1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - bệnh cây chuyên khoa 2 - đề tài - Loét cây có múi

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA NÔNG HỌC

TIỂU LUẬN BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA 2

Tên đề tài: “ LOÉT CÂY CÓ MÚI

Trang 2

I LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT CÂY CÓ MÚI

Bệnh loét phá hại cam quýt ở tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất, làmrụng quả, lá, cây còi cọc chóng bị tàn Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễchết Quả bị bệnh có phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được Nhiềunước trồng cam, quýt trên thế giới đã cấm nhập những cây, mắt ghép và quả bịbệnh.

Vi khuẩn Xanthomonas citri được tìm thấy ở Đông Nam Á, được lây lan ra cảchâu Á, sau đó sang châu Phi, châu Đại Dương Trong những năm gần đây bệnhxảy ra trên những hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Trung Đông và Bắc Mỹ, vi khuẩnnày có phạm vi ký chủ hẹp ở Nam Mỹ.

Theo Fawcetti, bệnh loét cam có nguồn gốc ở Ấn Độ, được phát hiện từ năm1872 và hiện còn giữ được mẫu ở bảo tàng Ấn Độ Có thể cũng xuất phát từ đâymà lây bệnh sang Nhật Bản, sang các nước quanh vịnh Mexico vào khoảng năm1901, đến các nước Nam Mỹ

(Braxin, Urugoay, Achentina)

Châu Á: bệnh lan rộng ra cả châu Á, với chủng A xảy ra ở Afghanistan,Bănglades, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Việt Nam, Malaixia…Châu Phi: chủng A xuất hiện ở Comoros, Gabon, Madagasca, Nam Phi…

Bắc Mỹ: Mexico (chủng D), Hoa Kỳ chủng A (xuất hiện ở Florida năm 1912 vàlan sang Alabama, Georgia, South Caroline và Texas Bệnh loét cây có múiđược khống chế ở Florida năm 1933 và cả nước năm 1947, sau đó bệnh lại xuấthiện trở lại Florida năm 1986 Một lần nữa công tác diệt trừ bệnh đã thành côngnhưng lại xuất hiện trở lại khu vực Miami năm 1995 Năm 2004-2005 bão thuậnlợi cho sự lây lan của bệnh loét cây có múi Kiểm dịch thực vật và hạn chế vậnchuyển cây thu hoạch , giao thông vận tải sản phẩm cho các quốc gia khác sảnxuất có múi đều bị cấm Trước năm 2006 hơn 600.000 ha của Florida đất đãđược tiến hành kiểm dịch).

Nam Mỹ: Achentina có chủng A, Paragoay có chủng A, B, C Ở Braxin cóchủng A, C bệnh được phát hiện ở tất cả các khu vực Giống như tất cả các bệnhvi khuẩn khác không có cách tiêu diệt hoàn toàn Cách duy nhất loại trừ là nhổbỏ hết cây bị bệnh Theo luật ở Sao Paulo nhà nước và chính quyền khu vực ởBrazil vùng sản xuất có số cây nhiễm bệnh nhẹ hơn 0.5% thì phải nhổ bỏ câytrong bán kính 30m Nếu số cây nhiễm nặng hơn 0.5% thì phải nhổ bỏ hoàntoàn

Châu Đại Dương: Úc, Newzealan…

Ở Việt Nam: Qua cuộc khảo sát lớn cây có múi thực hiện ở 14 tỉnh trong đóphía bắc: Hưng Yên, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, ở phía Nam: CầnThơ, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, VũngTàu, Lâm Đồng.

Trang 3

Thu thập 557 chủng vi khuẩn phân lập nuôi cấy trên môi trường semiselectiveKC, từ các loại cây có múi trong đó có 60 chủng từ cây chanh cốm Mexico tại 8tỉnh.

Sau khi nghiên cứu thấy rằng Việt Nam chỉ có 1 chủng A.Sự phân bố bệnh loét cam trên thế

II TRIỆU CHỨNG BỆNH

Ở lá non, triệu chứng ban đầu là những vết chấm tròn có đường kính trêndưới 1mm, màu trong vàng, thường xuất hiện ở mặt dưới lá, sau đó vết bệnh mởrộng phá vỡ biểu bì mặt dưới lá màu trứng nhạt hoặc nâu nhạt Mặt trên của láchỗ bị bệnh cũng nổi gờ nhưng thường không phá vỡ biểu bì, xung quanh vếtbệnh óc các quầng tròn màu vàng hoặc xanh tối Sau 2-3 tuần lễ, vết bệnh pháttriển thành quầng tròn màu nâu xám, khi vết bệnh già hóa gỗ, rắn lại thì hìnhtròn hoặc vô định hình, mặt dưới sù sì giống như hải miên, mặt trên vết bệnh cólớp màng sù sì nứt nẻ màu xám tro Lá bệnh không bị biến đổi hình dạng nhưngdễ rụng, cây con bị bệnh thường rụng hết lá Vết bệnh trên quả cũng tương tựnhư trên lá: vết bệnh sù sì màu nâu hơn, rìa vết bệnh có gờ nổi lên ở giữa vếtbệnh mô chết rạn nứt Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vếtloét không ăn sâu vào ruột quả Độ lớn vết bệnh tùy theo từng loại cam quýt.Vết loét có thể có đường kính 12mm ở cây bưởi chùm, 8mm ở cây bưởi và 2-5mm ở những giống cam quýt khác Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ítnước, khô sớm, dễ rụng Bệnh làm cho quả xấu mã, không đạt tiêu chuẩn chấtlượng để xuất khẩu Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lánhưng sùi lên tương đối rõ ràng Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dàitới 15cm và ở cành tới 5 - 7cm.

Bệnh phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh đến lộc hạ (tháng 7 và 8)rồi đến lộc đông (tháng 10 và 11) thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển Bệnhloét cam phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, vi khuẩn xâm nhiễm thích hợpở nhiệt độ 25 - 30oC, độ ẩm cao Cây bị bệnh nặng nhất là bưởi, cam rồi đếnchanh, còn các giống quýt có tính chống bệnh cao với bệnh loét Tuổi cây càngnon càng dễ bị nhiễm bệnh nặng, nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bịbệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu, cam từ 5 - 6 tuổi tỉ lệ bị bệnh thấp hơn Cành

Trang 4

vượt phát triển nhiều lộc thường bị bệnh nặng hơn Sau khi nảy lộc 30 - 45 ngàyở giống cam đường rất dễ bị bệnh Khi lộc cành bước vào ổn định nhưng chưahóa già (nảy lộc được 50 - 60 ngày) tính nhiễm bệnh cao nhất, sau khi nảy lộc90 - 110 ngày lộc già thì hầu như không bị nhiễm bệnh nữa Sau khi hoa rụng 35ngày, quả non kích thước khoảng 9mm lại bắt đầu bị nhiễm bệnh; đường kínhquả từ 26 - 32mm (sau hoa rụng 60 - 80 ngày) tỉ lệ phát bệnh cao nhất; khi quảngừng lớn và bắt đầu vàng thì hầu như không nhiễm bệnh nữa

Trang 5

III NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Vi khuẩn gây bệnh loét cam là loài Xanthomonas citri Dowson Vi khuẩn

hình gậy ngắn kích thước 1.5-2.0* 0.5- 0.75µm, hai đầu tròn, có một lông roi ởđầu, vi khuẩn có thể nối liền thành chuỗi Vi khuẩn có vỏ nhờn, nhuộm gramâm, hảo khí Sinh trưởng dễ dàng trong môi trường agar-glucose-pepton, khuẩnlạc hình tròn, sáng bóng, màu vàng sáp Đặc trưng để phân biệt vi khuẩn

Xanthomonas citri với loài vi khuẩn màu vàng khác là nó có thể sinh trưởng

thành khuẩn lạc màu vàng sáp trên miếng lát cắt củ khoai tây Vi khuẩn làm

Trang 6

lỏng getalin, làm pepton đông hóa sữa bò trong môi trường không sản sinh khívà axit, sản sinh H2S, NH3, không sản sinh indol

