1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề tiểu luận cá nhân trách nhiệm của marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống việt nam

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm của Marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống Việt Nam
Tác giả Thái Quỳnh Như
Người hướng dẫn V6 Thi Kim Ngan
Trường học Trường Đại học Tài chính Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu luận cá nhân
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 300,09 KB

Nội dung

Khái niệm: Bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống Việt Nam là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá lịch sử, con người và những di sản văn hoá của dân tộc bao gồm di s

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

c&d

CHU DE TIEU LUAN CA NHAN TRACH NHIEM CUA MARKETERS TRONG VIEC BAO TON VA QUANG BA

VAN HOA LICH SU TRUYEN THONG VIET NAM

GVHD: V6 Thi Kim Ngan

Họ & Tên sinh viên: Thái Quỳnh Như MSSYV: 2221001369 Lớp: Đạo đức Marketing — Sáng thứ 2

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

1.TONG QUAN DE TAL:

1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Việc bảo tồn và phát huy, cùng việc quảng bá truyền thống văn hoá Việt Nam là việc mà mỗi nhà tiếp thị cần hiểu rõ Trong môi trường kinh doanh ngày nay, những nhà tiếp thị, hay còn gọi là marketers, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và truyền tải hình ảnh, giá trị văn hoá của quốc gia Do đó, bài tiêu luận này chọn đối tượng nghiên cứu là trách nhiệm của marketers hoạt động trong lĩnh vực quảng bá sản phâm và dịch vụ liên quan đến văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Bài tiểu luận này nghiên cứu và tìm hiểu trách nhiệm của markefers trong quá trình bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam Ngoài ra, bài tiêu luận này còn tập trung vào việc tìm hiểu những chiến lược mà các nhà tiếp thị đã áp dụng Từ đó đề xuất những hướng đi cụ thể và ngày càng nâng cao vai trò của họ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Việt

Trang 4

2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÈ TÀI:

2.1 Khái niệm:

Bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống Việt Nam là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá lịch sử, con người và những di sản văn hoá của dân tộc bao gồm di sản văn hoá vật thể (chùa, đình, miếu, di sản thiên nhiên, cổ vật, ) va di sản văn hoá phi vật thê (tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật, .) Đây là những yếu tố không thê thiếu, đóng góp vào sự đa dạng và đặc sắc của văn hoá truyền thống Việt Nam, nhằm chia sẻ, truyền đạt cho các thê hệ sau và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn va trân trọng những giá trị văn hoá lịch sử truyền thông của dân tộc ta Điều này có thê thông qua việc quảng bá của marketers trong truyền thông hoặc các chiến lược sản phẩm, dịch vụ để tiếp cận khách hàng, giúp khách hàng nhận thức được vẻ đẹp và ý nghĩa của những giá trị nảy

2.2 Mục đích và ý nghĩa của việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử:

Việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá là yếu tô được đặt lên hàng đầu, đóng vai

trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu của cha ông ta Việc bảo tôn các giá trị văn hoá lịch sử nhằm gìn giữ, truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sau hiểu và trân trọng cội nguồn Những di tích, di sản văn hoá là những bài học sống về lich

sử và tỉnh thần đấu tranh của dân tộc ta ngày trước, giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và nhận thức được về danh tiếng quốc gia Bên cạnh đó, những di tích lịch sử - văn hoá là nguồn tài nguyên quý báu cho việc phát triển ngành du lịch nước nhà Việc quảng bá du lịch và phát huy giá trị của chúng sẽ thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước, ngoài ra còn tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và phát trién kinh tế địa phương

2.3 Vai trò quan trọng của marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch

sử truyền thống Việt Nam:

Marketers đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống quốc gia Theo Nguyễn Thị Kim Voanh (2016), các nhà tiếp thị là những người

Trang 5

nhận định được những gì mà con người và xã hội đang cần Họ nắm bắt được nhu cầu của thị trường và từng đối tượng khách hàng đề tạo ra những chiến lược quảng bá phủ

hợp, thoả mãn nhu cầu về giá trị của khách hàng và đảm bảo di sản văn hoá lịch sử được

truyền đạt một cách hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, marketers phải hiểu rõ và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho những di tích lịch sử thông qua các kênh truyền thông đề phân phối thông tin, phát triển những thông điệp, biểu tượng, tạo ra các nội dung phù hợp để lan toa va gây ấn tượng đối với khách hàng, từ đó cũng thu hút một lượng khách lớn cho doanh nghiệp Với sự đóng góp của marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thông Việt Nam đã tạo nên sự hiệu quả và thúc đây việc phát triển lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương

3 VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYEN THONG VIET NAM:

3.1 Đặc điểm nỗi bật của văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam:

Theo Tạp chí Heritage tổng hợp (2022), Việt Nam là một đất nước với hàng ngàn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ nền độc lập, qua đó cũng đã tạo nền một nền văn hoá đa dạng

và phong phú Văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam đề cao và coi trọng giá trị gia đình Gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng mỗi con người, do đó, lòng yêu thương, quan tâm

và chăm sóc lẫn nhau là một giá trị cốt lõi không thê thiêu ở bất kỳ quốc gia nào Trong

truyền thống văn hoá lịch sử Việt Nam luôn coI trọng lễ nghĩa, kính trên nhường dưới,

hiểu thảo Người Việt thường thê hiện lòng biết ơn đối với tô tiên thông qua các nghi thức

thờ cúng tổ tiên, ngày giỗ và các dịp lễ khác Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là một biểu hiện rõ nét về sự gắn bó những người Việt Nam với nhau, xem nhau như anh em một nhà và đều có cùng nguồn gốc, nên yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

Đồng thời, mỗi người dân Việt Nam còn mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước

và ý thức với quốc gia Dù đã trải qua rất nhiều cuộc chiến đấu những người dân Việt Nam luôn mang trong mình ý chí kiên cường, bắt khuất, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ

Trang 6

quyền Tô quốc Sự tự hào về quê hương, tình yêu nước và lòng kính trọng với các giá trị văn hoá lịch sử truyền thống là những yếu tô tạo nên tâm hồn của mỗi công dân Việt Nam Thấu hiểu được những khó khăn, gian lao mà các thế hệ cha ông ta đã hy sinh vì Tổ quốc, rất nhiều công trình, các khu tưởng niệm được xây dựng nên nhằm tưởng nhớ các

vị anh hùng có công với đất nước Những nỗ lực đó không chỉ là biểu hiện của một cá nhân, mà còn là minh chứng cho ý thức tập thê, luôn có trách nhiệm bảo vệ Tô quốc, bảo

vệ những văn hoá lịch sử truyền thống của đất nước ta Và đây cũng là yếu tô quan trọng, làm nền tảng cho sự đoàn kết và phát triển bền vững của cộng đồng

3.2 Sự ảnh hưởng của văn hoá lịch sử Việt Nam đối với khách hàng:

Văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam đang góp phần tạo ra một bức tranh văn hoá độc đáo và có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với khách hàng Người Việt Nam thường coi trọng và đề cao giá trị gia đình Điều này mở ra cơ hội rộng lớn cho marketers phát triển các chiến lược sản phâm xoay quanh yếu tô gia đình, kết nối với khách hàng Từ đó, các chiến lược tập trung vào yếu tố này sẽ thu hút được một lượng lớn sự quan tâm đặc biệt

của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ

Sự hiểu biết sâu rộng và phân tích được thị trường, đối tượng khách hàng sẽ là một nguồn

lực mạnh mẽ cho các chiến lược về văn hoá lịch sử truyền thong Viét Nam cua marketers Những chiến lược đó sẽ tạo nên một sự kết nỗi sâu sắc đối với khách hàng và đồng thời

cũng góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

4 TRÁCH NHIỆM CỦA MARKETERS:

4.1 Cần có hiểu biết sâu sắc về văn hoá lịch sử truyền thống nước nhà:

Đề có thê đưa ra những chiến lược hiệu quả trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch

sử truyền thông, điều đầu tiên các nhà tiếp thị cần làm đó là phải có hiểu biết sâu sắc về

văn hoá lịch sử nước nhà Hiện nay, đã có rất nhiều chiến dịch Marketing thất bại do hiểu

sai hoặc không hiểu rõ hoàn toàn văn hoá lịch sử địa phương, điều đó đã đề lại những hậu

quả nặng nề cho thương hiệu và cả marketers Là một nhà tiếp thị, khi thâm nhập một thi

Trang 7

trường mới, một trong những yếu tố quan trọng và cần làm đầu tiền đó chính là phải tìm hiểu và nắm vững kiến thức về các sự kiện, các giá trị quan trọng trong văn hoá lịch sử của quốc gia Bên cạnh đó, họ cũng cần phải cập nhật những xu hướng hiện đại dé có thê kết hợp yếu tô đó với văn hoá lịch sử truyền thống, việc đó sẽ làm cho chiến lược quảng

bá càng thêm hấp dẫn, thu hút với khách hàng Và cũng chính nhờ vào sự hiệu biết sâu

sắc, đa chiều sẽ giúp cho marketers có một tầm nhìn rộng hơn về văn hoá lịch sử truyền thống, từ đó sẽ xây dựng được những chiến lược bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử phù hợp, hiệu quả và tôn trọng đôi với quôc g1a

4.2 Xác định đúng mục tiêu và đối tượng:

Mục tiêu chính là bảo tồn và thúc đây du lịch đề quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống

nước nhà đến gần hơn với du khách trong nước và cả ngoài nước Marketers cần phải có các chiến lược hướng đến việc duy trì và phát triển các giá trị văn hoá lịch sử, các lễ hội, làng nghề truyền thống đề đất nước ngày càng phát triển hơn, từ đó sẽ dẫn đến việc ngành du lịch nước nhà cũng sẽ phát triển mạnh Marketers sẽ có những chiến lược hiệu quả đề quảng bá các di tích lịch sử và trải nghiệm văn hoá Điều này cũng sẽ giúp cho người dân địa phương có thêm việc làm và gia tăng kinh tế

Về đối tượng, marketers cần phải có tầm nhìn rộng về đối tượng khách hàng mà mình hướng đến Đối với việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam, marketers có thể hướng đến đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế Đây sẽ là những đối tượng tạo cơ hội cho doanh nghiệp vươn xa ra thị trường quốc tế Bên cạnh đó, marketers còn có thê hướng đến các thế hệ trẻ - tương lai nước nhà Họ sẽ là những người tiếp nồi sau này, tiếp tục bao ton và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử Vậy nên, các chiến lược tập trung về việc giáo dục cho nhóm đối tượng này là hoàn toàn hợp lý Ngoài

ra, còn có nhiều đối tượng khách hàng khác, tuy nhiên, tuỳ vào mỗi chiến lược mà marketers nên xem xét và chọn đối tượng khách hàng hợp lý để có thé tạo ra những ảnh

hưởng tích cực và bảo tồn văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam

Trang 8

4.3 Kết nối với cộng đồng:

4.3.1 Chung tay, hợp tác cùng các tô chức tại địa phương:

Hợp tác với các tổ chức địa phương là một yếu tô quan trọng đối với mỗi marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống Marketers cần tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với những tô chức văn hoá, bảo tàng hoặc cộng đồng địa phương đề tạo

ra được nhiều chiến dịch quảng bá văn hoá lịch sử nước nhà đến rộng hơn với mọi đối

tượng trong nước và cả quốc tế Điều đó có thể được thực hiện thông qua việc tổ chức

các triển lãm, tô chức nhiều sự kiện văn hoá ở Trung ương và địa phương hoặc du lịch

giới thiệu văn hoá Việc làm này không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn về văn hoá lịch sử truyền thống mà còn tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng cùng tham gia và tương tác với nhau, từ đó sẽ gia tăng đoàn kết dân tộc

4.3.2 Giáo dục và tổ chức các hoạt động nêu lên tầm quan trọng của văn hoá lịch SỬ:

Bên cạnh việc chung tay cùng tô chức địa phương để đưa ra những chiến dịch quảng bá

văn hoá lịch sử truyền thống hiệu quả thì marketers có thể tạo ra những chiến dịch nhằm tăng cường nhận thức và giáo dục về văn hoá lịch sử cho cộng đồng Họ có thể tổ chức

các cuộc thi với những giải thưởng hấp dẫn đề thu hút mợi người tham gia, thông qua đó

sẽ truyền tải những thông điệp hiệu quả và tầm quan trọng của văn hoá lịch sử mà không gây nhàm chán cho người nghe Lúc đó sẽ tạo được hứng thú cho họ, họ sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn Ngoài ra, các nhà tiếp thị còn có thể truyền tải những thông điệp để nêu lên tầm quan trọng của văn hoá lịch sử truyền thống thông qua các kênh truyền thông đại chúng Đây có thê được xem là kênh quảng bá hiệu quả nhất trong bối cảnh ngày nay, khi hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội hằng ngày Việc

họ nhìn thấy thông tin về tầm quan trọng của văn hoá lịch sử xuất hiện nhiều lần trong ngày không chỉ giúp họ tiếp thu kiến thức mà còn tạo ra sự nhẹ nhàng, không gây cảm giác áp đặt, nặng nề Nhờ đó, kiến thức được truyền đạt một cách trôi chảy, mạch lạc hơn

5 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:

Trang 9

5.1 Cơ hội:

Về cơ hội, việc tạo ra những chiến lược về bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền

thống Viét Nam sé giup marketers tạo được sự kết nỗi mạnh mẽ giữa thương hiệu với

khách hàng Ngày nay, khách hàng cũng dần có xu hướng đánh giá cao những thương hiệu mang tư duy sâu sắc về văn hoá lịch sử truyền thống, điều đó cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng quan tâm đến văn hoá lịch sử Tiếp theo, chính là cơ hội cho sự phát triển độc đáo của thương hiệu Ngày nay, mọi người dân lãng quên đi những giá trị quý báu mà cha ông ta đã đề lại cho thé hé con cháu mà chạy theo những xu hướng hiện đại Vậy nên, việc sử dụng các chiến dịch quảng bá văn hoá lịch sử truyền thông phù hợp

sẽ giúp cho thương hiệu nỗi bật và khác biệt so với đôi thủ Điều này sẽ gây cảm giác tò

mò cho khách hàng về thương hiệu và từ đó cũng thu hút khách hàng tìm hiểu về thương hiệu nhiều hơn

Bên cạnh đó, việc tung ra các chiến lược bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử cũng có thé

giúp cho thương hiệu được thực hiện thuận lợi nhờ có sự chỉ đạo từ các chính sách của

Đảng và Nhà nước Theo đó, trong quá trình bảo tồn di sản văn hoá của tỉnh Điện Biên đã được Nhà nước quan tâm và đầu tư đề có thê phát huy giá tri di sản, quảng bá di sản văn

hoá của đât nước ta được vươn xa hơn

5.2 Thách thức:

Việc đưa ra những chiến lược về bảo tổn và quảng bá văn hoá lịch sử sẽ có nhiều cơ hội

phát triển cho doanh nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những thách thức mà chúng ta cần tìm hiểu Khi bắt đầu thâm nhập thị trường liên quan đến văn hoá lịch sử truyền thống, marketers là người cần phải hiểu rõ va sâu sắc về yếu tố đó đề có thể đưa ra những chiến lược phù hợp mà không đi quá giới hạn, ảnh hưởng hay thiếu tôn trọng đối với các giá trị quý báu ấy Chỉ cần marketers không có đủ những kiến thức về văn hoá lịch sử với một sai sót nhỏ, cũng có thê gây ra những hậu quả rất lớn cho doanh nghiệo và những đối tượng liên quan

Trang 10

6 KẾT LUẬN:

Vậy nên, với trách nhiệm của một nhà tiếp thị, họ không chỉ tiếp cận với văn hoá lịch sử

về bề ngoài mà còn phải có những hiểu biết sâu sắc Họ cần phải biết phân tích những tác động, ảnh hưởng của văn hoá để qua đó xác định đúng mục tiêu và đối tượng Điều này

sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng những chiến lược phù hợp, vững chắc đề bảo tồn và quảng

bá văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với khách hàng và thị trường tiêu thụ

Ngày đăng: 08/07/2024, 19:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN