CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất: “
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG FONOS CỦA CÔNG TY TNHH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM
NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 7340301
VIÊN THỊ CHĂM ANH
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG FONOS CỦA CÔNG TY TNHH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM
NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 7340301
Họ và tên sinh viên: VIÊN THỊ CHĂM ANH
Mã số sinh viên: 050607190042 Lớp sinh hoạt: HQ7-GE09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS DƯƠNG NGUYỄN THANH TÂM
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 3TÓM TẮT
“Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được hình thành nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp trụ lại vững trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam Để làm được điều
đó, các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và hơn hết
là phải quản lý được chi phí và giá thành hiệu quả Bằng việc xác định được chi phí các nhà quản lý đánh giá được dòng tiền và thời gian mà doanh nghiệp mình đã bỏ
ra, tạo cơ sở cho việc xác đinh giá thành sản phẩm sao cho doanh thu thu về đạt mức cao nhất và có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hách hàng Fonos của Công
ty Kế toán và Kiểm toán Phương Nam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, tập trung, nghiên cứu tính tương quan với khung lí thuyết Bên cạnh đó phương pháp quan sát, trao đổi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ trong công việc Kết quả cho thấy việc xác định giá thành dựa trên các yếu tố kế toán gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chung, thời gian sản xuất Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau, ý kiến và đề xuất được đưa ra sẽ góp phần cải thiện những hạn chế trong việc tính giá thàng sản phẩm.”
Từ khóa: kế toán chi phí sản xuất, thời gian sản xuất, các yếu tố kế toán liên quan đến xác định giá thành sản phẩm
Trang 4ABSTRACT
“Currently, there are many businesses that have been formed, but only a few have remained firmly in the developing economy of Vietnam To do that, businesses must have a reasonable, creative business strategy and above all, manage costs and costs effectively By determining costs, managers evaluate know the cash flow and time that your business has spent, creating a basis for determining product costs so that revenue can reach the highest level and can build effective business strategies to improve For these reasons, the author chose the research topic as: “Accounting of production costs and product costs at customer company Fonos of Phuong Nam Accounting and Auditing Company " The study uses the method of collecting, synthesizing and analyzing data, focusing, researching the correlation with the theoretical framework Besides, observation and exchange methods play an important role in building relationships at work The results show that the cost determination is based on accounting factors including: direct material cost, direct labor cost, overhead cost, and production time The research results also contribute to the reference material for the following studies, the opinions and suggestions given will contribute
to improving the limitations in product costing.”
Keywords: production cost accounting, production time, accounting factors related
to product cost determination
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Viên Thị Chăm Anh, tác giả của khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty khách hàng Fonos của Công
ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam.” Dưới sự hướng dẫn của TS Dương Nguyễn Thanh Tâm, em đã thực hiện nghiêm túc và hoàn thành khóa luận này Em hi vọng rằng công trình của em sẽ có giá trị trong việc đóng góp vào lĩnh vực này
“Em cam đoan rằng các thông tin và dữ liệu dùng trong bài nghiên cứu được em thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.”
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của em
Tác giả Viên Thị Chăm Anh
Trang 6LỜI CẢM ƠN
“Nhằm mục đích tổng kết và đánh giả kết quả của quá trình học tập và thực tập trong suốt thời gian qua, chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với tất cả tâm huyết và nỗ lực của bản thân em, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều cá nhân và
tổ chức.”
