A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh như vũ bão, Việt Nam cũng đang trên đường hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách đối với giáo dục nước ta. Đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho thế hệ công dân tương lai kiến thức và kĩ năng trong xu thế hội nhập toàn cầu. Căn cứ vào Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; chúng ta thấy rằng, việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng cá thể hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ năm học 2020-2021 là : Vừa chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, vừa phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”; hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Bộ giáo dục đào tạo phát động: “Toàn ngành giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021 – 2022” Trường Tiểu học Nguyễn Huệ trong nhiều năm nay đã có nhiều hoạt động để thu hút học sinh cũng như tạo được sân chơi bổ ích và lý thú cho học sinh, tạo cho các em có niềm đam mê trong học tập, có khả năng diễn thuyết, ứng xử tình huống thông qua các hội thi, đặc biệt các em được trau dồi tình cảm với quê hương với Bác Hồ, cha mẹ, thầy cô, chú bộ đội …như các buổi ngoại khóa, chuyên đề. Trong thực tế hiện nay: Thời gian qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân dân. Nhằm hạn chế đến mức tối đa hậu quả của loại tội phạm này, cần có cách nhìn cụ thể về loại tội phạm này, từ đó áp dụng các biện pháp cần thiết, góp phần tạo hiệu quả phòng ngừa.”trích: Tạp chí cảnh sát nhân dân” Cũng vì lý do đó để giúp học sinh có kiến thức kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, tự bảo vệ được bản thân mình trong những năm học qua tôi đã tổ chức tư vấn cho các em học sinh của khối lớp 5. Đó là lý do tôi đã chọn Đề tài có tên: “Tư vấn cho học sinh khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em”.
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
TƯ VẤN CHO HỌC SINH KHỐI 5 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở TRẺ
Giáo viên: … Trường Tiểu học Nguyễn Huệ
Năm học: 2021-2022
Trang 2
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh như vũ bão, Việt Nam cũng đang trên đường hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách đối với giáo dục nước ta Đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho thế hệ công dân tương lai kiến thức và kĩ năng trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Căn cứ vào Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về
việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; chúng ta thấy rằng, việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng cá thể hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ năm học 2020-2021 là : Vừa chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, vừa phấn đấu hoàn thành các nhiệm
vụ năm học, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”,
“Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”; hưởng ứng phong trào
thi đua đặc biệt do Bộ giáo dục đào tạo phát động: “Toàn ngành giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch
Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021 – 2022”
Trường Tiểu học Nguyễn Huệ trong nhiều năm nay đã có nhiều hoạt động để thu hút học sinh cũng như tạo được sân chơi bổ ích và lý thú cho học sinh, tạo cho các em có niềm đam mê trong học tập, có khả năng diễn thuyết,
Trang 3
ứng xử tình huống thông qua các hội thi, đặc biệt các em được trau dồi tình cảm với quê hương với Bác Hồ, cha mẹ, thầy cô, chú bộ đội …như các buổi ngoại khóa, chuyên đề
Trong thực tế hiện nay: Thời gian qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân dân Nhằm hạn chế đến mức tối đa hậu quả của loại tội phạm này, cần có cách nhìn cụ thể về loại tội phạm này, từ đó áp dụng các biện pháp cần thiết, góp phần tạo hiệu quả phòng ngừa.”trích: Tạp chí cảnh sát nhân dân”
Cũng vì lý do đó để giúp học sinh có kiến thức kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục, tự bảo vệ được bản thân mình trong những năm học qua tôi đã tổ chức
“Tư vấn cho học sinh khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở
trẻ em”
B NỘI DUNG
1.Thực trạng:
Tạp chí CSND - Khái niệm “trẻ em” được nêu trong nhiều văn bản pháp lý
khác nhau Theo Luật Trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016, “trẻ em” được quy đinh là người dưới 16 tuổi Còn Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ
em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu, trẻ em là người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội
Trang 4
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình
và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ
em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới Xâm hại tình dục trẻ em
là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%
* Thuận lợi:
- Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại để giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong các tiết học: các lớp học đều có ti vi, máy chiếu hoặc bảng tương tác được kết nối với mạng Internet
- Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên các phương pháp mới, các phần mềm công nghệ tiên tiến, hiện đại vào việc soạn - giảng
- Tập thể giáo viên trường có năng lực tốt, đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp tận tình trong việc học tập nâng cao tay nghề
* khó khăn:
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến tâm sinh lý của các em ở tuổi dậy thì -Các em còn ngại ngùng khi tâm sự với thầy cô và người lớn
- Chưa có một kênh thông tin phù hợp và đủ tin cậy cho các em
- Chưa được dạy kiến thức về giới một cách cần thiết.
Trang 5
*Thành công và hạn chế:
-Thành công nhất là học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự tin, vui vẻ chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện mà cô giáo kể cho các em
Từ đó bản thân học sinh nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo viên cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể trả lời cho các em, giáo viên phải dành thời gian cho việc tham khảo, nghiên cứu các kiến thức mà các em có yêu cầu
Các em theo dõi những bạn tích cực, những bạn có câu hỏi hay để chính các
em có bài học cho mình
-Hạn chế trong khi tổ chức đó là: Thời gian của tôi dành cho các em chưa
nhiều
2 Một số biện pháp
Biện pháp 1: Tủ sách giới tính
- Giáo viên sẽ cung cấp các loại sách báo nói về giới tính
- Học sinh mang sách mà ba mẹ mua vào để có thể chia sẽ cho bạn đọc( sách báo mang tới được giáo viên kiểm tra về nội dung)
Biện pháp 2: Hòm thư
- Giáo viên làm 1 hòm thư
- Học sinh chia sẽ những vấn đề của mình sau đó giáo viên sẽ trả lời thông qua các buổi tư vấn
Biện pháp 3: Thành lập câu lạc bộ tư vấn
- Thành lập câu lạc bộ tư vấn,…
- Trong các giờ sinh hoạt các bạn có những vấn đề có thể chia sẽ với các bạn trong câu lạc bộ để giáo viên tư vấn; hoặc GV có thể đưa ra các tình huống yêu cầu học sinh giải quyết
Biện pháp 4: phổ biến kiến thức- Ngày hội tư vấn
Giáo viên chia các buổi phổ biến kiến thức thành các chuỗi chuyên đề:
CĐ1: Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay
Trang 6
Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin
Cha mẹ cần dạy trẻ biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) theo hướng dẫn sau đây:
Quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ
Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh
chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé
Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy
cô, bạn bè nhé Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG
Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết
nhé
Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu
gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố
Ngón trỏ – ngón an uy đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này Trẻ cần xua
tay từ chối (nói không) để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn tiếp xúc Hãy dạy trẻ phải biết xua tay và không tiếp xúc hoặc nếu nguy cấp, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người xa lạ chưa từng gặp tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu
CĐ 2: Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
-Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần dạy cho con mình đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể…
Trang 7
Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng dụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm
-Các vùng nhạy cảm trên cơ thể của con trẻ
-Cha mẹ cần chú tâm hơn trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, dù ở tuổi nào trẻ con cũng cần biết tùy theo mức độ
-Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm Kể cả cô chú người thân quen có xin phép thì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ
CĐ 3 : Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
-Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác một cách cố ý
-Hãy hướng dẫn con như là:
“Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý nhanh nhất bằng cách bỏ chạy“
Hoặc “Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh“ -Để giúp con có kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em tốt nhất, các bậc cha mẹ hãy nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể của mình ngay từ khi trẻ nghe nhận thức được ngôn ngữ để đủ hiểu
-Tuyệt đối không để ai sờ vào khu vực đồ lót của con
-Luôn tuyệt đối không được cho bất kỳ ai xa lạ chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve quá thân mật khi trẻ không thích, nhất là đó lại không phải người nhà, cha mẹ, ông bà hay anh chị
Trang 8
-Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ Hãy dạy cho trẻ biết cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu hay không thoải mái
CĐ 4: Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
-Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người khác giới
-Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay
vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa
-Trẻ cần được dạy những kiến thức về giới tính và bảo vệ mình tránh những điều nuối tiếc xảy ra trong tương lai
CĐ 5: Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân
-Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt
-Trẻ sẽ không nên bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ Bởi bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khiến bé rời xa cha mẹ và gây hại cho bé, hãy dạy con về điều này và đảm bảo trẻ không
dễ bị dụ dỗ bởi những món bé Hãy tránh xa người lạ để tự bảo vệ mình con nhé -Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi
bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo
-Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó Và khi ai đó cho con thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy
CĐ 6: Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà
-Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà, kể cả người thân là chú bác cô dì
Trang 9
-Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà
Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà, phải thông báo cha mẹ ngay
Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó
CĐ 7:Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
-Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn Bạn có thể dạy trẻ tìm
cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc, cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh
-Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe và độ to lớn nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn
-Khi nguy hiểm, hãy bảo trẻ chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn Hãy bảo trẻ đừng kháng cự mà hãy sử dụng trí thông minh ở đầu của con, cặp mắt tinh tường để quan sát sơ hở và sử dụng cái miệng khi cần thiết
-Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (113, đội an ninh gần nhà)
Nếu trẻ chưa học số và không nhớ nổi số, hãy ghi ra giấy và dán lên tường gần bên cái điện thoại bàn ở nhà nhé
CĐ 8:Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Trang 10
-Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với
bố mẹ
-Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết để giúp trẻ xử lý kẻ xấu vì có như vậy mới là biện pháp giúp con tốt nhất
=> Trong ngày hội này giáo viên sẽ chia sẽ những kiến thức về giới tính và sẽ chia lớp học thành 2 để có thể trao đổi với các bạn học sinh cho thoải mái.
=> Mời các chuyên gia tư vấn tâm lý để các em có thể được nghe chia sẽ
=> Bên cạnh những biện pháp trên thì giáo viên luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
để nắm bắt được tâm sinh lí của các em để có biện pháp giáo dục một cách kịp thời.
+Cách chọn câu hỏi, hình ảnh và những kiến thức cần trao đổi với học sinh:
Trang 12
4.Kết quả khảo sát:
Kh o sát ban đ u: ảo sát ban đầu: ầu:
Trang 13
Khối Lớp Sĩ số Số em được nghe bố mẹ chia sẻ, tuyên truyền,
được xem các hình ảnhvề xâm hại tình dục trẻ em
Khảo sát sau khi triển khai :
Khối Lớp Sĩ số Số em được nghe, được xem các hình ảnh, được
trực tiếp trao đổi thông tin
Số em được trực tiếp chia sẻ ,trao đổi thông tin, nói lên suy nghĩ của mình
50 % học sinh
C KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và giúp học sinh có thể tự bảo vệ mình nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh – đặc biệt là kĩ năng tự bảo vệ mình không bị lạm dụng vì vậy việc giúp học sinh biết các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh là cần thiết biết bao Chúng ta cần luôn ghi nhớ phòng hơn chống Vì hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục là vô cùng nguy hiểm Nên mỗi người trong chúng ta hãy luôn quan tâm, ý thức và hãy luôn
là người bạn đồng hành cùng con mình trong giai đoạn phát triển của trẻ
Trên đây là một vài biện pháp tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh của mình ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ Tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của Ban giám khảo để tôi kịp thời điều chỉnh và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giảng dạy của mình Tôi xin chân thành cảm ơn!