1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiếc lược ngà

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHIẾC LƯỢC NGÀĐ 1: Phân tích tình yêu thương con của Ông Sáu trong truyện ngắn ng con c a Ông Sáu trong truy n ng n ủa Ông Sáu trong truyện ngắn ện ngắn ắn “Chi c lếc lược ược c ngà” c a

Trang 1

CHIẾC LƯỢC NGÀ

Đ 1: Phân tích tình yêu thương con của Ông Sáu trong truyện ngắn ng con c a Ông Sáu trong truy n ng n ủa Ông Sáu trong truyện ngắn ện ngắn ắn “Chi c lếc lược ược c

ngà” c a Nguy n Quang Sáng.ủa Ông Sáu trong truyện ngắn ễn Quang Sáng.* Đ tương con của Ông Sáu trong truyện ngắn ng t :ự:

+ Phân tích v đ p nhân v t ông Sáu trong truy n ng n “Chi c lẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của ẹp nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaện ngắn “Chiếc lược ngà” củaắn “Chiếc lược ngà” củaếc lược ngà” của ược ngà” củac ngà” c aủaNguy n Quang Sáng.ễn Quang Sáng.

+ Có ý kiến cho rằng, qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sángmuốn khẳng định: "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầmnhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng".

Phân tích nhân v t ông Sáu trong truy n ng n “Chi c lật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaện ngắn “Chiếc lược ngà” củaắn “Chiếc lược ngà” củaếc lược ngà” của ược ngà” củac ngà” c a Nguy nủaễn Quang Sáng.Quang Sáng đ làm sáng t nh n xét trên.ể làm sáng tỏ nhận xét trên.ỏ nhận xét trên.ật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của

A Mb: Giới thiệu KQ về TG, TP và nhân vật ông sáu* Cách 1 (MB trực tiếp):

- Nguyễn Quang Sáng là gương mặt tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam Ôngsáng tác nhiều thể loại, nhưng chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong haicuộc kháng chiến

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được NQS sáng tác năm 1966, khi tác giả hoạt động

ở chiến trường miền Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Ở đó, bên cạnh cách tạo tình huống truyện độc đáo và lối kể chuyện hấp dẫn,Nguyễn Quang Sáng còn xây dựng thành công nhân vật ông Sáu – một người chiến sĩ cáchmạng kiên trung, tỏa sáng tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh,

đúng như có ý kiến đã cho rằng: "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sự ngộnhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng"

* Cách 2 (MB gián tiếp: Đi từ những câu thơ gần gũi với vấn đề cần nghị luận):

Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững

Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoaTrong và thật sáng hai bờ suy tưởngSống hiên ngang mà nhân ái chan hòa

Những câu thơ trên của Huy Cận đã khái quát khá đủ đầy vẻ đẹp của dân tộc ta trongsuốt hơn bốn nghìn năm lịch sử nói chung, của con người Việt Nam trong hai cuộc chiếntranh vệ quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ nói riêng Đó là vẻ đẹp của những con người

vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ " Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa", hiên ngang, bất khuất

trước quân thù, nhưng "nhân ái, chan hòa", bao dung, nhân hậu Điều đó được thể hiện rõnhất qua nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,sáng tác năm 1966 Qua nhân vật ông Sáu - người chiến sĩ đã và đang đi qua hai cuộc chiến,

nhưng giàu tình thương con, nhà văn của Nam Bộ muốn khẳng định: "Chiến tranh có thể làmchia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình chacon thiêng liêng sâu nặng"

* Cách 3 (MB gián tiếp: Đi từ đề tài tới vấn đề cần nghị luận):

Ca dao Việt Nam đã có câu:

“Khi con tát cạn biển ĐôngThì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha”

Bởi vậy, trong văn chương Việt Nam, bên cạnh tình mẫu tử thiêngliêng, có không ít tác phẩm viết về tình cha con sâu nặng thấm thía vàcảm động Hẳn người đọc chưa dễ ai quên tấm lòng thương yêu con sâusắc của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, càng không

thể nào quên tình yêu con tha thiết của ông Sáu trong "Chiếc lược ngà"

