BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNGĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTHỰC TRẠNG ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀYCỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒICHỨC NĂNG TỈNH THANH HOÁ NĂM
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả người bệnh sau ĐQN được chẩn đoán và điều trị PHCN tại bệnh viện PHCN tỉnh Thanh Hoá.
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được điều trị tại Bệnh viện PHCN tỉnh Thanh Hoá.
- Đã có chẩn đoán xác định đột quị não dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng và chụp CLVT, CHT hay chụp động mạch não.
- Các bệnh nhân đều có hồ sơ bệnh án ghi chép đầy đủ, rõ ràng - Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính nặng.
- Người bệnh bị câm, điếc bẩm sinh.
- Người bệnh có rối loạn về tâm thần.
- Bệnh nhân chấn thương sọ não, viêm não, màng não - Bệnh nhân được chẩn đoán suy giảm nhận thức do bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ do mạch máu trước đây.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đột qụy não theo WHO
Dựa vào định nghĩa đột quỵ não của WHO, đột quỵ não được biểu hiện với “các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu” [4], [5].
- Cận lâm sàng: dựa vào kết quả chụp CLVT sọ não hoặc chụp cộng hưởng tử có hình ảnh chảy máu não hoặc nhồi máu não.
Từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 10 năm 2024.
Bệnh viện PHCN tỉnh Thanh Hoá
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong thời gian nghiên cứu (chúng tôi lấy tất cả những người bệnh ĐQN có những tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu).
2.2.3 Công cụ thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày 10 chỉ số theo thang điểm Barthel – BI [9], [48] (phụ lục) Phiếu điều tra được thiết kế dựa vào sự tham khảo từ các nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Hanh [11], Trần Thị Quốc Bảo [1], Trần Văn Tuấn [21] và một số nghiên cứu trước đây về mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ và các yếu tố liên quan.
Mỗi đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp dựa vào một phiếu điều tra riêng Trong đó, phiếu điều tra được soạn sẵn về các thông tin phục vụ nghiên cứu gồm ba phần:
- Phần A: Gồm các nội dung khảo sát đặc điểm chung của người bệnh ĐQN.
- Phần B: Gồm các nội dung khảo sát đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐQN.
- Phần C: Gồm các nội dung đánh giá các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày theo thang điểm Barthel.
2.2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Phần A)
Các thông tin về hành chính, đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu được thu thập trong hồ sơ bệnh án và/hoặc phỏng vấn trực tiếp, bao gồm:
- Tuổi - Giới tính - Nơi cư trú - Nghề nghiệp - Trình độ học vấn - Người tham gia chăm sóc chính - Tình trạng kinh tế
- Hút thuốc lá - Sử dụng bia rượu - Hoạt động thể lực.
2.2.3.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (Phần B)
Các thông tin về đặc điểm lâm sàng được thu thập dựa vào hồ sơ bệnh án và/hoặc khám lâm sàng, bao gồm:
- Tiền sử đột quỵ - Chỉ số huyết áp - Chiều cao - Cân nặng - Tình trạng liệt - Thể lâm sàng - Các bệnh lý kèm theo - Thất ngôn
- Nuốt sặc - Tình trạng đau đầu, chóng mặt - Tình trạng mất ngủ
2.2.3.3 Đánh giá tình trạng độc lập chức năng các hoạt động sinh hoạt cơ bản hằng ngày theo thang điểm Barthel – BI (Phụ lục) (Phần C)
Nội dung này gồm có 10 hoạt động chức năng cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày cần được đánh giá và được đánh số thứ tự từ mục 1 đến mục 10 Trong mỗi mục có các mức đánh giá bằng điểm số (Bảng 2.1) Tổng số điểm Barthel càng cao thể hiện mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày càng cao và ngược lại, tổng số điểm Barthel càng thấp thể hiện sự phụ thuộc của người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày càng lớn Điểm Barthel thấp nhất là 0 điểm (phụ thuộc hoàn toàn) và cao nhất là 100 (độc lập hoàn toàn) Điều tra viên có thể đánh giá bằng phỏng vấn và/hoặc quan sát
Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày theo Barthel [9], [50]
0 = Phục thuộc 5 = Cần trợ giúp trong cắt thức ăn, quét bơ,…v.v hoặc cần đổi thức ăn
5 = Độc lập (hoặc trong bồn tắm)
0 = Cần giúp đỡ để chăm sóc cá nhân
5 = Độc lập vệ sinh mặt/chải tóc/đánh răng/cạo râu
0 = Phụ thuộc 5 = Cần trợ giúp nhưng có thể tự làm hơn một nửa
10 = Độc lập ( Bao gồm cài nút, kéo khóa, buộc áo ngực…)
0 = Không tự chủ (hoặc cần thuốc sổ) 5 = Đôi lúc không tự chủ
0 = Không tự chủ, hoặc đặt thông và không tự xử lý được 5 = Đôi lúc không tự chủ
0 = Phụ thuộc 5 = Cần một phần trợ giúp, nhưng có thể làm một phần
10 = Độc lập (vào/ra, mặc đồ, chùi rửa)
8 DỊCH CHUYỂN (GIƯỜNG SANG GHẾ VÀ NGƯỢC LẠI)
0 = Không thể được, không có thể thăng bằng ngồ 5 = Trợ giúp nhiều (một hoặc hai người bằng tay), có thể ngồi 10 = Trợ giúp ít (bằng lời nói hoặc bằng tay)
9 DỊCH CHUYỂN (TRÊN MẶT BẰNG)
0 = Không thể di chuyển hoặc 50m 10 = Đi với sự trợ giúp của một người (bằng lời nói hoặc hành động)>50m
15 = Độc lập (nhưng có thể sử dụng dụng cụ trợ giúp)>50m
0 = Không thể thực hiện được 5 = Cần trợ giúp (bằng lời nhắc, hành động, mang dụng cụ trợ giúp)
Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày được phân thành 3 mức độ d vào điểm số Barthel như sau [9]:
- Độc lập hoàn toàn: 90 – 100 điểm.
- Phụ thuộc hoàn toàn: 0 – 45 điểm.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Để có các thông tin về tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, chỉ số huyết áp, cân nặng, chiều cao, thể lâm sàng, các bệnh lý kèm theo
- Điều tra viên: Người nghiên cứu.
- Thời điểm quan sát – phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn người bệnh tại thời điểm người bệnh có kế hoạch xuất viện.
- Quan sát trực tiếp: Người bệnh được giải thích về mục đích đánh giá và họ sẽ thực hiện các hoạt động theo yêu cầu, dưới sự quan sát của điều tra viên. Điều tra viên cũng có thể quan sát và đánh giá người bệnh ở những thời điểm họ đang thực hiện các hoạt động này.
- Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp người bệnh đột quỵ hoặc có sự hỗ trợ của người chăm sóc chính (người bệnh thất ngôn, nói khó), điều tra viên sẽ hỏi người bệnh về từng hoạt động để từ đó điều tra viên sẽ xác định mức độ thực hiện hoạt động của người bệnh dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn và điền vào phiếu thu thập thông tin nội dung tương ứng với câu trả lời của đối tượng nghiên cứu
2.3.3 Quy trình thu thập số liệu
- Bước 1: Chọn đối tượng nghiên cứu
+ Khảo sát các HSBA về người bệnh đột quỵ.
+ Chọn HSBA của những người bệnh đột quỵ dựa trên tiêu chuẩn chọn vào và ghi nhận các đặc điểm của người bệnh.
- Bước 2: Tiếp xúc với người bệnh và thân nhân người bệnh
+ Điều tra viên giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho người bệnh và thân nhân người bệnh.
- Bước 3: Thu thập số liệu
+ Điều tra viên đo huyết áp [11]:
• Chuẩn bị người bệnh: Người bệnh không hút thuốc lá, không uống cà phê 30 phút trước khi đo Nghỉ ngơi 5-10 phút trước khi đo Phải nghỉ ngơi 15-30 phút nếu vừa hoạt động mạnh.
• Kỹ thuật đo: Tư thế đo có thể nằm ngửa Băng máy đo huyết áp được quấn trên nếp gấp khuỷu cánh tay là 2,5 cm Khi đo bơm nhanh thêm 30 mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch quay và xả hơi với tốc độ trung bình 2-3 mmHg/giây Đo bằng phương pháp nghe Huyết áp tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập thứ nhất nghe được trong khi đo Huyết áp tâm trương là áp lực khi các tiếng đập biến mất Phải đo hai lần trở lên cách nhau hai phút rồi lấy trung bình cộng mới chính xác Phải đo hai tay, lấy bên nào huyết áp cao hơn.
+ Điều tra viên phỏng vấn và quan sát người bệnh dựa vào các nội dung nghiên cứu trong bản thu thập số liệu và ghi nhận thông tin số
+ Sau khi phỏng vấn xong, điều tra viên kiểm tra lại và đảm bảo các nội dung phỏng vấn đã đầy đủ theo yêu cầu của nghiên cứu.
