1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiêc thuyền ngoài xa

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng trong đoạn trích trên từ đó nhận xét về thông điệp mà nhà văn gửi gắm.
Tác giả Nguyễn Minh Châu
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 59,05 KB

Nội dung

Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗchiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tócnhưng rồi lại buông thõng xuống, đư

Trang 1

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)

Đề 1: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết:

Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng Một người đàn ông

và một người đàn bà rời chiếc thuyền Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.

Chắc chắn họ không trông thấy tôi Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch Mụ rỗ mặt Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ Người đàn ông đi sau Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền Mái tóc tổ quạ Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.

Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng Hai người đi qua trước mặt tôi Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác -thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.

Phân tích phát hiện của nhân vật Phùng trong đoạn trích trên từ đó nhận xét

về thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

I MB:

Trang 2

Bàn về chức năng, giá trị của tác phẩm NT, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu

nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi? Người đọc đòi hỏi ở các tác phẩm văn học nghệ thuật, không những là một bức tranh giống sự thực, không những là các tài liệu ghi lại thực tế đời sống, mà còn những gì khác nữa, làm cho người ta say mê và xúc động, làm cho người ta suy nghĩ và tự mình rút ra những nhận xét đánh giá về lối sống Thông qua hình tượng nhân vật Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đặc biệt trong phần miêu tả những phát hiện của nhân vật trong một tình huống truyện mang tính nhận thức, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi đã tìm được câu trả lời và đem đến một bài học về sự trông nhìn cuộc đời và con người Cùng đến với đoạn trích sau đây để hiểu hơn về điều đó…

II TB:

1 Khái quát

- TG:

+ Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là "người mở đường tài năng và tinh anh" (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam hiện đại Đứng trước sự thay đổi của thời đại, nhận thức được nhu cầu đổi mới văn học, Nguyễn Minh Châu đã người tiên phong gieo những hạt giống đầu tiên trên con đường đổi mới Nếu như trong giai đoạn trước Nguyễn Minh Châu sáng tác theo cảm hứng sử thi đậm nét, sau năm 1975 ông đã chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lý nhân sinh

+ Ông là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người xung quanh mình Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện mỗi con người

- TP:

+ “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987

+ Đây là tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư

+ Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo ban mai lên trên không gian xa rộng của biển cả

- Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm, miêu tả cảnh Phùng chứng kiến gã đàn ông

vũ phu đánh vợ - người đàn bà hàng chài tội nghiệp

2 Cảm nhận

* LĐ1: Khái quát nhân vật Phùng:

- Nhà văn Tô Hoài từng quan niệm: “Nhân vật là trụ cột của tác phẩm Phải chuẩn bị cho nhân vật trước tiên” Một tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hình tượng nhân vật, bởi nhân vật là trung tâm của câu chuyện Việc xây dựng nhân vật chính là dụng ý của nhà văn để thể hiện rõ được tư tưởng, nội dung và tình cảm mà nhà văn gửi gắm Quả thật, Nguyễn Minh Châu rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Phùng đặt trong một tình huống truyện đặc biệt, từ đó chuyển tải những thông điệp sâu sắc về cuộc đời và con người.

Trang 3

Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất Nói cách khác thì tình huống truyện như “một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật.” Trong “CTNX”, nhà văn NMC đã rất thành công khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo Đó là những phát hiện của Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh trong chuyến đi về vùng biển miền Trung

+ Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa - sau ngày thống nhất đất nước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh

+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này Anh trở về vùng biển miền Trung, nơi anh đã từng chiến đấu và là nơi có người bạn của anh đang làm chánh án tòa

án huyện

+ Sau rất nhiều ngày phục kích, anh mới phát hiện ra một cảnh đẹp “đắt trời cho” khiến anh nhận ra được chân lý của sự toàn thiện, nhận ra “Cái đẹp chính là đạo đức”

