Song hễ đến mùa lụt thì đêvữ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại...Vậy đắp đê hay bỏ đê , cách nàolợi, cách nào hại, cho được bày tỏ.Lời bàn có thể thực hành sẽ được nêu t
Trang 1ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG
GV: Hoàng Thị Nụ
ĐỀ MINH HỌA GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN LỚP 8 MÔN:LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm trang, câu
A.PHẦN BẮT BUỘC: 4 điểm
Câu I ( 2 điểm): Theo Quốc sử quán triều Nguyễn Vua Gia Long ban chiếu rằng: “
Những huyện ven sông Hồng từ trước đã đắp đê phòng lụt Song hễ đến mùa lụt thì đê
vữ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại Vậy đắp đê hay bỏ đê , cách nào lợi, cách nào hại, cho được bày tỏ.Lời bàn có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”
Dụa vào quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ sông Hồng và khai thác
tư liệu trên đã giúp em biết được điều gì về vấn đề đê điều dưới Triều Nguyễn?
Câu II ( 2 điểm) Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và
bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?
B PHẦN TỰ CHỌN: 16 điểm
Phân môn địa lí
Câu I (2,0 điểm):
1 Chứng minh và giải thích tại sao địa hình ven biển nước ta đa dạng?
2 Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ngòi nước ta?
Câu II: (4.0 điểm)
1 Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
2 Hãy giải thích vì sao cùng một vĩ độ mà nhiệt độ ở Việt Nam và Ấn Độ khác nhau như:
*Tháng Giêng: Hà Nội ( Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Nac-pơ (Ấn Độ) là 4,4oC
Vinh (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Mum-Bai (Ấn Độ) là 6,3oC
Câu III ( 3.0 điểm)
1 Chứng minh rằng: “ Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc nước ta?
2 Một trong các tính chất cơ bản của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Em hãy trình bày và giải thích tính chất trên
Câu IV ( 2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam hãy kể tên và xác định phạm vi, ranh
giới các vùng khí hậu ở nước ta?
Câu V (5,0 điểm)
Trang 2Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển thời kì 2000-2005
(Đơn vị:%)
a Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi trong thời kì 2000- 2005 của nhóm nước phát triển và đang phát triển
b Nhận xét và giải thích
(Học sinh được sử dụng At lat địa lí Việt Nam từ 2009 đến nay)
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn Vua Gia Long ban chiếu rằng: “
Những huyện ven sông Hồng từ trước đã đắp đê phòng lụt Song
hễ đến mùa lụt thì đê vữ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều
bị hại Vậy đắp đê hay bỏ đê , cách nào lợi, cách nào hại, cho được
bày tỏ.Lời bàn có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”
Dụa vào quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ sông
Hồng và khai thác tư liệu trên đã giúp em biết được điều gì về vấn
đề đê điều dưới Triều Nguyễn?
2,0
+ Vấn đề xây đắp đê điều để chế ngự chế độ nước sông Hồng đã đượ
các triều đại phong kiến trước đó thực hiện (thể hiện ở chi tiết: Những
huyện ven sông Hồng từ trước đã đắp đê phòng lụt)
+ Dưới thời Nguyễn, tình trạng lụt lội ở vùng đồng bằng sông Hồng
thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh
hoạt và sản xuất của cư dân (Thể hiện ở chi tiết: (hễ đến mùa lụt thì đê
vữ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại )
+ Chính quyền phong kiến nhà nguyễn rất quan tâm đến vấn đề đắp đê
phòng lụt ở vùng châu thổ sông Hồng Tuy nhiên triều đình đang lâm
vào thế bối rối, cân nhắc lợi, hại của việc nên tiếp tục đắp đê hay bỏ
0,5
0,5
1.0
Trang 3đê(thể hiện ở chi tiết: vậy đắp đê hay bỏ đê , cách nào lợi, cách nào hại,
cho được bày tỏ)
Câu 2
Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế
và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở
- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:
+ Thuận lợi: Tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để
phát triển tổng hợp các nghành kinh tế biển như: Giao thông, vận tải
biển, khai thác khoáng sản, làm muối, du lịch biển, khai thác và nuôi
trồng thủy sản
+ Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai ,ô nhiễm môi trường ,
gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất
- Thuận lợi và khó khăn với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và
các lợi ích hợp pháp của Việt nam ở Biển Đông
+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ( 1892), Luật
biển Việt Nam (2012) tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông,
Môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á
+ Khó khăn: Tình trạng vi phạm , tranh chấp chủ quyền vân diễn ra
giữa một số quốc gia trong khu vực
0,5
0,5
0,5 0,5
Tự chọn
Chứng minh và giải thích tại sao địa hình ven biển nước ta đa dạng?
1,0
- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài
mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng, vịnh
nước sâu,
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và
bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung
0,25
Trang 4
Câu I
- Có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa
và Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng
biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang….Các đảo ven
bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc, Cát Bà Ở phía Bắc cấu tạo từ đá
voi còn phía Nam có nguồn gốc từ san hô
Địa hình ven biển nước ta đa dạng là do tác động phối hợp củạ nội lực
và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam
+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng
trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển
+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển
lùi, sông ngòi
0,25
0,25
0,25
Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ngòi
nước ta
1,0
- Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô và sự phân mùa của
khí hậu đã làm cho chế độ nước của các sông ở nước ta cũng có sự phân
mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô, lưu
lượng nước rất khác nhau
+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, do mưa nhiều ( chiếm 70 - 80%
lượng nước cả năm), gây lũ trên các sông ở miền Bắc và miền Nam Ở
miền Trung, mùa lũ chậm hơn
+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, trên các sông hầu
như cạn nước, dòng chảy chậm, chiếm 20-30% lượng nước cả năm
0,5
0,25
0,25
Câu II
Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các
thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
2,5
* Phân tích
- Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ , nhiều nơi đất trơ sỏi đá Địa hình ở vùng
núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu
+ Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn
0,25 0,25 0,25
Trang 5* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm
lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc Con sông có chiều dài hơn 10km, nước
ta có 2360 con sông Trung bình cứ 20km đường bờ biển gặp một cửa
sông
+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Chế độ nước theo mùa Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn
tương ứng với mùa khô Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ
dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường
0,5
0,5 0,25
0,5
Hãy giải thích vì sao cùng một vĩ độ mà nhiệt độ ở Việt Nam và Ấn
Độ khác nhau như:
*Tháng Giêng:
Hà Nội ( Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Nac-pơ (Ấn Độ) là 4,4 o C.
Vinh (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Mum-Bai (Ấn Độ) là 6,3 o C.
1,5
* Giải thích
- Khí hậu ở Việt Nam có nét khác biệt rõ rệt so với các nước cùng vĩ độ trong đại nội chí tuyến như Ấn Độ
- Vì Việt Nam mưa nhiều, ẩm hơn, tính chất đó do gió mùa đem lại, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm tính chất nhiệt đới bị suy giảm
0,5
1,0
Câu III
1 Chứng minh rằng: “ Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế
nào đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc
nước ta?
1,5
- Ảnh hưởng đến khí hậu:
Tạo nên một mùa đông lạnh, nền nhiệt hạ thấp , đầu mùa đông thời tiết
lạnh, khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn
- Ảnh hưởng đến hoạt đông sản xuất nông nghiệp:
* Thuận lợi:
- Đa dạng hóa sản phẩm nông ngiệp, ngoài cây trồng nhiệt đới còn có
thể trồng được cả cây trồng cận nhiệt và ôn đới
* Khó khăn
0,5
0,5
Trang 6- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Sương muối, sương giá, rét
đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi
- Các hoạt đông sản xuất nông nghiệp bị đình trệ
0,5
2.Một trong các tính chất cơ bản của khí hậu nước ta là tính chất
nhiệt đới gió mùa ẩm Em hãy trình bày và giải thích tính chất trên.
1,5
* Tính chất nhiệt đới
- Biểu hiện:
+ Số giờ nắng cao: 1400- 3000 giờ/ năm
+ Cán cân bức xạ đạt từ 70-100kcal/cm 2/ /năm
+ Nhiệt độ trung bình năm đạt trên 200 C (trừ vùng núi cao) và tăng dần
từ Bắc vào Nam
- Nguyên nhân:
Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến thuộc đới khí hậu
nhiệt đới nửa cầu Bắc, hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt
Trời lớn do góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
* Tính chất gió mùa:
- Biểu hiện: Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai
mùa gió
+ Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh khô với gió mùa Đông Bắc
+ Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 nóng ẩm với gió mùa Tây Nam
- Nguyên nhân:
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín phong
Bắc bán cầu hoạt động quanh năm
+ Mặt khác, nước ta còn nằm ở trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á
nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa
0,25
0,25
0,25
0,25
Trang 7* Tính chất ẩm:
- Biểu hiện:
+ Nước ta có lượng mưa lớn đạt từ 1500- 2000 mm/ năm
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%
- Nguyên nhân:
Nước ta nằm kề biển Đông ( phía Đông và Nam giáp biển) nên các khối
khí di chuyển qua biển trước khi vào lãnh thổ đất liền nước ta đã mang
lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao
0,25
0,25
Câu IV
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam hãy kể tên và xác định phạm vi, ranh
giới các vùng khí hậu ở nước ta?
2,0
Trong các miền khí hậu ở nước ta lại tiếp tục chia thành các vùng khí
hậu nhỏ Cụ thể là:
- Miền khí hậu phía Bắc chia thành 4 vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ: Gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía tây dãy Hoàng Liên Sơn
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ: Gồm toàn bộ vùng đồi núi phía đông dãy Hoàng Liên Sơn
+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ: Gồm toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và phía bắc Nghệ An
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ: Từ phía nam Nghệ An đến phía bắc dãy Bạch Mã
- Miền khí hậu phía Nam chia thành 3vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ: Gồm toàn bộ phần lãnh thổ dọc duyên hải từ Đà Nẵng đến mũi Dinh (Ninh Thuận)
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên: Gồm các cao nguyên và vùng núi thuộc Trường Sơn Nam
0,5
0,5
0,5
0,5
Trang 8+ Vùng khí hậu Nam Bộ: Từ mũi Dinh trở vào phía Nam.
Câu V
a) Vẽ biểu đồ:
- Hình tròn
-Có ghi đầy đủ nội dung: Tên, chú thích, các số liệu,… có liên quan
- Đảm bảo tính mĩ thuật
b) *Nhận xét:
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự chênh lệch khá lớn Dân số tập
trung chủ yếu trong độ tuổi lao động
+ các nước phát triển cơ cấu dân số già, dân số trong độ tuổi lao động
cao (68%), dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 17%, tỉ lệ người già cao
15%
+ Các nước đang phát triển cơ cấu dân số trẻ : số dân dưới tuổi lao động
cao 32% ( gấp 2 lần các nước phát triển), dân số trong độ tuổi lao động
chiếm 63%, nhóm tuổi 65 trở lên thấp chiếm 5%
2,0
1,0
* Giải thích:
- Các nước phát triển có xu hướng già hóa dân số do:
+ Mức sinh thấp
+ Các yếu tố kinh tế- xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế tốt
+ Chất lượng cuộc sống được nâng cao
+ Chính phủ thực hiện tốt chính sáchdân số kế hoạch hóa gia đình
- Các nước đang phát triển dân số trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi
lao động cao do:
+ Trình độ dân trí thấp
+ Ảnh hưởng của phong tục tập quán
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao
+ Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa thực sự hiệu quả
1,0
1,0
Trang 9+ Mức sống thấp, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe chưa phát triển