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố
Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô là cán bộ, giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về kiến thức chuyên môn và nền tảng
lý luận cho đề tài
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn – TS Dương Nguyễn Thanh Tâm đã luôn theo sát và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên
để
Xin trân trọng cảm ơn Quý công ty TNHH Kế toán và Kế toán và Kiểm Toán Phương Nam, đặc biệt là các anh, chị phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc và làm việc trong môi trường thực tế chuyên nghiệp, tận tình hướng dẫn và truyền đạt các kỹ năng và kinh nghiệm quý báu, giúp em nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức và hoàn thành tốt bải báo cáo này
Đối với em, thực tập là quá trình trải nghiệm thực tế với rất nhiều khi khăn và thử thách Chính những điều đỏ sẽ trở thành hành trang vô giá giúp em vững bước tự tin trên con đường nghề nghiệp của mình
Cuối cùng, kinh chúc Quý công ty Quý thầy cô và các anh, chị nhiều sức khỏe
và thành công
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 7
MỤC LỤC
TÓM TẮT ……….1
ABSTRACT ……… 2
LỜI CAM ĐOAN………3
LỜI CẢM ƠN ……… 4
MỤC LỤC ……… 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……….9
DANH MỤC HÌNH ẢNH ……… 10
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU……….……… 11
1 Lý do chọn đề tài……… 11
2 Mục tiêu đề tài……… 11
2.1 Mục tiêu tổng quát……….…… 11
2.2 Mục tiêu cụ thể……….…… 12
2.3 Câu hỏi nghiên cứu……….12
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu……… 12
3.2 Phạm vi nghiên cứu……… 12
4 Phương pháp nghiên cứu……… 12
5 Nội dung nghiên cứu……….12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm………14
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh……….…14
1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm ……… ……14
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:………14
1.3.Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm……… 15
1.3.1 Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất ……….15
1.3.1.1.Phân loại chi phí sản xuất ………15
1.3.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất………16
Trang 81.3.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất……… 17
1.3.1.4 Nội dung kế toán chi phí sản xuất……….18
1.3.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp……… 29
1.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ………31
1.3.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm ……… …31
1.3.2.2 Kì hạn tính giá thành……… 32
1.3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở sang……… 32
1.3.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm……… 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN FONOS TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM 2.1 Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam ……… 36
2.1.1 Giới thiệu về công ty……… 36
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển……… 36
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động……….37
2.1.4 Tổng quan về bộ phận kế toán và quy trình kế toán chi phí sản xuất: ……….37
2.2 Tình hình thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là Công ty Cổ phần Fonos……… 38
2.2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Fonos ……….…38
2.2.1.1 Giới thiệu về công ty:……… ……… 39
2.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:……… 39
2.2.2 Phần mềm kế toán sử dụng ……… 40
2.2.3 Cung cấp dữ liệu cho Công ty TNHH Kiểm toán Phương Nam… 41
2.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sách cho công ty CỔ PHẦN FONOS……… 41
2.3.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Fonos……….41
Trang 92.2.3.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm:……….42
2.3.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất……… ….42
2.3.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm………42
2.3.3 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm ……… 42
2.3.3.1 Kỳ tính giá thành ………42
2.3.3.2 Phương pháp tính giá thành:……… 43
2.3.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sách nói tại Công ty Cổ phần Fonos ……… 43
2.3.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ………43
2.3.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp……….47
2.3.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung……… 56
2.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm……….63
2.3.5.1 Hệ thống chứng từ……… 63
2.3.5.2 Tài khoản sử dụng……… 63
2.3.5.3 Sổ sách sử dụng……… 63
2.3.5.4 Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm……….63
2.3.6 Trình bày và công bố thông tin trên BCTC………74
CHƯƠNG 3:“ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KÊ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN” 3.1 Đánh giá chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách hàng là Công ty Cổ phần Fonos của Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam.……… 76
3.2 Những mặt đạt được ………76
3.2.1 Về tổ chức bộ máy kế toán Phương Nam………76
3.2.2 Về hệ thống sổ sách chứng từ tại phòng kế toán Phương Nam………76
Trang 103.2.3 3.2.3 Về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kế
toán Phương Nam đưa ra cho công ty cổ phần Fonos………77
3.2.4 Về hạch toán và các khoản trích theo lương của kế toán Phương Nam….….78 3.2.5 Về trang bị phần mềm……….…78
3.3 Những mặt chưa đạt dược……….….78
3.4 Kiến nghị………79
3.4.1 Giải“pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Fonos:”……… ……… 80
KẾT LUẬN……… 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….83
PHỤ LỤC……… 84
