1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bệnh hại cây trồng là động thái phức tạp đặc trưng của một quá trình bệnh lý liên tục xảy ra ở trong cây do các nhân tố kí sinh hoặc do một yếu tố môi trường không thích hợp na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC

BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY TRỒNG HIỆN NAY

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC

BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY TRỒNG HIỆN NAY

Hướng dẫn khoa học ThS Nguyễn Thị Huệ

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Lan Nhi 21126443

Nguyễn Lương Thảo Nhi 21126441 Huỳnh Khôi Minh Uyên 21126572

Trang 3

Mục Lục

Số trang

DANH SÁCH CÁC HÌNH iii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 1

1.1 Giới thiệu về bệnh hại cây trồng 1

1.2 Nguyên nhân gây nên bệnh hại ở cây trồng 1

1.3 Sự tác động của các vi sinh vật gây bệnh vào cây trồng 2

CHƯƠNG 2: BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP 3

2.1 Giới thiệu về cây công nghiệp 3

2.2 Bệnh hại trên cây công nghiệp 3

2.2.1 Cây cà phê 3

2.2.1.1 Giới thiệu về cây cà phê 3

2.2.1.2 Các bệnh thường gặp trên cây cà phê 3

2.2.1.2.1 Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor) 3

2.2.1.2.2 Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê 5

2.2.2 Cây Cacao 6

2.2.2.1 Giới thiệu về cây Cacao 6

2.2.2.2 Các bệnh thường gặp trên cây Cacao 7

2.2.2.2.1 Bệnh thối quả Cacao do nấm Moniliophthora roreri 7

2.2.2.2.2 Bệnh do sâu đục trái cacao(Conopomorpha cramerella) 8

CHƯƠNG 3: CÂY ĂN QUẢ 11

3.1 Giới thiệu 11

3.2 Cây sầu riêng 12

3.2.1 Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng 13

3.2.2 Biện pháp đối kháng bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng 15

3.2.3 Bệnh thán thư ở cây sầu riêng 16

3.2.4 Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thán thư trên sâu riêng 18

3.3 Cây xoài 20

3.3.1 Bệnh thán thư trên cây xoài 21

3.3.3 Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thán thư trên cây xoài 23

3.3.4 Bệnh phấn trắng trên cây xoài 24

3.3.5 Cách phòng ngừa và điều trị bệnh phấn trắng ở cây xoài 26

CHƯƠNG 4: CÂY RAU MÀU 28

4.1 Giới thiệu 28

4.2 Cây bắp cải 28

Trang 4

4.2.1 Bệnh cháy lá trên cây bắp cải 29

4.2.2 Cách phòng chống và điều trị bệnh cháy lá trên cây bắp cải 30

4.2.3 Bệnh thối nhũn trên cây bắp cải 31

4.2.4 Cách phòng chống và điều trị bệnh thối nhũn trên cây bắp cải 31

4.3 Cây măng tây 32

4.3.1 Bệnh thán thư trên cây măng tây 33

4.3.2 Cách phòng chống và điều trị bệnh thán thư trên cây măng tây 34

4.3.3 Bệnh thối gốc măng tây xanh 35

4.3.4 Cách phòng chống và điều trị bệnh thối gốc măng tây xanh 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 5

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Những nhân tố chủ yếu trong việc duy trì sức khỏa thực vật 1

Hình 1.2 Các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra cho cây trồng 2

Hình 2.1 Hình ảnh về cây cà phê 3

Hình 2.2 Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cà phê 4

Hình 2.3 Sản phẩm điều trị bệnh nấm hồng 4

Hình 2.4 Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cây cà phê 5

Hình 2.5 Chế phẩm sinh học AT Vaccino CAN 5

Hình 2.6 Hình ảnh cây Cacao 6

Hình 2.7 Quả Cacao bị nhiễm nấm Moniliophthora roreri( hình trái là quả nhiễm ở giai đoạn còn non, hình phải là quả nhiễm ở 6 đến 8 tuần tuổi) 7