Trang 2

của Nguyễn Quang Sáng, sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiếnchống Mĩ bước vào giai đoạn gay go, ác liệt Đó là tình cảm của một ngườichiến sĩ cách mạng kiên trung dành cho con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, góp phần

làm nổi bật bức thông điệp mà nhà văn Nam Bộ muốn gửi tới người đọc: "Chiến tranh có thểlàm chia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tìnhcha con thiêng liêng sâu nặng"

B Tb

1 Lđ 1: Khái quát về nhân vật ông Sáu

- Ông Sáu là nhân vật trung tâm trong tác phẩm được hiện lên qua lời kể của nhân vật"tôi" - anh Ba, người đồng đội thân thiết của ông Sáu Nó không chỉ góp phần tạo nên tínhkhách quan trong cách phản ánh hiện thực và miêu tả nhân vật của thiên truyện, mà còn bàytỏ sự đồng cảm, chia sẻ của người kể chuyện với cảnh ngộ và tâm trạng của ông Sáu.

- Qua lời kể của nhân vật "tôi", ông Sáu từng tham gia kháng chiến chống Pháp bịthương và có vết sẹo ở mặt.

- Suốt tám năm kháng chiến xa nhà, ông chưa một lần được gặp đứa con gái đầu lòngcủa mình Mỗi lần vợ lên thăm ông đều muốn vợ mang con theo Song vì điều kiện chiếntranh ác liệt, ông chỉ được nhìn thấy con qua tấm ảnh người vợ mang đến.

- Nhưng khi được tranh thủ về thăm nhà, ông Sáu lại trải qua một tình huống éo le,đầy kịch tính, do sự nhất thời, hiểu lầm của bé Thu - con gái ông Nhưng chính trong tìnhhuống ấy, vẻ đẹp của tình cha con sâu nặng, thiêng liêng lại hiện lên chân thực, cảm động.

1 Lđ 2: Trước hết, tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện cụ thể trong giây phútđầu gặp lại con

- Khi được về thăm nhà, chuẩn bị cho chuyến đi xa, tình cảm của người cha đối vớicon gái chưa một lần gặp mặt cứ nôn nao trong người ông Ông mong được gặp con từng

phút, từng giây Bằng linh cảm của người cha, ông nhận ra cô bé đang chơi nhà chòi chính là

con gái mình Rồi ông vội vàng cuống quýt “không thể chờ xuồng cập bến” đã nhún chân

nhảy thót lên bờ, xô chiếc thuyền ra xa Ông bước những bước dài đưa tay về phía con và

kêu to: “Thu, con!”.

=> Đó là tiếng gọi con lần đầu tiên sau bao năm chờ đợi, thật tha thiết dồn nén baocảm xúc Trong khoảng khắc ấy, ông Sáu khao khát chờ mong đứa con sẽ chạy xô vào lòngôm chặt lấy cổ ông Niềm hạnh phúc được gặp con người cha vô cùng xúc động Ông vừa

bước, vừa khom người đưa tay đón mừng con Ông nói với con bằng giọng "lặp bặp" run,

run: “Ba đây con! Ba đây con”.

=> Phải đặt trong cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật, ta mới thấy, tình cảm củaông Sáu đối với con được thể hiện thật giản dị, chân thành và cảm động Sự vội vàng, cuốngquýt, niềm hạnh phúc và nỗi xúc động của ông đều toát lên tình cảm sâu nặng của ngườicha đối với con.

- Nhưng bé Thu không nhận ra ba, rồi bỏ chạy Đó là một cú sốc thật sự làm trái timngười cha bị tổn thương Ông đau đớn thất vọng, mặt "sầm lại" trông thật đáng thương, hai tay"buông thõng" như bị gãy Vết sẹo trên má đã cướp đi cơ hội gần gũi con, ngăn cản tình yêuthương, lòng khao khát suốt tám năm đằng đẵng của ông.

3 Lđ 3: Không chỉ thể hiện trong giây phút đầu gặp lại con, tình cảm cha con sâu nặngcủa ông Sáu được tác giả khắc họa cảm động trong những ngày nghỉ phép ngắn ngủi.