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
3 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trược tiếp………19
Hình 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp……….… 22
Hình 1.3:Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung……….……… 25
Hình 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản, kinh doanh dở dang……… 31
Hình 2.1: Giao diện kế toán chi phí NVL……… 46
Hình 2.2: Bảng tính tiền lương……… ……… 50
Hình 2.3 Giao diện kế toán tiền lương phải trả cho nhân viên……… 52
Hình 2.4 Giao diện kế toán tiền lương phải trả cho nhân viên….……… 53
Hình 2.5: Giao diện kế toán tiền lương phải trả cho CTV……… 55
Hình 2.6: Bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ tháng 06.2023 ……… 58
Hình 2.7: Bảng tính khấu hao tài sản cố định háng 06.2023 ……….60
Hình 2.8: Giao diện kế toán chi phí sản xuất chung ……… ……… 62
Hình 2.9: Giao diện tính giá thành trên Amis Misa ……….….63
Hình 2.10: Giao diện tính giá thành trên Amis Misa (1) ……… 64
Hình 2.11: Giao diện tính giá thành trên Amis Misa (2) ……… 66
Hình 2.12: Bảng tính giá thành……….……….………69
Hình 2.13: Giao diện phân bổ chi phí sản xuất……….……….………71
Hình 2.14: Giao diện phân bổ chi phí sản xuất……….……….………73
Hình 2.15: Bảng cân đối kế toán ……….……… …… 74
Trang 13GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1 Lý do chọn đề tài
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Mặt khác, xét trên góc độ vĩ mô,
do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất đang
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty quản lý kinh tế
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và Công ty cổ phần Fonos nói riêng
Nhận thấy vai trò không thể thiếu của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, tôi đã quyết định chọn đề tài kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công
ty khách hàng Fonos của Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam
2 Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khách hàng là Công ty Cổ Phần Fonos của Công ty Kiểm Toán Phương Nam, từ đó đề ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Kiểm Toán Phương Nam
Trang 142.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Nghiên cứu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khách hàng là Công ty Cổ Phần Fonos của Công ty Kiểm Toán Phương Nam
Đề ra giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Kiểm Toán Phương Nam
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là gì?
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty khách hàng là Công ty Cổ Phần Fonos của Công ty Kiểm Toán Phương Nam là gì? Những giải pháp nào để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm tại công ty Kiểm Toán Phương Nam?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty khách hàng là Công ty Cổ Phần Fonos tại Công ty Kiểm Toán Phương Nam, từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Fonos từ ngày 1/6/2023 đến ngày 30/6/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được tôi vận dụng trong quá trình thực tập tại Công
ty như là thu thập thông tin, số liệu, xem xét chi phí và giá thành của công ty Fonos
Từ đó tổng hợp, thống kê và đưa ra kết luận, nhận xét
5 Nội dung nghiên cứu
Trang 15Chương 1:“Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”
Chương 2: Công ty Kiểm toán Phương Nam và tình hình thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là Công ty Cổ phần Fonos
Chương 3: Đánh giá chung về công tác kê toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và đưa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất:
“Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.”
(Trích dẫn: theo Công ty TNHH Kiểm Toán Phương Nam)
1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm:
“Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.”Ngoài ra, giá thành còn có những khái niệm khác như:
“Là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình khai thác tài nguyên, vật liệu, sức lao động và tiền vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Giá thành cũng là cơ sở chủ yếu để định giá bán và xác định kết quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh”.”
“Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.””
Giá thành kế hoạch = Tổng chi phí sản xuất kế hoạch / Tổng sản lượng kế hoạch”
“Là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc
tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.””
“Là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành
và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành”.”
(Trích dẫn: theo Giáo trình kế toán tài chính 2, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội)
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
“Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoả mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất Nhưng do bộ phận chi
Trang 17phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chỉ phi sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về 2 mặt”:
Về mặt phạm vi: chi phi sản xuất gắn với thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành.”
Về mặt khối lượng: chi phí sản xuất và giả thành sản phẩm không giống nhau
vì có chi phí sản xuất dở dang Thể hiện:
“Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỷ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỷ — Chi phi sản xuất dở dang cuối kỳ”
“Trong trường hợp đặc biệt: Dở dang đầu kỳ = Dở dang cuối kỳ hoặc không có sản phẩm dở dang thì Tổng giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất trong kỳ.”
1.3 Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.3.1.Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất
1.3.1.1.Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí có đặc tính, tác dụng kinh tế và nhu cầu quản lý khác nhau nên trong công tác quản lý và cả công tác tập hợp chi phí sản xuất, cần tập hợp các chi phí sản xuất riêng, do đó phải phân theo từng tiêu chí khác nhau:
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.”
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất.”
Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng,”tổ, đội như:
“Chi phí nhân viên phân xưởng”
“Chi phí nguyên vật liệu”
“Chi phí công cụ, dụng cụ”
“Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng”
“Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Trang 18Chi phí bằng tiền khác.”
Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu:“bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.”
Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.”
Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.”
Chi phí dịch vụ mua ngoài.”
Chi phí bằng tiền khác.”
Tác dụng:
Làm căn cứ để“lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.”
Làm cơ sở để“lập và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí.”
Phân loại chi phí theo mối quan hệ về sản lượng sản xuất:
Chi phí bất biến (chi phí cố định): là những chi phí mà khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị thì tổng số vẫn không thay đổi”
Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.”
Phân“loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:”
Chi phí trực tiếp:“là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.”
Chi“phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng,do đó phải tập hợp những chi phí đó”lại,sau đó tiến hành phân bổ theo những hình thức thích hợp
1.3.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất (CPSX) là phạm vi (giới hạn) tập hợp chi phí Hay còn hiểu là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí được phân loại theo những đặc điểm sau:
Trang 19Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Sản xuất giản đơn hay phức tạp
Đối với sản xuất đơn giản: đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm, hoặc toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất ra một sản phẩm); hoặc có thể là một nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều sản phẩm, trong cùng một quá trình lao động)”
Với“sản xuất phức tạp: đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm …”
Dựa vào loại hình sản xuất Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với số lượng lớn
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ: đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt.”
Đối“với sản xuất hàng loạt, số lượng lớn tùy thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp): đối tượng hạch toán giá thành sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, công đoạn gia công, đơn vị sản xuất hoặc nhóm sản phẩm,
bộ phận sản phẩm.”
1.3.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Phương“pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp kế toán dùng để tổng hợp và phân loại những chi phí sản xuất trong phạm vi xác định của đối tượng kế toán chi phí sản xuất.”
Các phương pháp kế toán chi phí: Bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v.v…
Vận dụng các phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày: Kế toán mở các“thẻ hoặc sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng
đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.”
Trang 20Mỗi phương pháp kế toán chi phí tương ứng với một loại đối tượng kế toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.”
1.3.1.4 Nội dung kế toán chi phí sản xuất:
Hiện nay, việc hạch toán đảm bảo theo đúng Thông tư, Nghị định do nhà nước ban hành đã hạn chế được những sai sót, rủi ro và đảm bảo minh bạch và chính xác hơn cho các Doanh nghiệp sản xuất Trong đó, 2 thông tư được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất đó là Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và quyết định 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/09/2006 Vì đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm tại công ty khách hàng Fonos của công ty kiểm toán Phương Nam là doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC nên tôi chỉ trình bàu nội dung kế toán chi phí sản xuất theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Kế toán chi phí NL-VL trực tiếp:
Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác”
Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.”
Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi nhận, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào bên Có tài khoản 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp" theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; hoặc tập hợp chung vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ.”
Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi
Trang 21phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong
kỳ kế toán.”
Khi mua nguyên liệu, vật liệu, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì trị giá nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì trị giá nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT.”
Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.”
Hình 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trược tiếp
(Nguồn trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Chứng từ
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hợp đồng ký kết với nhà cung cấp
Tài khoản
Phụ lục 12 Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
( Trích “ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính ” )
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ,”ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Trang 22Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,”ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 141, 111, 112,
Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho,”ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường hoặc hao hụt được tính ngay vào giá vốn hàng bán,”ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.”
Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan,”ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (chi tiết từng hợp đồng)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên,”ghi:
“Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)”
“Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
“Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.”
“Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.”
Trang 23Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ, ) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ,”ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.”
TK 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh Phần CP nhân công trực tiếp vượt mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Trang 24Hình 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Nguồn trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Phụ lục 12 Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
( Trích Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính)
Trang 25Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ,”ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện ) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định,”ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất,”ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh” Khi phát sinh chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan,”ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng hợp đồng)
Có các TK 111, 112, 334…
Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên,”ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 26y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng.”
Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo
2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:”
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.”
rường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.”
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.”
Trang 27Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.””
Hình 1.3: “ Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung ”
(Nguồn trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Trang 28Phụ lục 12 Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
( Trích “ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính ” )
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,”ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ người lao động (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí
tự nguyện) được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất,”ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- “Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho,”ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
- “Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần,”ghi:
Trang 29Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
- “Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung,”ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa TSCĐ, ghi:”
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Trang 30Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,
Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:”
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động)
Đối với chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khi phát sinh chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan,”ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng hợp đồng)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng”chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có các TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Đối với doanh“nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên,”cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ)
Trang 31Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
1.3.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Cuối kỳ sau khi đã tập hợp từng loại chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo mỗi đối tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán trực tiếp sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân phối từng loại chi phí sản xuất này
để tập hợp lại chi phí sản xuất theo mỗi đối tượng chịu chi phí sản xuất, tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ, tiến hành xác định giá sản phẩm, hàng hoá dở dang mà đơn vị đã thực hiện cuối kỳ
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ:
Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị vật tư thuê ngoài chế biến
Chi phí thuê ngoài chế biến
Bên Có:
Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ…hoàn thành
Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành
Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chết vật tư chưa hoàn thành
Trang 32“Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán doanh nghiệp sản xuất cần phải tổ chức kiểm kê, đánh gái khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp.”
Việc đánh giá sản phẩm dở dang có vai trò quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dở dang cũng như công tác kế toán chung của doanh nghiệp.”Trong thực tiễn, doanh nghiệp có thể sử dụng những phương pháp dưới đây, để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
“Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính.”
“Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.”
“Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.”
Trang 33Hình 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản, kinh doanh dở dang
(Nguồn trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
1.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm :
1.3.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm :
Đối“tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, dịch vụ, lao
vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.”Để xác định và phân biệt đối tượng tính giá thành sản phẩm cần dựa vào các cơ sở sau đây:
Trang 34Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp
“Với sản xuất giản đơn: đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm cuối cùng.”
“Với sản xuất phức tạp: đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.”
Dựa vào loại hình sản xuất Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với số lượng lớn
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ: đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm của từng đơn đặt hàng
Với sản“xuất hàng loạt với số lượng lớn thì phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà xác định: đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm.”
1.3.2.2.Kì hạn tính giá thành :
“Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm là thời điểm mà kế toán tính giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.”
“Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu
kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình…”
1.3.2.3.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở sang :
Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp)
Doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên) nên sử dụng phương pháp này
Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp, hoặc NVL chính còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm
Trang 35Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương
Phương pháp này dùng cho Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản
phẩm dở nhiều và không đều nhau
Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong
kỳ theo mức độ hoàn thành
Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như CP NVL trực tiếp, NVL chính, toàn bộ CP NVL trực tiếp đầu kỳ và PS trong kỳ được tính cho SP hoàn thành và dở dang Theo đó:
Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:
Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức
Doanh nghiệp“đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý
và ổn định nên sử dụng phương pháp này.”
Theo“phương pháp này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.”
Trang 361.3.2.4.“Phương pháp tính giá thành sản phẩm”:
Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn) ”
“Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ”ngắn
Giá sản phẩm hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX SP – CP SX
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
Phương pháp hệ số
Với Doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.”
Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)
Giá thành Đơn vị SP Từng loại = Giá thành Đơn vị SP Gốc * Hệ số quy đổi từng loại
Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng
CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ
Phương pháp tỉ lệ chi phí
Căn cứ vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại”
“Giá thành thực tế từng sản phẩm=Giá thành kế hoạch (Định mức)*Tỷ lệ CP”
“Tỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sản phẩm / Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả sản phẩm”
3.2.4.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Trang 37Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị SP phụ thu hồi ước tính- Giá trị SP Chính DD Ckỳ”
+ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
+ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất trên góc độ kế toán tài chính
Những vấn đề lý luận đã được trình bày trong chương 1 là cơ sở để xem xét, đánh giá và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất cho Công ty Cổ phần Fonos
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN FONOS TẠI CÔNG TY
KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM 2.1 Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kế Toán và Kiểm Toán
Phương Nam (tên viết tắt: SAAC)
Vốn điều lệ của công ty: 5.000.000.000 đồng
Điện thoại: (08) 3957 4177 – (08) 3957 4188
Fax: 08 3957 4199
Website: www.saac.com.vn
Email: phuongnam@saac.com.vn
trụ sở chính: Số 27 Nguyễn Kim, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0306672217 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10 tháng 1 năm 2009 và được sửa đổ bổ sung lần thứ 6 vào ngày 23 tháng 9 năm 2013 với ngành nghề kinh doanh: hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế Chi tiết: dịch
vụ kiểm toán và dịch vụ kế toán…Trong quá trình hoạt động công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi từ lần thứ nhất đến lần thứ sáu về việc tăng vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp lần đầu và được sửa đổi bổ sung lần thứ 6 là 5.000.000.000 đồng
Hội đồng thành viên và Ban giám đốc của Công ty Kế Toán và Kiểm Toán Phương Nam (theo báo cáo của ban giám đốc trong báo cáo kiểm toán năm 2022 của công ty kiểm toán Nam Việt)
Trang 39Các thành viên của hội đồng thành viên:
Bà Nguyễn Phùng Mai Lan Ủy viên 500.000.000
Ông Nguyễn Thành Chung Ủy viên 1.550.000.000
Bà Trần Thị Thu Hà Ủy viên 500.000.000
Các thành viên ban giám đốc bao gồm:
Bà Nguyễn Phùng Mai Lan Tổng Giám đốc
Bà Trần Thị Thu Hà Phó Giám đốc Phương Nam có hàng trăm khách hàng, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau bao gồm:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí …
Các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện và cá nhân
có nhu cầu cung cấp dịch vụ
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động
Với phương châm hoạt động: “Là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp” Phương Nam nỗ lực cống hiến những giải pháp có giá trị mang tính sáng tạo cho sự thành công của các doanh nghiệp Phương Nam cùng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp luôn phấn đấu cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tối ưu vừa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Việt Nam
2.1.4 Tổng quan về bộ phận kế toán và quy trình kế toán chi phí sản xuất:
Nhiệm vụ:
Trang 40Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Quản lý sổ sách, lập các báo cáo tài chính hằng năm
Tổ chức
Công tác kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ đều được
xử lý tại bộ phận kế toán của công ty Toàn bộ chứng từ phát sinh ở các bộ phận khác như bảng thanh toán lương, hóa đơn đầu vào … đều được gửi lên phòng kế toán, tất
cả các công việc như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo tài chính … đều thực hiện ở phòng kế toán
Sản phẩm và dịch vụ
Theo hợp đồng số Số/No.: 13/2023/HĐKT/MHD-FONOS được ký ngày 20/02/2023 với phí dịch vụ là 15.000.000 VNĐ , Công ty Kiểm Toán Phương Nam
đã cung cấp những dịch vụ sau cho Công ty Cổ phần Fonos:
Dựa trên các hồ sơ chứng từ, hợp đồng (bản mềm file PDF scan), hóa đơn và file excel theo dõi nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được lưu trữ tại FONOS, Công ty TNHH Kiểm toán Phương Nam ghi sổ kế toán trên phần mềm MISA ONLINE (AMIS) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Fonos
Hoàn thành nhập liệu các loại nghiệp vụ tổng hợp theo định kỳ hàng tháng, như: hạch toán lương, thuế thu nhập cá nhân, các khoản bảo hiểm trích theo lương, bút toán trích khấu hao, phân bổ, kết chuyển thuế GTGT thay cho Công ty Cổ phần Fonos
Công ty TNHH Kiểm toán Phương Nam thay Công ty Cổ phần Fonos lập bảng tính giá thành và tính giá vốn của các sản phẩm hoàn thành và tính chi phí sản xuất
dở dang cuối tháng
Thay mặt Công ty xử lý các vấn đề liên quan đến dữ liệu kế toán và báo cáo thuế để làm việc với các cơ quan ban ngành
2.2 Tình hình thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
là Công ty Cổ phần Fonos
2.2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Fonos