Từ các yếu tố lý thuyết và dựa trên các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng tác giả đưa ra 7 thang đo: Ngành nghề kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng, tài chính
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào thì hệ thống ngân hàng cũng có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế Khi nền kinh tế đạt đến trình độ cao, thì ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem như là hệ thống thần kinh kết nối đến toàn bộ nền kinh tế Và trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, để bắt kịp xu hướng đó, nền tài chính Việt Nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cũng phát triển nhanh chóng Sự hội nhập kinh tế vào nền kinh tế thế giới đã khiến cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ về cả quy mô, sản phẩm và nghiệp vụ, tạo ra những thách thức to lớn cho hệ thống thương mại nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung Và nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân hay nhu cầu vay vốn để cải thiện cuộc sống của họ ngày một lớn Vì thế, nhiều ngân hàng nhận thấy rằng, đánh giá rủi ro tín dụng là công việc rất quan trọng để ngân hàng mở rộng cho vay, tăng cường huy động vốn và mở rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng khách hàng vay.
Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng đã trở thành cầu nối trung gian không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của nền kinh tế của tất cả các quốc gia Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng gắn chặt với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Tại Việt Nam, năm
2019, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,15% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 13,3% và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,89% Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 của tổng cục thống kê, có 28,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018 Bên cạnh đó, cũng trong năm 2019 có trên 47 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm 2018 Tình hình dư nợ cấp tín dụng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chứng khoán và tiêu dùng tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro Trước những khó khăn và tác động tiêu cực nêu trên, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề rủi ro tín dụng
Và trong bối cảnh như hiện nay, rủi ro tín dụng không còn là vấn đề quan tâm của riêng giới tài chính mà còn là vấn đề của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế Với tình hình mức độ nợ xấu ngày càng gia tăng, rủi ro tín dụng ngày càng lớn, mức độ ngày càng nghiêm trọng đã làm giảm lòng tin ở ngân hàng - người gửi tiền và làm tăng sự lo ngại của ngân hàng - người cho vay
Rõ ràng, rủi ro tín dụng, đặc biệt là khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, việc tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng để đưa ra những hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay là một công việc quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa lớn lao đối với hệ thống Ngân hàng Chính vì vậy, đề tài này tập trung nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” nhằm cung cấp cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam một cách có hệ thống, cơ sở lý luận, lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng và sự tác động của các yếu tố đến rủi ro như thế nào để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, đưa ra các hàm ý quản trị, góp phần nâng có hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh và cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và đưa ra hàm ý quản trị góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại NH Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (NH Eximbank)
Từ mục tiêu tổng quát luận văn sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố tác động tới rủi ro ngân hàng tại NH Eximbank
- Đo lường sự tác động của các yếu tố đó đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
- Đưa ra hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của NH Eximbank
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam?
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng là như thế nào?
- Những hàm ý quản trị và kiến nghị nào nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
- Về không gian nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
- Về thời gian: dữ liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 3 tháng 4 năm 2024
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập, đọc, tổng quan tài liệu, thực hiện đối chiếu, phân tích, chuẩn bị các nguồn thông tin để lựa chọn và xác định các biến độc lập ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với những số liệu thu thập được từ thực tế để ước lượng xác suất rủi ro tín dụng sẽ xảy ra tại NH Eximbank
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất (Suader M,.2010) mà cụ thể là chọn mẫu thuận tiện, phương pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí (Kreger , R.A, 2018).
Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, được thể hiện trên những khía cạnh sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và đầy đủ những lý luận cơ bản, cung cấp các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
- Sau khi phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng đề tài còn giúp các nhà quản trị Ngân hàng đưa ra các chiến lược, chính sách trong từng thời kỳ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, thúc đẩy Ngân hàng phát triển, canh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên cả nước.
Bố cục của khóa luận
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Danh từ “rủi ro” có nhiều khái niệm khác nhau Frank Knight một học giả người Mỹ, định nghĩa “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” Allan Willett cho “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” Inrving Perfer lại cho rằng “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất” Một học giả khác người Anh là Marilic Hurt Mr Carty quan niệm “rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”
Theo thông tư 39/2013/TT-NHNN, ngày 31/12/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Theo Khan và Ahmed (2003) cho rằng rủi ro tín dụng trong ngân hàng là nguy cơ bên đi vay không thực hiện việc cam kết trả tiền của mình Ông Prof Rekha Arunkumar trong bài nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cho rằng rủi ro tín dụng là sự không trả được nợ của người vay, nó là rủi ro quan trọng nhất cần được quản lý cho đến ngày nay Rủi ro tín dụng là được phản ánh trong thành phần vốn của nền kinh tế, các ngân hàng cần phải quản lý và kiểm soát nó chặt chẽ để duy trì sự ổn định và tránh những rủi ro khác
Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy RRTD xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh
2.1.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng
Các khoản vay của khách hàng thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng
Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của khách hàng thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng kinh doanh và sức khỏe tài chính của họ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi người đi vay thất nghiệp, phá sản,… Mặt khác, việc thẩm định và quyết định cho vay khách hàng cũng hay gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, các thông tin cá nhân thường bị giấu kín, do đó chất lượng thẩm định khách hàng không cao Điều này ảnh hưởng đến các quyết định cho vay của NH Chính vì vậy, các khoản vay khách hàng thường tiềm ẩn nhiều RRTD
2.1.2.1 Khả năng tài chính của người vay
Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, hoặc không đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Có nhiều tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu
- Nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm
RRTD là khả năng không trả được nợ của khách hàng nên các Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, thuộc cảnh báo sớm Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ trong trả nợ vay là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau Nhiều ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác của cùng một chủ thể chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro tiềm ẩn Trường hợp dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro tín dụng Những thước đo RRTD cho thấy rủi ro tín dụng có độ rộng đối với nhiều mức độ khác nhau Điều này cho thấy rằng rủi ro tín dụng không chỉ được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ, mà còn được đánh giá dựa trên mức độ phân tán của nợ xấu
2.1.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
- Đối với ngành ngân hàng
RRTD là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho ngân hàng mất cân đối trong thanh toán, làm cho ngân hàng có nguy cơ thua lỗ, hoặc mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Một ngân hàng có RRTD cao sẽ làm giảm lòng tin khách hàng đối với ngân hàng Ở những ngân hàng có RRTD cao thì khách hàng gửi tiền sẽ rút tiền gửi và gửi sang những ngân hàng có RRTD thấp hơn Tình trạng này kéo dài lâu thì ngân hàng sẽ không còn nguồn vốn để cho vay và hoạt động kinh doanh bị giảm sút
- Đối với khách hàng Đối với bản thân khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì hầu như họ không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín Đây được hiểu đơn giản là khách hàng này đã được liệt vào danh sách đen và cảnh báo với các ngân hàng khác về nguy cơ không thu hồi được tiền nếu khách hàng này vay
Khách hàng nhiều khả năng sẽ bị thu giữ tài sản thế chấp trong trường hợp không thể thanh toán được khoản nợ gốc và lãi với ngân hàng
- Đối với nền kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động vốn của những người có vốn nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay lại Hoạt động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn; đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nên khi có rủi ro thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền, người có nhu cầu vay tiền cũng bị ảnh hưởng
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng có thể làm phá sản một vài ngân hàng và có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngân hàng còn lại và tạo tâm lý bất an trong dân chúng Khi đó, dân chúng sẽ cùng đến ngân hàng rút tiền gửi trước hạn, nguy cơ gây ra sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng, toàn bộ hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng
Rộng hơn là khi rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao làm cho uy tín ngân hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng không thực hiện được chức năng trung gian tài chính thì ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, nền kinh tế bị trì trệ, kém phát triển, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.
Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013), Dimitrios P Louzis, Angelos T Vouldis & Vasilios
L Metaxas (2011), John M Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho thấy các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể chia thành hai nhóm: Các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô
2.2.1 Các yếu tố vĩ mô
Một trong những yếu tố khá phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng là xuất phát từ việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các cá nhân, hộ kinh doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp Ngược lại, vào thời kỳ suy thoái, nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy ra rủi ro đặc biệt là những khoản trung dài hạn
- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương khi lạm phát vượt qua mức độ cho phép Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế bội số tín dụng của các NHTM, gián tiếp tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
Khi lạm phát cao, NHTƯ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, lãi suất tăng bao gồm lãi suất vay Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn
Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm so với trước Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho NH, việc xảy ra rủi ro tín dụng giảm Tuy nhiên khi lãi suất vay giảm, khối lượng tín dụng tăng lên và có trong dài hạn sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao
Môi trường pháp lý Đây là yếu tố gây rủi ro phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định Những thay đổi về chính sách thuế, quy định về kinh doanh bất động sản… sẽ làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của người vay suy yếu cũng như rủi ro tín dụng có khả năng cao hơn
Các yếu tố vĩ mô, khách quan như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý cũng như chính trị - xã hội có mức độ tác động khác nhau đến từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh do những đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề Những ngành nghề khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị thường, của các yếu tố khách quan như chứng khoán, bất động sản, xây dựng,…và có những ngành nghề ít hoặc không chịu tác động của sự thay đổi môi trường bên ngoài như y tế, giáo dục, hàng tiêu dùng,…Vì thế đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đến rủi ro tín dụng khi thực hiện cho một khách hàng vay là cần đánh giá trong điều kiện cụ thể của từng ngành nghề kinh doanh
2.2.2 Các yếu tố vi mô
Các yếu tố thuộc về khách hàng vay
Tuổi của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro của khách hàng Khách hàng có độ tuổi càng cao thì suy nghĩ, độ chín chắn, trưởng thành và trách nhiệm trong họ càng lớn, họ sẽ cố gắng để trả nợ cho ngân hàng hơn là những người trẻ tuổi và khả năng những người này trả được nợ sẽ cao hơn
- Tiềm lực tài chính của khách hàng vay
Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng Không có giao dịch nào là không có rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, nếu tài chính của khách hàng yếu thì khi có một giao dịch không thành công thì lập tức có ảnh hưởng đến khách hàng cũng như là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
Mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng Mọi phương án vay vốn khi được gửi cho ngân hàng đều thể hiện rõ mục đích vay vốn của mình để được xem xét cấp tín dụng Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng Khi đánh giá mục đích vay cũng như là phương án vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc phục
Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng trả nợ của khách hàng Khi khách hàng sử dụng vốn vào mục đích khác, không đúng với phương án đã gửi ngân hàng thì có khả năng xảy ra những rủi ro nằm ngoài những phương án dự phòng và khả năng khách hàng không trả được nợ và dễ xảy ra
- Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro ngân hàng Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc lợi dụng sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay, chiếm đoạt tài sản ngân hàng Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân hàng phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có Kinh nghiệm của khách hàng vay chưa chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao
- Năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên doanh nghiệp, cá nhân có kinh nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm Đối với một doanh nghiệp thì năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp
- Uy tín, lịch sử trả nợ
Xem xét lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá khứ là quan trọng bởi đây là tín hiệu cho biết khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính không và có ý định thiện chí trả nợ không Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng sẽ tiếp diễn hiện tượng đó trong tương lai
Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay
- Tài sản đảm bảo nợ vay
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một Tài sản đảm bảo nợ vay phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng quản trị rủi ro sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn Một Tài sản đảm bảo nợ vay hiệu quả là phải được cập nhật phù hợp với những thay đổi của các nhân tố trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị Ngân hàng phải làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế
- Quy trình kiểm soát nội bộ
Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Theo Ủy ban Basel (2019) về giám sát ngân hàng cho thấy các ngân hàng đang ngày càng phải đối mặt với rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các ngân hàng khác, buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, tạo ra những tổn thất lớn, có thể dẫn đến phá sản ngân hàng (Bessis, 2012) Do đó một số tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
Cavallo và Majnoni (2011), nghiên cứu về các khoản dự phòng rủi ro cho vay ngân hàng trong khuôn khổ tổng thể của quy định về vốn tối thiểu Với dữ liệu nghiên cứu gồm 1.176 ngân hàng thương mại lớn trong đó có 372 ngân hàng thương mại ở các nước không thuộc G10 trong thời gian 2018-2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng
Laeven and Majnoni (2013), nghiên cứu về trích lập rủi ro tín dụng và suy giảm kinh tế Với dữ liệu nghiên cứu gồm 1.419 ngân hàng tại 45 quốc gia trong thời gian 2018-2019 Bằng phương pháp GLS và GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng điều này là nhất quán giữa 4 khu vực: Châu Âu, Mỹ, Mỹ La Tinh và Châu Á
Abhiman Das and Saibal Ghosh (2003), nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng Mỹ và ngoài Mỹ, bao gồm Canada, Nhật và một nhóm 21 quốc gia Bài nghiên cứu sử dụng mô hình yếu tố tác động cố định (fixed effects) để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố: Ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính bên vay, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của KH, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nơ vay Kết quả cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và trích lập rủi ro tín dụng Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ nợ không thu hồi được và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đồng biến với biến trích lập rủi ro tín dụng
Bikker và Metzemakers (2015), nghiên cứu về việc trích lập rủi ro tín dụng của các ngân hàng tại 29 quốc gia OECD trong vòng 10 năm Kết quả nghiên cứu 14 cho thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng năm trước, thu nhập và tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều, còn tăng trưởng GDP thì có tác động ngược chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng Zoubi và Khazali (2017), nghiên cứu về làm đẹp thu nhập của ngân hàng bằng rủi ro tín dụng Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng trong khu vực Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) trong thời gian 2011-2013 Dựa trên mô hình hồi quy, kết quả cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng với rủi ro tín dụng, do khi số tiền cho vay tăng lên, tức là khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng, ngân hàng giảm các yêu cầu tín dụng khắt khe để thu hút nhiều khách hàng hơn, tạo ra nguồn thu từ lãi vay và giảm sự phụ thuộc vào việc huy động vốn từ các nguồn bên ngoài với chi phí cao
Hess và cộng sự (2018), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng Úc Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài chính của 32 ngân hàng tại Úc trong giai đoạn 2010-2015 Dựa trên mô hình hồi quy, kết quả cho thấy tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập của các ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ rủi ro tín dụng, biên độ lãi ròng có mối quan hệ nghịch biến với mức độ rủi ro tín dụng Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ nghịch biến với chất lượng tín dụng với độ trễ 2 - 4 năm
Nghiên cứu khoa học của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021), sử dụng phân tích mô hình hồi quy tìm hiểu thực tế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2018- 2020 trong mối quan hệ với các nhân tố đặc điểm ngân hàng Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là hồi quy bảng dữ liệu Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam có mối quan hệ với các nhân tố như: Ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính bên vay, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của KH, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nơ vay Về mặt lý thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến rủi ro tín dụng của nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam
Luận văn của Lê Văn Tư (2015), nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của 27 NHTM Việt Nam trong thời gian 2018-2020 Bằng phương pháp hồi quy bảng dữ liệu, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy thu nhập lãi ròng cận biên, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng, còn thu nhập trên tổng tài sản thì có tác động ngược chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng
Luận án của Phạm Xuân Quỳnh và Trần Đức Tuấn (2019), nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của 23 NHTM Việt Nam trong thời gian 2010 -2017 Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là hồi quy bảng dữ liệu Kết quả cho thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng, thu nhập lãi ròng cận biên và tác động ngược chiều với thu nhập trên tổng tài sản cũng như tỷ lệ lạm phát
Qua các nghiên cứu trước đây, em nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro trong chất lượng tín dụng ví dụ như: tăng trưởng tín dụng; tăng trưởng GDP; chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ; tỷ giá hối đoái; lạm phát…Tuy nhiên, các đề tài chưa tập trung nhiều vào các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của từng NH như: Dự báo RRTD;
Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Đo lường RRTD; Chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Kiểm soát RRTD; Chất lượng nguồn nhân lực Do đó trong đề tài của mình em sẽ có sự tập trung vào đưa các nhân tố thuộc đặc điểm riêng của NH Eximbank để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NH trong bài nghiên cứu của mình
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nội dung các biến và giả thuyết:
* Ngành nghề kinh doanh chính (X1) Đây là biến được lựa chọn làm đại diện cho các yếu tố vĩ mô (môi trường kinh tế, môi trường pháp lý…) Yếu tố vĩ mô có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro khác nhau Rủi ro mỗi ngành nghề sẽ tác động đến rủi ro tín dụng khi đối với khoản vay của khách hàng Những nghiên cứu thực tế cũng đã cho thấy khách hàng kinh doanh ngành nghề khuyến khích hay không sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Abhiman Das and Saibal Ghosh (2003) đã nghiên cứu và cho kết quả thấy cho vay những khách hàng có danh
Ngành nghề kinh doanh chính
Sử dụng vốn của KH
Khả năng tài chính của bên vay
Tài sản đảm bảo nợ vay
Kinh nghiệm của khách hàng vay
Rủi ro tín dụng tại NH Eximb ank
Kiểm tra, giám sát nợ vay mục kinh doanh không khuyến khích, nhiều rủi ro sẽ có tác động đến rủi ro tín dụng Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì khách hàng kinh doanh những ngành chứng khoán, bất động sản được xếp vào ngành không khuyến khích Tuy nhiên hiện tại những ngành xây dựng, xây lắp cũng được xem là ngành có nhiều rủi ro
Giả thuyết 1: Khách hàng kinh doanh ngành nghề có tính rủi ro/không khuyến khích (ngành kinh doanh chứng khoán, bất động sản, xây dựng) sẽ tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
* Khả năng tài chính của người vay (X2)
Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021) thì khả năng tài chính của người vay được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn Nói cách khác, nếu vốn tự có của người vay trong dự án càng lớn thì dự án dễ thành công hơn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, đề tài kỳ vọng rằng nếu vốn tự có của người vay tham gia vào dự án vay càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp thì họ cũng sẽ đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn, hay năng lực tài chính của người vay có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ hay nói cách khác là tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng Do đó, đề tài đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 2: Khả năng tài chính của người vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như sau:
Bước 1 : Xác định rõ mục tiêu cần nghiên cứu của đề tài
Bước 2 : Tìm hiểu và đưa ra đầy đủ cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Bước 3 : Dựa vào cơ sở lý thuyết trên và căn cứ vào tình hình thực tế tại NH Eximbank để đưa ra mô hình nghiên cứu sơ bộ Phải tiến hành nghiên cứu thông qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Là nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh thang đo của các biến cần quan sát trong mô hình
+ Giai đoạn 2: Là nghiên cứu định lượng, ở giai đoạn này tác giả tiến hành chọn mẫu, khảo sát chính thức với bảng câu hỏi với n = 200 Thu thập dữ liệu sau khi phỏng vấn, về làm sạch dữ liệu, sàn lọc và loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu sau đó mã hóa, nhập liệu và chạy dữ liệu bằng SPSS 22.0 để phân tích thông tin
Bước 4 : Sau khi mã hóa, làm sạch dữ liệu đề tài tiến hành phân tích các bước như sau:
- Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo: dùng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp (nếu hệ số tương quan biến
- tổng “ Corrected – total correlation” nhỏ hơn 0.3 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biên thành phần trong mô hình
+ Kiểm định Bartlettn có sig < 0.5
+ Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 50%
+ Hệ số nhân tố trích Eigenvalue có giá trị > 1
Bước 5: Đề tài tiến hành kiểm định các giả thuyết trong mô hình, kiểm định mô hình hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5%
Bước 6: Cần kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các nhóm cụ thể đối với công tác rủi ro tín dụng của Ngân hàng Và từ kết quả nghiên cứu trên đưa ra kết luận và kiến nghị đối với Ngân hàng Sau đây là quy trình nghiên cứu của đề tài:
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về cơ sở lý luận về mô hình lý thuyết 7 nhân tố
Tìm hiểu lý luận về rủi ro tín dụng
Nghiên cứu định tính (sơ bộ)
Thảo luận nhóm Đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất:
+ Thang đo + Mô hình lý thuyết
Tiến hành khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi
Thu thập thông tin, Xử lý số liệu
Kiến nghị và kết luận
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0
Hình 2 Sơ đồ Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Quy trình thực tế tác giả thực hiện)
Thiết kế nghiên cứu
Bài nghiên cứu của luận văn thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3.2.1 Nghiên cứu định tính Đây là một giai đoạn được thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát Giai đoạn này được gọi là nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách phỏng vấn đối tượng theo một nội dung đã chuẩn bị trước, Tiến hành phỏng vấn sơ bộ dựa trên mối quan hệ thân thiết gồm (1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 trưởng phòng tín dụng và 3 cán bộ tín dụng)
❖ Thực hiện thảo luận nhóm
• Các thông tin cần thu thập
Cần xác định được đối tượng được phỏng vấn hiểu về Ngân hàng như thế nào? Theo chính họ thì đối tượng nào tác động đến công tác rủi ro tín dụng tại Ngân hàng? Tiến hành kiểm tra đối tượng được phỏng vấn có hiểu đúng nội dung câu hỏi phỏng vấn không? Hỏi ý kiến và tham khảo để tìm ra những nội dung gì chưa đề cập đến trong bảng câu hỏi?