- Thời gian đó, ông vỗ về, an ủi yêu thương và kiên nhẫn gợi tình cảm cha con: “suốtmấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở nhà vỗ về con” Nhưng thật trớ

trêu, người cha càng kiên nhẫn thì đứa con càng từ chối và lảng tránh Khoảng cách của chacon ông Sáu ngày càng xa Con bé vẫn nhất định không gọi ông là ba dù mẹ nó có khuyênbảo Và ngay cả khi đặt vào tình huống buộc phải gọi ba nhưng nó vẫn kiên quyết làm theo ý

Trang 3

của mình Một lần mẹ sai bé Thu gọi ba vô ăn cơm, nó thoái thác “Má đi mà kêu” Khi mẹdọa đánh, nó mới gọi, nhưng lại gọi trống không “Vô ăn cơm! Cơm chín rồi!” và nói với mẹ“con gọi rồi mà người ta không nghe” Hai tiếng “người ta” quá "lạnh lùng" và "xa lạ", khiếnngười cha ấy chỉ biết cười trừ Ông “quay lại nhìn con, vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”=>Nụ cười ấy trên gương mặt người đàn ông từng trải còn đáng thương hơn vạn lần nhữnggiọt nước mắt Nhưng trong nụ cười đau khổ ấy còn chứa cả sự bao dung, nhân hậu của tấmlòng người cha trước đứa con nhỏ.

- Một lần khác, khi con nhờ ông chắt nước cơm, nó cũng chỉ nói trổng: “cơm sôi rồichắt nước giùm cái! Cơm sôi rồi nhão bây giờ” Câu nói trổng ấy của bé Thu càng làmngười đọc hình dung ra tình cảnh đáng thương của ông Sáu Thời gian không còn nhiều để

ông gần gũi con và bé Thu chịu nhận ông Ông càng cố gắng thì đứa con càng bướng bỉnh.Nó không hề có ý định thừa nhận ông là ba Ông không một lời trách móc Đối với con, ônglúc nào cũng đối xử độ lượng và yêu thương hết mực Ông là minh chứng sinh động cho vẻ

đẹp của những người chiến sĩ "Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa" (Huy Cận).

- Trong bữa cơm, ông quan tâm gắp cho con một miếng trứng cá, nhưng con bé hất ralàm cơm văng tung tóe Trước tình cảnh ấy, trong lúc nhất thời nóng giận, ông trót đánh conmột cái để rồi ông luôn day dứt, dằn vặt mãi không nguôi.

- Sáng hôm chia tay lên đường, ông Sáu sợ con lại bỏ chạy nên chỉ đứng nhìn con

“ông nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu Chắc ông cũng muốn ôm con, hôn con”.

Là người trong cuộc, ông Sáu tưởng như không còn hy vọng có được tình cha con trong lần

về phép thăm nhà ngắn ngủi này Nhưng người xưa từng nói “phụ tử tình thâm” và tình cha

con của ông Sáu bất ngờ trỗi dậy đúng thời khắc ngắn ngủi nhất Đó là thời khắc ông Sáu

chào từ biệt để lên đường “Thôi ba đi nghe con” Chỉ tới lúc này tình cha con mới bùng lên

mãnh liệt trong lòng bé Thu Nó kêu thét lên chạy xô tới ôm chặt lấy cổ ông và nói trong

tiếng khóc “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” => Đó là tiếng "ba" mà ông Sáuchờ đợi suốt tám năm trong xa cách; tiếng "ba" mà ông đã kiên nhẫn vỗ về suốt ba ngày nghỉphép, nay bất ngờ được nghe con gọi khiến ông như vỡ òa trong niềm hạnh phúc, nhữngngười chứng kiến cũng nghẹn lại, không kìm được nước mắt.

