nghệ thuật (một bức tranh, một đoạn trích cải lương, một bài hát, một đoạn trích phim,…) để tạo hứng thú cho các em Từ đó giáo viên dẫn dắt giới thiệu vào bài mới (hình thành kiến thức) Ví dụ: Khởi động để vào
bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” (Ngữ văn 6): Giáo viên cho học sinh xem bài hát “Tôi yêu màu áo trắng” (Nhạc và lời: Lê Trung Thiêng).
- Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế chơi trò chơi giải ô chữ, đảo chữ
đoán nghĩa,… cho học sinh tham gia Ví dụ: Khởi động vào bài “Thuật ngữ” (Ngữ văn
9): Giáo viên thiết kế ô chữ có 8 hàng ngang, đáp án mỗi hàng là tên một khái niệm
khoa học, công nghệ, từ khóa là “THUATNGU”, từ đó giáo viên dẫn dắt giới thiệu vào
bài mới (hình thành kiến thức)
3.3.2 Hình thành kiến thức:
- Khi dạy Văn bản: Cung cấp cho học sinh những hình ảnh, video,… liên quan đến nội dung bài học để các em hứng thú tìm hiểu bài, dễ dàng tiếp thu bài Ví dụ: Khi
dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Ngữ văn 9), trước khi tìm hiểu phần “Nội
Trang 4dung”, cho học sinh xem video bài hát “Tiểu đội xe không kính” (Nhạc: Nguyên
Nhung, thơ: Phạm Tiến Duật)
- Khi dạy Tiếng Việt và Tập làm văn: Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết
kế các bài tập cho học sinh làm; trình bày những đoạn văn, dàn bài tham khảo cho học
sinh xem để rút kinh nghiệm Ví dụ: Khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Ngữ văn 9), thiết kế phần “Một số phép tu từ từ vựng” như sau: cột 1 ghi tên các phép tu từ (so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…), cột 2 để trống, gọi học sinh phát biểu khái niệm, sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra (chiếu) kết quả
- Dùng chức năng chụp ảnh của điện thoại thông minh chụp lại kết quả thảo luận của các nhóm, gửi qua Zalo, rồi tải về máy tính xách tay, sau đó chiếu lên màn hình tivi cho cả lớp xem để nhận xét, đánh giá, trao đổi
3.3.3 Luyện tập: Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế các bài tập cho
học sinh làm Ví dụ: Dạy bài “Thuật ngữ” (Ngữ văn 9), khi làm bài tập 1 (Điền thuật
ngữ thích hợp vào chỗ trống, cho biết chúng thuộc lĩnh vực khoa học nào.), bảng thiết
kế ghi sẵn khái niệm cho học sinh nêu thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và xác định lĩnh vực khoa học
3.3.4 Vận dụng: Sử dụng phần mềm Powerpoint đưa ra những gợi ý, bài làm
tham khảo cho học sinh xem để các em áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập
Ví dụ: Dạy bài “Tính từ và cụm tính từ” (Ngữ văn 6), giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: “Đặt câu có sử dụng tính từ hoặc cụm tính từ.”, trước khi yêu cầu học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên cho các em xem một số câu văn có sử dụng tính
từ hoặc cụm tính từ
3.3.5 Tìm tòi, mở rộng: (Đối với dạy học chủ đề).
Sử dụng phần mềm Powerpoint đưa ra hướng dẫn, sản phẩm cho học sinh tham
khảo để thực hiện nhiệm vụ học tập Ví dụ: Dạy chủ đề “Truyện Kiều và miêu tả trong văn bản tự sự” (Ngữ văn 9), giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: “Tìm đọc Truyện Kiều và một số bài thơ viết về nhân vật trong truyện, bài nghiên cứu, phê bình về các đoạn trích Truyện Kiều được học trong chương trình Ngữ văn.”, trước khi yêu cầu học
sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh một số bài nghiên cứu, bài phê bình,…
3.4 Đánh giá, phân tích ưu điểm cho từng giải pháp đã đề ra; tính mới, tính sáng tạo:
3.4.1 Đánh giá, phân tích ưu điểm cho từng giải pháp đã đề ra:
Trang 5Các giải pháp đã trình bày trên được thực hiện trong các bước dạy học (thực hiện theo công văn 470/PGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Phòng GD&ĐT huyện
Cù Lao Dung về việc tổ chức và quản lí dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh năm học 2018 - 2019) Chung lại, có các giải pháp sau:
- Sử dụng video: cung cấp hình ảnh, âm thanh,… tạo sự hứng thú, điểm nhấn cho học sinh dễ tiếp nhận kiến thức
- Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế ô chữ, bài tập cho học sinh làm: thuận tiện, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian
- Chụp lại kết quả thảo luận của học sinh, gửi qua Zalo, rồi tải về máy tính xách tay, sau đó chiếu lên màn hình tivi cho cả lớp xem để nhận xét, đánh giá, trao đổi: học sinh chỉ cần ghi kết quả thảo luận trên giấy khổ nhỏ (giấy tập học sinh hoặc giấy A4), khi chiếu lên tivi học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét, tiết kiệm được thời gian
- Sử dụng phần mềm Powerpoint đưa ra gợi ý, hướng dẫn, bài làm tham khảo:
học sinh tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng vận dụng vào việc thực hiện nhiệm
vụ học tập
3.4.1 Tính mới, tính sáng tạo:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong biện pháp này được thực hiện triệt
để dựa trên cơ sở vật chất đã có, cung cấp cho học sinh những phương pháp học tập mới mẻ, tạo hứng thú, phấn khởi trong quá trình học tập, làm tăng hiệu quả tiếp thu bài của học sinh
- Lần đầu tiên sử dụng mạng xã hội Zalo trong quá trình dạy học trên lớp và mang lại hiệu quả tích cực
4 Hiệu quả và ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với đơn vị, địa phương:
- Qua việc áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh hứng thú hơn trong các tiết học, các em tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập, tích cực thảo luận, trình bày, trao đổi ý kiến và đặc biệt, các em hiểu bài hơn
- Cuối năm học 2019 - 2020, kết quả môn Ngữ văn lớp 63 và 92 đạt như sau:
Lớp Tổng
số HS
Trang 6Cộng: 40 17 42,50% 11 27,50% 12 30,00% 0 0
Từ kết quả trên cho thấy so với đầu năm học thì cuối năm tỉ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi đã tăng lên, xếp loại trung bình giảm và không còn học sinh xếp loại yếu Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như của địa phương
5 Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng của biện pháp đem lại hiệu quả cao:
5.1 Mức độ ảnh hưởng: Biện pháp này đã được áp dụng, kiểm chứng và có
tác động tích cực đối với nhà trường và địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
5.2 Phạm vi áp dụng: Biện pháp này có thể áp dụng để dạy nhiều môn học ở
trường THCS An Thạnh Tây và các trường khác
5.3 Kết luận: Biện pháp tôi đã trình bày bước đầu đã phát huy hiệu quả Để đạt
được kết quả cao hơn, đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học qua mỗi tiết dạy, mỗi giờ lên lớp, đúc kết cho mình những kinh nghiệm để góp phần giáo dục học sinh đạt hiệu quả một cách tốt nhất
Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo trường
NGƯỜI BÁO CÁO Phần nhận xét, đánh giá của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngành giáo dục