=> Như vạy, có thể thấy, Phùng là một người chiến sĩ – nghệ sĩ: trong thời chiến cầm súng bảo vệ TQ, trong thời bình là người nghệ sĩ yêu cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời là một người nghệ sĩ với thái độ lao động nghệ thuật rất nghiêm túc

* LĐ2: Phát hiện về cảnh bạo hành gia đình - một hiện thực nghiệt ngã

- Đốt-xtoi-ép-xki khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi

hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ” Khi

viết “CTNX”, chắc hẳn Nguyễn Minh Châu cũng đã từng đồng cảm, từng chia sẻ với nỗi đau của thân phận con người bằng cả trái tim và dòng máu nóng như thế Bởi vậy, đọc trang văn của NMC viết về cảnh bạo hành gia đình, độc giả không khỏi xót xa cho số phận của người đàn bà hàng chài.

- Ý 1: Hình ảnh người đàn bà hàng chài và gã đàn ông bước ra khỏi chiếc thuyền

+ Thật bất ngờ và trớ trêu như một trò đùa quái ác của cuộc sống Éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ, bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp đẽ và toàn thiện như cổ tích mà là một người đàn bà xấu xí, một người đàn ông độc ác và một màn bạo lực gia đình khiến cho không chỉ Phùng mà người đọc cũng sửng sốt và đau đớn

+ Người đàn bà:

++“trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân” -> Dấu ấn của một cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn và một số phận đầy bất hạnh, bi kịch

++ Hành động: định đưa tay lên “gãi hay sửa lại tóc” rồi lại “buông thõng xuống” -> dường như người đàn bà biết rất rõ điều gì đang chờ đợi mình phía trước Hình ảnh đôi bàn tay buông thõng xuống cho thấy một thái độ buông xuôi, phó mặc, cam chịu, nhẫn nhục

+ Người đàn ông:

++ đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, “hàng lông mày cháy nắng rủ xuống” -> hình dáng của một người đàn ông miền biển, nhọc nhằn, như mang trên mình biết bao gánh nặng của cuộc sống mưu sinh

++“hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay” -> sắp sửa làm điều

gì đó để trút những cơn giận dữ, uất ức trong lòng

- Ý 2: Cảnh bạo hành

+ Hai con người khổ sở ấy đi vào phía bãi xe tăng hỏng Những chiếc xe tăng hỏng, đó là tàn dư của chiến tranh, biểu tượng của những mất mát, đau thương mà biết bao người đã trải qua Chiến tranh đã đi qua nhưng con người ta phải bước vào cuộc

Trang 4

chiến đấu mới: Chiến đấu chống lại đói nghèo, chống lại bạo lực gia đình, cuộc chiến này cũng rất cam go, ác liệt

+ Và trước mắt Phùng, một cảnh tượng khiến anh bàng hoàng đang diễn ra: "Lão đàn ông lập tức hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người chiếc lưng của lính ngụy ngày xưa; chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm nghiến răng ken két, giọng điệu rên rỉ, đau đớn: Mày chết hết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ"

-> Cách đánh thật man rợ, như thể bao nhiêu sự giận dữ, căm thù và đau đớn đều trút hết thảy vào người đàn bà Đến đây, nhà văn "Nguyễn Minh Châu đã trút bỏ hết trang sức của ngôn từ" (Bùi Minh Đức) để thay vào đó là những từ ngữ cực tả "như lửa cháy" "quật tới tấp" "thở hồng hộc" "nghiên răng ken két" -> diễn tả được đầy đủ, chính xác cảnh tượng kinh hoàng này Chồng đánh vợ bằng tất cả sự căm thù, tức giận, bằng tất

cả sức mạnh của cơ bắp và tinh thần, đánh thậm tệ, dã man như đánh kẻ thù số 1

-> Quả thực như Tô Hoài từng chia sẻ: " viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra

sự thật Đã là sự thật thì không hề tầm thường" Sự thật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu

phản ánh thật chân thực, chính xác được viết ra từ "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" của một nhà văn có "mối quan hoài thường trực về số phận con người" (Nguyễn Văn Long) Nỗi đau xót của người đàn bà hàng chài làm cho trái tim Phùng rớm máu Mỗi nhát quất vào lưng người đàn bà cũng làm tan nát trái tim độc giả Sức mạnh của ngôn từ đâu phải đến từ lời trần ngôn sáo ngữ mà nó nhiều khi được chiết ra từ những trái tim đang đau đáu trước những nỗi đau của cuộc đời

+ Tuy nhiên, điều ngạc nhiên hơn là trước hành động bạo hành dã man ấy, người đàn bà không chống trả, không van xin, không chạy trốn Khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra tấn

đã phải thốt lên trong đau đớn:

"Thịt da ai cũng là người Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau"

Thế nhưng người đàn bà trong câu chuyện của Phùng lại lặng câm chấp nhận đòn roi của chồng, chị “không chống trả, không văn xin cũng không chạy trốn” -> cam chịu đến mức

vô lý

- Ý 3: Tâm trạng của Phùng Trước cảnh tượng ấy

+ Người nghệ sĩ với trực giác nhạy cảm không chỉ biết rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp mà cũng cần phải mở rộng tâm hồn mình để đón lấy tất cả những vang động ở đời, dù cho đó là những vang động đớn đau, phải để trái tim mình lắng nghe được “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao).

Có lẽ vì thế, khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình dã man, Phùng không tránh khỏi những sự bàng hoàng, xót xa.

+ Nghệ sĩ Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bỗng hiện hình một sự thật cuộc sống xót

xa Phùng kinh ngạc “đứng há hốc mồm” -> Đó là phút giây sững sờ, kinh ngạc, khoảnh khắc “chết lặng” của tâm hồn khi không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt

-> Sở dĩ Phùng trở nên như vậy là vì anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin được Vừa mới trước đó, anh còn cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, thấy “chân lí của sự toàn thiện” thế mà ngay sau đó chẳng còn gì là đạo đức, là toàn thiện nữa rồi

+ Hành động: Sau khoảnh khắc “” ấy, Phùng “vứt máy ảnh” định nhảy vào can thiệp -> Thiên chức của người nghệ sĩ không chỉ khám phá, rung động trước cái đẹp mà phải

Trang 5

đứng lên chống lại cái ác, cái xấu xa Khát vọng giải phóng người đàn bà khỏi đòn roi luôn tồn tại trong lòng Phùng

-> Nghiệt ngã thay! khát vọng tìm tới cái đẹp để mong muốn cho con người đẹp lên là rất đáng quí nhưng người nghệ sĩ đã phải nhận ra cái thực tế phũ phàng của đời sống Cảnh thiên nhiên thì toàn bích, nhưng cảnh đời thì đen tối Khía cạnh nghịch lí của tình huống này đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ

ra sự tàn nhẫn của đời thường Những ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man

rợ của lão ngư phủ nọ Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp Bất cứ cái đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật

- Ý 4: Cảnh thằng bé Phác vì bảo vệ mẹ mà đánh trả lại cha mình:

+ Chưa hết ngạc nhiên về cảnh gã chồng đánh vợ, Phùng tiếp tục chứng kiến cảnh thằng bé Phác vì bào vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình Nó băng qua trước mặt anh một cách nhanh nhất có thể để lao đến gã đàn ông

+ Tình thương yêu với người mẹ đã khiến Phác trở nên mạnh mẽ: “không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng” Và lòng căm thù người cha độc ác đã tiếp thêm cho Phác sức mạnh, thằng bé “vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ” của lão đàn ông Tuy nhiên người cha thô bạo ấy đã “dạng thẳng cánh cho thằng

bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.” Từ láy “lảo đảo”, động từ “ngã dúi” gợi tả hình ảnh đáng thương của Phác khi trúng đòn đau từ người cha tàn bạo

-> Có thể nói, cảnh tượng bạo lực gia đình ở đây là vô cùng tồi tệ Chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con như một vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã Dẫu biết rằng, Phác thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ nên phải làm điều lỗi đạo với người cha Nhưng cũng chính điều ấy cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, luân lý, những góc khuất của đời sống Là tiếng nói của nhà văn lên án tình trạng bạo lực gia đình đang gây nhức nhối trong xã hội

=> Quả thực, những điều diễn ra là sự tận cùng bạo lực gia đình Mối quan hệ gia đình, vốn là một mối quan hệ rất thiêng liêng, cao đẹp nhưng giờ đây đã bị phá vỡ bởi những hành động bạo lực chồng chất, dã man Giờ đây thay thế vào cho mối quan hệ thiêng liêng kia là ngon lửa của lòng hận thù Thật đau đớn, chua xót biết chứng nào Con người thật tội nghiệp, nhỏ bé trước cuộc sống mưu sinh, trước cảnh sống nghèo đói Cơm

áo gạo tiền đã khiến những người trí thức bị "ghì sát đất," để sống đời thừa như những thanh sắt bị hoen ghỉ ra giữa cuộc đời, để họ cứ chết dần, chết mòn, chết khi đang còn sống Đó là thực trạng đau xót được nhà văn Nam Cao phản ánh chân thực trong những trang viết của ông Cũng vì cái đói, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao phải ăn bả chó để bảo toàn mảnh đất thiêng cho người con trai Đó là những con người sống trong chế độ cũ, xã hội nửa thực dân phong kiến phi nhân đạo Đau đớn thay, khi hòa bình đã lập lại, đất nước đã thống nhất nhưng cái đói vẫn là mối đe dọa đến cuộc đời của nhiều người dân trong những năm 80 của thế kỷ XX Cái nghèo đói đang mang đến nguy cơ phá hủy những mối quan hệ vốn thiêng liêng và tưởng chừng rất bền chặt Đặt ra vấn đề này, Nguyễn Minh Châu đã làm thay đổi bao mắt nhìn, góc nghĩ của mọi người về cuộc đời, về thân phận của con người bằng tất cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, thấm thía và cảm động Như vậy, chiếc thuyền vào gần bờ đã có kết quả hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp của sự toàn bích, toàn thiện; giờ đây là sự hiện thân của cái xấu, cái ác, cái phi đạo

Trang 6

đức Hình ảnh chiếc thuyền ở gần là hiện thân của cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn với đói nghèo và bạo lực

* LĐ5 Đánh giá nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống độc đáo, bất ngờ mang tính phát hiện

- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn

- Ngôi kể thứ nhất: khách quan

3 Nhận xét – Mệnh đề 2:

- Hai phát hiện của Phùng cho thấy: Đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp Từ đó tác giả làm nổi bật mối quan

hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:

+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống

+ Cuộc đời chính là nơi sản sinh ra cái đẹp nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật

+ Người nghệ sĩ trước khi sáng tạo cái đẹp cần phải biết rung động trước những buồn, vui, đau khổ của cuộc con người

+ Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng để thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có khoảng cách

Quả thực, mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản Bởi lẽ, con người

là một trung tâm của văn học nghệ thuật Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản Muốn vậy "Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy" (Sê – Khốp) Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc Văn chương phải giúp ta người hơn Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo

III KB

“Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng” (Ai-ma-top) Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự bắt đầu vòng đời của nó, tác phẩm

ấy sẽ sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc, nó neo đậu trong những nhận thức sâu sắc về hiện thực và ngân rung bao xúc cảm trong trái tim người đọc, hướng họ đến những khát khao cháy bỏng về cái đẹp Nói như nhà phê bình Bùi Việt Thắng: “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu

sẽ chiến thắng” Bằng việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng với những chiều sâu tư tưởng, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thực sự không kết thúc ở trang cuối cùng, nó đã viễn du qua thời gian để ở lại trong lòng người đọc bao thế hệ qua

Đề 2: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết:

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác -thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm Thằng bé cứ chạy một

Trang 7

mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.

Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.

- Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những giòng nước mắt, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi cát xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.

Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng, chỉ có tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.

Cảm nhận về đoạn trích trên, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện của nhà

I MB:

II TB

1 Khái quát

- Tác giả

- Tác phẩm

- Đoạn trích

2 Cảm nhận đoạn trích

*Luận điểm 1: Khái quát nhân vật Phùng và tình huống truyện

- Nhà văn Tô Hoài từng quan niệm: “Nhân vật là trụ cột của tác phẩm Phải chuẩn bị cho nhân vật trước tiên” Một tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hình tượng nhân vật, bởi nhân vật là trung tâm của câu chuyện Việc xây dựng nhân vật chính là dụng ý của nhà văn để thể hiện rõ được tư tưởng, nội dung và tình cảm mà nhà văn gửi gắm Quả thật, Nguyễn Minh Châu rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Phùng đặt trong một tình huống truyện đặc biệt, từ đó chuyển tải những thông điệp sâu sắc về cuộc đời và con người.

Trang 8

Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất Nói cách khác thì tình huống truyện như “một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật.” Trong “CTNX”, nhà văn NMC đã rất thành công khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo Đó là những phát hiện của Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh trong chuyến đi về vùng biển miền Trung

+ Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa - sau ngày thống nhất đất nước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh

+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này Anh trở về vùng biển miền Trung, nơi anh đã từng chiến đấu và là nơi có người bạn của anh đang làm chánh án tòa

án huyện

+ Sau rất nhiều ngày phục kích, anh mới phát hiện ra một cảnh đẹp “đắt trời cho” khiến anh nhận ra được chân lý của sự toàn thiện, nhận ra “Cái đẹp chính là đạo đức”

=> Như vạy, có thể thấy, Phùng là một người chiến sĩ – nghệ sĩ: trong thời chiến cầm súng bảo vệ TQ, trong thời bình là người nghệ sĩ yêu cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời là một người nghệ sĩ với thái độ lao động nghệ thuật rất nghiêm túc

- Tuy nhiên sau phút giây thăng hoa, mê đắm cùng cái đẹp, khi chiếc thuyền lưới vó tiến

về phía bờ, Phùng đã chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã của cuộc sống khiến anh bàng hoàng Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy là một người đàn ông và một người đàn bà, họ đi đến bão xe tăng hỏng và người đàn ông đã đánh đập người đàn

bà rất dã man Người đàn bà với một vẻ cam chịu, nhẫn nhục tới mức phi lý đã không chạy trốn, không van xin cũng ko chống trả Đây là một tình huống đầy bất ngờ khiến Phùng rơi vào trạng thái “chết lặng” của tâm hồn

*Luận điểm 2: Cảnh thằng bé Phác vì bảo vệ mẹ mà đánh trả lại cha mình:

- Đốt-xtoi-ép-xki khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi

hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ” Khi

viết “CTNX”, chắc hẳn Nguyễn Minh Châu cũng đã từng đồng cảm, từng chia sẻ với nỗi đau của thân phận con người bằng cả trái tim và dòng máu nóng như thế Bởi vậy, đọc trang văn của NMC viết về cảnh bạo hành gia đình, độc giả không khỏi xót xa cho số phận của người đàn bà hàng chài.

+ Chưa hết ngạc nhiên về cảnh gã chồng đánh vợ, Phùng tiếp tục chứng kiến cảnh thằng bé Phác vì bào vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình Nó băng qua trước mặt anh một cách nhanh nhất có thể để lao đến gã đàn ông

+ Tình thương yêu với người mẹ đã khiến Phác trở nên mạnh mẽ: “không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng” Và lòng căm thù người cha độc ác đã tiếp

thêm cho Phác sức mạnh, thằng bé “vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần

vạm vỡ” của lão đàn ông Tuy nhiên người cha thô bạo ấy đã “dạng thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.” Từ láy “lảo đảo”, động

từ “ngã dúi” gợi tả hình ảnh đáng thương của Phác khi trúng đòn đau từ người cha tàn bạo

-> Có thể nói, cảnh tượng bạo lực gia đình ở đây là vô cùng tồi tệ Chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con như một vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã Dẫu biết rằng, Phác thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ nên phải làm điều lỗi đạo với người cha Nhưng cũng chính điều ấy cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, luân lý, những góc khuất của đời sống Là tiếng nói của nhà văn lên án tình trạng bạo lực gia đình đang gây nhức nhối trong xã hội

Trang 9

=> Quả thực, những điều diễn ra là sự tận cùng bạo lực gia đình Mối quan hệ gia đình, vốn là một mối quan hệ rất thiêng liêng, cao đẹp nhưng giờ đây đã bị phá vỡ bởi những hành động bạo lực chồng chất, dã man Giờ đây thay thế vào cho mối quan hệ thiêng liêng kia là ngon lửa của lòng hận thù Thật đau đớn, chua xót biết chứng nào Con người thật tội nghiệp, nhỏ bé trước cuộc sống mưu sinh, trước cảnh sống nghèo đói Cơm

áo gạo tiền đã khiến những người trí thức bị "ghì sát đất," để sống đời thừa như những thanh sắt bị hoen ghỉ ra giữa cuộc đời, để họ cứ chết dần, chết mòn, chết khi đang còn sống Đó là thực trạng đau xót được nhà văn Nam Cao phản ánh chân thực trong những trang viết của ông Cũng vì cái đói, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao phải ăn bả chó để bảo toàn mảnh đất thiêng cho người con trai Đó là những con người sống trong chế độ cũ, xã hội nửa thực dân phong kiến phi nhân đạo Đau đớn thay, khi hòa bình đã lập lại, đất nước đã thống nhất nhưng cái đói vẫn là mối đe dọa đến cuộc đời của nhiều người dân trong những năm 80 của thế kỷ XX Cái nghèo đói đang mang đến nguy cơ phá hủy những mối quan hệ vốn thiêng liêng và tưởng chừng rất bền chặt Đặt ra vấn đề này, Nguyễn Minh Châu đã làm thay đổi bao mắt nhìn, góc nghĩ của mọi người về cuộc đời, về thân phận của con người bằng tất cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, thấm thía và cảm động Như vậy, chiếc thuyền vào gần bờ đã có kết quả hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp của sự toàn bích, toàn thiện; giờ đây là sự hiện thân của cái xấu, cái ác, cái phi đạo đức Hình ảnh chiếc thuyền ở gần là hiện thân của cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn với đói nghèo và bạo lực

* Luận điểm 3: Hình ảnh người mẹ và đứa con sau cảnh bạo hành gia đình

- “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” (Lê Huy Bắc) Những dòng văn tái hiện hình ảnh người mẹ

và đứa con tội nghiệp sau cảnh bạo lực gia đình thực sự đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khi nỗi thống khổ của con người gần như đã chạm đến đỉnh điểm.

- Người đàn bà:

+ Đau đớn, xấu hổ, nhục nhã -> đó là nỗi đau đớn của một con người giàu lòng tự

trọng: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã” Bị chồng hành hạ, đánh đập tàn bạo Thể xác bị chà đạp, tinh

thần bị lăng nhục nhưng chị không khóc Nước mắt ấy chỉ rơi xuống khi việc làm của gã chồng đã bị con trai và người khách lạ tên Phùng chứng kiến Nỗi khổ đau ấy chị muốn mình âm thầm gánh chịu, chị không muốn ai biết, ai hay Bởi vậy, giọt nước mắt đau khổ của chị là nước mắt của người mẹ kiên cường chịu đựng vì con; nước mắt của con người

có nhân cách có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời và có một đức hi sinh cao thượng khiến

ta nể phục

+ Chị thương thằng Phác, chị hiểu hành động vô đạo của con là xuất từ tình thương

mẹ nên mới làm điều ngược với luân thường đạo lý

+ Hành động: Mếu máo gọi thằng Phác, “ngồi xẹp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.”