- Trước tất cả những tình cảm của con, ông Sáu vô cùng xúc động, “một tay ôm convà một tay rút khăn lau nước mắt" => Đó là giọt nước mắt hạnh phúc vô ngần của ngườicha Đó cũng là minh chứng sinh động thể hiện "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gâyra sự ngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâunặng"

4 Lđ 4: Đặc biệt, tình yêu thương con của ông Sáu ngày càng da diết khi trở vềkhu căn cứ

- Ở đó, ông luôn mang trong mình nỗi khổ tâm day dứt, dày vò, ân hận vì đã trót đánh

con và cả lời dặn của đứa con gái bé bỏng “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

(MR: -> Đó là mong ước đơn sơ, giản dị của con bé trong giờ phút cha con từ biệt Nhưng

với người cha ấy, đó cũng là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúctrong lòng ông Vì vậy việc kiếm cho con một cây lược đã trở thành bổn phận của ngườicha, thành tiếng gọi khẩn thiết của tình phụ tử) Nó thôi thúc ông làm cây lược Bằng tất cảsức mạnh cố gắng của tình cha con, ông đã ngồi bật dậy khi lóe lên một sáng kiến “làm lượccho con bằng ngà voi”.

- Kiếm được khúc ngà voi, mặt ông Sáu "hớn hở" như đứa trẻ vừa nhận quà Rồi ông

dành tâm trí, công sức vào làm cây lược “những lúc rảnh rỗi, ông cưa từng chiếc răng lược,thận trọng tỉ mỉ, cố công như người thợ bạc” Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữnhỏ mà ông đã gò lưng tẩn mẩn, từng nét “Yêu nhớ, tặng Thu, con của ba” => Mỗi đường

Trang 4

nét chạm khắc trên chiếc lược vừa kết tinh bàn tay khéo léo, "mềm mại bút hoa" của ông Sáu,vừa tỏa sáng tình yêu thương con tha thiết của ông

- Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân, chỉ sáng tạo ra một tácphẩm duy nhất trên đời – Chiếc lược ngà cho con Chiếc lược ấy còn phần nào gỡ rối tâm

trạng của người cha “những đêm nhớ con, ông ít nhớ đến nỗi ân hận đánh con, nhớ con ônglấy cây lược ra ngắm rồi mài lên mái tóc mình cho thêm bóng thêm mượt”.

(MR: -> "Chiếc lược ngà" đã làm dịu đi nỗi ân hận day dứt và chứa đựng bao tình

cảm của người cha với đứa con trong xa cách Nó kết tinh trong đó tình phụ tử mộc mạc màđằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu.)

- Làm được chiếc lược cho con, ông Sáu càng mong gặp con, được tận tay chải máitóc cho con Nhưng rồi một tình cảnh đau thương ập đến với cha con ông Sáu Trong một

trận càn của địch, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực “trong giây phút cuối cùng, khôngcòn đủ sức trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được Tất cả tànlực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho người bạnchiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu” => Cái nhìn không nói lên lời của ông Sáu vớibác Ba như kí thác, gửi gắm kỉ vật lại cho con là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện củatình phụ tử và cũng là trách nhiệm bổn phận của người cha.

(MR: -> Người đọc không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cử chỉ cầm cây lược và

ánh mắt của người cha trong giờ phút đi xa Đó là lời trăn trối vô ngôn, nhưng nó thiêngliêng hơn cả lời di chúc => Có thể nói, đây là những trang văn mô tả đến tận cùng sâuthẳm tình yêu thương của người cha dành cho con, có sức lay động sâu sắc lòng người đọc.Và cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định “bom đạn chiến tranh có thể hủy diệt sựsống, nhưng tình cha con thiêng liêng thì không bao giờ có thể hủy diệt được”.

5 Lđ 5: Đánh giá

- Với cách chọn vai kể thích hợp, cùng với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bấtngờ, tự nhiên, hợp lý và bút pháp miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật tinh tế, truyện ngắn

“Chiếc lược ngà” đã thể hiện sinh động, hấp dẫn tình cha con thiêng liêng, sâu nặng của

nhân vật ông Sáu, mang giá trị nhân bản sâu sắc mà chiến tranh tàn khốc sẽ không bao giờhủy diệt được

- Tình cảm thương con của ông Sáu, không chỉ dừng lại trong suy nghĩ, cảm thấy xót

xa cho con như ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, khi bị mang tiếng là "làngViệt gian" mà còn thể hiện qua những cử chỉ, hành động cụ thể Nó gợi cho mỗi chúng tanhững suy ngẫm thấm thía về những éo le đau thương mất mát do chiến tranh gây ra, đồngthời nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng tình cảm gia đình, biết sống sao cho xứngđáng với những người đã hi sinh vì nền độc lập, tự do cho của dân tộc.

