1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề thi hsg cấp huyện 2024 qlộc

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Minh Họa Giao Lưu Học Sinh Giỏi Cấp Huyện Lớp 8
Trường học Trường THCS Quảng Lộc
Chuyên ngành Lịch Sử - Địa Lý
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Xương
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 37,18 KB

Nội dung

Theoem quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độnước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?Câu II 2 điểm Hãy nêu đặc điể

Trang 1

UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Trường THCS Quảng Lộc

ĐỀ MINH HỌA GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP

HUYỆN LỚP 8 MÔN:LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

A.PHẦN BẮT BUỘC: 4 điểm

Câu I ( 2 điểm): Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long? Theo

em quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?

Câu II ( 2 điểm) Hãy nêu đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo ở Việt Nam

B PHẦN TỰ CHỌN: 16 điểm

Phân môn địa lí

Câu I (2,0 điểm):

1 Vùng đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội?

2 Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ngòi nước ta?

Câu II: (4.0 điểm)

1 Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa.

2 Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu

Đông Bắc.

Câu III ( 3.0 điểm)

1 Chứng minh rằng miền núi nước ta có địa hình đa dạng?

2 Vì sao ven biển Trung Bộ có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất cả nước?

Câu IV ( 2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học em hãy:

So sánh đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Câu V (5,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943-2022 ( đơn vị: triệu ha)

Trang 2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2022

b) Nhận xét sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn trên (Học sinh được sử dụng At lat địa lí Việt Nam từ 2009 đến nay)

Hết

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1

Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long?

Theo em quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự

và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có

điểm gì giống và khác nhau?

2,0

Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long:

- Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu

Á và thế giới

- Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam ( sông Cửu Long)dài

hơn 230km Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông

Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu

thổ

-Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ

m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi Việt Nam

- Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi

mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng

10.000 km2 ( chủ yếu ở đồng bằng tháp mười và tứ giác Long Xuyên),

bồi đắp phù sac ho bề mặt châu thổ

- Trước đây, hang năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực

bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm Hiện nay do biến đổi khí

hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên

nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở

- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa

trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi:

- Châu thổ sông Cửu Long tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi

dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ với diện

1.0

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Trang 3

tích rừng ngập mặn lớn Châu thổ chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thủy

triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo của sông lớn và bán đảo

Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60-80m Từ nhiều thế kỉ qua

người dân đã bỏ công sức khai phá cải tạo góp phần tạo nên vùng đất trù

phú này

Câu 2 Hãy nêu đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo ở Việt Nam. 2,0

Đặc điểm môi trường biển đảo:

- Môi trường biển là một thể thống nhất Vì vậy, khi một vùng biển bị ô

nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo

xung quanh

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên

rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với

đất liền

Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta:

+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta

+ Nhiều hoạt động kinh tế biển như du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, đã đóng góp đáng

kể vào GDP của đất nước

+ Hệ thống các đảo có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Hiện trạng môi trường biển đảo Việt Nam:

+ Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta còn khá tốt với hầu hết các chi số đặc trưng

đều nằm trong giới hạn cho phép Nhìn chung, chất lượng nước biển

ven các đảo và cụm đảo tương đối tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông

dân cư, chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối

ổn định và ít biến động qua các năm

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do:

Chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi

0,25

0,25

0,5

0,5

Trang 4

trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của

người dân,

Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo

- Một số biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dần về bảo vệ và

cải thiện môi trường biển đảo,

+ HS có thể tham gia bảo vệ môi trường biển đảo với các hành

động:

Tham gia các hoạt động (làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái, ) nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và

trên các đảo

Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật

Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảv ra trong vùng biển đảo

0,5

Tự chọn

Câu I

1.Vùng đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội:

1,0

* Thuận lợi:

- Khu vực đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn

nước dồi dào, cư dân đông đúc nên thuận lợi để phát triển nhiều ngành

kinh tế:

+ Nông nghiệp: Đồng bằng là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm,

chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đa dạng các

loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo

+ Là nơi thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú có điều kiện để

tập trung các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại, hình thành

nên nhiều trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,

0,25

0,25

0,25

Trang 5

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

- Khó khăn:

Do lịch sử khai thác lâu đời và dân cư tập trung đông đúc nên tài

nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường nhiều nơi bị suy

thoái,,, Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại

lớn về người và tài sản

0.25

2 Khí hậu có ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi nước ta 1,0

- Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô và sự phân mùa của

khí hậu đã làm cho chế độ nước của các sông ở nước ta cũng có sự phân

mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô, lưu

lượng nước rất khác nhau

+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, do mưa nhiều ( chiếm 70 - 80%

lượng nước cả năm), gây lũ trên các sông ở miền Bắc và miền Nam Ở

miền Trung, mùa lũ chậm hơn

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, trên các sông hầu

như cạn nước, dòng chảy chậm, chiếm 20-30% lượng nước cả năm

0,5

0,25

0,25

Câu II

1 Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa.

2,0

Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy

quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn,

rửa trôi

- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, xâm thực, bào

mòn, rửa trôi đất đá trên sườn dốc Biểu hiện của quá trình này là là địa

hình bị cắt xẻ, hẻm vực ,khe sâu, đất bị bào mòn, rửa trôi nhiểu nơi chỉ

còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đát trượt đá lở thành những nón phóng

vật tích tụ dưới chân núi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá

vôi tạo thành địa hình cacxto với các hang động ngầm, suối cạn, thung

lung khô, các đồi đá vôi sót

- Khí hậu làm sâu sắc thêm tính chất trẻ của địa hình

* Bồi tụ nhanh ở hạ lưu:

0,25

0,25

0,25

0,25

Trang 6

- Hệ quả quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở miền núi là sự bồi tụ, mở

mang nhanh các đồng bằng

- Rìa phía đông nam đồng bằng Sông Hồng và rìa phía tây nam của đông bằng Sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét 0,25

0,25

2 Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa

hình và khí hậu ở khu Đông Bắc.