• Đối tượng phỏng vấn Đã có được mối quan hệ thân thiết tác giả tiếp cận phỏng vấn 1 giám đốc, 1 phó giám đốc (cán bộ cấp cao); 3 trưởng phòng, 2 phó phòng (cán bộ cấp trung) và 3 cán bộ tín dụng (cán bộ cấp trung) Kết quả phỏng vấn trên là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho phiếu khảo sát để đưa vào nghiên cứu chính thức của luận văn
Trên cơ sở các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đã được trình bày trên, luận văn đã nêu các yếu tố khách quan như: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và yếu tố chủ quan như: khả năng tài chính của người vay, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nợ vay Mặt khác, luận văn chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động đến công tác rủi ro tín dụng nhìn từ hướng chủ quan đề áp dụng vào nghiên cứu Để có được phiếu khảo sát phù hợp với tình hình thực tế, luận văn tiến hành khảo sát thử với sự tham gia 30 người trong đó gồm: 2 phó giám đốc, 5 phó phòng tín dụng, 13 cán bộ và nhân viên tín dụng tại các chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng
• Nội dung cuộc khảo sát thử
- Trình bày nội dung cần khảo sát, thảo luận
- Đưa ra mô hình đề xuất của với 7 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, sau đó dùng bảng câu hỏi gợi ý để thảo luận, phát biểu ý kiến về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
- Đề tài đưa ra thang đo sơ bộ của mình đã xây dựng trước trên mô hình 7 yếu tố: khả năng tài chính của người vay, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nợ vay để thảo luận điều chỉnh và bổ sung thang đo
Sau khi thảo luận xong, tác giả đồng ý với thang đo trong mô hình, ngoài ra tác giả sẽ điều chỉnh tên gọi của thang đo, đề tài chính thức đưa ra được các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng phù hợp với Ngân hàng hơn gồm: khả năng tài chính của người vay, ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nợ vay
3.2.2 Nghiên cứu định lượng Đây là giai đoạn đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi khảo sát đã đề ra Thu thập được dữ liệu sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0
Mục đích của phương pháp này là dùng để kiểm định mô hình lý thuyết đề xuất của luận văn, nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng
• Kích thước mẫu nghiên cứu
Theo Hair & cộng sự (2008), “Multivairate Data Analysis”, Prentical–Hall International.Inc điều kiện đảm bảo cỡ mẫu là: N = n * 5 + m ( mẫu )
N: Số lượng mẫu cần khảo sát n: Số câu hỏi m: là số mẫu dự phòng Đề tài này có sử dụng tổng 32 biến quan sát, nên mẫu tối thiểu là = 32 x 5 + 50
Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhất Đối tượng tham gia khảo sát là ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng tại NH Eximbank và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc vào thời điểm năm 2024
Bảng 3 1 Bảng tình trạng phát phiếu khảo sát
Khoản mục Số phiếu Tỷ lệ (%)
Số phiếu khảo sát phát ra 210 100%
Số phiếu không hợp lệ 10 3,2
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả)
Nghiên cứu chính thức
3.3.1 Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi a Nội dung bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi của phiếu khảo sát gồm 3 phần:
❖ Phần 1: Khảo sát thông tin cá nhân gồm (Họ tên, điện thoại, Email, giới tính, độ tuổi, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ học vấn)
❖ Phần 2: Nội dung khảo sát gồm (Công cụ ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính người vay, tài sản đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, sử dụng vốn của khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát nợ vay)
❖ Phần 3: Thông tin đánh giá có 32 câu hỏi chia làm 7 nhóm theo như cơ sở lý thuyết đã nêu Từ việc thảo luận hỏi ý kiến chuyên gia, tác giả đưa ra các câu hỏi trong bảng khảo sát phù hợp với Lãnh đạo, cán bộ tín dụng, các cán bộ nhân viên khác của Ngân hàng và các chi nhánh, PGD trực thuộc b Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi Đề tài thiết kế thang đo cho biến độc lập gồm 32 biến quan sát và 4 biến quan sát cho biến phụ thuộc, được thiết kế dưới hình thức thang đo Likert 5 point với bậc từ 1 đến 5:
Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu:
Bảng 3 2 Các biến đo lường ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh (Abhiman Das and Saibal Ghosh (2003))
NN1 Khách hàng kinh doanh những ngành nghề được khuyến khích sẽ ít rủi ro
NN2 Khách hàng kinh doanh những ngành nghề không được khuyến khích như chứng khoán, bất động sản sẽ nhiều rủi ro
NN3 Mức độ rủi ro gia tăng khi ngành nghề kinh doanh mạo hiểm gia tăng
NN4 Ngân hàng cẩn trọng khi giải ngân cho khách hàng vay ở những ngành nghề có nhiều rủi ro
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 1: Khách hàng kinh doanh ngành nghề có tính rủi ro/không khuyến khích
(ngành kinh doanh chứng khoán, bất động sản, xây dựng) sẽ tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 3 Các biến đo lường khả năng tài chính của người vay
Khả năng tài chính của người vay (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021)) TC1 Vốn tự có của khách hàng vay thể hiện khả năng tài chính
TC 2 Tổng vốn đầu tư của dự án thể hiện khả năng tài chính
TC 3 Tỷ số vốn tự có trên tổng vốn đầu tư của dự án đánh giá khả năng tài chính của người vay
TC 4 Ngân hàng có hệ thống đánh giá khả năng tài chính của khách hàng
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 2: Khả năng tài chính của người vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 4 Các biến đo lường tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo nợ vay (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021))
TS1 Giá trị của tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị khoản vay
TS2 Tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc để khách hàng tiếp cận khoản vay
TS3 Tài sản đảm bảo đánh giá tiềm lực tài chính của người vay
TS4 NH có bộ phận đánh giá, định giá tài sản đảm bảo chính xác, phù hợp
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 3: Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 5 Các biến đo lường kinh nghiệm của khách hàng vay
Kinh nghiệm của khách hàng vay (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021)) KN1 Khách hàng có kinh nghiệm lâu năm sẽ có năng lực kinh doanh tốt
KN2 Khách hàng có kinh nghiệm lâu năm sẽ có khả năng tài chính tốt
KN3 Khách hàng có kinh nghiệm lâu năm sẽ có khả năng trả nợ cao