C Kb: KQ, nâng cao vấn đề; nhận xét về giá trị của nhân vật và TP.

- Có thể nói, văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm gia đình trong

chiến tranh nhưng truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vẫn có chỗ đứng vinh dự trong lòng người

đọc

- Cùng với các tác phẩm khác, như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm TiếnDuật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Mình Khuê…; truyện ngắn “Chiếc lược ngà” Nguyễn

Quang Sáng đã góp phần thể hiện sinh động vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những

năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ "sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa" Đồng thời, quanhân vật ông Sáu, tác phẩm còn gửi tới người đọc thông điệp: "Chiến tranh có thể làm chialìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha conthiêng liêng sâu nặng"

Trang 5

Đ 2: Phân tích tình yêu thương con của Ông Sáu trong truyện ngắn ng ba sâu n ng, th m thi t c a bé Thu trong truy n ặng, thắm thiết của bé Thu trong truyện ắn ết của bé Thu trong truyện ủa Ông Sáu trong truyện ngắn ện ngắn ng n ắn “Chi c lếc lược ược c ngà” c a Nguy n Quang Sángủa Ông Sáu trong truyện ngắn ễn Quang Sáng.

* Đ tương con của Ông Sáu trong truyện ngắn ng t :ự:

+ Phân tích v đ p nhân v t bé Thu trong truy n ng n “Chi c lẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của ẹp nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaện ngắn “Chiếc lược ngà” củaắn “Chiếc lược ngà” củaếc lược ngà” của ược ngà” củac ngà” c aủaNguy n Quang Sáng.ễn Quang Sáng.

+ Có ý kiến cho rằng, qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sángmuốn khẳng định: "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầmnhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng".

Phân tích nhân v t bé Thu trong truy n ng n “Chi c lật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” củaện ngắn “Chiếc lược ngà” củaắn “Chiếc lược ngà” củaếc lược ngà” của ược ngà” củac ngà” c a Nguy nủaễn Quang Sáng.Quang Sáng.

A Mb: Giới thiệu KQ về TG, TP và nhân vật ông bé Thu; trích dẫn nhận định (nếu có)* Cách 1 (MB trực tiếp):

- Nguyễn Quang Sáng là gương mặt tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam Ôngsáng tác nhiều thể loại, nhưng chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm tiêu biểu của NQS, được viết năm 1966,khi tác giả hoạt động ở chiến trường miền Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Ở đó, bên cạnh cách tạo tình huống truyện độc đáo và lối kể chuyện hấp dẫn,Nguyễn Quang Sáng còn xây dựng thành công nhân vật bé Thu – một đứa trẻ mới tám tuổinhưng đầy cá tính và tỏa sáng tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến

tranh, đúng như có ý kiến đã cho rằng: "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sựngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng"

* Cách 2 (MB gián tiếp: Đi từ đề tài tới vấn đề cần nghị luận):

Ca dao Việt Nam đã có câu:

“Khi con tát cạn biển ĐôngThì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha”

Bởi vậy, trong văn chương Việt Nam bên cạnh tình mẫu tử thiêngliêng, có không ít tác phẩm viết về tình cha con sâu nặng, lay động longngười Hẳn người đọc chưa dễ ai quên tấm lòng thương yêu con sâu sắccủa lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, càng không thểnào quên tình cảm của người con dành cho cha thật tha thiết, cảm động

trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng Đó là tình cảm

của bé Thu dành cho ông Sáu - một người cha vốn là chiến sĩ cách mạng kiên trung,tham gia hai cuộc chiến mà suốt tám năm ròng hai cha con mới được gặp nhau do hoàn cảnhéo le của chiến tranh Nó góp phần làm nổi bật bức thông điệp mà nhà văn Nam Bộ muốn

gửi tới người đọc: "Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầmnhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng"

có những lúc "ngộ nhận, hiểu lầm" rất hồn nhiên, ngây thơ do cảnh ngộ chiến tranh, nhưng

trong thẳm sâu cõi lòng bé Thu vẫn tỏa sáng tình yêu thương cha vô hạn, như một minh

Trang 6

chứng sinh động chứng tỏ, sự tàn khốc của chiến tranh có thể hủy diệt tất cả, nhưng "khôngthể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng".

2 Lđ 2:Trước hết, tình yêu thương ba sâu sắc của bé Thu được thể hiện qua diễn biếntâm lý, thái độ và hành động của nhân vật trước khi nhận ra ông Sáu là ba

- Bé Thu đã từng khao khát được gặp ba Lần về phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội

hiếm hoi để bé Thu gặp gỡ và bày tỏ tình yêu ba Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào hoàncảnh đầy éo le: vì một sự hiểu lầm bé Thu không nhận ông Sáu là ba, đến lúc nhận ra cũng

đúng lúc ba em phải lên đường đi tập kết Tình cảnh ấy đã góp phần bộc lộ sâu sắc nét tínhcách hồn nhiên, ngây thơ của em.

- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương, ông Sáu vô cùng xúc

động, nôn nóng vồ vập Ông bước vội những bước dài rồi kêu to “Thu! Con!” Nhưng bé

Thu giật mình, tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác lạ lùng và vô cùng sợ hãi trước sự xuất hiện

đường đột của ông Sáu “mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy kêu thét lên Má! Má!”.

- Trong ba ngày nghỉ phép, ông Sáu càng muốn gần con thì bé Thu càng lạnh nhạt, xalánh Ông càng chiều thương nó thì nó càng lảng tránh Ông càng khát khao được nghe tiếng“ba” từ con thì nó càng cự lại.

- Nhà văn đã xây dựng một hệ thống chi tiết để miêu tả tâm lý thái độ rất trẻ con, cốchấp của bé Thu.

* Khi má bắt nó mời ba vô ăn cơm, nó thoái thác, “Má đi mà kêu”, đến khi chị Sáudọa đánh thì nó lại kêu trống không “Vô ăn cơm, Cơm chín rồi!”

* Một lần chị Sáu đi chợ, kêu nó canh nồi cơm đang nấu trên bếp Khi cơm sôi, nókhông tự mình chắt nước được, phải cầu cứu đến người lớn Tình huống ấy khiến người đọcngỡ rằng nó phải chịu thua, buộc phải gọi ba để được giúp đỡ Nhưng nó vẫn không chịu cất

tiếng gọi ba mà nói trống không “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái; Cơm sôi rồi nhão bâygiờ?” Và khi không nhờ được, nó đã tự tay làm một việc nguy hiểm và quá sức “nó loayhoay lấy vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”.-> Nhà văn đã đẩy béThu vào một tình huống gay cấn để bộc lộ phản ứng quyết liệt của con bé với ông Sáu, đãcho ta thấy sự bướng bỉnh, đáo để và thông minh của bé Thu.

* Câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, khi bé Thu quyết liệt chối bỏ sự quan tâmcủa ông Sáu.

+ Trong bữa cơm ông Sáu gắp miếng trứng cá to vào bát của bé Thu Nó đã có mộthành động rất vô lễ, là hất tung trứng cá, làm cơm văng tung tóe cả mâm Hành động ấy,khiến ông Sáu dù thương con và hiểu con đến mấy cũng không thể kiềm chế nổi Ông vungtay đánh con Cũng không vừa, con bé ngồi im cúi gằm mặt xuống Nó không khóc nhưnhững đứa trẻ bình thường mà im lặng gắp miếng trứng cá vào bát rồi lẳng lặng bỏ sang nhà

bà ngoại Xuống thuyền, nó cố ý khua dây "lòi tói", kêu "rổn rảng"

-> Những chi tiết bình thường mà tinh tế ấy, chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lý trẻem Trẻ em rất ngây thơ và cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm Chúng kiênquyết từ chối tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, đặc biệt với cô bé có tínhcách bướng bỉnh như bé Thu Người đọc nhiều khi thấy giận em và thương cho ông Sáu,nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương, không hề đáng trách.

* Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách, vì:

+ Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, em còn quá nhỏ để có thể hiểuđược những tình thế éo le khắc nghiệt của đời sống.

+ Và người lớn cũng chưa kịp giải thích để em kịp thời đón nhận những khả năng bấtthường ấy.

-> Chính thái độ ương ngạnh quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình yêuthương của em dành cho ba Thu không nhận ba vì người tự nhận là ba kia không giống với

Trang 7

người ba chụp chung hình với má Trong cái cứng đầu của em ẩn chứa niềm kiêu hãnh củatrẻ thơ và một tình yêu mãnh liệt dành cho người ba khác – người ba trong tấm hình chụpchung với má.

3 Lđ 3: Đặc biệt, tình yêu thương ba của bé Thu được bộc lộ mạnh mẽ và hối hả khinhận ra ông Sáu là ba

- Sang nhà bà ngoại, được bà ngoại giải thích, Thu đã hiểu ra người đàn ông có vết

sẹo dài trên má kia chính là ba nó “ba nó đi đánh Tây, bị Tây bắn bị thương” Khi nghenhững điều ấy, nó nằm im, "lăn lộn" và thỉnh thoảng "thở dài như người lớn" Có lẽ trongtiếng thở dài ấy có sự ân hận nuối tiếc về thái độ của bé Thu với ba suốt mấy ngày qua.Điều ấy chứng tỏ, Thu là cô bé rất hiểu chuyện và cũng rất khao khát tình cảm cha con.

Trong suốt những năm tháng không có ba bên cạnh, cô bé luôn khao khát được sống trongtình yêu thương của ba Vậy mà đến lúc có cơ hội thì chính em lại là người bỏ lỡ nó.

- Khi đã vỡ lẽ, thì tình yêu ba của bé Thu được nhân lên gấp bội Trong buổi sáng

chia tay, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi “vẻ mặt của nó có gì hơi khác,nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa; cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

- Khi ông Sáu nhìn con, đôi mắt mênh mông của con bé bỗng "xôn xao" => Ngườiđọc đã cảm nhận được sự chuyển biến thái độ của bé Thu trong cái nhìn xôn xao ấy Nhàvăn bằng sự am hiểu sâu sắc tâm lý trẻ thơ đã miêu tả hết sức tinh tế, chân thực tâm trạngcủa bé Thu Dường như nó đang đối chiếu ông Sáu với người cha trong tấm ảnh với tâmtrạng hồi hộp và ân hận

- Khi ông Sáu chào từ biệt, tình cảm cha con như trỗi dậy trong lòng bé Thu Nó bỗng

kêu thét lên tiếng "ba" mà “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọingười nghe thật xót xa” Đó là tiếng "ba" nó đã cố kìm nén trong bao nhiêu năm như òa vỡ

từ đáy lòng nó Tiếng gọi thân thương ấy, đứa trẻ nào cũng gọi thành quen Nhưng với chacon bé Thu, đó là nỗi khát khao mong nhớ kìm nén suốt tám năm trời xa cách Đó là tiếnggọi của trái tim, của tình yêu thương trong lòng đứa trẻ tám tuổi, mong chờ giây phút gặp ba.- Nó vừa kêu vừa "chạy xô" tới nhanh như một con sóc Nó nhảy thót lên, dang tayôm chặt lấy cổ ba nó Lúc này, bé Thu đã ý thức được thời gian không còn nhiều để ở bên

ba Và tất cả tình yêu thương dồn nén bấy lâu đều dồn vào nụ hôn cuống quýt dồn dập “nóhôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc hôn cổ, hôn vai và hôn cả vào vết thẹo dài trên má của banó nữa” => Bằng nghệ thuật liệt kê, cùng các điệp từ liên tiếp, tác giả đã nhấn mạnh cáchành động hối hả cuống quýt của bé Thu Nếu như trước đó, vết sẹo của ông Sáu từng là nỗisợ hãi, là vật cản vô hình ngăn cách tình cha con thì giờ đây, chính vết sẹo lại là sợi dâygắn kết bền chặt giữa hai cha con Vì vết sẹo mà nó yêu thương ba nó nhiều hơn Hành độnghôn lên vết sẹo là sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc, giúp người cha dịu đi những đau thươngmất mát