-> Đó là trạng thái cảm xúc có phần hỗn loạn đang dâng lên trong chị Đó vừa là nỗi đau đớn, nhục nhã, vừa là niềm thương tha thiết nhưng đồng thời cũng là nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con Trước đó vì thương con, người mẹ đã gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại; xin lão chồng có đánh thì mang chị lên bờ mà đánh Đó là bởi vì chị thương con, lo lắng cho tương lai của con, không muốn con bị tổn thương tinh thần, không muốn tâm hồn của những đứa trẻ trở nên méo mó vì phải chứng kiến cảnh cha chúng hành hạ mẹ

- Thằng Phác:

+ “cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước

Trang 10

mắt” -> gợi tả sự lạnh lùng, một biểu hiện của hoàn cảnh sống u uất có thể sẽ tạo nên

con người cộc cằn trong tương lai và biết đâu lại là bản sao người cha Đây cũng là nỗi lo lắng của nhà văn về sự phát triển lệch lạc của con trẻ

+ Câu văn so sánh “như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà” -> diễn tả thật thấm thía sự lạnh lùng của đứa trẻ khiến

trái tim người mẹ đau đớn, tan vỡ và bất lực Rõ ràng, đây là điều mà chị không hề mong muốn, những gì chị đang cố gắng để bảo vệ tâm hồn cho những đứa con giờ đây đã sụp

đổ trước mắt chị

+ Thế nhưng, chính cái thằng bé lạnh lùng ấy lại đang “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” Hình ảnh đầy xúc động ấy là một chi tiết đắt giá cho thấy tình

yêu thương dành cho người mẹ của đứa con Và phải chăng tâm hồn non nớt của Phác,

nó chỉ ước tình yêu thương bé nhỏ của mình sẽ có thể khỏa lấp được những đau khổ mà người mẹ đang phải gánh chịu

- Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh người đàn bà trở lại chiếc thuyền và cảm xúc hụt hẫng của Phùng khi đối mặt với sự hoang vắng của bãi cát Từ đó nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi đến người đọc nhiều thông điệp đáng lưu tâm Người đàn bà hàng chài lại theo chân lão chồng trở về chiếc thuyền quen thuộc Đây là một hình ảnh không khỏi

khiến người đọc ngỡ ngàng và lo lắng cho tương lai bất ổn của chị: “Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông Cả hai người lại trở về chiếc thuyền” Hình ảnh này chắc sẽ còn lặp lại nhiều lần ở

phía trước, sẽ là một vòng lặp bất tận, sẽ còn diễn ra mãi mãi nếu như không có sự tác động để thay đổi

* LĐ5 Đánh giá nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống độc đáo, bất ngờ mang tính phát hiện

- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn

- Ngôi kể thứ nhất: khách quan

3 Nhận xét – Mệnh đề 2:

- Hai phát hiện của Phùng cho thấy: Đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp Từ đó tác giả làm nổi bật mối quan

hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:

+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống

+ Cuộc đời chính là nơi sản sinh ra cái đẹp nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật

+ Người nghệ sĩ trước khi sáng tạo cái đẹp cần phải biết rung động trước những buồn, vui, đau khổ của cuộc con người

+ Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng để thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có khoảng cách

Quả thực, mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản Bởi lẽ, con người

là một trung tâm của văn học nghệ thuật Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản Muốn vậy "Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy" (Sê – Khốp) Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn

Ngày đăng: 06/07/2024, 10:16

w