KN4 Đối với những người vay và trả bằng lương hàng tháng thì kinh nghiệm
KN5 Khách hàng không có kinh nghiệm vay không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 4: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 6 Các biến đo lường sử dụng vốn của khách hàng
Sử dụng vốn của khách hàng (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2021))
SDV1 khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích
SDV2 khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
SDV3 Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay để xác định mục đích sử dụng vốn vay
SDV4 Để phòng ngừa rủi ro tín dụng cần khống chế và xử lý dứt điểm các vấn đề thiếu minh bạch, chưa rõ ràng
SDV5 Phân quyền phê duyệt tín dụng cần dựa vào năng lực, đạo đức của cá nhân vay
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 5: Sử dụng vốn sai mục đích tác động cùng chiều rủi ro tín dụng tại
Bảng 3 7 Các biến đo lường kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (Lê Văn Tư (2015))
KNCB1 Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, thường xuyên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn
KNCB 2 Ngân hàng có chính sách khen thưởng theo định kỳ tốt đối với những cán bộ có kinh nghiệm
KNCB 3 Kinh nghiệm của CBTD đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn
KNCB4 Thường xuyên đánh giá thành tích và đạo đức nghề nghiệp của CBTD, theo dõi một cách chặt chẽ
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 6: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 8 Các biến đo lường kiểm tra, giám sát nợ vay
Kiểm tra, giám sát nợ vay (Trương Đông Lộc (2021))
KG1 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những khách hàng không có khả năng phòng vệ khi có biến động của thị trường
KG2 Giám sát chặt chẽ tình hình tài chính đối với khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch dẫn đến kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến việc trả nợ
KG3 Kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với những khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến thất thoát vốn
KG4 Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, năng lực tài chính xảy ra rủi ro tín dụng
KG5 Khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn nhưng để đầu tư dài hạn dẫn đến mất cân bằng tài chính
KG6 Khách hàng có nguy cơ không thực hiện việc trả nợ hay không có khả năng trả nợ tạo ra nguồn nợ xấu
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết 7: Kiểm tra, giám sát nợ vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại NH Eximbank
Bảng 3 9 Các biến đo lường rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (Trương Đông Lộc (2021))
RR1 Ngân hàng có biện pháp nhận diện, đo lường , cảnh báo rủi ro tín dụng khách hàng
RR2 Ngân hàng có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản nợ xấu của khách hàng
RR3 Áp dụng hiệp ước vốn Basel vào trong hệ thống ngân hàng thương mại
RR4 Đảm bảo cân đối giữa huy động và cho vay
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
3.3.2 Kỹ thuật đánh giá thang đo
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số này giúp chúng ta phân tích loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế biến rác trong quá trình nghiên cứu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc cho rằng, hệ số Cronbach’s Alpha:
- Từ 0.8 đến gần gần bằng 1 là thang đo tốt
- Từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được
“Thang đo có độ tin cậy khi Cronbach`s Alpha > 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp thang đo lường là mới hoặc là mới đối với những người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (trích theo Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) Do đó đề tài này sử dụng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên
Tuy nhiên, Cronbach`s Alpha không cho chúng ta biết biến nào nên giữ lại và biến nào nên loại bỏ Nên bên cạnh hệ số này, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Item – Total Correclation) để loại bỏ biến rác:
Ngành nghề kinh doanh chính
Sử dụng vốn của KH
Khả năng tài chính của bên vay
Tài sản đảm bảo nợ vay
Kinh nghiệm của khách hàng vay
Rủi ro tín dụng tại NH Eximb ank
Kiểm tra, giám sát nợ vay
Hình 3 Mô hình nghiên cứu
- Hệ số này càng cao thì sự tương quan của các biến này với các biến khác trong nhóm càng cao
- Các biến có hệ số biến tổng < 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo
Vì vậy trong đánh giá độ tin cậy các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item – Total Correclation) < 0.3 sẽ bị loại (trích theo Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)
3.3.3 Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố được thực hiện bằng phương pháp Principal Components với phép xoay “Varimax” [15]
- Hệ số nhân tố tải (Factor loading)>= 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn, dùng để xác định biến cần chọn lựa theo nhân tố
- Mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett < 5%, là các biến có tương quan
- Trị số của KMO lớn “ 0.5 50%
- Hệ số nhân tố trích Eigenvalue có giá trị > 1, nhằm xác định nhân tố được rút ra Các giá trị đặc trưng (Eigenvalue) đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
3.3.4 Kỹ thuật phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter và kết quả của hồi quy được đánh giá thông qua:
- “Hệ số R 2 hiệu chỉnh Adjusted R Square, đánh giá độ phù hợp của mô hình”
- “Kiểm định F, kiểm định độ phù hợp của mô hình”
Phân tích tương quan dùng để phân tích mối quan hệ giữa hai nhóm biến
Trong nghiên cứu, phân tích tương quan Person được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì mối tương quan tuyến tính giữa hai biến càng chặt chẽ Đồng thời, cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập Vì những tương quan này có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến
3.3.6 Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Theo Hoàng trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, chúng ta sử dụng hệ số xác định R 2 (R – quare) Trong hồi quy tuyến tính bội thường sử dụng hệ sô R 2 để đánh giá vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình”
Hệ số Durbin – Watson phải lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 (1 < Durbin – Watson < 3) để mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tương quan
Hệ số phóng đại phương sai VIF phải bé hơn 10 để mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
“Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự thỏa mãn của khách hàng càng lớn hơn” (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 1998) Để mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng được cho là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở độ tin cậy 95% thì hệ số Sig phải bé hơn 0.05 ở các biến
3.3.7 Kỹ thuật thống kê mô tả, tần số
Kỹ thuật thống kê mô tả dùng (Nhỏ nhất Min, lớn nhất Max, trung bình Mean, độ lệch chuẩn Std Deviation, ) để xác định tần suất xuất hiện của các yếu tố, so sánh mức trung bình của từng nhân tố Từ đó, thể hiện khái quát cấu trúc chung của mẫu khảo sát và mức độ đánh giá của khách hàng
Trong chương 3, đề tài đã mô tả các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài bao gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, đề xuất mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định tính đã được thực hiện bằng cách thảo luận với nhóm chuyên gia trong ngành tín dụng ngân hàng và thảo với một số cán bộ tín dụng tại NH Eximbank Sau khi thảo luận, đề tài đã tiến hành khảo sát thử trên 30 cán bộ nhân viên Ngân hàng để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát Nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát cán bộ và nhân viên NH Eximbank và các chi nhánh, PGD trực thuộc NH với kích cỡ mẫu n 0 Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 22.0 for Windows để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới
Ngân hàng chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option)
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách
Một số thành tựu đạt được
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức bình chọn như:
Tháng 04/2015, tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank), đây là lần thứ 2 Eximbank nhận được giải thưởng này
Tháng 05/2015, Eximbank nhận giải thưởng Thanh toán xuyên suốt (Straight Through Processing-STP Award) năm 2014 do Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) trao tặng
Tháng 03/2014 Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng
Tháng 07/2014, Eximbank đạt giải “Báo cáo thường niên Tốt nhất năm 2014” do
Sở Giao dịch chứng khóan Tp.HCM phối hợp với báo Đầu tư chứng khóan bình chọn
Tháng 08/2014, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014” cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Tháng 08/2013: Eximbank được tạp chí The Banker – một tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm
Tháng 08/2014: Eximbank nhận giải thưởng Top 100 nhà quản lý Tài đức và Top
100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng
Tháng 10/2014: Eximbank nhận giải thưởng “Doanh nghiệp mạnh và bền vững năm 2014” do Trung tâm văn hóa doanh nhân bình chọn
Tháng 03/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng
Tháng 04/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng quản trị tốt nhất 2013” do tạp chí Asian Banker trao tặng
Tháng 05/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Sản phẩm Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013” do tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng
Tháng 07/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013” do tạp chí EuroMoney trao tặng và giải thưởng Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2013 do Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM phối hợp báo Đầu Tư Chứng khoán tổ chức
Tháng 08/2013, Eximbank là thương hiệu trong Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới do tạp chí The Banker bình chọn
Tháng 10/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng, dịch vụ Vàng năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt bình chọn
Tháng 11/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng, dịch vụ Vàng năm 2013 do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng
Tháng 12/2013, Eximbank nhận giải thưởng Top 100 Nhà quản lý tài đức và Top
100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.
Kết quả nghiên cứu thực tế
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 4 1 Thống kê giới tính của lãnh đạo, CBNV ngân hàng
Giới tính Tần suất xuất hiện
Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả)
Trong tổng số 200 lãnh đạo, CBNV ngân hàng tham gia vào cuộc khảo sát thì có:
- Là nam chiếm 60,70% có 134/200 cán bộ nhân viên
- Là nữ chiếm 39,30% có 66/200 cán bộ nhân viên
Bảng 4 2 Thống kê độ tuổi của lãnh đạo, CBNV ngân hàng Độ tuổi Tần suất xuất hiện
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả)
- Ở độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi chiếm 17,20%
- Ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm 35,70%
- Ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi chiếm 33,9%
- Ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 13,20%
Cho thấy nhóm lãnh đạo, CBNV ngân hàng chiếm tỷ lệ khá thấp là nhóm từ trên
50 tuổi vì do nhóm lãnh đạo, CBNV ngân hàng này lớn tuổi nên nhiều người từ chối trả lời phỏng vấn hoặc yêu cầu phải giải thích rõ ràng từng câu hỏi
Trong tổng số 200 lãnh đạo, CBNV ngân hàng tham gia khảo sát thì phần lớn tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi và độ tuổi từ 40 đền 50 tuổi
Bảng 4 3 Thống kê chức vụ của lãnh đạo, CBNV ngân hàng
Vị trí công tác Tần suất xuất hiện
Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả )
Trong tổng số 200 mẫu quan sát khảo sát thực tế, có 1 quan sát là Giám đốc , chiếm tỷ lệ 0,6%; 19 quan sát là Trưởng phòng chiếm tỷ lệ 11,3%; với 25 quan sát là Phó phòng chiếm tỷ lệ 14,9%; cùng với 155 quan sát là các nhân viên chiếm tỷ lệ 73,50% Điều này cho thấy phương pháp chọn mẫu đảm bảo được tỷ lệ tương đối khá đồng đều nhau
Về thâm niên công tác
Bảng 4 4 Thống kê thâm niên công tác của lãnh đạo, CBNV ngân hàng
Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng )
Trong tổng số 200 mẫu quan sát khảo sát về thâm niên làm việc tại vị trí hiện tại, phần lớn quan sát là làm việc
- Thâm niên công tác từ 1- 3 năm chiếm 62 quan sát với tỷ lệ 30,9%
- Thâm niên công tác từ 3-5 năm là 51 quan sát chiếm 30,40%
- Thâm niên công tác từ < 1 năm là 22 quan sát chiếm 13,1%
- Thâm niên công tác > 5 năm là 43 quan sát chiếm tỷ lệ 25,6%
Qua khảo sát thực tế, thì phần lớn thời gian công tác của cán bộ nhân viên tại một vị trí là còn thấp, chủ yếu là thời gian < 5 năm, nguồn lực này tương đối trẻ
Về trình độ học vấn
Bảng 4 5 Thống kê trình độ học vấn của lãnh đạo, CBNV ngân hàng
Vị trí công tác Tần suất xuất hiện
Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
Trên đại học 40 11,9% 11,9% 11,9% Đại học 151 83,9% 83,9% 95,8%
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng )
Trong tổng số 200 mẫu quan sát khảo sát về đánh giá về trình độ học vấn Ta thấy tất cả lãnh đạo, CBNV tại đều có trình độ vấn từ cao đẳng trở lên Cao nhất là trình độ đại học có 151/200 mẫu quan sát chiếm 83,90% Điều này là tốt vì Ngân hàng có nguồn nhân lực có năng lực và trình độ học vấn cao
4.2.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Công cụ Cronbach's Alpha giúp loại biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3, hình thức chọn thang đo là Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên Sau đây là kết quả đạt được:
Bảng 4 6 Bảng Kiểm định độ tin cậy của từng thang đo
Thang đo Mã biến quan sát
Hệ số tương quan biến tổng
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng /2024)
Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu với 36 biến quan sát trong đó có 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Trước tiên luận văn kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha với 32 biến quan sát cụ thể thành 7 nhóm Ta thấy tất cả các quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
Qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach kết quả cho thấy các nhóm nhân tố đều cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6, đều phù hợp như vậy được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 4 7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo rủi ro tín dụng
Thang đo Mã biến quan sát
Hệ số tương quan biến tổng
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng /2024)
Thang đo rủi ro tín dụng: Có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.790 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến RR1, RR2, RR3, RR4 đều > 0.3, vì vậy các biến đều phù hợp và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập tác động đến rủi ro tín dụng
Bảng 4 8 Bảng KMO và Kiểm định Bartlett
Giá trị Chi - bình phương 2252.685
Kiểm định Bartlett's của thang đo df 496
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng /2024)
Với 32 biến quan sát của thang đo được đưa vào phân tích trích Principal Component” với phép xoay “Varimax” sau khi kiểm định độ tin cậy từng nhân tố, luận văn chạy phân tích nhân tố và đạt được kết quả [phụ lục 7]
• Hệ số KMO = 0.879 >0.5, nên phương pháp phân tích nhân tố EFA là phù hợp
• Kiểm định Bartlett's có sig = 0.000 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% các biến qua sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể Chính vì vậy kết quả phân tích nhân tố EFA là phù hợp
Bảng 4 9 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố
Hệ số tải nhân tố Hệ số
Phương pháp rút trích: Principal Component Analysis Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization
(Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tháng /2024)
Với kết quả phép xoay Varimax cho thấy tất cả các biến quan sát có hệ số truyền tải đều > 50%, cho kết quả không có biến nào bị loại Các biến được trích thành 7 nhân tố như sau:
Nhóm 1: “Kiểm tra giám sát nợ vay” gồm các biến: KG5, KG2, KG6, KG3, KG1,
Nhóm 2: “Kinh nghiệm của khách hàng vay” gồm các biến: KN2, KN5, KN4, KN1,
Nhóm 3: “Tài sản đảm bảo nợ vay” gồm các biến: TS4, TS1, TS3, TS2 Ký hiệu TS
Nhóm 4: “Kinh nghiệm cán bộ tín dụng” gồm các biến: KNCB2, KNCB1, KNCB4,
Nhóm 5: “Sử dụng vốn của khách hàng” gồm các biến: SDV2, SDV1, SDV5, SDV4,
Nhóm 6: “Ngành nghề kinh doanh” gồm các biến: NN4, NN2, NN1, NN3 Ký hiệu
Nhóm 7: “Khả năng tài chính của người vay” gồm các biến: TC2, TC4, TC3, TC1
• Với tổng phương sai trích được 60.276% (thỏa yêu cầu > 50%), vì vậy 7 nhân tố: Ngành nghề kinh doanh, Khả năng tài chính người vay, Tài sản đảm bảo nợ vay, Kinh nghiệm của khách hàng vay, Sử dụng vốn của khách hàng, Kinh nghiệm cán bộ tín dụng, Kiểm tra, giám sát nợ vay giải thích được 60.276% biến thiên của dữ liệu Còn lại 39.724% sự biến thiên của dữ liệu là do các nhân tố khác chưa được xem xét trong bài nghiên cứu (Lãi suất, lạm phát…)
4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc rủi ro tín dụng
Luận văn đưa 4 biến quan sát của thang đo < rủi ro tín dụng > để phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 Phương sai trích = 61.489% > 50%, chính 61.489% sự biến thiên của tập dữ liệu ban đầu được giải thích bởi 4 quan sát, 38.511% còn lại sự biến thiên của tập dữ liệu ban đầu được giải thích bằng các nhân tố khác Kết quả kiểm định Bartlett có Sig = 0.00 < 0.05, nên độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO = 0.770 >0.5, nên kết quả phân tích nhân tố EFA là phù hợp [xem phụ lục 7]
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA ta thấy các nhân tố: Ngành nghề kinh doanh, Khả năng tài chính người vay, Tài sản đảm bảo nợ vay, Sử dụng vốn của khách hàng vay, Kinh nghiệm cán bộ tín dụng, Kinh nghiệm của khách hàng vay, Kiểm tra giám sát nợ vay vẫn giữ nguyên như ban đầu như:
- H1 (+) Ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay cùng chiều với rủi ro tín dụng
- H2 (-) Khả năng tài chính của người vay ngược chiều với rủi ro tín dụng
- H3 (+) Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo nợ vay tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng
- H4 (-) Kinh nghiệm của khách hàng vay ngược chiều với rủi ro tín dụng
- H5 (+) Sử dụng vốn sai mục đích tác động cùng chiều rủi ro tín dụng
- H6 (-) Kinh nghiệm cán bộ tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng
- H7 (-) Kiểm tra, giám sát nợ vay tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng
4.2.4.1 Kiểm định các thang đo của mô hình
Như vậy các biến quan sát thì đều phù hợp và tác động đến biến phụ thuộc là rủi ro tín dụng (rủi ro tín dụng), nên được giữ lại trong phân tích tiếp theo Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các biến vào mô hình hồi quy Với kết quả từ phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H7 Sau đây là các nhân tố được dùng trong mô hình hồi quy được tính là: Compute KG= MEAN (KG5, KG2, KG6, KG3, KG1, KG4)
Compute KN= MEAN (KN2, KN5, KN3, KN1, KN4)
Compute TS= MEAN (TS4, TS1, TS3, TS2)
Compute KNCB= MEAN (KNCB2, KNCB1, KNCB4, KNCB3)
Compute SDV= MEAN (SDV2, SDV1, SDV5, SDV3, SDV4)
Compute NN= MEAN (NN4, NN2, NN1, NN3)
Compute TC= MEAN (TC2, TC4, TC3, TC1)
4.2.4.2 Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính