Bài luận bên dưới sẽ trình bày rõ hơn về cơ sở lý thuyết của lạm phát và thất nghiệp, tình hình lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam những năm gần đây, tình hình lạm phát và thất nghiệp
Trang 1RƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
LUẬN VĂN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUẢN TRỊ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
LUẬN VĂN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUẢN TRỊ
Trang 3Nhận xét của giáo viên
Trang 4
Mục lục
LỜI CẢM ƠN 5
LỜI CAM ĐOAN 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1.Lạm phát 8
1.1.1.Khái niệm lạm phát 8
1.1.2.Tỉ lệ lạm phát 8
1.1.3.Nguyên nhân lạm phát 9
1.1.3.1 Lạm phát do cầu (còn gọi là lạm phát do cầu kéo): 9
1.1.3.2 Lạm phát do cung (còn gọi làm lạm phát do chi phí đẩy): 9
1.1.3.3 Lạm phát theo lý thuyết số lượng tiền tệ 10
1.1.4.Tác động của lạm phát đến nền kinh tế 10
1.2.Thất nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Phân loại thất nghiệp 12
1.2.3 Tỉ lệ thất nghiệp 13
1.2.4 Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế 13
1.3 Mối quan hệ giữ lạm phát và thất nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 16
2.1.Thực trạng lạm phát của Việt Nam 5 năm gần đây 16
2.2 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong vòng 5 năm gần đây 16
2.3 Thực trạng ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam dưới tác động của lạm phát 16
2.4 Tình trạng thất nghiệp của ngành sản xuất gỗ 18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 20
3.1 Giải pháp về phía nhà nước 20
3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp 21
3.3 Giải pháp về phía người lao động 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Văn Ít đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này
Cảm ơn các thành viên của Nhóm 3 đã đồng hành tìm hiểu và giúp đỡ em làm đề tài này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do nhóm và bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó
Người cam kết Nguyễn Thị Tuyết Vân
Trang 7để tìm hiểu và học hỏi Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “ Lạm phát và thất nghiệp” Phạm vi nghiên cứu: trong nên kinh tế của Việt Nam trong vòng 5 năm gần đây Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, quan sát, mô tả, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp
Bài luận bên dưới sẽ trình bày rõ hơn về cơ sở lý thuyết của lạm phát và thất nghiệp, tình hình lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam những năm gần đây, tình hình lạm phát và thất nghiệp của ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ, qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này trong tương lai Hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ có thể góp thêm một góc nhìn về lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam và
cụ thể hơn là lạm phát và thất nghiệp của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trong hiện tại
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Lạm phát
1.1.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
* Một số khái niệm khác liên quan lạm phát
- Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm liên tục trong một khoảng thời gian nhất định
- Giảm lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên nhưng mức độ tăng thấp hơn
so với thời kì trước
1.1.2 Tỉ lệ lạm phát
Là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước
Tỷ lệ lạm phát hàng năm (If) được tính theo công thức
Trong đó: Pt: chỉ số giá năm t
Pt-1: chỉ số giá năm t-1
Có ba loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát là:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc
Trang 9Chỉ số giá sản xuất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc
Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với kỳ gốc
- Siêu lạm phát: trên 1000%: Khi lạm phát trên 1000%/năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn, mọi thứ trở nên khan hiếm trừ tiền giấy
1.1.3 Nguyên nhân lạm phát
1.1.3.1 Lạm phát do cầu (còn gọi là lạm phát do cầu kéo):
Xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu, có thể do:
Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng dự định và đầu tư dự định tăng lên.Chính phủ tăng chi tiêu Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước
=> Kết quả trong ngắn hạn là cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
1.1.3.2 Lạm phát do cung (còn gọi làm lạm phát do chi phí đẩy): xuất phát
từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên khi:
Tiền lương tăng lên trong khi năng xuất lao động không đổi
Thuế tăng, lãi xuất tăng
Trang 10Thiên tai, mất mùa, chiến tranh…
Giá các nguyên liệu chính tăng cao…
Chẳng hạn chiến tranh Nga-Ukraine khiến giá dầu mỏ tăng cao trong 2 năm 2022,
2023, đã làm cho chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia tăng, buộc các doanh nghiệp phải giảm sử dụng lượng dầu và các chế phẩm từ dầu, do đó năng suất lao động sụt giảm, sản lượng hàng hóa cung ứng giảm
1.1.3.3 Lạm phát theo lý thuyết số lượng tiền tệ: những nhà kinh tế thuộc
trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng tiền cung thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, và được giải thích bằng phương trình số lượng sau:
M.V=P.Y
Trong đó: M: lượng cung tiền danh nghĩa
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
P: chỉ số giá (mức giá trung bình)
Y: sản lượng thực
Theo công thức : giá cả sẽ phụ thuộc vào lượng tiền phát hành Khi nguồn cung tiền tăng lên, thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra
Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của Y là không ổn định, tốc độc lưu thông của
V cũng thay đổi, nên chỉ khi tốc độ tăng của tổng khối tiền tệ hàng năm (M.V) nhanh hơn tốc độ tăng của Y thì P sẽ tăng lên và lạm phát sẽ xảy ra
- Chi phí thực đơn: khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ chi phí in ấn thông báo lại giá mới cho khách hàng
Trang 11- “ Thuế lạm phát”: khi tỷ lệ lạm phát cao xảy ra, thì giá trị lượng tiền giữ trong
ví sẽ bị xói mòn, sức mua sẽ giảm Sinh hoạt hàng ngày sẽ có thay đổi do giá cả biến động
Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện khác tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ gây ra tác động xấu:
- Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến: sẽ xảy ra phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo hướng có lợi cho những người
đi vay, người mua chịu hàng hóa, người trả lương (vì lãi suất thấp), gây thiệt hại cho người cho vay, người bán, người nhận lượng
- Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến: sẽ xảy ra phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo hướng có lợi cho người cho vay, người bán, người nhận lương, gây bất lợi cho người đi vay, người mua chịu hàng hóa, người trả lương
- Lạm phát còn làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế: vì giá cả hàng hóa không tăng cùng tỷ lệ, làm giá tương đối của hàng hóa thay đổi, dẫn đến cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo
Khi lạm phát xảy ra sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp: Lạm phát do cầu: khi tổng cầu tăng lên, đồng thời sản lượng tăng theo, tỷ lệ thất nghiệp giảm
Lạm phát do cung: khi tổng cung sụt giảm, mức giá chung tăng, sản lượng giảm,
tỷ lệ thất nghiệp tăng
Lạm phát trong mức độ kiểm soát sẽ gây ra tác động có lợi:
Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là từ dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như:
Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội
Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư
có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra
Trang 121.2 Thất nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó
có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc
Một người được gọi là thất nghiệp là người có các yếu tố sau:
Là người thuộc lưc lượng lao động, nằm trong độ tuổi sau:
Đối với Nữ: Từ 15 tuổi đến 55 tuổi
Đối với Nam: Từ 15 tuổi đến 60 tuổi
Về khả năng: họ có khả năng làm việc, nhưng không có việc làm, đang đi tìm việc
và sẵn sàng làm việc
1.2.2 Phân loại thất nghiệp
Dựa theo nguyên nhân, có thể phân loại thất nghiệp thành:
- Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời bắt nguồn từ sự dịch chuyển bình thường của thị trường lao động Một nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế có sự ăn khớp giữa lao động và việc làm
Thông tin kết nối giữa người muốn tìm việc và việc làm không phải lúc nào cũng trùng khớp cũng như sự cơ động về mặt địa lý của người lao động không thể diễn ra ngay lập tức
Do đó, cần phải dự tính và coi mức thất nghiệp nhất định là điều hiển nhiên và cần thiết trong các xã hội hiện đại
- Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu phát sinh từ việc không trùng khớp giữa cung và cầu trên thị trường lao động
Mặc dù số người đang tìm việc bằng đúng số việc làm còn trống, nhưng người tìm việc và việc tìm người lại không trùng nhau về kỹ năng, ngành nghề hoặc vị trí địa lý
- Thất nghiệp chu kỳ: chỉ xảy ra khi kinh tế bị suy thoái, sản lượng sụt giảm, thu nhập giảm Các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm sản lượng, sa thải công
Trang 13nhân, giảm số lượng lao động sử dụng, thất nghiệp xảy ra ở mọi ngành kinh tế Nhưng khi kinh tế phục hồi, tình trạng này sẽ chấm dứt
Dựa theo tính chất, có thể phân loại thành:
- Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao hơn mức lương hiện hành
- Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức lương hiện hành, nhưng không có việc làm
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un): là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng Đây là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chấp nhận, bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu
1.2.3 Tỉ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp (U): là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động, được tính theo công thức:
U= ố ự ượườ ấ độ ệx 100
1.2.4 Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh, đó là sự lãng phí lao động xã hội - nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội Một gốc độ nào đó, thất nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát Thất nghiệp sẽ tạo nên một số ảnh hưởng như sau:
Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động thất nghiệp, có nghĩa là không có việc làm, mất đi nguồn thu nhập
Do đó, chất lượng đời sống của bản thân người lao động và người thân của họ sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại lao động, bởi có thể do thất nghiệp con cái họ gặp khó khăn trong việc học tập, chăm sóc sức khỏe,
Ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định, tệ nạn xã hội tăng lên Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ cũng suy giảm Từ đó có thể gây ra những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị
Trang 14Tổn thất về sản lượng:
Khi thất nghiệp tăng lên, đồng nghĩa với sự lãng phí tài nguyên, việc sử dụng nhân lực giảm, dẫn đến sản lượng giảm
1.3 Mối quan hệ giữ lạm phát và thất nghiệp
Trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp thường được theo dõi chặt chẽ cùng với
tỷ lệ lạm phát Theo quan điểm tân cổ điển, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường lao động, ví dụ như tính linh hoạt của lương, mức lương tối thiểu, ma sát của thị trường, hay hiệu quả của quá trình tìm việc Còn tỷ lệ lạm phát trong dài hạn phụ thuộc vào mức gia tăng cung tiền Trong dài hạn, thất nghiệp và lạm phát không có quan hệ chặt chẽ với nhau
Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát là tỷ lệ nghịch: khi lạm phát cao, thất nghiệp là thấp, và ngược lại.Trong ngắn hạn, khi chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ được tiến hành, tổng cầu gia tăng, nhiều sản lượng được sản xuất hơn,
có nhiều người có việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn giảm xuống, nhưng đồng thời mức giá chung của nền kinh tế tăng lên Mối quan hệ này trong ngắn hạn được thể hiện trên đường cong Phillips ngắn hạn
Quá trình nền kinh tế đi từ ngắn hạn lên dài hạn dựa vào thay đổi trong kỳ vọng
về lạm phát Khi người lao động và nhà tuyển dụng kỳ vọng rằng lạm phát gia tăng, họ
sẽ cam kết một mức lương cao hơn khi thỏa thuận hợp đồng lao động Nhà tuyển dụng
sẽ sẵn lòng trả mức lương này hơn nếu họ cũng kỳ vọng rằng giá tăng sẽ tăng doanh thu
và mở rộng sản xuất Vì vậy, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng sẽ làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn lên phía trên
Đường Phillips ngắn hạn thể hiện sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đối với các nhà làm chính sách Theo quan điểm này, các nhà làm chính sách có hai lựa chọn: họ có thể chọn lạm phát cao để nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, hoặc chấp
Trang 15nhận thất nghiệp cao để giữ lạm phát ở mức kiểm soát Trong dài hạn, lựa chọn này không còn nữa Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ được điều chỉnh gần với thực tế Các nhà làm chính sách sẽ không còn lựa chọn là giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp kể cả là ở mức lạm phát cao
Để tránh tăng lạm phát, nhà nước phải chấp nhận một mức thất nghiệp đủ cao để lạm phát kỳ vọng bằng với lạm phát thực tế Trong trường hợp này, khi nền kinh tế ở SRPC0, lạm phát kỳ vọng và thực tế cùng bằng 0 khi tỷ lệ thất nghiệp là 6% Khi nền kinh tế ở SRPC2, lạm phát kỳ vọng và thực tế cùng bằng 2% khi tỷ lệ thất nghiệp cũng bằng 6% Chúng ta gọi 6% này là tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát (non- accelerating inflation rate of unemployment, NAIRU) Bất cứ chính sách nào làm tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức này đều dẫn đến hệ quả là gia tăng lạm phát trong ngắn hạn
Như vậy, lạm phát và thất nghiệp có tỉ lệ ngược với nhau trong ngắn hạn Một quốc gia có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp nếu sẵn sàng chấp nhận tăng tỷ lệ lạm phát hoặc ngược lại Tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát (non- accelerating inflation rate of unemployment, NAIRU) chỉ là mục tiêu phấn đấu
Trong dài hạn, không có sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát Bởi lúc này, đường Phillips sẽ là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại điểm thất nghiệp tự nhiên Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ quay trở lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dù lạm phát là bao nhiêu Bên cạnh đó, lạm phát luôn có xu hướng tăng lên trong thời gian dài hạn Với
sự thay đổi của dòng tiền, cung – cầu lao động trên thị trường sẽ trở về vị trí cân bằng Điều này nghĩa là mức sản lượng cung ứng trên thị trường sẽ bằng mức sản lượng tiềm năng