Phạm vi nhiệt độ để vi khuẩn có thể phát triển là 5-350C, thích hợp nhất là20-30oC Ở nhiệt độ 520C trong 10 phút vi khuẩn bị chết Vi khuẩn hoạt động vàphát triển trong phạm vi Ph 6.1-8.8 nhưng thích hợp nhất là Ph 6.6 Vi khuẩn cókhả năng chịu hạn cao ở phòng thí nghiệm có thể tồn tại 130 ngày nhưng dướiánh nắng mặt trời 2 giờ vi khuẩn có thể bị chết Khả năng chịu lạnh của vi khuẩnkhá cao, cho vào băng giá 24 giờ vẫn không ảnh hưởng tới sức sống của vikhuẩn

Bệnh loét cam là bệnh có tính nhiệt đới, vi khuẩn gây bệnh phát triển thíchhợp trong điều kiện độ nhiệt độ cao, ẩm ướt, sức chống hạn, lạnh cao Vi khuẩntồn tại từ năm này qua năm khác trong vết bệnh, lá, cành trên cáy bệnh, tới mùaxuân vi khuẩn phát triển gây hại Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau vềvấn đề nguồn vi khuẩn gây bệnh đầu tiên

Nói chung, vào mùa xuân, trời mưa ẩm ướt, vi khuẩn từ trong vết bệnh cũ hoạtđộng, được truyền lan đi trong mưa, gió hoặc côn trùng Vi khuẩn cũng dễdàng dính trên quần áo, thân thể chim, côn trùng hoặc trên nông cụ để lan truyềnbệnh Khi vi khuẩn rơi trên quả, lá, thân và cành non sẽ xâm nhập, sinh sảntrong các tổ chức qua lỗ khi, bì khổng hoặc qua vết thương sây xát Sau khi vikhuẩn xâm nhập, sinh sản nhanh chóng ở gian bào, kích thước tế bào to thêm,hóa gỗ nhanh chóng rồi hình thành vết loét.

Thời kỳ tiềm dục ngắn thay đổi tùy thuộc vào giống cam, bưởi, mức độ thànhthục của tổ chức bị bệnh và nhiệt độ Nói chung thời kỳ tiềm dục là 6-14 ngày

hình ảnh vi khuẩn Xanthomonas citri

Trang 7

vòng đời vi khuẩn Xanthomonas citri

khuẩn lạc vi khuẩn Xanthomonas citri

hình ảnh chạy PCR của Xanthomonas

citri

Trang 8

vi khuẩn Xanthomonas citri xâm nhập qua khí

IV ĐẶC ĐIIỂM PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI

Bệnh có thể phát triển được hay không và mức độ bệnh nặng, nhẹ phụ thuộcvào tính mẫn cảm bệnh của các giống cam quýt, tuổi cây, mức độ thành thục củacác bộ phận cây và điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm Khi cónhững yếu tố thích hợp đó thì bệnh mới phát sinh và trở thành dịch bệnh được Ở nước ta bệnh phát sinh từ lộc xuân ( tháng 3), tăng mạnh đến lộc hạ, tớitháng 7, tháng 8 rồi đến lộc đông tháng 10-11 bệnh giảm dần và ngừng pháttriển

Bệnh loét cam là bệnh ưa nhiệt độ cao xâm nhiễm và phát triển thích hợp ởnhiệt độ 20-300C, độ ẩm cao Căn cứ theo nhiều kết quả nghiên cứu thấy rằngbệnh xâm nhiễm thích hợp khi ở trên mặt lá có giọt nước duy trì trong 20 phút.Ngay từ năm 1915, Steven đã chứng minh bệnh loét cam phát triển mạnh và lâylan nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao và thời kỳ sinh trưởng mạnhbệnh cũng phát triển mạnh Peltier và Frederich (1926) đã nghiên cứu ảnh hưởngcủa khí hậu đối với sự phát triển của bệnh Hai tác giả còn kết luận rằng khinhiệt độ trên 270C thì bệnh phá hoại nghiêm trọng, nhưng khi nhiệt độ khoảng300C mà lượng mưa không đủ, thời tiết khô hạn thì bệnh này không phát triểnmạnh, điều này nói lên mối ảnh hưởng tương quan của nhiệt độ và độ ẩm đối vớisự phát triển của bệnh.

Sự phá hoại của bệnh và tính mẫn cảm có thể thay đổi tùy theo vùng địa lývà các chủng sinh lý của vi khuẩn Ở nước ta, loài cây bị nặng nhất là bưởi rồiđến cam, chanh, các giống quýt có tính chống chịu cao đối với bệnh loét cam Sự phá hoại của bệnh còn phụ thuộc vào tuổi của cây Tuổi cây non càng dễnhiễm bệnh nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bị nặng hơn trong 1-2năm đầu, cam 5-6 năm tuổi tỷ lệ bệnh thấp hơn Cành vượt phát triển nhiều lộcthường bị nặng hơn.

Mức độ nhiễm loét có quan hệ mật thiết với cấu tạo biểu bì và đặc điểm củalỗ khí Khi cam ra lộc và quả non là lúc tổ chức biểu bì có nhiều lỗ khí và lỗ khíđang độ trưởng thành rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, nếu gặp điều kiệnngoại cảnh có lợi thì bệnh phát sinh, phát triển càng mạnh Khi lộc ngừng sinhtrưởng và quả đã định hình, biểu bì không hình thành nên lỗ khí, đồng thời số lỗ

Trang 9

khí cũng dần dần hóa già nên cây nhiễm bệnh nhẹ dần Trong tự nhiên lỗ khí làcon đường xâm nhập của vi khuẩn Vì vậy, mật độ lỗ khí và độ mở của nó cóliên quan đến tính chống bệnh cao, trái lại ở bưởi, cam ngọt lỗ khí nhiều, độ mởlớn nên đễ nhiễm bệnh Cam quýt có đặc điểm là khi tuyến dầu ở các cơ quancàng nhiều thì lỗ khí càng ít do đó giảm khả năng bị bệnh Cam đường Ôn Châucó nhiều tuyến dầu gấp đôi cam chanh và phân bố đều nên có tính chống bệnhcao hơn Tuy nhiên, độ dày của lớp tế bào biểu bì có chất sừng lại có tác dụngbảo vệ rất lớn.

Sâu vẽ bùa là môi giới truyền bệnh, tạo nên vết thương để bệnh xâm nhiễmcàng dễ dàng và làm cho bệnh nặng, nhất là ở trong vườn ươm cây giống

sâu vẽ bùa- môi giới truyền bệnh

V BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Phòng trừ bệnh loét cam phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó quan trọngnhất là biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh, biện pháp canh tác và phun thuốc bảo vệthực vật theo một hệ thống tổng hợp trên cơ sở sử dụng giống chống bệnh câygiống khỏe

- Tiêu diệt nguồn bệnh:

Tiêu diệt nguồn bệnh, thu dọn tàn dư lá bệnh trong vườn ươm cũng nhưtrong vườn quả đều giảm tỷ lệ bệnh phát sinh

Thường xuyên tỉa lá, cành bị bệnh trong vườn ươm, đem đốt hoặc chôn sâu.Mùa xuân, hè thu phun thuốc bảo vệ Phải dùng các gốc ghép và các mắt ghépkhông bị bệnh, kháng bệnh.

Ở vườn quả trước tiên phải trồng cây giống không bị bệnh, cắt bỏ nhữngcành lá bị bệnh nặng Ở một số nước trồng cam lại cho rằng vấn đề tiêu diệt hủybỏ cây bệnh để làm sạch bệnh trong một vùng có ý nghĩa tích cực và triệt để.Vấn đề này thực hiện rất khó khăn do điều kiện kinh tế và thảm thực vật quyếtđịnh Trong hoàn cảnh nước ta cần phải nghiên cứu kết hợp với phòng trừ bệnhvàng lá Mặt khác chúng ta phải thực hiện biện pháp kiểm dịch, chống việcchuyên chở và trồng cây giống có mang bệnh vào những vùng mới trồng cam,những vùng có điều kiện mở rộng diện tích trồng cam.

- Phòng trừ bệnh bằng biện pháp kỹ thuật canh tác:

Trang 10

Bón phân vào thời kỳ thích hợp, bón cân đối để cây phát triển bình thường,bấm lá, sửa cành, khóng chế cành vượt Thận trọng khi tưới nước để tránh lây

Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳnglên tán cây vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nỗi trong nước tưới haybắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, trái khác Trong vườn nên quét vôi vào gốcvào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển Trồng đai rừng chắn gió để giảm sự lây lan bệnh và gió bão gây vết thương.Có thể trồng cây chắn gió thành dải, chắn đúng hướng gió chính của vườn ươmvà vườn quả hoặc thành băng xen kẽ với hàng cây ăn quả.

- Phát triển trồng giống cam chống chịu bệnh, gốc ghép kháng bệnh, như giốngcam chua Thanh Hà, cam đường canh

- Biện pháp hóa học:

Thuốc hóa học thường dùng là nhóm thuốc chứa đồng ( Boocđô 1% ) Cầnphun thuốc định kỳ với các loại thuốc như Kasuran, Kocide, Coc 85 để phòngngừa bệnh theo các đợt đọt non Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loạithuốc như Kasumin, Starner, Physan 20

Phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất Phun thuốc bảo vệ phòng chống bệnh nên bắt đầu từ lúc hoa tàn sau 50 - 60ngày cần phun thuốc lặp lại để phòng trừ bệnh, trong năm có thể phun thuốc 4lần để bảo vệ Lần 1: phun lúc ra lộc xuân; lần 2: phun lúc rụng hoa quả non9mm; lần 3: phun lúc có quả non 25 - 30mm; lần 4: phun vào tháng 9 - 10 nếucần thiết Tùy tình hình thời tiết và tốc độ phát triển bệnh mà số lần phun có thểthay đổi nhiều hoặc ít Khi phun phải phun đều hai mặt lá, từ trong ra ngoài, từcao xuống thấp Mặt khác cần kết hợp phun thuốc trừ sâu bùa vẽ để hạn chếbệnh truyền lan Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như Applaud 10WP, Ofunack,Vertimic, Confidor.Ngoài ra, đã có nhiều thử nghiệm dùng chất kháng sinh ppmmỗi lần phun cách nhau 15 ngày đã cho kết quả tốt.

Trong những năm gần đây, có nhiều thí nghiệm dùng chất kháng sinh phòngtrừ bệnh Nhưng một vài tác giả cho biết có những nòi vi khuẩn chống đượcthuốc

Những công trình nghiên cứu của Wakimoto và Koizumi ở Nhật Bản đã xácminh có những loài khuẩn thực thể tiêu diệt được Xanthomonas citri mở ra triểnvọng dùng biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh loét cam.

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa; chủ biên PGS.TS VŨ TRIỆU MÂN; NXBNông Nghiệp

2, Bệnh hại cây ăn quả và biện pháp phòng trừ; tác giả GS.TS ĐƯỜNG HỒNGDẬT; NXB khoa học tự nhiên và bách khoa

Trang 11

3, Bài báo điện tử Pathotype Identification of Xanthomonas citri pv.citri Strains

Causing Citrus Canker in Vietnam Tháng 6 năm 2009 tập 93, số 6; tác giả L.Bùi Thị Ngọc, C Verniere, C.Boyer, K.Vital and O.Pruvost, CIRAD-Universite’ de la Re’union, F-97410Frace; N.Le Mai, plant protection ResearchInsitude, Đông Ngạc- Từ Liêm- Hà Nội- Việt Nam and H Lê Thị Thu, SOFRI,Box 203, Mỹ Tho- Tiền Giang- Việt Nam

4, Bài giảng bệnh cây chuyên khoa của thầy ĐỖ TẤN DŨNG5, Một số tài liệu trên internet.

Ngày đăng: 13/07/2024, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w