Hình 2.8 Triệu chứng bệnh bên trong của quả Cacao 8

Hình 2.9 Sâu đục trái(Conopomorpha cramerella) 9

Hình 2.10 Hình ảnh quả Cacao bị bệnh bởi sâu đục trái 9

Hình 2.11 Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại 10

Hình 2.12 Ong ký sinh họ Trichogrammatidae ký sinh trên trứng sâu 10

Hình 3.1 Cây ổi 11

Hình 3.2 Các cây ăn trái tại Việt Nam 11

Hình 3.3 Cây sâu riêng 12

Hình 3.3 Nấm Phytophthora dưới kính hiển vi 13

Hình 3.4 Các khuẩn lạc Phytophthora palmivora được nuôi trong 7 ngày trên các môi trường (a) V8 Agar, (b) thạch khoai tây dextrose, (c) thạch chiết xuất mạch nha 13

Hình 3.4 Biểu hiện bênh trên thân cây 14

Hình 3.5 Cạo các vết bệnh trên cây 15

Hình 3.6 Chế phẩm sinh học Katyayani trị bệnh 16

Hình 3.7 Chế phẩm sinh học BIO NEEM 16

Hình 3.8 Bệnh xuất hiện trên lá 17

Hình 3.9 Hoa sầu riêng nhiễm bệnh 18

Hình 3.10 Vết bệnh trên trái sầu riêng 18

Hình 3.11 Sản phẩm Multiplex Multineem (AZADIRACHTIN 0,03%) 20

Hình 3.12 Cây xoài 20

Hình 3.13 Bệnh thán thư trên lá xoài 22

Hình 3.14 Hoa xoài bị nhiễm bệnh 22

Hình 3.15 Trái xoài bị bệnh thán thư 23

Trang 6

Hình 3.16 Chế phẩm Phy FusaCo 24

Hình 3.17 Chế phẩm Clear Max 24

Hình 3.18 Hoa xoài nhiễm bệnh 25

Hình 3.19 Lá xoài bị héo do bệnh 25

Hình 3.20 Trái xoài nhiễm phấn trắng 26

Hình 3.21 Chế phẩm Verni 27

Hình 4.1 Các cây hoa màu 28

Hình 4.2 Cây bắp cải 29

Hình 4.3 Bệnh cháy lá trên cây bắp cải 29

Hình 4.4 Thuốc trừ bệnh cây SAIPAN 30

Hình 4.5 Thuốc trừ nấm ALPINE 30

Hình 4.6 Cây bắp cải bị bệnh thối nhũn 31

Hình 4.7 Thuốc trị thối nhũn PONER – 40TB 32

Hình 4.8 Cây măng tây 33

Hình 4.9 Bệnh thán thư trên măng tây 34

Hình 4.10 Kiểm tra đất trồng 34

Hình 4.10 Thuốc sinh học Ketomium 100 ml 35

Hình 4.11 Cây măng tây bệnh thối gốc 35

Hình 4.12 Chọn giống măng tây tốt 36

Hình 4.13 Phun thuốc đúng loại phù hợp 37

Hình 4.14 Thảo Mộc Trị Nấm Hại Cây Anisaf SH02 37

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 1.1 Giới thiệu về bệnh hại cây trồng

Thực vật chịu rất nhiều tác động như: bệnh, sâu hại, sinh dưỡng, môi trường, thuốc, cỏ đại,… và đó là những nhân tố chủ yếu để duy trì sức của thực vật Trong đó nhân tố bệnh hại là vấn đề chính

Hình 1.1 Những nhân tố chủ yếu trong việc duy trì sức khỏa thực vật

Bệnh hại cây trồng là động thái phức tạp đặc trưng của một quá trình bệnh lý liên tục xảy ra ở trong cây do các nhân tố kí sinh hoặc do một yếu tố môi trường không thích hợp nào đó gây ra, dẫn đến sự phá huỷ các chức năng sinh lý, cấu tạo và làm giảm sút phẩm chất, năng suất của cây trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định., phụ thuộc vào bản chất của ký chủ, ký sinh và môi trường sống

1.2 Nguyên nhân gây nên bệnh hại ở cây trồng

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh hại ở cây trồng:

Nhóm bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý): là nhóm bệnh do nguyên nhân phi sinh vật gây ra (trường hợp đất thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ quá cao, khí hậu thay đổi đột ngột, cây bị ngập úng hoặc khô hạn v.v dẫn đến hiện tượng làm cho cây phát triển kém và có thể bị chết

Nhóm bệnh truyền nhiễm (bệnh ký sinh): là nhóm bệnh nguyên nhân do các loại vi sinh vật khác nhau(virut, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, dịch khuẩn bào, rong tảo) hoặc do một số thực vật sống ký sinh gây ra(dây tơ hồng)

Trang 8

1.3 Sự tác động của các vi sinh vật gây bệnh vào cây trồng

Quan hệ giữa cây trồng và vi sinh vật gây bệnh là“ quan hệ ký sinh”, chúng tác động vào cây bằng các con đường khác nhau như:

Vi sinh vật có thể sử dụng các vật chất dinh dưỡng của cây để thoả mãn yêu cầu của đời sống

Vi sinh vật có thể phá hoại bộ rễ, bó mạch dẫn làm cho cây không hút được nước và chất dinh dưỡng

Vi sinh vật sản sinh ra các độc tố tác động phân giải và đầu độc tế bào cây trồng dẫn tới phá huỷ hệ thống enzim và các quá trình trao đổi chất của cây

Một số triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây bệnh gây ra cho cây như: vết đốm, thối nhũn, chảy nhựa,

Hình 1.2 Các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra cho cây trồng

Trang 9

CHƯƠNG 2: BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP 2.1 Giới thiệu về cây công nghiệp

Cây công nghiệp là những loại cây được trồng để sản xuất hàng hóa mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và cơ sở sản xuất, đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường và cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp Cây công nghiệp có thể bao gồm các cây như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu và nhiều loại cây khác

2.2 Bệnh hại trên cây công nghiệp 2.2.1 Cây cà phê

2.2.1.1 Giới thiệu về cây cà phê

Cây cà phê được biết là cây công nghiệp lâu năm và cây chủ lực của vùng tây nguyên

Cây cà phê thuộc họ Rubiaceae (thiếu thảo), có thân gỗ cao khoảng 3-4m Lá có hình

dạng bầu dục và màu xanh đệm, thường mọc xen kẽ với nhau trên thân cây và có kích thước trung bình khoảng 6-10cm Hoa có màu trắng mọc thành chùm ở nách lá và thường nở quanh năm Tuy nhiên, tần suất nở khác nhau tùy thuộc vào nơi trồng quả có hình bầu dục và màu đỏ hoặc tím, có chứa hai hạt bên trong mỗi quả cà phê

Hình 2.1 Hình ảnh về cây cà phê 2.2.1.2 Các bệnh thường gặp trên cây cà phê

2.2.1.2.1 Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor)

Dấu hiệu nhận biết: Bệnh thường gây hại trên cành và quả cà phê Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ có màu trắng trông như bụi phấn Vết bệnh sẽ phát triển dần dần và tạo thành một lớp phấn màu hồng Nếu bệnh gây hại ở cành thì lớp phấn sẽ xuất hiện ở dưới cành còn gây hại ở quả thì lớp phấn xuất hiện ở dưới cuống quả

Trang 10

Điều kiện gây bệnh: Độ ẩm cao và nhiều ánh sáng, thường xuất hiện vào tháng 6,7 cao điểm là tháng 9

Hình 2.2 Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Biện pháp khắc phục: Trồng cà phê với mật độ vừa phải, phù hợp với đặc điểm của từng giống cây Sử dụng cây che có bóng mát vừa phải, hằng năm nên được cắt tỉa ít nhất 2 lần và cần cắt cành, bẻ nụ sau khi thu hoạch và trước khi bón phân Cần cân đối trong việc bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây, đặc biệt là phân hữu cơ nên chứa chủng

Tricoderma đối kháng, giúp ngăn chặn nấm gây hại trên cây trồng, thực vật

Hình 2.3 Sản phẩm điều trị bệnh nấm hồng

Sản phẩm chứa Chaetomium cupreum giúp phòng và trị Corticium salmonicolor – nguyên nhân gây nên bệnh nấm hồng trên cây cà phê Ngoài ra, thuốc còn giúp trị các bệnh thối rễ, thối thân, thối lá trên cây cà phê

Trang 11

2.2.1.2.2 Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt là bệnh do nấm Hemileia Vastatrix gây ra Đây là một trong số các loại

bệnh trên cây cà phê gây hại rất lớn, thường xuất hiện vào đầu mùa mưa Bệnh gây hại

trên lá, khiến lá rụng, cây kiệt sức, năng suất kém, dẫn đến chết cây

Dấu hiệu nhận biết của bệnh là các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của cây, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ mày vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu cam và cháy Các vết bệnh có thể liên kết với nhau, khiến cho lá bị úa và rụng

Hình 2.4 Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Biện pháp khắc phục: Chọn cây giống khỏe, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao Ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cà phê cao sản và kháng bệnh Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và nước Thường xuyên cắt tỉa, tạo độ thông tháo cho vườn giúp cây sinh trưởng tốt va hạn chế điều kiện thuận lợi để nấm phát triển

Hình 2.5 Chế phẩm sinh học AT Vaccino CAN

Sử dụng các sản phẩm sinh học như AT Vaccino CAN Loại thuốc này có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê Ngoài AT Vaccino CAN còn

Trang 12

tiêu diệt các loại nấm gây bệnh theo nguyên lý đối kháng Từ đó giúp cây chắc khỏe, tăng khả năng chống chọi với nhiều tác nhân gây hại cây trồng Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ tơi xốp từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp rễ phát triển tốt Để sử dụng hiệu quả, pha thuốc theo tỷ lệ gồm 25 – 50ml sản phẩm với 200 lít nước Phun 2-3 lần với tần suất 3-5 ngày/lần vào vết bệnh trên tán lá, thân và vùng đất quanh

gốc

2.2.2 Cây Cacao

2.2.2.1 Giới thiệu về cây Cacao

Cacao là loài cây thân gỗ nhỏ, mỗi năm cho đến hàng nghìn hoa ở thân chín và cành to nhưng chỉ có 1-3% thành trái Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày Sau khi thụ phấn 85 ngày sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, thời kì hạt tích lũy chất béo Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn Tùy theo từng loài, hình dạng của trái thay đổi từ hình cầu, hình dài và nhọn, hình trứng hoặc hình ống Màu sắc của trái khá đa dạng, có loại trái màu xanh, màu vàng có loại màu đỏ Khi hạt tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín Trái chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5-6 tháng tùy theo giống Mỗi trái chứa từ 30 – 40 hạt Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy

Hình 2.6 Hình ảnh cây Cacao

Trang 13

2.2.2.2 Các bệnh thường gặp trên cây Cacao

2.2.2.2.1 Bệnh thối quả Cacao do nấm Moniliophthora roreri

Triệu chứng bệnh: Bản chất của bệnh phụ thuộc vào độ tuổi của quả khi bị nhiễm bệnh Lúc đầu bằng những bằng những chấm màu vang trên các trái non, sau đó vết này ngã sang màu nâu và vết bệnh lan rất nhanh phủ hết bề mặt của trái

Quả bị nhiễm còn non (<1 tháng): sưng nhẹ mất màu và đôi khi biến dạng, hoại tử Hạt trở nên mền và chảy nước Quả 6-8 tuần tuổi sau khi bị nhiễm có thể cho thấy một số vết sưng hoặc biến dạng, bị sưng hay méo vỏ, hoại tử, các đốm màu nâu sẫm với những đường viền không đều, trong đó phát triển nhanh chóng có thể toàn bộ hoặc một phần của bề mặt vỏ

Hình 2.7 Quả Cacao bị nhiễm nấm Moniliophthora roreri( hình trái là quả nhiễm ở giai đoạn còn non, hình phải là quả nhiễm ở 6 đến 8 tuần tuổi)

Tổn thương hoại tử trên quả 4-5 tháng tuổi thì hầu hết các bề mặt hoại tử sớm bị bao phủ bởi một lớp dày, phát triển của nấm, đầu tiên màu sương trắng, chuyển sang kem, nâu… Bên trong quả bị nhiễm bệnh đều bị hoại tử, hạt bên trong trái thối và biến thành khối màu nâu nhũn nước

Trang 14

Hình 2.8 Triệu chứng bệnh bên trong của quả Cacao

Biện pháp khắc phục: Sử dụng biện pháp sinh học là nấm Trichoderma sp giúp điều trị kiểm soát sinh học để ngăn chặn và làm giảm nhiễm trùng nấm Moniliophthora roreri

Các nhà nghiên cứu và lao động nông nghiệp gợi ý rằng việc bổ sung đất, tro bay hoặc

các nguồn carbon khác để phun Trichoderma có thể cải thiện hiệu quả của chúng trong chiến đấu với Moniliophthora roreri

2.2.2.2.2 Bệnh do sâu đục trái cacao(Conopomorpha cramerella)

Sâu đục trái( Conopomorpha cramerella) có vòng đời từ 27 ngày đến 35 ngày

Trong đó, giai đoạn trứng từ 4 đến 6 ngày: Trứng hình bầu dục dẹp, kích thước khoảng 2 mm Trứng đẻ đơn lẻ từng quả ở bất cứ vị trí nào trên bề mặt vỏ quả, trứng mới đẻ màu vàng cam, hình bầu dục chiều dài không quá 0,5 cm Khi sắp nở, trứng chuyển sang màu trắng đục, vỏ màu trắng bên trong có màu đen

Giai đoạn Sâu non kéo dài từ 14 đến 16 ngày: Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa (dài khoảng 1mm), đầu nâu, sau chuyển sang màu hồng nhạt, trên mỗi đốt phía lưng có 4 đốm nâu nhạt, trên mỗi đốt có lông cừng nhỏ, đẫy sức dài 22 mm

Nhộng kéo dài từ 7 đến 10 ngày: Nhộng màu nâu nhạt được bao bọc bởi một kén bằng tơ, sâu thường hoá nhộng ở kẻ trái hoặc nơi tiếp giáp giữa 2 trái

Giai đoạn trưởng thành chúng là loài ngài nhỏ có chiều dài sải cánh 25 mm, toàn thân và cánh màu nâu nhạt, trên cánh có nhiều chấm đen, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng, cánh sau hình dùi, rìa cánh mang nhiều lông tơ Bướm hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, bám trên chum hoa hút mật và đẻ trứng trên trái non Một cá thể trưởng thành cái có thể đẻ từ 50-100 trứng trong một vòng đời Ban ngày chúng thường ở trên các nhánh của cây và có màu sắc thường giống với vỏ thân cây nên rất khó phát hiện

Trang 15

Hình 2.9 Sâu đục trái(Conopomorpha cramerella)

Dấu hiệu nhận biết: Sâu đục trái thường đục thành các đường hầm trên vỏ quả Sâu non mới nở sống bằng dịch trong cơ thể hoặc ăn lớp bột ở trong vỏ quả cho đến khi phát triển đầy đủ Đường đục của sâu non dài từ 4-5cm trên vỏ quả (thường đục thành các đường hầm vuông góc với chiều dài của quả và xuyên qua lớp vỏ thóc cho đến khi chạm tới lớp xơ cứng của vỏ, hoặc đục thành các đường hầm dọc theo chiều dài quả), sau khi đục sâu vào bên trong, sâu non ăn lớp chất nhầy trong thịt quả do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của quả và làm quả bị biến dạng Vỏ quả bị sâu đục trái tấn công thường có màu sắc không đều, chín ép nên có chỗ vàng, chỗ xanh

Hình 2.10 Hình ảnh quả Cacao bị bệnh bởi sâu đục trái

Phần lớn sâu non được phát hiện từ vỏ quả ca cao khi quả bước vào giai đoạn chín Sâu non tuổi cuối thường có màu xanh lá cây, dài khoảng 12mm Sâu non sau khi chui ra khỏi đường hầm thường để lại một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1mm Nhộng đượchình thành ở bên ngoài lớp vỏ, ấu trùng đẫy sức bò đến một vị trí thích hợp để hóa

Trang 16

nhộng Nhộng thường xuất hiện ở các rãnh của vỏ quả hoặc trên các lá còn xanh hoặc lá đã khô và các tàn dư khác

Hình 2.11 Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại

Biện pháp khắc phục: Sử dụng thiên địch của sâu đục trái do trong tự nhiên trứng

sâu đục trái bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều

kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra

Hình 2.12 Ong ký sinh họ Trichogrammatidae ký sinh trên trứng sâu

Trang 17

CHƯƠNG 3: CÂY ĂN QUẢ 3.1 Giới thiệu

Cây ăn quả (Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,

Hình 3.1 Cây ổi

Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn quả Trong số hơn 12000 loài thực vật của vùng này thì có nhiều loài cho quả ăn được (Phạm Hoàng Hộ, 1993) Theo ước lượng của Roberto E Coronel (1994) thì có trên 400 loài cây ăn quả đang được trồng tại vùng này, trong đó 90% là cây thân gỗ, 10% là cây thân thảo Cây ăn quả thân gỗ bản địa khoảng trên 227 loài, còn lại là được di thực từ nơi khác đến và trồng thành công như đu đủ, dứa, ổi, sapôchê, mãng cầu,

Hình 3.2 Các cây ăn trái tại Việt Nam

Trang 18

3.2 Cây sầu riêng

Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á

Hình 3.3 Cây sâu riêng

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là"một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân" Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau, và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín và có thể gây đầy hơi

Có 30 loài Durio được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được Durio zibethinus là loài duy nhất có mặt trên thị trường quốc tế: các loài khác được bán tại các khu vực địa phương của chúng Có hàng trăm giống sầu riêng; nhiều khách hàng chỉ thích những giống nhất định được bán giá cao trên thị trường

Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10 - 18 cm Hoa nở từng chùm từ 3 - 30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 cm và đường kính 15 cm, và trọng lượng từ 1 đến 4kg Cơm của quả thường có màu vàng nhạt Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg Trái có thể mọc trên thân cây cành Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng

Trang 19

4 tới 5 năm Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi

3.2.1 Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Đây là một trong các bệnh phổ biến trên cây sầu riêng do nấm nấm Phytophthora palmivora gây ra Nó gây hại trên cây từ giai đoạn ươm cây đến cây trưởng thành và lúc

cho trái Vị trí nấm gây bệnh thường rễ, thân, lá và trái

Hình 3.3 Nấm Phytophthora dưới kính hiển vi

Hình 3.4 Các khuẩn lạc Phytophthora palmivora được nuôi trong

7 ngày trên các môi trường (a) V8 Agar, (b) thạch khoai tây dextrose,

(c) thạch chiết xuất mạch nha

Trang 20

Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao thì rễ dễ nhiễm nấm Phytophthora và thường thấy các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần

Trên thân, cành: Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây, bộ rễ phía dưới bị thối Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng nếu cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển xung quanh thân chính và cành làm cho bộ lá biến màu vàng úa cuối cùng làm cây chết vì không được cung cấp dinh dưỡng Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân và cành

Hình 3.4 Biểu hiện bênh trên thân cây

Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lávà lan rất nhanh, sau 2 ngày lá chuyển thành màu nâu và bào tử nấm lây sang lá kế cận, lá bị nhũng rồi khô dần và sẽ rụng sau vài ngày, khi có mưa kèm theo gió mạnh sẽ là điều kiện tốt cho bệnh lây lan khắp cả vườn

Trên trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống xung quanh trái, hiếm thấy vết bệnh ở phần cuối trái, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu trên

Trang 21

vỏ trái Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm trái sầu riêng rụng trước khi chín

3.2.2 Biện pháp đối kháng bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Chọn giống: chọn cây giống xanh khỏe, rễ nhiều và trắng, không chọn cây giống

để lâu rễ bị thối đen, tuột đầu rễ để tránh đem mầm bệnh vào vườn

Đất sạch bệnh trước khi trồng: Một số vườn cây khi trước trồng các loại như ổi,

bưởi, … đây là ký chủ của Phytoph Để hạn chế mầm bệnh trong đất, bà con nên dùng vôi xử lý trước khi trồng từ 7 - 10 ngày

Dinh dưỡng: Khâu bón phân cho cây sầu riêng cũng khá quan trọng Những vườn thừa đạm luôn được nấm Phytophthora ưa thích bởi nguồn thức ăn nhiều và tính đề kháng kém Với những vườn cây mới trồng nên đầu tư hữu cơ trong 6 tháng đầu Những vườn lâu năm luân phiên giữa hữu cơ và phân hóa học, lưu ý khi sử dụng hóa học nên cân bằng các loại dinh dưỡng và không bón quá thừa đạm

Loại bỏ phần vỏ hư đem ra khỏi vườn tiêu hủy, dụng cụ cạo phải được khử trùng tránh nấm lây nhiễm Quét thuốc lên vết thương

Hình 3.5 Cạo các vết bệnh trên cây

Bệnh nặng nên dùng hóa học, đặc biệt các chế phẩm sinh học Do thân cây bị nên chắc chắn các rễ lớn cũng có khả năng bị Xới nhẹ lớp đất quanh rễ cây Quét thuốc cho các rễ lớn Tưới thuốc lên trên nền đất đã xới

Trang 22

Hình 3.6 Chế phẩm sinh học Katyayani trị bệnh

Hình 3.7 Chế phẩm sinh học BIO NEEM 3.2.3 Bệnh thán thư ở cây sầu riêng

Bệnh thán thư sầu riêng là do nấm Colletotrichum spp gây ra Loại nấm này cũng là

nguyên nhân chính gây ra bệnh thán thương trên các loại cây trồng khác Bệnh thán thư lan truyền nhanh chóng từ cây nhiễm sang các cây khác bằng bào tử nấm Các con đường đưa bào tử nấm gây bệnh có thể kể đến như gió, nước tưới hoặc mưa

Ngày đăng: 10/07/2024, 13:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.11 Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại. - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 2.11 Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại (Trang 16)
Hình 3.1 Cây ổi - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.1 Cây ổi (Trang 17)
Hình 3.3 Cây sâu riêng - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.3 Cây sâu riêng (Trang 18)
Hình 3.4 Biểu hiện bênh trên thân cây - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.4 Biểu hiện bênh trên thân cây (Trang 20)
Hình 3.5 Cạo các vết bệnh trên cây - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.5 Cạo các vết bệnh trên cây (Trang 21)
Hình 3.7 Chế phẩm sinh học BIO NEEM  3.2.3. Bệnh thán thư ở cây sầu riêng - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.7 Chế phẩm sinh học BIO NEEM 3.2.3. Bệnh thán thư ở cây sầu riêng (Trang 22)
Hình 3.6 Chế phẩm sinh học Katyayani trị bệnh - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.6 Chế phẩm sinh học Katyayani trị bệnh (Trang 22)
Hình 3.8 Bệnh xuất hiện trên lá - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.8 Bệnh xuất hiện trên lá (Trang 23)
Hình 3.9 Hoa sầu riêng nhiễm bệnh - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.9 Hoa sầu riêng nhiễm bệnh (Trang 24)
Hình 3.10 Vết bệnh trên trái sầu riêng - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.10 Vết bệnh trên trái sầu riêng (Trang 24)
Hình 3.12 Cây xoài - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.12 Cây xoài (Trang 26)
Hình 3.11 Sản phẩm Multiplex Multineem - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.11 Sản phẩm Multiplex Multineem (Trang 26)
Hình 3.13 Bệnh thán thư trên lá xoài - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.13 Bệnh thán thư trên lá xoài (Trang 28)
Hình 3.14 Hoa xoài bị nhiễm bệnh - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.14 Hoa xoài bị nhiễm bệnh (Trang 28)
Hình 3.15 Trái xoài bị bệnh thán thư - nhóm 3 chủ đề 6 sxtbvthsh ca 3 thứ 4
Hình 3.15 Trái xoài bị bệnh thán thư (Trang 29)
w