2.0

* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu:

- Hướng địa hình : vòng cung

- Mùa đông: gió mùa Đông Bắc tràn về, các cánh cung núi sẽ hút gió

làm cho mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài hơn)

- Mùa hạ do cánh cung Đông Triều quay mặt lồi về phía Đông Nam, gió

mùa Đông Nam từ vịnh Bắc Bộ thổi lên gây mưa nhiều tại các sườn đón

gió như Yên Tử, Móng Cái, và mưa ít tại các sườn khuất gió như lạng

Sơn,

- Tạo nên sự phân hóa theo độ cao

* Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình:

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng

- Hiện tượng đất trượt, đá lở

- Địa hình cacxto phát triển (D/c)

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

1 Chứng minh miền núi nước ta có địa hình đa dạng: 1,5

- Địa hình miền núi của nước ta có núi cao, núi trung bình và núi thấp:

+ Núi cao trên 2000m: Phan –xi-păng (3147m), Phu Luông (2985m),

Ngọc Linh (2598m), Chư Yang Sin ( 2405m), Bi Doup (2287m)…

+ Núi trung bình, cao từ 1000- 2000m: Khoan La San (1853m), Tam

Đảo ( 1591m), Động Ngài ( 1774m), Kon Ka Kinh (1761m)…

+ Núi thấp dưới 1000m chiếm phần lớn nước ta: Bà Đen (986m), Chư

Pha (922m)

- Cao nguyên đá vôi ở Miền Bắc : Đồng Văn, Hà Giang, Quản Bạ, Cao

0,25

0,25 0,25

Trang 7

Câu III

Bằng, Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chải…,cao nguyên ba dan ở

Miền Nam: Kon Tum, PlayKu, Lâm Viên, Mơ Nông…

- Địa hình vùng đồi trung du phát triển mở rộng ở Phú Thọ, Thái

Nguyên, Bắc Giang…

- Bán Bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao

tới 200m

- Địa hình các-x tơ phổ biến và độc đáo: Vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long,

Phong Nha

- Cánh đồng trên núi: Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên…

0,25 0,25 0,25

2 Ven biển Trung Bộ có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất cả

nước:

1,5

- Ven biển Trung Bộ có các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và

phát triển gió Tây khô nóng

- Vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh đã hút gió Tây nam vượt

Trường Sơn thổi đến Trung Bộ

- Đây là khu vực hẹp ngang, phía tây là dãy Trường Sơn cao trung bình

là 1000m có hướng Tây bắc- Đông nam, vuông góc với gió Tây nam,

tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này

- Phía đông Trung Bộ có bề mặt cát rất phổ biến, thực vật kém phát

triển góp phần tăng cường sự bốc hơi nước, tăng mức độ khô nóng

cho gió Tây nam

0,25

0,25 0,5

0,5

Câu IV

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học so sánh

đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với vùng khí hậu

Nam Trung Bộ.

2,0

* Giống nhau:

- Đều có mùa mưa, bão lệch về thu đông với lượng mưa tương đối lớn

- Mùa khô kéo dài và tương đối khắc nghiệt, từ 7 đến 8 tháng

- Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, thời tiết nóng khô ít

mưa, nhiệt độ cao

* Khác nhau:

Tiêu chí Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ Vùng khí hậu Nam Trung

Bộ Phạm vi Thuộc miền khí hậu phía

Bắc( từ Bạch Mã, từ 160B trở ra)

-Thuộc miền khí hậu phía Nam( từ Bạch Mã, 160 B trở vào)

Nhiệt độ Phần Lớn từ 20- 240C, thấp - Phần lớn từ 240C trở lên,

0,5

0,25

Trang 8

hơn Nam Trung Bộ; có mùa đông lạnh vừa

cao hơn Bắc Trung Bộ, không có mùa đông lạnh

Lượng mưa

Phần lớn từ 2000-2400mm trở lên, cao hơn Nam Trung Bộ

- Từ 1600-2000mm, thấp hơn Bắc Trung Bộ

Gió mùa

và bão

- Mùa đông: ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống

- Mùa hè chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tây khô nóng

-Tần suất bão mạnh nhất cả nước, tháng IX ( 1,3-1,7 cơn bão/ tháng)

- Mùa đông chịu ảnh hưởng của Tín phong Đông bắc nóng, khô

- Mùa hè ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng

- Ít chịu ảnh hưởng của bão, tháng X ( 1,0- 1,3 cơn bão /tháng)

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu V

a Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng

trồng

- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú

giải, số liệu ghi trên biểu đồ

- Lưu ý:

+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.

+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.

2,0

b Nhận xét:

- Từ năm 1943 đến năm 2022, diện tích rừng và độ che phủ rừng của

nước ta có nhiều biến động

* Giai đoạn 1943- 1983:

- Tổng diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha xuống 7,2 triệu ha, giảm 7,1

triêu ha, giảm 1,99 lần

* Giai đoạn 1983-2022:

Tổng diện tích rừng tăng từ 7,2 triệu ha lên 14,8 triệu ha, tăng 7,6 triệu

ha, tăng 2,1 lần

1,0

1,0

1,0

HẾT

Ngày đăng: 06/07/2024, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w