- Không chỉ cuống quýt, vồ vập hôn ba, bé Thu còn van vỉ ba nó ở nhà, không cho bađi nữa Nó sợ hai tay không giữ nổi ba nó, nên còn dang cả hai chân ôm chặt lấy ba Bé Thu

vỡ òa trong niềm sung sướng hạnh phúc khi nhận lại ba Tình cảm em dành cho ba thật sâusắc, mãnh liệt và cảm động Bà con và người kể chuyện, cũng như người đọc không thể kìmđược nỗi xúc động như có ai nắm chặt trái tim mình (MR: Ta chợt nhớ tới bé Vania trongtruyện ngắn "Số phận con người" của Sô-lô-khốp Đó cũng là đứa trẻ- nạn nhân của chiếntranh Khi được anh lính hồng quân giải ngũ làm nghề lái xe cưu mang và nhận là cha bé,bé đã líu lo rộn vang cả buồng lái và cuống quýt ôm hôn người cha ấy Mới hay, tình chacon, nhất là trong những năm chiến tranh cảm động và thiêng liêng biết nhường nào!)

- Nhưng trớ trêu thây, lúc cha con nhận nhau, cũng là lúc người cha phải lên đường.

Sự níu kéo của đứa con càng nhấn mạnh sự éo le của chiến tranh Mọi nỗ lực của bé Thu

Trang 8

đều không thể giữ được ba nó Vì nhiệm vụ, ông Sáu phải trở về khu căn cứ Đây là lần gặpba đầu tiên cũng là lần cuối cùng của bé Thu Ba em đã hi sinh trong một trận càn của địch.

Đó chính là nỗi đau của biết bao đứa trẻ, biết bao gia đình Việt Nam trong kháng chiếnchống Mĩ.

=> Xuyên suốt tác phẩm là hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử khác nhau nhưng thực

chất, nó lại thống nhất trong một tình yêu thương ba chân thành, tha thiết của bé Thu (MR:

->Tuy nhiên, bé Thu trước sau chỉ là một cô bé ngây thơ Em đồng ý cho ba đi để mua choem một chiếc lược – món quà nhỏ mà bất cứ em gái nào cũng ao ước Bắt đầu từ chi tiếtnày, "chiếc lược ngà" bước vào câu chuyện và trở thành chứng nhân âm thầm cho tình chacon bất tử Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương của ba là kỉ vật chứađầy tình yêu thương và nỗi nhớ về hình bóng và tấm lòng của người cha Chiếc lược đã tiếpthêm cho em vững vàng trong chiến đấu và là nguồn sức mạnh bồi đắp tình yêu ba và tìnhyêu đất nước).

4 Lđ4: Đánh giá

- Có thể nói, bằng sự am hiểu sâu sắc tâm lý và tấm lòng yêu quý trẻ thơ, bằng tàinăng tạo dựng tình huống và miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, nhà văn Nguyễn Quang Sángđã xây dựng rất thành công nhân vật bé Thu, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

- Hình ảnh bé Thu đã gợi cho chúng ta những suy ngẫm thấm thía về những đauthương mất mát do chiến tranh gây ra cho biết bao đứa trẻ; về những giá trị thiêng liêng củatình cha con và những giá trị nhân bản sâu sắc của tác phẩm.

C Kb: KQ, nâng cao vấn đề, nhận xét về giá trị của nhân vật và TP.

- Chiến tranh tuy đã đi qua, nhưng mãi mãi để lại trong lòng mọi người một nhữngnỗi đau rất khó lành Nó không chỉ cướp đi bao nhiêu sinh mạng mà còn chia cắt tình cảmgia đình, tình cha con, tình mẫu tử…

- Thấu hiểu được nỗi đau khổ ấy, Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác “Chiếc lược ngà”

viết về tình cha con cảm động và thấm thía lay động lòng người đọc Qua tình thương chasâu nặng của nhân vật bé Thu trong tình huống éo le, nhà văn không chỉ thêm một tiếng nóicảnh báo về sự tàn phá dữ dội của chiến tranh, mà còn giúp ta thấu hiểu hơn một triết lí nhân

văn sâu sắc, một lẽ sống ngàn đời của dân tộc mà bom đạn quân thù cũng không thể "cướp đitình cha con thiêng liêng sâu nặng":

“Cha là tất cả cha ơi

Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương”

Ngày đăng: 06/07/2024, 10:16

w