+ Kết thúc thu thập số liệu.
NỘI DUNG, CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ 1 Biến số độc lập
2.4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Được tính theo tuổi dương lịch và ghi nhận tuổi theo năm Theo Tổ chức Y tế thế giới [21] [27], tuổi được chia làm 4 nhóm:
- Nơi cư trú : Nông thôn, thành thị.
+ Không biết chữ + Tiểu học
+ THCS + THPT + Cao đẳng, đại học, sau đại học.
- Nghề nghiệp: (Công việc chính 12 tháng qua) Là công việc đối tượng làm hàng ngày, lâu nhất trong vòng 12 tháng qua tính từ thời điểm điều tra
+ Hưu trí+ Lao động tự do+ Cán bộ viên chức
- Người tham gia chăm sóc chính:
+ Vợ/ chồng + Con cái/ họ hàng/ người giúp việc + Tự chăm sóc.
- Tình trạng kinh tế: là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025 [8].
+Nghèo + Cận nghèo + Bình thường.
- Hút thuốc lá: Định nghĩa hút thuốc lá theo Tổ chức khảo sát sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ được Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ chấp nhận [11].
+Có hút thuốc lá: Là những người đã hút ít nhất 100 điếu thuốc, hiện tại còn đang hút thuốc lá.
+ Không hút thuốc lá: Là những người chưa bao giờ hút thuốc lá, hoặc đã từng hút ít hơn 100 điếu thuốc, hoặc trước đây có hút nhưng đã bỏ thuốc lá trên 5 năm.
- Uống rượu/bia : lượng rượu uống trong ngày tính bằng gam dựa theo công thức [11].
+ Số gam rượu = Thể tích rượu x nồng độ rượu x hệ số x quy đổi của rượu (0,79).
+ Ví dụ, một lon bia 330ml loại 5,1% sẽ có lượng rượu nguyên chất là 0,79 x 330 x 0,051 = 13,3g Chai rượu vang 750ml với 12 độ, có lượng rượu nguyên chất là 0,79 x 750 x 0,012= 71g.
+ Uống dưới 10 g/ngày: không uống rượu.
+ Uống trên 10 g/ngày: có uống rượu.
- Hoạt động thể chất: WHO định nghĩa hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi các cơ xương đòi hỏi tiêu hao năng lượng Hoạt động thể chất đề cập đến tất cả các chuyển động bao gồm cả trong thời gian giải trí, để vận chuyển đến và đi từ các địa điểm hoặc như một phần công việc của một người Cả hoạt động thể chất vừa phải và cường độ mạnh đều cải thiện sức khỏe [68].
2.4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử đột quỵ: Không, có.
- BMI: là chỉ số khối cơ thể (chỉ số thể trọng) Chỉ số khối cơ thể của một người tính dựa vào công thức:
Bảng 2.2 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn đánh giá béo phì của các nước
- Huyết áp : Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg
Bảng 2.3 Phân độ THA theo Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế (ISH) 2020
HẠ Tâm Thu HA Tâm Trương
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Các bệnh lý kèm theo:
+ Không có bệnh lý kèm theo
+ Có 1 bệnh lý kèm theo + Có ≥ 2 bệnh lý kèm theo.
- Tình trạng liệt: Không, có.
- Thể lâm sàng : Nhồi máu não, chảy máu não.
- Thất ngôn/nói khó: Không, có.
- Đau đầu, chóng mặt: Không, có.
2.4.2.1 Khảo sát mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày - Mức độ độc lập của các hoạt động cơ bản hằng ngày (ADL) : Mỗi hoạt động được đánh giá riêng biệt dựa theo thang điểm Barthel và được phân loại theo 3 mức độ: độc lập, hỗ trợ một phần, phụ thuộc Các hoạt động cơ bản hằng ngày bao gồm:
+ Ăn uống + Tắm rửa + Vệ sinh răng miệng/chải đầu + Thay quần áo
+ Kiểm soát tiểu tiện + Kiểm soát đại tiện + Sử dụng nhà vệ sinh + Dịch chuyển (giường sang ghế và ngược lại) + Di chuyển (trên mặt phẳng bằng)
2.4.2.2 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày Đánh giá dựa theo thang điểm Barthel Gồm có 3 nhóm:
+ Độc lập hoàn toàn: 90 – 100 điểm.
+ Phụ thuộc hoàn toàn: 0 – 45 điểm.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu thu thập được nhập bằng phần mền EXCEL, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
- Sử dụng thống kê mô tả để mô tả tần số, tỷ lệ phần trăm cho các biến phân loại.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu này thực hiện với sự đồng ý của Hội đồng khoa học Bệnh viện PHCN tỉnh Thanh Hoá.
-Nghiên cứu này được thực hiện trên tinh thần tôn trọng các đối tượng tham gia nghiên cứu, được sự đồng ý của các đối tượng.
- Đây không phải là nghiên cứu can thiệp nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Trước khi tiến hành lấy mẫu, các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu và nội dung triển khai nghiên cứu Chỉ đưa vào nghiên cứu những đối tượng đã hiểu rõ mục đích nghiên cứu.
- Tất cả những thông tin về người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức tổng hợp số liệu, không có thông tin nào được trình bày dưới hình thức cá nhân.
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
2.7.1 Hạn chế của nghiên cứu Đối tượng đa số là người cao tuổi và yếu liệt nên đôi khi nghe không rõ ràng, thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của điều tra viên chưa hết khả năng vì vậy có thể xảy ra sai số.
2.7.2 Sai số có thể gặp
Sai lệch thông tin từ 2 nguồn: Người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
- Người phỏng vấn (điều tra viên):
+ Người nghiên cứu trực tiếp lấy thông tin và ghi phiếu điều tra.
+ Khi điều tra, người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu; đảm bảo tính riêng tư, không bị quấy rầy trong thời gian phỏng vấn.
+ Có đủ thời gian phỏng vấn, quan sát để đảm bảo đầy đủ câu hỏi.
+ Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, các thông tin và nội dung trong phiếu khảo sát phải kiểm tra xem đã đầy đủ và đúng quy định không.
- Đối tượng phải thỏa mãn mọi tiêu chí chọn mẫu.
- Câu hỏi được thiết kế đúng mục tiêu, rõ ràng, cho phép thu thập được các thông tin cần thiết, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời, các hoạt động được yêu cầu đơn giản, dễ thực hiện.
- Động viên giải thích cho người bệnh hiểu rõ mục đích nghiên cứu để có sự hợp tác tốt.
- Thử nghiệm nghiên cứu trước khi tiến hành để có sự điều chỉnh cần thiết.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ NÃO
3.1.1 Đặc điểm của người bệnh
- Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 3.1 Phân bố về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Phân bố về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Hưu trí Lao động tự do Cán bộ công nhân viên chức Làm ruộng
Bảng 3.3 Phân bố của người bệnh theo nơi cư trú, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế Đặc điểm người bệnh Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nơi cư trú
Thành thị Nông thôn Tổng số
Không biết chữ Tiểu học
THCS THPT Cao đẳng/ĐH/SĐH Điều kiện kinh tế
Nghèo Cận nghèo Bình thường Tổng số
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo người tham gia chăm sóc
Người tham gia chăm sóc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tự chăm sóc Vợ/chồng Bố,mẹ/con cái/họ hàng/người giúp việc Tổng số
Bảng 3.5 Phân bố người bệnh theo hành vi sức khoẻ
Hành vi sức khoẻ Có Không Tổng số
Hút thuốc lá Sử dụng rượu bia Hoạt động thể lực
Bảng 3.6 Phân bố người bệnh theo đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng (n) (%)
Không có bệnh lý kèm theo Có 1 bệnh lý kèm theo
Có ≥ 2 bệnh lý kèm theo
Tiền sử đột quỵ não
Bảng 3.7 Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tình trạng liệt
3.1.2 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm của Barthel.
- Mức độ độc lập của các hoạt động ADL của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthhel
Bảng 3.8 Mức độ độc lập của các hoạt động ADL của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthhel
Khả năng hoạt động Độc lập hoàn toàn Cần trợ giúp Phụ thuộc hoàn toàn Ăn uống n % n % n %
Tắm Vệ sinh đầu mặt Thay quần áo Kiểm soát đại tiện Kiểm soát tiểu tiện Sử dụng nhà vệ sinh Dịch chuyển (giường sang ghế và ngược lại) Di chuyển ( trên mặt phẳng) Leo cầu thang
- Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthel.
Bảng 3.9 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthel
Giới Mức độ độc lập
Phụ thuộc hoàn toàn Phụ thuộc một phần Độc lập
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ NÃO
4.1.1 Mức độ độc lập của các hoạt động ADL của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthhel
4.1.2 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não theo thang điểm Barthel.